Mở đầu 1
Phần 1: Khảo sát chung Công ty vận tải Thuỷ Bắc 3
1.1 Sự hình thành và phát triển 3
1.2 Chức năng và nhiệm vụ 4
1.3 Tổ chức nhân sự trong công ty 6
1.4 Chiến lược và kế hoạch kinh doanh 13
1.5 Hoạnh động Marketing 16
1.6 Quản lý các yếu tố vật chất kinh doanh 18
1.7 Kết quả kinh doanh 23
1.8 Thuận lợi, khó khăn 26
Phần 2: Khảo sát chuyên sâu 29
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty vận tải Thuỷ Bắc.
2.1 Tình hình tổ chức quản lý sử dụng vốn kinh doanh của công ty 29
2.1.1 Tình hình tổ chức nguồn vốn kinh doanh 29
2.1.2 Tình hình quản lý, sử dụng vốn kinh doanh 31
2.1.2.1 Vốn cố định 31
2.1.2.2 Vốn lưu động 34
2.2. Đánh giá điểm mạnh điểm yếu 38
2.2.1 Điểm mạnh 38
2.2.2 Điểm yếu 39
Kết luận 40
42 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty vận tải Thuỷ Bắc., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và ban lãnh đạo Công ty chủ trương tận dụng mọi năng lực của Công ty. Đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh, thưc hiên phương châm "Trứng bỏ nhiều giỏ" từ đó tạo sự tăng trưởng cao trong hai nhiệm vụ mũi nhon: Vận tải.kinh doanh XNK thương mại và kinh doanh đa nghành.
* Đối với nhiệm vụ kinh doanh vận tải
Kinh doanh vận của Công ty gồm 3 loại hình đó là: vận tải biển , vận tải khách và vận tải sông .
+ Vận tải biển: Mục tiêu chính là cho thuê tàu vận tải biển quốc tế nhằm doanh thu ngoại tệ cao và ổn định cho Công ty cũng vì thế mà xuất khẩu thuyền viên tại chỗ, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ thuyền viên đồng thời hưởng ứng tích cực chủ trương về xuất khẩu do nhà nước đề ra .
+ Vận tải khách.
Nhanh chóng nắm bắt thời cơ, đó là vào nhũng năm 96-97 tại miền Bắc Việt Nam chưa có một đơn vị nào kinh doanh tàu chở khách cao tốc bằng đường thuỷ trong khi lượng khách chuyên trở khá dồi dào. Công ty đã đề ra chiến lược đưa tàu khách cao tốc vào Việt nam họat động tuyến Cát Bà- Hải phòng đồng thời qua 3 năm thử nghiệm có hiệu quả kinh doanh cao Công ty lại tiếp tục mở rộng chiến lược kinh doanh là phát triển mạnh mẽ đội tàu phục vụ khách du lịch Trung Quốc tuyến Quảng Ninh- Móng Cái.
+ Vận tải sông:
Do xuất phát điểm của Công ty là kinh doanh vận tải sông. Vì vậy lực lượng tại thuyền viên tại sông khá lớn trong số lao động hiện có của công ty, một trong những phương án kinh doanh vận tải là: phát triển đội tàu vận tải sông hoạt động trên các tuýên sông miền Bắc làm nhệm vụ vận tải hàng hoá cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại tại các nhà máy xi măng Bút Sơn, Bỉm Sơn và chuyên tải hàng hoá ra tàu ngoại tại Quảng ninh.
* Đối với nhiệm vụ kinh doanh thuơng mại.
- Đẩy mạnh thi trường kinh doanh máy thuỷ của Tiệp Khắc vào những năm 1998-1999.
