Đánh giá hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển thành các Công ty Cổ phần

 

 

Lời mở đầu 1

Phần I: Những nét cơ bản về cổ phần hoá 3

I- Cổ phần hoá 3

1- Công ty cổ phần (CTCP) 3

2- Đặc điểm của CTCP 3

3- Cơ cấu tổ chức và điều hành CTCP 4

4- Việc phân chia lợi nhuận trong CTCP 4

II- Tại sao các doanh nghiệp phải cổ phần hoá 5

1- Thực trạng các doanh nghiệp Nhà nước trước khi cổ phần 5

2- Nguyên nhân của tình trạng này 6

III- Mục tiêu của Nhà nước khi tiến hành CPH 8

Phần II: Nhìn nhận của kết quả lao động của các CTCP 9

I- Nội dung cổ phần hoá 9

II- Quá trình triển khai cổ phần hoá 10

1- Giai đoạn thí điểm 1992 - 1995 11

2- Giai đoạn mở rọng từ năm 1996 đến nay 11

3- Những tồn tại trong quá trình triển khai công tác CPH 12

4- Một số biện pháp cơ lược để đẩy mạnh CPH DNNN 14

III: Một số hiệu quả kinh doanh bước đầu của các CTCP 14

1- Các kết quả bước đầu 15

2- Hiệu quả kinh tế ở một số Công ty điển hình 16

3- Một số hiệu quả khác 17

4- Phân tích một ví dụ cụ thể 17

5- Một số nhận định bước đầu 19

6- Những mặt còn hạn chế 20

Phần III: Giải pháp và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các Công ty cổ phần 22

I- Một số giải pháp nhằm đẩy nhan tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 22

1- Cần tạp sự thống nhất về nhận thức, quan điểm về chủ trương cổ phần hoá 22

2- Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đông bộ về CPH 23

3- Xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện CPH 23

4- Mệnh giá cổ phiếu và đối tượng mua cổ phiếu 25

5- Phát triển hệ thống ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, đẩy nhanh sự phát triển của thị trường chứng khoán, đó là những công cụ đắc lực giúp tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhanh hơn 26

6- Về quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp được cổ phần hoá 27

7- Về chính sách hỗ trợ tài chính đôi với doanh nghiệp được cổ phần hoá 27

II- Các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh ở các CTCP 28

1- Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 28

2- Quyết định mức sản xuất và xác định điểm hào vốn 31

3- Phát triển trình độ và tạo đông lực cho đội ngũ lao động kết hợp với công tác quản lý và hệ thông thông tin 32

4- Phát triển công nghệ kỹ thuật 33

5- Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa các doanh nghiệp và xã hội 33

Một số kiến nghị 34

Kết luận 36

Tài liệu tham khảo 36

 

