LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA XÍ NGHIỆP MỸ NGHỆ HỢP THỊNH 1
1. Giới thiệu chung 2
2. Phạm vi kinh doanh 2
CHƯƠNG II: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP 5
1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của xí nghiệp 5
1.1. Hoạt động sản xuất 5
1.2. Hoạt động nhập khẩu 5
1.3. Hoạt động kinh doanh 5
2. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp 5
3. Đặc điểm thị trường, tài chính, nguồn nhân lực 6
3.1. Đặc điểm của thị trường 6
3.2. Khả năng tài chính 7
CHƯƠNG III: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CỦA XÍ NGHIỆP 10
1. Cơ cấu tổ chức 10
2. Chức năng của từng phòng 10
CHƯƠNG V: THIẾT BỊ MÁY MÓC PHỤC VỤ CHỦ YẾU CHO SẢN XUẤT 12
1. Đặc điểm về công nghệ sản xuất 12
2. Một số máy móc phục vụ cho sản xuất 13
3. Đặc điểm về sản phẩm - thị trường tiêu thụ 13
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP MỸ NGHỆ HỢP THỊNH 14
1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 14
2. Một số biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp 15
2.1. Nghiên cứu thị trường 15
2.2. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ 16
2.3. Các hoạt động xúc tiến bán hàng 16
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA 17
1. Một số điều đạt được 17
2. Những vấn đề cần khắc phục 17
KẾT LUẬN 19
21 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tổng hợp
Lời nói đầu
Từ khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã tạo nên sự chuyển biến mới về kinh tế xã hội. Cụ thể là nước ta từ năm 1990 đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế triền miên, đã chấm dứt nạn lạm phát nặng. Nền kinh tế bắt đầu phát triển. Thu nhập đầu người tăng dần lên nhanh chóng. GDP năm 1990 tính theo đầu người từ 200 USD tăng lên gần 400 USD năm 2000. Việc xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất cũng như các mặt hàng tiêu dùng khác cũng tăng lên nhanh chóng. Thị trường nội thất từ chỗ không có gì thì đến nay đã phát triển Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh nói riêng khi chuyển sang hoạt động trong cơ chế mới cùng với việc mở ra nhiều cơ hội tốt thuận lợi cho kinh doanh đã gặp không ít những khó khăn thử thách do những cạnh tranh gay gắt của thị trường. Mặt hàng trang trí nội thất nhập khẩu đã chuyển sang tự sản xuất để cung cấp cho nhu cầu trong nước.
Chương I : Khái quát chung và cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh
1. Giới thiệu chung:
Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh được thành lập năm 1991 theo đăng ký kinh doanh số: 0302000235 ngày 9 tháng 11 năm 2001
Trụ sở chính: Đồng Kỵ-Bắc Ninh
Văn phòng chính: Đồng Kỵ –Bắc Ninh.
Tel:
Fax:
Mã số thuế: 0500413012
Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh là một đơn vị chuyên kinh doanh trong lĩnh vực đồ gỗ mỹ nghệ ,sản xuất hàng tấm ốp tường, ốp trần, cửa nhựa, tủ các loại và buôn bán đại lý hàng trang thiết bị nội thất, vật liệu xây dựng
2. Phạm vi kinh doanh:
- Từ khi mới thành lập đến nay, phạm vi kinh doanh của xí nghiệp bao gồm việc: sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ,trang trí nội thất
- Với chức năng trên thì xí nghiệp có quyền hạn sau:
+ Xí nghiệp có quyền kinh doanh các ngành nghề phù hợp với ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trường
+ Xí nghiệp tự lựa chọn thị trường, tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm.