- Do thị trường đóng tàu tại Việt Nam ngày càng đa dạng nên việc lắp ráp máy tàu thuỷ của Tiệp Khắc phần nào chưa đáp ứng Công ty đã mở rộng thị trường kinh doanh bằng phương án làm đại lý độc quyền của hãng công nghiệp nặng Duy Phương và làm đại lý cho các hãng Đông Phong –Thượng Hải nhằm cung cấp máy tàu thuỷ phụ tùng vật tư với giá hợp lý cho các doanh nghiệp tư nhân đóng tàu đánh cá và tàu vận tải sông.
- Xây dựng chiến lược dịch vụ hậu mãi gồm: triển khai thực hiện tốt chiến lược bảo hành và sửa chữa sản phẩm tạo uy tín cho sản phẩm; thiết lập mối quan hệ tốt trong kinh doanh để giữ được khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
* Triển khai kinh doanh đa phương thứ ngành nghề.
Với mục tiêu tập trung toàn bộ khả năng và kinh nghiệm của lao động hiện có đồng thời tận dụng triệt để năng lực sản xuất và các mối quan hệ trong kinh doanh Công ty đã phát triển các dịch vụ kinh doanh khác như: dịch vụ vận tải đại lý hàng hải. Trong những năm 2000-2002 Công ty mạnh dạn mở rộng thêm nhiệm vụ kinh doanh xuất khẩu lao dộng và Du lịch lữ hành.
1.4.2 Kế hoạch :
* Định hướng phát triển đội tàu.
Để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của thị trường Công ty chú trọng đầu tư trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động nhưng trọng tâm là vẫn phát triển đội tàu với trọng tải ngày càng lớn mở rộng mạng lưới các phương tiên vận tải để có thể thực hiện tốt chức năng kinh doanh chính của mình, khai thác tối đa tiềm năng thị truờng để thu lợi lớn nhất.Trong đó định hướng chiến lược của Công ty là trẻ hoá đội tàu với trình độ trang bị hiên đại để có khả năng cạnh tranh với các tàu nước ngoài, chiếm lĩnh thị trường trong nước, thâm nhập thị trường nước ngoài. Tuy nhiên do khả năng có hạn nên trong thời gian trước mắt nhiệm vụ chính vẫn là tăng cường đội tàu thông qua các dự án mua tàu cũ để kinh doanh. Trên cơ sở hoạt dộng có hiệu quả, năng lực tài chính vững mạnh ,khả năng huy động vốn lớn mới có thể thực hiện mục tiêu lâu dài .
Mục tiêu của Công ty là tăng thị phần trên thị trường vân tải và thực hiện nhiều loại hình vận tải, cả vận tải hàng hoá và hành khách. Trong đó đặt trọng tâm vào việc phát triển đội tàu biển, vận tải hàng khô.
Công ty đã lập kế hoạch phát triển đội tàu trong 5 năm 2001-2005 như sau:
Biểu 3 :Kế hoạch phát triển đội tàu 2001-2005.
Stt
Loại tàu
Cỡ tàu
Số lương
Thời gian tàu nhận
Ghi chú
1
Tàu chở hàng khô
6500t-10000t
1
2001
Mua tàu cũ
2
Tàu chở hàng khô
6500t-10000t
1
2002
Mua tàu cũ
3
Tàu chở hàng khô
6500t-10000t
1
2003
Mua tàu cũ
4
Tàu chở hàng khô
6500t-10000t
1
2004
Mua tàu cũ
5
Tàu chở hàng khô
6500t-10000t
1
2005
Mua tàu cũ
Nguồn : Phòng kế hoạch và đầu tư
Nhìn chung kế hoạch đầu tư của Công ty được thực hiện khá tốt. Năm 2001 Công ty đã đầu tư mua tàu Quốc Tử Giám là loại tàu chở hàng khô có trọng tải 7015 Tấn nhập tàu vào tháng 1/2001 và hiện nay đang được khai thác tốt theo phương thức cho thuê định hạn .