doc56 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển thành các Công ty Cổ phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững công cụ đắc lực giúp tiến độ CPH DNNN nhanh hơn. Với quyết tâm của Chính phủ và các bộ ngành, địa phương trong việc thực hiện tìm các giải pháp như trên, chắc chắn kết quả CPH và chuyển đổi sở hữu DNNN trong năm tiếp theo sẽ khả quan hơn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách, đổi mới và phát triển DNNN. III: Một số hiệu quả kinh doanh bước đầu của các CTCP Theo Tổng cục doanh nghiệp Nhà nước, tính đến nay các DNNN sau khi chuyển đổi đã đi vào hoạt động kinh doanh ổn định. Nhìn nhận các kết quả này phải kể đến kết quả kinh doanh của 18 doanh nghiệp đầu tiên thực hiện CPH 1.Các kết quả bước đầu Tính từ năm1991 đến năm 1997, có 18 DNNN đã hoàn thành xong CPH với tổng số vốn là 121.384 triệu đồng. Hầu hết khoảng từ 18% đến 51% cổ phần của các doanh nghiệp này đều do Nhà nước nắm giữ ( bình quân của 18 doanh nghiệp này là 34,2%), còn lại do cán bộ công nhân viên trong công ty và các thành phần kinh tế khác ngoài xã hội nắm giữ. Trong số 18 DNNN đã chuyển thành CTCP lúc đó có 11 doanh nghiệp hoạt động từ 1 năm trở lên, trong đó có 2 doanh nghiệp trước khi chọn thí điểm CPH có những điều kiện thuận lợi, hoạt động có lãi cao là Công ty Đại lý liên hiệp vận chuyển ( thuộc Bộ GTVT) và Công ty Cơ điện lạnh ( thuộc UBND TP Hồ Chí Minh) . Nhiều doanh nghiệp trước khi CPH kinh doanh kém hiệu quả, lợi nhuận thấp, vốn giảm như xí nghiệp VIFOCO, xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Long An, xí nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thuyền Bình Định... Từ khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức CTCP thì sản xuất kinh doanh phát triển, có tiến bộ về mọi mặt. Nhà nước và doanh nghiệp cũng như người lao động đều có lợi: Đối với các doanh nghiệp ( Số liệu của 18 doanh nghiệp) Vốn bình quân tăng 45,0%/năm Doanh thu bình quân tăng 56,9%/ năm Lợi nhuận tăng bình quân 70,2%/năm Nộp ngân sách tăng bình quân 98,0%/năm Thu nhập của người LĐ tăng bình quân 20,0%/năm Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 19,1%/năm Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn 74,6%/ năm Đối với Nhà nước Do sản xuất phát triển, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng nên tiền thuế của các CTCP nộp cao hơn khi còn là DNNN . Ngoài ra, Nhà nước còn thu được 37.724 triệu đồng từ các nguồn sau: Tiền thu về bán cổ phần: 30.207 triệu đồng Phần lợi tức từ cổ phần : 6.995 triệu đồng Lãi tiền vay mua chịu cổ phần của CBCNV 552 triệu đồng ( đó là chưa kể số tiền CBCNV trong các CTCP mua chịu cổ phiếu là 14.794 triệu đồng sau 5 năm phải trả Nhà nước) Đối với người lao động và xã hội Thu nhập của người lao động cao hơn khi còn là quốc doanh từ 1,5 đến 2 lần chưa kể nguồn thu từ lợi tức cổ phần khoảng 22-24%/năm ( trong khi đó số tiền mua cổ phần mà gửi tiết kiệm cũng chỉ có lãi suất tối đa là 12%/năm ) Ngoài số lao động cũ, các CTCP đã thu hút thêm hơn 1000 lao động ngoài xã hội vào làm việc. Do hoạt động của các CTCP có hiệu quả nên tốc độ tích luỹ vốn của doanh nghiệp cũng khá nhanh, giá trị cổ phiếu tăng từ 1,5 đến 2 lần sau 1 đến 2 năm hoạt động. Chẳng hạn như : - CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển tăng giá cổ phiếu lên 7 lần sau 4 năm hoạt động - CTCP Cơ điện lạnh tăng giá cổ phiếu lên 6 lần cũng sáu 4 năm hoạt động. 2.Hiệu quả kinh tế ở một số công ty điển hình Để rõ hơn có thể lấy số liệu hoạt động kinh doanh cụ thể của một số CTCP ở giai đoạn này như sau: 2.1/Công ty VIFICO: Công ty cổ phần Việt Phong (VIFICO) có nguồn gốc từ nhà máy thực phẩm gia súc Vifico của tập đoàn mại bản. Khi chuyển sang cơ chế thị trường xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu, thị trường... Được Bộ NN & phát triển nông thôn và Bộ Tài chính đồng ý tháng 7/1995 xí nghiệp đã chuyển thành CTCP Vifico như hiện nay với tỷ lệ cổ phần là: cổ phần Nhà nước giữ lại 30%, bán cho CBCNV 50%, bán cho nhân dân 20%. Sau một năm CPH, công ty đã đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn trước khi CPH thể hiện qua các chỉ tiêu: Doanh thu 62 tỷ đồng tăng 122,9% Lãi 6,5tỷ đồng tăng 153 % Nộp ngân sách 3,5 tỷ đồng tăng 118 % ( Ngoài ra Nhà nước còn thu được cổ tức là 469.992 triệu đồng) Lao động tăng lên153 người ( Trong đó 90 là thuộc diện biên chế chính thức, còn lại là hợp đồng) Thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/tháng Cổ tức 3,3% cổ phần/tháng 2.2/Xí nghiệp cơ điện lạnh Xí nghiệp cơ điện lạnh được thành lập và phát triển trên cơ sở của xí nghiệp liên hiệp thiết bị lạnh trực thuộc Sở công nghiệp TP Hồ Chí Minh. Trong tình hình đổi mới ở nước ta, Ban giám đốc và tập thể người lao động đã mạnh dạn hưởng ứng làm thí điểm CPH DNNN . Theo quyết định chính thức số 615/TC/QĐ/CPH ngày 27/8/1993 xí nghiệp đã trở thành CTCP với tổng giá trị doanh nghiệp là 16.017.913.986 đồng. Đến ngày 10/10/1993 công ty đã phát hành hết 160.000 cổ phiếu với mệnh giá 100.000 đồngVN . Kết quả bước đầu đáng phấn khởi : - Doanh thu tăng từ 46.597 triệu đồng lên 307.095 triệu đồng trong vòng 4 năm kể từ năm 1993 đến năm 1996 , tăng 6,59 lần. - Huy động thêm nhiều vốn kinh doanh để phát triển công ty: từ năm 1993 đến năm 1996 vốn kinh doanh tăng từ 16.295 triệu lên 49.921 triệu đồng ( gấp 3 lần ) chủ yếu là do bán cổ phiếu và trích lợi nhuận để đầu tư. - CTCP Cơ điện lạnh đã chia lãi cho cổ đông với tỷ lệ lãi trên vốn khoảng 30%/năm, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với lãi gửi tiết kiệm và lãi cho vay của ngân hàng thương mại quốc doanh . 2.3/Xí nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Bình Định Tiền thân là xí nghiệp cơ khí tàu thuyền, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở thuỷ sản với nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa các loại tàu đánh cá bằng vỏ gỗ. Sau khi việc thẩm định và công nhận giá trị tài sản của DN là 1.150.000.000 đồng thì CTCP đã chính thức đi vào hoạt động ngày 1/7/1996 với số lượng cổ phiếu bán ra theo điều lệ là 11.500 tương ứng với số cổ đông là 82 người. Trong đó :CBCNV là 26 cổ đông chiếm 11,16% vốn; Nhà nước nắm 51% số phiếu; ngoài công ty là 38% số phiếu. Sau một năm hoạt động doanh thu đạt được là 3 tỷ đồng, so với trước khi cổ phần hoá thì có nhiều tiến bộ . 3. Một số kết quả khác Tại TP Hồ Chí Minh trong năm 1997 cũng đã hoàn thành chuyển 4 DNNN sang CTCP, đó là : khách sạn Sài Gòn; Trung tâm nghiên cứu và sản xuất hoá mỹ phẩm; Xí nghiệp sơn Bạch Tuyết; Công ty bông Bạch Tuyết. Hầu hết, các DNNN đã cổ phần hoá ở TP HCM đều đạt được kết quả khá tích cực, hiệu quả kinh doanh cao hơn nhiều so với giai đoạn trước khi CPH . Đây là một kêt quả đáng khích lệ. Nhìn chung, cổ phần hoá DNNN là một chủ trương đổi mới hết sức hợp lí của Đảng và Nhà nước ta. Một số doanh nghiệp làm ăn khá phát triển như: Công ty sứ Bát tràng; Công ty giày Hà Nội; Công ty xuất nhập khẩu Namsimex. Có những doanh nghiệp trước CPH gặp nhiều khó khăn, làm ăn thua lỗ thì sau một năm CPH đã có đủ việc làm ổn định, các thành viên trong doanh nghiệp tin tưởng hơn, kết quả kinh doanh khá hơn truớc. Đó là: Công ty xe khách Hải Phòng; công ty tàu thuyền Bình Định, công ty giày Hiệp An; công ty đồ mộc Hà Nội. Gần đây, một số công ty lớn ( doanh nghiệp 90,91 ) cũng có những chuyển động mới như: phân xưởng may vỏ bao xi măng của công ty xi măng Bỉm Sơn đã trở thành CTCP bao bì Bỉm Sơn và hoạt động có hiệu quả. Sang đến năm 2000, theo