+ Xí nghiệp có quyền liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
+ Xí nghiệp được quyền huy động vốn, tín dụng khác theo luật pháp để thực hiện kế hoạch kinh doanh, đầu tư và phát triển
+ Xí nghiệp được quyền mở văn phòng đại diện, chi nhánh trong và ngoài nước để hoạt động, giao dịch và giới thiệu sản phẩm
+ Xí nghiệp được quyền bán và cho thuê các tài sản của xí nghiệp
Trải qua hơn 10 năm hình thành, xây dựng và phát triển.Thời gian không phải là nhiều đối với các công ty,xí nghiệp lớn có tầm cỡ nhưng cũng đủ để cho Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh có vị trí tương đối ổn định trên thị trường.Trong những năm qua, xí nghiệp đã trải qua những khó khăn và thử thách khi mới bước vào thị trường nhưng với sự nỗ lực và cố gắng của tập thể nhân viên. Xí nghiệp đã có những khách hàng thường xuyên và ổn định. Từ những ngày thành lập chỉ có 5 nhân viên thì hiện nay xí nghiệp đã có 34 nhân viên văn phòng và 100 công nhân làm việc trong các đơn vị sản xuất
Để đẩy mạnh sản xuất, bên cạnh những biện pháp nhằm phát huy những tiềm năng sẵn có, việc đổi mới và đầu tư công nghệ sản xuất là một yếu tố quan trọng giúp công ty phát triển. Xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào dây truyền sản xuất có công nghệ hiện đại nên đã cho ra những sản phẩm đẹp, bền có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận
Để mở rộng thị trường hơn nữa,, xí nghiệp đã tích cực nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, tìm ra những mặt hàng có mẫu mã mới, chất lượng cao để đáp ứng như cầu thị trường. Đồng thời với sự nỗ lực to lớn và sự đoàn kết một lòng của toàn thể nhân viên trong xí nghiệp . Đến nay có thể nói là quá sớm để nói đến sự thành công nhưng xí nghiệp cũng có một vị trí khá ổn định trong thị trường trang trí nội thất.
Chương II. Một số đặc đIểm về hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp :
1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của xí nghiệp :
1.1 Hoạt động sản xuất:
Xí nghiệp sản xuất chủ yếu là các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ trang trí nội thất như: hạt nhựa, tấm ốp trần, ốp tường, cửa nhựa ,các loại tủ bàn ghế
1.2 Hoạt động nhập khẩu:
Xí nghiệp nhập khẩu những sản phẩm chủ yếu là các loại phụ gia để sản xuất từ Đài Loan.
1.3 Hoạt động kinh doanh:
Xí nghiệp chủ yếu là bán buôn, bán lẻ trong nước cho các đơn vị, tập thể, cá nhân để tiêu dùng
Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp :
Cơ cấu mặt hàng :
Đồ gỗ mỹ nghệ gồm bàn, ghế, tủ các loại...
Các loại mặt hàng thiết bị nội thất như tấm ốp tường,ốp trần,cửa nhựa...
Đây là mặt hàng mới có nhu cầu cao của nước ta từ năm 1990 sau khi thực hiện cơ chế thị trường, tình hình kinh tế trong nước ổn định và phát triển, dân cư ăn nên làm ra nên xây dựng nhiều nhà cửa và trang trí nội thất trong nhà. ảnh hưởng của các nước trong khu vực về xây dựng nhà và trang trí nội thất đã “thấm” vào Việt Nam. Lúc đầu các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu là chính để bán hàng trong nước. Nhưng khi phát hiện được khả năng sản xuất trong nước có thể cạnh tranh với hàng ngoại thì nhiều cơ sở sản xuất đã hình thành và đã thu được kết quả cao. Thêm vào đó là nguồn nguyên liệu của Việt Nam phong phú như đá ốp, gỗ... đã giúp các mặt hàng đa dạng và đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng trong nước.
Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh hình thành vào thời điểm này đã nắm bắt được nhu cầu thị trường nên nhập cuộc nhanh chóng và có phát triển mạnh về mặt hàng này, kể cả sản xuất và bán cho người tiêu dùng trong nước.
3. Đặc điểm thị trường, tài chính, nguồn nhân lực:
3.1 Đặc điểm thị trường:
Thị trường bán sản phẩm:
Hiện nay nhu cầu của thị trường về các mặt hàng trang trí nội thất là rất cao đối với một nước mà thu nhập của người dân ngày càng cao nên việc bán các sản phẩm nội thất sẽ có doanh thu tương đối cao.Thị trường tương đối rộng bởi vì sản phẩm của xí nghiệp phù hợp với cả người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp
Khách hàng của xí nghiệp chủ yếu là các công ty đặt hàng để trang trí cho công ty mình
Tuy nhiên có nhiều cá nhân, các hộ gia đình đặt hàng để trang trí cho gia đình
- Ưu điểm về thị trường của xí nghiệp : Xí nghiệp có thể phục vụ cho thị trường một phần nhỏ nhu cầu bằng các sản phẩm độc đáo, chất lượng cao, giá cá phù hợp với mọi người
- Nhược điểm về thị trường của xí nghiệp : Xí nghiệp khó cạnh tranh được với những công ty có quy mô lớn của nước ngoàI như: Singapore, HongKong...