Năm 2002 Công ty đã đầu tư mua một tàu Long Biên có trọng tải 6846t nhận vào tháng 1/2002. Bên cạnh việc đầu tư cho đội tàu biển Công ty cũng chú trọng đến đội tàu khách & đội tàu sông.
Ngoài kế hoạch phát triển Công ty đến năm 2005 Công ty còn đề ra kế hoạch kinh doanh cho từng năm
*Kế hoạch kinh doanh năm 2003
Sau khi tổng hợp phân tích kết quả đạt được và những hạn chế khó khăn công ty đề ra kế hoạch năm 2003 như sau:
- Sản lượng 707.000T đạt 109% thực hiện 2002
-Tổng Dt theo lãi gộp 64 tỷ đồng đạt 110% thực hiện 2002
-Tổng doanh số đạt 112tỷ đồng đạt 112%thực hiện 2002
- Lợi nhuận trước thuế 600triệu đồng đạt 110% thực hiện 2002
Cụ thể chi tiết như sau:
Biểu 4 :kế hoạch kinh doanh năm 2003
TT
Hạng mục
Kế hoạch năm 2003
%SO
TH
2002
Sản lượng (người tồn)
Doanh thu
(VNĐ)
A.
-
-
1.
a.
b.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Tổng số
Doanh thu theo lãi gộp
Doanh thu theo doanh số
Vận tải biển
Tàu biển VP công ty
Chi nhánh HP
Vận tải sông
Vận tải khách
Trung tâm CKD
Trung tâm Đông Phong
TT dịch vụ &XKLĐ
XN SCCK và VLXD
Trung tâm DL lữ hành
Dịch vụ(lãi gộp)
707.000
1.344.000
557.000
550.000
7.000
150.000
80.000
64.135.795.856
112.965.795.856
47.735.795.856
47.235.795.856
500.000.000
3.850.000.000
7.500.000.000
1.600.000.000
1.000.000.000
860.000.000
50.000.000
800.000.000
800.000.000
Ghfdh
113,18%
113,34%
111,26%
110,33%
74,42%
70,92%
120,66%
106,38%
157,79%
87,86%
B
Đầu tư XDCB
91.000.000.0000
242,94%
C
Nộp ngân sách
1.650.000.000
D
Lợi nhuận
600.000.000
110,09%
Nguồn : Phòng KH&ĐT
1.5 Hoạt động Marketing và các chính sách cơ bản .
1.5.1 Phương thức tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Với quan hệ sẵn có với các khách hàng trong và ngoài nước cũng như các nước trên thế giới, đội tàu biển của Công ty chủ yếu khai thác trên các tuyến sau
- Vận chuyển nội địa: Than, xi măng, từ HP, Hòn Gai, Cửa Ông đi miền Trung Sài Gòn và hàng nông sản từ Sài Gòn đi Hải Phòng.
- Phương thức khai thác sản phẩm: cho thuê định hạn hoặc cho thuê hẹp hợp đồng chuyển. Qua nhiều năm khai thác Công ty thấy phương thức khai thác tàu định hạn là có hiệu quả hơn vì vậy trong thời điểm hiện nay Công ty thực hiện phương thức cho thuê tàu định hạn với hai tàu biển đang hoạt dộng tốt là tàu Thiền Quang 6.082 tấn cho King Sway Shipping Ltd thuê với giá
2.600 USD/ngày, tàu Quốc Tử Giám 7.015 tấn cho Hanara Shipping Co Ltd thuê với giá 2.680 USD /ngày và dự kiến con tàu này sẽ đem lại doanh thu cho công ty khoảng 13 tỷ đồng/năm vì vậy Công ty tàu chở hàng khô đã đem lại lợi ích kinh tế cho Công ty tăng thêm việc làm cho người lao động giải quyết một phần chi phí quả lý văn phòng
- Vận chuyển xuyên quốc gia .