Bộ kế hoạch và đầu tư, đã có 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tiến hành CPH ( trong đó có 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) . Các doanh nghiệp này đều hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ và sản xuất công nghiệp và đều kinh doanh có lãi cao. 4. Phân tích một ví dụ cụ thể Tuy không thể thống kê các con số cụ thể về hiệu quả kinh doanh của các CTCP nhưng cũng có thể lấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một CTCP ở Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2001 làm ví dụ cho thấy những chỉ tiêu kinh tế đáng khích lệ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Từ ngày 01/04/2001 đến ngày 30/06/2001 ( đơn vị : đồng) Chỉ tiêu Đầu kỳ Trong kỳ Cuối kỳ Tổng doanh thu 7.721.607.276 11.673.180.854 19.394.788.180 Các khoản giảm trừ 6.900.000 6.900.000 Doanh thu thuần 7.714.707.276 11.673.180.854 19.387.888.130 Giá vốn hàng bán 7.377.885.305 11.220.517.116 18.598.402.421 Lợi tức gộp 336.821.971 452.663.738 789.485.709 Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN 322.244.963 358.730.145 680.975.108 Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 14.577.008 93.933.593 108.510.601 Lợi tức từ hoạt động tài chính 63.423.000 121.666.479 185.089.479 Lợi tức bất thưòng 63.100.000 42.430.383 105.530.383 Tổng lợi tức trước thuế 14.254.008 14.697.497 28.915.505 Nguồn: Chi cục quản lý doanh nghiệp Hà Nội. Trong bảng cân đối kế toán: Tổng tài sản cuối kỳ = Tổng nguồn vốn cuối kỳ = 44.470.045.858 Như vậy, so với đầu kỳ tăng 13.295.455.710 Trong đó vốn tự có = 2.916.827.025, vốn vay = 41.553.218.833 Từ đó, có thể tính một số hiệu quả kinh doanh như sau: Doanh lợi vốn kinh doanh: Doanh lợi = Mức lãi ròng = 0,7% VKD Tổng VKD chỉ tiêu này cho thấy 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh doanh nghiệp thu được 0,007 đồng lợi nhuận. Số vòng quay của vốn kinh doanh: Số vòng quay = Tổng doanh thu = 0.44 ( vòng) của VKD Tổng VKD chỉ tiêu này cho thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp lưu chuyển khá nhanh. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh khá linh hoạt và hiệu quả trên thị trường. Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh = Tổng doanh thu = 100,6% tính theo chi phí KD Tổng chi phí chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp kinh doanh là có lãi vì 1 đồng chi phí bỏ ra cho 1 sản phẩm thì thu về được hơn 1 đồng. Tổng số thuế phải nộp cho Nhà nước là 774.801.276 kể từ đầu năm . Tuy những số liệu chưa tính được một số chỉ tiêu đặc thù của CTCP như doanh lợi vốn cổ phần; tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu... nhưng nó đã phản ánh phần nào hiệu quả kinh doanh là khá tốt thông qua chỉ tiêu doanh thu , lợi nhuận trước thuế, doanh lợi vốn kinh doanh, số vòng quay của vốn... 5.Một số nhận định bước đầu. Như vậy, từ thực tế và kết quả hoạt động của các DNNN được CPH có thể rút ra nhận định sau: * Kết quả kinh doanh ở các CTCP là cơ sở để khẳng định rằng, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển hình thức CTCP và CPH một số bộ phận DNNN là đúng đắn, những mục tiêu đặt ra khi cổ phần là thích hợp và có thể thực hiện được. * Khi thực hiện cổ phần hoá, ngoài vốn của Nhà nước( thường chiếm 30% tổng giá trị) , vốn còn được huy động nhờ vào việc bán cổ phần cho các đối tượng trong và ngoài công ty. Nhờ vậy mà việc đầu tư vào chiều sâu, đổi mới công nghệ được thực hiện góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh tạo thêm nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. * Giải quyết một phần nào khâu thiếu vốn, doanh nghiệp đã phần nào mạnh dạn đầu tư nhằm nâng cao trình độ kĩ thuật công nghệ , có chiến lược phát triển rõ ràng từ đó làm nâng cao hiệu quả đồng