Thị trường nhập khẩu:
Xí nghiệp nhập khẩu chủ yếu là các loại chất phụ gia để làm sản phẩm từ Đài Loan
Biểu 1: Tình hình nhập khẩu của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Nhập khẩu
Thị trường
2002
2003
So sánh 2002/2003
Giá trị
%
Giá trị
%
1.Màng PE
Đài Loan
1.500.000
55.5%
2.500.000
54.3%
+2.5%
2.Hoá chất
Đài Loan
1.200.000
44.5%
2.100.000
45.7%
+2.72%
Qua bảng biểu cho thấy xí nghiệp nhập chủ yếu là các chất phụ gia để làm sản phẩm. Nhìn chung là việc nhập khẩu tăng nguyên nhân là do nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm có chất liệu không những bề mà còn hợp thời trang ngày càng tăng.
3.2 Khả năng tài chính:
Khả năng tài chính : Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, được hình thành trên cơ sở nguồn tài chính là phần góp vốn của các thành viên trong xí nghiệp với số vốn điều lệ là: 3,5 tỷ. Trong đó gồm vốn cố định và vốn lưu động. Hàng năm với hiệu quả kinh doanh đạt được xí nghiệp đã tự bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho mình.
Biểu 2: Tình hình tài chính của xí nghiệp :
(Đơn vị:Triệu đồng)
Năm
Nội dung
2001
2002
2003
Tổng vốn
3.500.000.000
3.800.730.000
4.200.000.000
Vốn cố định
2.890.000.000
3.090.730.000
3.450.000.000
Vốn lưu động
710.000.000
710.000.000
750.000.000
(Nguồn trích báo cáo tài chính)
Thông qua sự mô tả ở bảng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Tổng số vốn của công ty ngày càng tăng,vốn lưu động tăng dần từ năm 2002 đến năm 2003 nguyên nhân là do nhu cầu ngày càng tăng
Tiền lương trong xí nghiệp :
Là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh có một lực lượng lao động khá dồi dào. Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp đã thực hiện từng bước nâng cao chất lượng lao động bằng cách đào tạo nâng cao và đào tạo lại chuyên môn cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp .
Về tiền lương, Xí nghiệp đã áp dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên từ đó tạo được tâm lý phấn khởi, nhiệt tình, hiệu quả tăng lên rõ rệt. Hiện nay Xí nghiệp có các hình thức trả lương:
+ Với công nhân sản xuất thì trả lương theo sản phẩm.
+ Với cán bộ quản lý thì trả lương theo thời gian.
+ Với công nhân viên làm việc ở các khâu tiêu thụ, dịch vụ, thủ kho thì áp dụng trả lương theo công việc hoàn thành, % theo doanh số, khối lượng sản phẩm, nguyên vật liệu xuất kho. Hiện nay mức lương bình quân đầu người của xí nghiệp là khá cao
Căn cứ vào nhiệm vụ, trình độ và mức độ khó khăn của công việc mà quyết định mức lương cho từng người dựa trên mức lương cơ bản và những quy định của nhà nước
Thu nhập bình quân của xí nghiệp đầu người/tháng là 700.000đ
Lương của nhân viên sẽ được tăng nếu doanh thu tăng, hoặc là nhân viên làm thêm giờ lúc cần trả hàng đúng thời hạn. Lúc đó tính theo giờ và theo sản phẩm
Nguồn nhân lực:
Nhân viên của Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh gồm có 134 người. Trong đó có 34 người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, có 100 người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
- Nhân viên của xí nghiệp đa số là những người đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành như: tài chính-kế toán, ngoại thương-thương mại,... Hiện nay họ đã có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tốt và làm việc rất năng động và sáng tạo.
-Công nhân sản xuất cũng có tay nghề cao, tốt nghiệp các trường trung học cơ khí, máy móc và thông thạo về máy móc.
Nhìn chung, Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh có một đội ngũ nhân viên dồi dào, năng động, sáng tạo. Họ góp một phần rất lớn cho sự phát triển của xí nghiệp .
Chương III: Cơ cấu tổ chức và đặc đIểm tổ chức của xí nghiệp :
1. Cơ cấu tổ chức:
Biểu 3: Sơ đồ cơ cấu
Giám đốc
Văn phòng
Hành chính
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng sản xuất
Kho bãi
2. Chức năng của từng phòng:
- Đứng đầu xí nghiệp là giám đốc, là người đại diện xí nghiệp trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp . Giám đốc là người có quyền ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
- Giúp đỡ cho giám đốc có các trưởng phòng giúp phụ trách các hoạt động của xí nghiệp
- Để chuyên môn hoá công việc của từng bộ phận, xí nghiệp có 05 phòng ban với chức năng cụ thể để giúp giám đốc điều hành xí nghiệp
+ Phòng văn phòng-hành chính:(gồm có 4 người) Thực các công việc liên quan đến tổ chức lao động, quản lý nhân sự, tiền lương, thi đua, khen thưởng, tuyển dụng...