Qua tổng hợp tình hình kinh tế và xuất nhập khẩu hàng hoá cho thấy những mặt hàng những luồng hàng lớn đang phát triển trong đó Singapo, Hồng Kông đang có quan hệ buôn bán với hơn 10 mặt hàng mới của Việt Nam. Tiếp đó là Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan và một số nước châu á khác .Các nước châu Âu dẫn đầu về nhập khẩu hàng Việt nam so với các nước châu Phi, châu úc, Châu Mĩ .
Tuy hàng hoá của Việt Nam đã có mặt ở gần 30 nước trên thế giới nhưng chưa có luồng hàng có khối lượng lớn đòi hỏi những tàu chuyên dụng có trọng tải lớn ngoài xăng dầu và luồng đi bằng container. Mà đội tàu của Công ty chủ yếu là các tàu biển cỡ nhỏ chi có 3 tàu biển chở hàng bách hoá -container trọng tải từ 6000-7000 tấn còn lại dều là các tàu dưới 1000 tấn chỉ chở hàng ven biển gần .Vì vậy trong thời gian tới Công ty mua thêm một số tàu lớn từ 6000-10000 tấn .
Hơn nữa Tổng công ty hàng hải Việt Nam đã đặt ra yêu cầu với các đơn vị thành viên là phải phát triển đội tàu của từng đơn vị trong những năm trước mắt để đáp ứng nhu cầu thị trường, tận dụng tối đa tiềm năng thị trường để không ngừng tăng trưởng và phát triển.Vì vậy vấn dề đặt ra đối với Công ty vận tải thuỷ bắc là phát triển đội tàu. Tiềm năng to lớn của thị trường là một thuận lợi lớn cho Công ty trong hoạt động sản xất kinh doanh của mình. Nếu có chiến lược thích hợp, Công ty có thể khai thác các tiềm năng sẵn có để thu lợi nhuận tối đa. Nhận định của Công ty là trẻ hoá và tăng cường đội tàu
1.5.2 Tình hình cạnh tranh
Hiện nay nếu so với dội tàu ở trong nước thì đội tàu của Công ty có nhiều ưu thế hơn do đội tàu trong nước chủ yếu là tàu già bình quân 19 tuổi. Tuy nhiên trong khi hoạt động trên các tuyến quốc tế thì Công ty gặp phải sự cạnh tranh của các tàu nước ngoài với ưu thế hơn về tuổi tàu và trình độ trang thiết bị trên tàu. Đặc biệt với phương thức kinh doanh chủ yếu là cho thuê định hạn thì việc có đội tàu trẻ hoá và được trang thiết bị hiện đại là hết sức cần thiết để tăng cường khả năng trên thi trường. Hiện nay Công ty có các đối tác thuê tàu truyền thống là công ty KINGSWAY SHIPPING CO, LTD và HANARA SHIPPING Co.ltd.
Có thể nói Công ty là một thi trường đầy tiềm năng trong tương lai. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được tốt nhất tiềm năng đó để không ngừng phát triển.
1.6 Tình hình quản lý các yếu tố vật chất kinh doanh
1.6.1 Tìa sản cố định và đầu tư dài hạn
Biểu 5: Nguyên giá TSCĐ và đầu tư dài hạn qua cá năm như sau:
Năm
Nguyên giá
% so nới năm trước
Số tuyệt đối
1998
1999
2000
2001
30.475.375.330
51.161.233.041
35.046.617.090
69.066.198.126
108,76
168,87
68,57
197,07
2.456.815.855
20.685.859.711
-16.114.616.951
34.019.581.036
Nguồn:Phòng kế toán –tài chính
Nguyên nhân năm 2000 Công ty đã thanh lý một số tài sản cố định vì vậy làm cho tổng TSCĐ giảm đi so với năm trước. Sang năm 2001 Công ty đã đầu tư mua thêm một tàu chở hàng hơn 7000 tấn và một tàu chở khách nên TSCĐ của Công ty tăng cao hơn nhièu so với năm 2000.