vốn kinh doanh, cũng như nâng cao năng lực sản xuất hay nói đúng hơn là nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và cũng là đem lại doanh thu cũng như uy tín cho doanh nghiệp * Quyền lợi của người lao động đồng thời là cổ đông gắn với quyền lợi của công ty,người lao động một mặt làm việc với tinh thần trách nhiệm cao vì quyền lợi của mình, mặt khác cũng yêu cầu HĐQT, Giám đốc điều hành phải chỉ đạo và lãnh đạo công ty hoạt động có hiệu quả để lợi nhuận được cao hơn. * Quản trị doanh nghiệp trong CTCP với vai trò Đại hội cổ đông của HĐQT là một phương pháp quản lý dân chủ, thể hiện được quyền làm chủ trực tiếp của người lao động và người chủ sở hữu với doanh nghiệp. Với cách quản trị công khai tài chính đầy đủ sẽ hạn chế những tiêu cực, tạo được lòng tin và thuận lợi cũng như phát huy hết khả năng của giám đốc, CBCNV. * CPH là chuyển sở hữu DNNN sang sở hữu của nhiều cổ đông, tạo điều kiện bảo toàn vốn của Nhà nước thêm vào đó còn làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn khá cao. Từ đó, Nhà nước có thêm được vốn để đầu tư cũng như tích luỹ được một phần nào. Tóm lại Đa số các CTCP mới chỉ hoạt động trong phạm vi địa phương. Các hình thức đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở các địa phương khác hoặc mở rộng ra nước ngoài chưa phát triển. Ước tính có khoảng 8,9% công ty có văn phòng đại diện ở nước ngoài, chưa có công ty nào có chi nhánh tại nước ngoài. Quy mô lao động trung bình của một CTCP là 130 người . Tỷ lệ lao động thường xuyên của các công ty là 86,9%, trong đó số lao động quản lý chiếm 12,2% tổng số lao động của công ty. Đặc biệt, phải kể đến trình độ lao động ở các công ty cổ phần là khá cao: 41,8% là công nhân kỹ thuật được đào tạo chuyên môn ở các cấp đại học, cấp trung học và cả trên đại học. Thu nhập bình quân của một lao động trực tiếp thường là 600.000 đồng/ tháng, của một cán bộ quản lý là 700.000 đồng/tháng. Trong số các công ty hoạt động trong các ngành sản xuất, đa số đều kết hợp cả công nghệ hiện đại và công nghệ cổ truyền. Đó là nhờ có vốn kinh doanh được huy động rộng rãi nên công ty mở rộng được năng lực sản xuất từ đó làm hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt. 6.Những mặt còn hạn chế: Tuy nhiên, các công ty cổ phần có chỉ số hiệu quả kinh doanh cao như vậy là không có nghĩa công ty không có những mặt hạn chế . Có nhiều lý do khác nhau để nói lên sự hạn chế trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Theo như số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Quản trị kinh doanh Hà Nội thì các nguyên nhân chủ yếu tập trung : Nguyên nhân CTCP chưa mở rộng năng lực sản xuất. Nguyên nhân Tỷ lệ ý kiến(%) 1. Thiếu nguyên vật liệu trong nước 12.2 2. Thiếu nguyên vật liệu nhập khẩu 2,4 3. Thiếu vốn 31,7 4. Thị trường trong nước hạn chế 31,7 5. Thị trường nước ngoài còn chưa có hoặc rất hạn chế 17,1 6. Giá thành sản phẩm cao 7,3 7. Năng lực công ty còn hạn chế 9.8 8. Chính sách, luật pháp chưa thật sự phù hợp, chưa khuyến khích phát triển 36,6 9. Các nguyên nhân khác 7,3 Nguồn: Viện nghiên cứu QTKD Hà Nội. Các nguyên nhân này đã ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp. Thị trường hạn chế khiến doanh nghiệp khó mở rộng quy mô, cũng như vấn đề về đầu vào làm cho doanh nghiệp phải tốn những chi phí đáng lẽ ra không cần thiết. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn do giá thành sản phẩm còn quá cao nên giá bán chưa phù hợp với người tiêu dùng khiến doanh thu không cao. Như vậy, không cần phải bình luận nhiều về các nguyên nhân gây cản trở CTCP phát triển. Nhưng vấn đề nổi cộm lên vẫn là: Chính sách pháp luật chưa thật sự phù hợp và chưa khuyến khích nên các CTCP còn dè chừng trong việc kinh doanh, vì là những công ty mới được thành lập mọi trang thiết bị cũng như các vấn đề khác còn thiếu thốn, quy mô chưa dám mở rộng, chưa thật sự có phương án chiến lược lâu dài. Công tác đầu vào cũng như đầu ra khó xác định trước một thị trường được mở rộng, cũng như vấn đề cạnh tranh gay gắt vẫn còn bỡ ngỡ đối với nhiều doanh nghiệp.Thêm vào đó là vấn đề cổ phần còn nhiều tranh cãi vì tỷ lệ cổ phần mà Nhà nước đưa ra chưa đáp ứng được nhu cầu mua cổ phiếu của người lao động cũng như các nhà đầu tư khiến lượng vốn huy động tưởng như nhiều mà không nhiều. Chính vì vậy, khi được hỏi ý kiến, các cổ đông trong các CTCP họ đều mong muốn Đảng & Nhà nước ta có những chính sách thật sự ổn định để họ thật sự yên tâm phát triển mở rộng kinh doanh nhằm đem lại lợi ích chung cho doanh nghiệp, CBCNV, cũng như làm giàu cho xã hội. Phần III: Giải pháp và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các công ty cổ phần. Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, Việt Nam đang đứng trước xu thế hội nhập kinh tế, vì vậy vấn đề đổi mới cơ cấu doanh nghiệp càng phải được thực hiện nhanh chóng nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế đất nước. Tuy rằng tiến độ cổ phần hoá ở nước ta diễn ra trong 10 năm qua có những kết quả đáng khả quan nhưng nó vẫn không tránh khỏi những mặt hạn chế ở một số khâu trong quá trình thực hiện cũng như vấn đề làm thế nào để phát huy hết khả năng kinh tế của các CTCP . Từ những nhìn nhận đó, qua nghiên cứu em xin được đưa ra một số giải pháp cũng như là một số kiến nghị để : Thứ nhất , đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNN. Thứ hai , nâng cao hiệu quả kinh tế ở các CTCP trong thời gian tới. I : Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNN. 1.Cần tạo sự thống nhất về nhận thức, quan điểm về chủ trương cổ phần hoá một bộ phận DNNN từ Trung ương đến cơ sở. Phải có sự quan tâm, lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền mới đẩy nhanh được tiến độ cổ phần hoá. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải quán triệt, tuyên truyền, giải thích trong nhân dân chủ trương, chính sách của Đảng về cổ phần hoá DNNN. Đó là CPH xuất phát từ yêu cầu phát triển của DNNN nhằm huy động vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đầu tư mở rộng ngành nghề, tạo thêm việc làm, phân công lại lao động, phát triển sản xuất, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp, đóng góp cho ngân sách và thu nhập của người lao động. Tổ chức Đảng và chính quyền tại doanh nghiệp được CPH phải nắm vững chủ trương cổ phần hoá của Đảng và Nhà nước, tránh tình trạng không hiểu sâu dẫn đến những lo ngại CPH sẽ làm mất chủ quyền của Nhà nước, làm mất vai trò của nền kinh tế quốc doanh... Việc thực hiện CPH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm sắp xếp lại khu vực kinh tế Nhà nước. Nó không phải là một giải pháp tình thế mà là một phương thức đổi mới cơ chế quản lí cho thích nghi với sự vận động của cơ chế thị trường. Do đó chủ trương CPH phải được chủ động giải quyết từ phía Nhà nước, không thể chỉ dựa vào sự tự nguyện của các doanh nghiệp. Phải tuyên truyền chủ trương CPH sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, giải mắc những thắc mắc dù nhỏ của người lao động tại doanh nghiệp. Không chỉ tuyên truyền chung mà còn phải xuống tận cơ sở, tiếp xúc với người lao động và cả giám đốc của họ. Khi người lao động nhận thức được và lãnh đạo doanh nghiệp quyết tâm thì tiến độ CPH sẽ nhanh. 2.Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ về CPH. Cổ phần hoá DNNN cũng có nghĩa là bán đi một phần tài sản Nhà nước có giá trị lớn hàng chục ngàn tỷ đồng. Vậy liệu Nghị định 44/1998/NĐ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, của ban đổi mới doanh nghiệp TW có đủ tầm cỡ và sức mạnh pháp lí để điêu chỉnh hay phải có văn bản pháp luật cao hơn ( chẳng hạn như Luật kinh tế cổ phần ) ? Hiện khi chưa có luật, Nhà nước giao nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa TW tập trung chỉ đạo các tỉnh, thành phố và các bộ thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình, giúp các doanh nghiệp tiến hành CPH và hoạt động thuận lợi. Tiến hành bổ sung, sửa đổi các văn bản luật có liên quan. Thành lập uỷ ban quốc gia về cổ phần hoá DNNN do một phó Thủ tướng làm chủ tịch, Bộ tài chính làm phó chủ tịch thường trực, các bộ liên ngành làm uỷ viên. Uỷ ban quốc gia CPH được quyền và nghĩa vụ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến CPH theo luật . Từ Ban đổi thành Uỷ ban đồng nghĩa với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy... để tương ứng với hai nhiệm vụ cơ bản là: - Tổ chức thực hiện các Nghị định trên cơ sở luật CPH; - Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách chế độ liên quan đến CPH. - Uỷ ban sẽ tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó. - Coi trọng thực tiễn Việt Nam, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, là một yếu tố rất quan trọng để cho CPH được đẩy nhanh.Sự đổi mới trong tư tưởng theo nguyên tắc: “ Điều gì không cấm thì doanh nghiệp được làm” khác hẳn trước đây cái gì cho làm mới được làm nên nó tạo nên trở ngại lớn khi luật vận hành trong cuộc sống. 3. Xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện CPH Do ở nước ta phần lớn các doanh nghiệp được hình thành từ quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư nhân nên hầu như không có chi phí đất trong cơ cấu vốn đầu tư.Do đó khi tính giá trị doanh nghiệp để CPH hầu như bỏ qua phần giá trị sử dụng đất. Giá trị doanh nghiệp gồm hai phần: a.Giá trị thực của doanh nghiệp Xác định đúng giá trị của doanh nghiệp để CPH là một vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp, là một trong những nguyên nhân khiến cho tiến độ CPH chậm. Việc xác định giá trị doanh nghiệp đã gặp một số khó khăn như thiết bị nhà xưởng thời bao cấp tính quá rẻ, giá trị đất không tính vào giá trị doanh nghiệp, giá trị còn lại của thiết bị , giá trị thị trường của tài sản thì dựa vào căn cứ nào để tính? Theo thông tư số 104/1998/TT-BTV của Bộ tài chính ngày 18/07/1998 đã hướng dẫn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp như sau: G = ồGi*T Trong đó: G: Tổng giá trị nội tại của doanh nghiệp Gi: Tổng giá thị trường của từng loại tài sản tại thời điểm CPH ( i = 1,2,3,...,n ) T: Giá trị sử dụng còn lại của tài sản (%) Đối với tài sản là vốn bằng tiền tính theo số dư bằng tiền đã kiểm quỹ, đã đối chiếu tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với nợ phải thulà các khoản nợ đã được đối chiếu xác nhận; đối với các khoản chi phí dở dang thì tính theo số dư chi phí thực tế trên sổ kế toán; đối với tài sản ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn thì tính theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu, xác nhận tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp... Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi mọi khả năng sinh lợi đều được tính bằng tiền và được biểu hiện một cách tổng quát bằng lợi nhuận hoặc thu nhập. Trong cơ chế thị trường, khi quyết định đầu tư người ta thường so sánh lãi suất sẽ nhận được với lãi suất gửi tiết kiệm, tỷ lệ lạm phát , tức là: Lãi suất cổ phiếu > = Lãi suất tiết kiệm + tỷ lệ lạm phát Khi mà CPH Nhà nước sẽ bị giảm vốn thì nên chọn phương án khác như giải thể, bán, cho thuê, sát nhập... b. Giá trị sử dụng đất Hiện nay, nếu tính đủ yếu tố đất sẽ kéo giá trị của doanh nghiệp lên rất cao, khó bán được cổ phiếu. Ví dụ : CTCP Cơ điện lạnh (REE) tại TP Hồ Chí Minh nếu tính theo bản giá đất mới, với