+ Phòng tài chính-kế toán:(Gồm có 4 người trong đó 1 kế toán trưởng, 2 kế toán viên và 1thủ quỹ). Là phòng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý nguồn vốn sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính lên giám đốc và nộp các khoản ngân sách theo qui định, kiểm tra tài chính và lập kế hoạch tài chính hàng năm, công tác hoạch, kế toán, tài chính, tiền tệ.
+ Phòng kinh doanh:(Gồm 11 người) Tại đây thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, tìm đối tác và tìm các nguồn vật tư để sản xuất
+ Phòng sản xuất:(Gồm 4 người) Tại đây thực hiện các mảng liên quan đến sản xuất và trực tiếp chỉ huy, theo dõi sản xuất kinh doanh.
+ Kho bãi : (Gồm 2 người) Là nơi chứa hàng hoá sản xuất, nơi giao nhận hàng của công ty.
Ngoài ra còn có:
Phòng quân sự bảo vệ và lái xe: (Gồm 5 người trong đó có 2 bảo vệ và 3 lái xe) Xây dựng nội quy về trật tự an ninh trong Xí nghiệp , bảo vệ chuyên chở vật tư hàng hoá, tài sản của Xí nghiệp, phòng chống cháy nổ.
Phân xưởng thiết kế nội bộ:Gồm 2 người chịu trách nhiệm sửa chữa nhỏ các công trình xây dựng đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường trong Xí nghiệp
chương iv:thiết bị máy móc phục vụ chủ yếu cho sản xuất
1. Đặc điểm về công nghệ sản xuất:
Từ những năm đầu mới thành lập xí nghiệp chỉ sản xuất một số lượng nhỏ và với những máy móc lạc hậu nhưng sau nhiều năm cố gắng thì sản phẩm của xí nghiệp đa dạng về chủng loại mẫu mã. Sau đây là một cố đặc điểm về công nghệ:
- Công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa là công nghệ khép kín từ khâu sơ chế rồi qua khâu chế biến.
- Công nghệ chưa mang tính đồng đều giữa các sản phẩm, cần phải thay thế các công nghệ cũ lỗi thời bằng các công nghệ hiện đại hơn.
-Máy móc thiết bị hầu hết là của Trung Quốc. Những năm gần đây Công ty đã mạnh dạn đầu tư có chiều sâu một số công nghệ sản xuất bằng cách thay thế các loại máy móc thiết bị cũ bằng các máy móc tự động và bán tự động của Đài Loan và cả máy móc được nghiên cứu sản xuất trong nước. Hiện nay có thể nói Công ty có dàn máy móc vào dạng hiện đại . Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi để Công ty sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nhằm đưa sản phẩm vươn xa.
2. Một số máy móc phục vụ cho sản xuất:
Biểu 4: Một số thiết bị
Đơn vị:1000 đồng
STT
Tên máy móc
Nước SX
Năm sử dụng
Nguyên giá
Máy nén lạnh
Việt Nam
2000
7.118.182
Mô tơ dùng máy ép nhựa
Đài Loan
2000
18.198.700
Máy tạo hạt PVC
Đài Loan
2000
475.532.200
Trục quay máy cán ép nhựa
Đài Loan
2000
13.174.200
Máy biến áp 320KVA 35
Đài Loan
2000
70.000.000
3. Đặc điểm về sản phẩm -Thị trường tiêu thụ
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ ép, tủ, hạt nhựa, tấm ốp trần tường, của nhựa các loại, tủ, bàn ghế
Thị trường và khách hàng
- Thị trường trong nước: Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh là doanh nghiệp nhỏ và quá trình kinh doanh chưa lâu nên xí nghiệp chỉ thiết lập được hệ thống mạng lưới tiêu thụ nhỏ
- Khách hàng của xí nghiệp chủ yếu là các đại lý, các tổ chức sản xuất, các doanh nghiệp và tầng lớp dân cư. Do đặc thù của sản phẩm là sản phẩm có nhu cầu lớn vì vậy dự báo trong tương lai khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm là lớn.