Giá trị TSCĐ của công ty tập trung lớn nhất 60% vào khối vận tải các tàu ,khối dịch vụ 10% và nhà đất 30% tổng tài sản cố dịnh và đầu tư dài hạn của công ty.
Biểu 6: Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty
Năm
1999
2000
2001
Tỷ lệ LN/TSCĐ&ĐTĐH
0,138%
0,692%
0,503%
Nguồn: Phòng Kế toán- tài chính
Như vậy hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty so với lợi nhuận thuần nhỏ hơn 1% đây là một tỷ lệ thấp, trong thời gian tới Công ty phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hơn nữa, nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả sử dụng tài sản cố định thấp của Công ty là thiếu vốn (cuối năm 2001 giá trị tscđ là 69.1066.198.126đ trong khi đó số vốn sở hữu chỉ có 5.546.637.858đ nên tscđ tăng thêm của Công ty chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng với số lãi suất thương mại nên chi phí trả lãi ngân hàng cao .
1.6.2 Đầu tư xây dựng cơ bản.
Năm 2001 Công ty đã hoàn thành nhiều hạng mục đầu tư để tăng năng lượng sản xuất làm cơ cở đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên.Cụ thể như sau:
Biểu 7: Đầu tư xây dựng cơ bản .
1.Tàu Quốc tử giám
2.Tàu thuỷ bắc-fuling
3.Tàu thuỷ bắc –stadrich
4.ôtô 8 ghế
5 ôtô 4 ghế
6.thuyền chuyên tải
7.015 DWT
194 ghế
98 ghế
1 chiếc
1 chiếc
5 chiếc
26.548 triệuđồng
4.722 triệu đồng
4.003 triệu đồng
342 triệu đồng
355 triệu đồng
200 triệu đồng
Nguồn: phòng KH&ĐT.
Tổng số vốn đầu tư thực hiện năm 2001 là 36.172 triệu đồng.
Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình quốc tế từ năm 1999 đến năm 2001 Công ty vận tải Thuỷ Bắc đã liên tục đầu tư 2 tàu biển chở hàng khô trọng tải từ 6000 đến 6500 tấn là loại tàu thông dụng trên thị trường vận tải cả trong nước và ngoài nước. Các tàu biển này đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng lực sản xuất của Công ty, tăng doanh thu vận tải một cách đáng kể. ĐH Đảng bộ lần 3 của Công ty đã khẳng định việc kinh doanh vận tải biển là nhiệm vụ sản xuát kinh doanh chính của Công ty và đề nghị Tổng công ty hàng hải Việt Nam cho đầu tư thêm 2 tàu nữa.
Năm 2001 Công ty đã mua một tàu vận tải đa năng Quốc Tử Giám
Tháng 2/2002 Công ty có thêm tàu Long Biên 6846 tấn, phòng vận tải biển sắp xếp bố trí quản lý, điều hành thật khoa học để nâng cao hiệu quả khai thác song song là làm dịch vụ đại lý tăng thêm thu nhập đồng thời tích luỹ kinh nghiệm cũng như mở rộng quan hệ bạn hàng trong và ngoài nứơc .
1.6.3 Công tác quản lý tàu của công ty.
Quản lý tàu biển trong Công ty được chia làm 2 bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau là: phòng vận tải biển và phòng kĩ thuật .