diện tích 40.000m2 sẽ có giá trị 35 tỷ đồng thay vì 3,2 tỷ đồng như hiện nay ( trong tổng giá trị doanh nghiệp được xác định là 16 tỷ đồng) Vậy cách tốt nhất là các doanh nghiệp nên thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước và khấu hao trả dần. Có thể có hai cách tính giá trị đất như sau: Giá trị đất được tính vào giá trị doanh nghiệp là coi như góp vốn của nhà nước vào công ty cổ phần. Giá trị này được điều chỉnh theo thời giá cứ 5 năm 1 lần nhằm đảm bảo hai điều kiện: một là, giá trị đất phải là một bộ phận của giá trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; hai là, không thay đổi quyền sở hữu đất( theo luật định). Có xác định giá trị đất nhưng không gộp vào giá trị của doanh nghiệp để CPH, coi như Nhà nước cho thuê. Gía trị được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tính khấu hao trả dần hàng năm. 4.Mệnh giá cổ phiếu và đối tượng mua cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu được đem bán sẽ quyết định khả năng thu hồi phần vốn của Nhà nước. Việc xác định mệnh giá và số lượng cổ phiếu đem bán có quan hệ mật thiết với giá trị doanh nghiệp, đến các yếu tố lợi thế và liên quan đến tương lai của doanh nghiệp được CPH. Xác định giá cổ phiếu phải tương đối hấp dẫn với cổ đông và không làm thiệt hại đến doanh nghiệp. Đó là những vấn đề phức tạp và tế nhị. Giá trị doanh nghiệp đem bán Mệnh giá cổ phiếu = ----------------------------------------- Số cổ phiếu phát hành Trong thực tế, việc xác định số lượng cổ phiếu phát hành còn khó hơn xác định mệnh giá cổ phiếu. Do đó, ta tính theo công thức sau: Giá trị doanh nghiệp đem bán Số cổ phiếu = --------------------------------------- Mệnh giá cổ phiếu Việc bán cổ phiếu cho ai cũng là vấn đề có nhiều ý kiến. Vì phải đạt cả 3 mục tiêu : chuyển đổi sở hữu ; thu hồi vốn; tạo điều kiện cho người lao động làm chủ thực sự , nên có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Theo ý kiến của riêng em :Trước hết nên bán cho CBCNV trong doanh nghiệp và cũng nên dành một tỷ lệ nhất định để bán ra bên ngoài nhằm thu hút những tài năng kinh doanh mới, đổi mới cơ chế quản lí, tạo sức mạnh cạnh tranh, phát huy các ưu điểm của CTCP. Chính việc bán cổ phiếu cho CBCNV là tạo ra sự ưu đãi cho người lao động, mức ưu đãi được quy định theo Nghị định 44/1998/NĐ. Đặc biệt người lao động nghèo cũng được mua cổ phần theo giá ưu đãi, nếu cổ phần hoá mà mất việc sẽ được giải quyết theo những quy định hiện hành của Chính phủ. Tuy nhiên, theo em, khi doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh sẽ tăng thêm việc làm cũng như thu nhập cho người lao động. Lợi ích đó mới là cơ bản, lâu dài chứ không phải người lao động được hưởng ưu đãi nhiều hay ít. Còn đối với “ giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp cổ phần hoá được mua cổ phiếu ưu đãi không vượt quá mức cổ phần bình quân của các cổ đông trong doanh nghiệp” ( khoản 5, điều 8, nghị định 28/CP), chính đều này làm giảm nhẹ lòng nhiệt tình của ban giám đốc doanh nghiệp và tước bỏ những quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng như những ngươi lao động bình thường. Vì vậy đề nghị bỏ quy định này và nên có chính sách đãi ngộ đối với ban quản lí, nhất là ở những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. 5. Phát triển hệ thống ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, đẩy nhanh sự phát triển của thị trường chứng khoán, đó là những công cụ đắc lực giúp tiến độ cổ phần hoá DNNN nhanh hơn. Chủ trương hình thành và đưa hoạt động thị trường chứng khoán (TTCK) ở nước ta đã có từ năm 1996. Đến việc ra đời của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước tiếp theo là s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0791.doc
Tài liệu liên quan