Chương v- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh
1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp :
Công cuộc đổi mới nền kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thực sự là một “cú huých” làm cho các doanh nghiệp “giật mình” trước cung cách làm ăn cũ, đã không ít doanh nghiệp có quy mô lớn bị phá sản hoặc làm ăn không có hiệu quả. Điều này khẳng định những hạn chế lớn của cơ chế cũ là: tách rời doanh nghiệp với thị trường thực sự của nó, sản xuất thụ động theo lệnh của cấp trên giao. Chính cung cách làm ăn đó đã làm cho các doanh nghiệp mất dần năng lực sản xuất, kém năng động khi chuyển sang cơ chế mới. Vì vậy Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh hình thành với cung cách hoạt động là góp vốn kinh doanh và chấp nhận kiểu được ăn thua chịu. Ban đầu xí nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong xí nghiệp , Xí nghiệp đã từng bước vượt qua khó khăn ban đầu để dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển dến nay xí nghiệp đã có những bước tiến mới cả về chất và lượng. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những năm gần dây đã chứng minh điều đó.
Biểu 5: Một số chỉ tiêu phản ánh kết qủa hoạt động kinh doanh của xí nghiệp
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1. Doanh thu
7.800.000.000
30.861.700.000
42.917.200.000
2. Nộp ngân sách
475.210.000
1.332.851.896
1.907.473.346
3. Lợi nhuận
32.500.000
186.419.000
112.623.000
Nhìn vào các kết quả trên ta thấy trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thực sự có hiệu quả, lợi nhuận tăng lên rõ rệt. Năm 2001 lợi nhuận là 32,5 triệu đồng, năm 2002 là 186,419 triệu đồng tăng hơn 17,4% so với 2001, năm 2003 tăng 28,9% so với 2001 và giảm so với năm 2002 là 0.65%. Điều này khẳng định năng lực sản xuất của xí nghiệp tăng.
Doanh thu bán hàng của xí nghiệp trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2001 là 7.800 triệu đồng, tới năm 2002 doanh thu lên tới 30.861,7 triệu đồng tăng 25,2% so với 2001, năm 2003 là 42.917,2 triệu đồng 46,8% so với 2002. Chứng tỏ sản phẩm của xí nghiệp đã và đang được thị trường chấp nhận, uy tín của xí nghiệp đang được ngày một nâng lên.
Tình hình nộp ngân sách phản ánh việc thực hiện nghĩa vụ của xí nghiệp đối với nhà nước. Các năm xí nghiệp đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước. Năm 2001 số tiền nộp ngân sách là 475,2 triệu đồng, 2002 là khoảng 1.332,5 triệu đồng tăng 36% so với 2001, năm 2003 là 1907,5 triệu đồng tăng 33,8% so với 2002
2. Một số biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp
2.1. Nghiên cứu thị trường :
Công tác nghiên cứu thị trường là vấn đề rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường của xí nghiệp . Xí nghiệp đã cử những nhân viên nghiên cứu thị trường đi tìn hiểu tình hình nhu cầu, giá cả các sản phẩm tương tự trên thị trường thông qua các đại lý.
Các đại lý hàng quý phải gửi báo cáo kinh doanh và tình hình tiêu thụ nơi mình phụ trách.
Xí nghiệp cũng thông qua các hội trợ để điều tra thông tin về thị trường. Qua đó xí nghiệp có thể nắm được những thông tin như giá cả chất lượng, mẫu mã, ngoài ra còn tham khảo thông tin, tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng và lấy được ý kiến đóng góp của khách hàng.
2.2. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ :
Sản phẩm của xí nghiệp tiêu thụ theo hai kênh phân phối sau:
- Kênh phân phối trực tiếp: Xí nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng
- Kênh phân phối gián tiếp: Xí nghiệp bán hàng thông qua trung gian như đại lý, bán.
2.3. Các hoạt động xúc tiến bán hàng
Những năm gần đây xí nghiệp tiến hành tổ chức một số hoạt động xúc tiến sau: Tham gia triển lãm, thông tin quảng cáo, tổ chức dịch vụ sau bán hàng.
Hoạt động quảng cáo: thực tế hoạt động quảng cáo của xí nghiệp còn rất yếu, chương trình quảng cáo đơn điệu nghèo nàn. Chủ yếu quảng cáo trên báo, tạp chí.
Xí nghiệp cũng đã tham gia hội chợ triển lãm trong nước. Qua đó xí nghiệp giới thiệu được tốt hơn về sản phẩm của xí nghiệp ngoài ra còn giúp xí nghiệp tìm bạn hàng và bán hàng trực tiếp, tìm kiếm thông tin về đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên việc tham gia hội chợ triển lãm của xí nghiệp không thường xuyên và chỉ tham gia ở các thành phố lớn.
Chương VI. Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian qua.
1. Một số điều đạt được:
Cho đến nay xí nghiệp đã có một hệ thống thị trường tương đối ổn định và lượng khách hàng thường xuyên.
Đội ngũ cán bộ thị trường đã bám sát nghiên cứu thị trường để củng cố thị trường cũ và tìm ra được thị trường mới tiêu thụ sản phẩm mới.
Với chính sách sản phẩm phù hợp, xí nghiệp đã có những hàng hoá với nhiều quy cách mẫu mã khác nhau, chủng loại phong phú và đa dạng.
Chính sách giá cả linh hoạt đã thu hút khách hàng tìm đến với sản phẩm kể cả khách hàng xa.
Hàng năm xí nghiệp đã bỏ ra một khoản chi phí cho hoạt động mở rộng thị trường.
Doanh thu của xí nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước điều đó chứng tỏ xí nghiệp đã thành công trong việc củng cố và phát triển thị trường sản phẩm của mình.
2. Những vấn đề cần khắc phục
Mặc dù xí nghiệp đã có những thành công đáng kể song còn nhiều nhược điểm mà trong thời gian tới xí nghiệp cần khắc phục:
+ Việc mở rộng thị trường chỉ tập trung chú trọng ở các thành phố lớn, đô thị mà chưa phát triển ở vùng nông thôn.
+ Thị trường miền Bắc vẫn là thị trường chủ yếu của xí nghiệp . Trong tương lai xí nghiệp cần có các biện pháp để củng cố thị trường miền Bắc và khai thác tìm kiếm tiềm năng các thị trường khác.
+ Các nhân viên nghiên cứu thị trường chưa có đủ trình độ và kinh nghiệm nên báo cáo chưa chính xác
kết luận
Trong đơt thực tập này,được sự hướng dẫn tận tình của thầy Duệ và cô Trịnh Kim Oanh cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô các bác trong Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh cộng với những kiến thức em đã được học trong trường giúp em thấy được tầm quan trọng của đợt thực tập này.Với tất cả nhưng kiến thức đã được học cùng những kiến thức thực tế ít ỏi đã tạo điều kiện cho em có thể học hỏi và nâng cao trình độ về tổ chức quản lý trong doanh nghiệp .
Qua đợt thực tập ở Xí nghiệp mỹ nghệ Hợp Thịnh em đã học hỏi được cách tính lương,cách bố trí sản xuất cũng như cách bố trí nhân lực... ... trong doanh nghiệp trong thời đại ngày nay .
Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô các bác các chú đã giup đỡ em để em có thể hoàn thành bản báo cáo này.
Một lần nưã em xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Khái quát chung và cơ cấu tổ chức của xí nghiệp mỹ nghệ hợp thịnh 1
1. Giới thiệu chung 2
2. Phạm vi kinh doanh 2
Chương II: một số đặc điểm về hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp 5
1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của xí nghiệp 5
1.1. Hoạt động sản xuất 5
1.2. Hoạt động nhập khẩu 5
1.3. Hoạt động kinh doanh 5
2. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp 5
3. Đặc điểm thị trường, tài chính, nguồn nhân lực 6
3.1. Đặc điểm của thị trường 6
3.2. Khả năng tài chính 7
Chương III: cơ cấu tổ chức và đặc điểm tổ chức của xí nghiệp 10
1. Cơ cấu tổ chức 10
2. Chức năng của từng phòng 10
Chương V: Thiết bị máy móc phục vụ chủ yếu cho sản xuất 12
1. Đặc điểm về công nghệ sản xuất 12
2. Một số máy móc phục vụ cho sản xuất 13
3. Đặc điểm về sản phẩm - thị trường tiêu thụ 13
Chương V: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp mỹ nghệ Hợp thịnh 14
1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 14
2. Một số biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp 15
2.1. Nghiên cứu thị trường 15
2.2. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ 16
2.3. Các hoạt động xúc tiến bán hàng 16
Chương VI: Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian qua 17
1. Một số điều đạt được 17
2. Những vấn đề cần khắc phục 17
Kết luận 19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC891.doc