Trong công tác quản lý tàu biển Công ty luôn phải cân nhắc xem xét 2 yếu tố đối lập nhưng luôn tồn tại song hành đó là tính an toàn và tính kinh tế. Nếu quá coi trọng tính an toàn thì chi phí quản lý rất cao hiệu quả kinh tế thấp, ngược lại nếu chỉ chú trọng đến tính kinh tế mà xem nhẹ tính an toàn thì nguy cơ tiềm ẩn sẽ luôn rình rập con tàu trên lúc hành trình trên biển thậm chí sẽ gây tổn thất lớn về người và tài sản vì vậy Công ty luôn đưa tàu đi bảo dưỡng đúng định kỳ đầu tư trang thiết bị an toàn tối thiểu … nên Công ty không để xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Việc lập và thực hiện các kế hoạch quản lý trên cơ sở hiểu rõ môi trường làm việc vùa đảm bảo tính an toàn vừa hiệu quả kinh tế “phòng bệnh hơn chữa bệnh” thường xuyên tự kiểm tra định kỳ để khi phát hiện ra có vấn đề thì sẽ được xử lý ngay đồng thời phòng ngừa được khả năng phát sinh ra vấn đề với chi phí thấp nhất.
Khi một con tàu rời cảng đơn độc trên đại dương mênh mông trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt của biển mà máy chính và các máyphụ phải hoạt động trong vài tuần thậm chí hàng mấy tháng trời chỉ cần chểnh mảng một lúc trong công việc bảo dưỡng hàng ngày thì rất có thể “cái sẩy nảy cái ung”, gỉ sẽ lan nhanh khắp boong tàu máy móc có thể phát sinh sự cố …Bởi vậy bước quản lý tàu biển đầu tiên là Công ty phải lập kế hoạch và thời gian bảo dưỡng trên cơ sở lý giải tình trạng hiện tại của tàu. Sau đó thuyền viên trên tàu xem xét kiểm tra tình trạng hiện tại của tàu và máy móc trên tàu lập kế hoạch chi tiết cụ thể và tiến hành bảo dưỡng. Công ty nắm bắt thường xuyên tình trạng mới nhất của tàu qua báo cáo định kì gửi về cho Công ty nhờ đó sẽ giảm được chi phí quản lý tàu và còn phòng ngừa được sự cố tai nạn có thể xảy ra.
Chi phí quản lý tàu thay đổi theo chủng loại tàu cỡ tàu và tuổi tàu do đó dù các tàu có cùng cỡ và chủng loại thì Công ty đưa ra kế hoạch quản lý riêng cho từng loại như: (lập kế hoạch bảo dưỡng riêng cho từng tàu, số lượng thuyền viên trên mỗi tàu là bao nhiêu tàu chạy trên các tuyến hàng hải nào thời gian chạy bao lâu …) để có chi phí quản lý thích hợp nhất .
1.6.4. Quản lý vốn .
Công ty vận tải Thuỷ Bắc được nhà nước giao quản lý và bảo toàn 3,8 tỷ đồng tiền vốn đến nay Công ty đã bảo toàn và phát triển được số vốn cụ thể là
Biêu 8 : Nguồn vốn kd của công ty
Năm
Tổng NVốn
%tăng/năm trước
Vốn CSH
%VSH/NV
1997
1998
1999
2000
2001
39.266.518.818
48.110.520.593
71.131.233.280
70.011.257.198
94.448.247.193
22,52
47,84
-1,57
34,9
5.996.751.266
6.398.278.994
6.105.772.896
5.512.438.991
5.546.637.858
15,27
13,3
8,59
7,88
5,88
Nguồn: phòng KT-TC
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng lên nhưng chủ yếu là nguồn nợ dài hạn (thường chiếm khoảng60-70% tổng NV) của Công ty. Còn nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ lệ thấp (xem bảng trên) so với tổng nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn CSH đang có xu hướng giảm về tỉ lệ là do các nguồn vay ngắn hạn, dài hạn & các nguồn vay khác của công ty có xu hướng tăng ( bởi vì công ty phải đầu tư mua tàu mới bằng nguồn vốn vay với số lượng lớn). Nguyên nhân nữa là do chênh lệch đánh giá lại TSCĐ.
Xét về cơ cấu vốn bình quân các năm vốn chủ sở hữu chiếm từ 5 –16% so với số tổng số vốn, vốn vay ngắn hạn chiếm từ 40-50% so với tổng số vốn và nợ dài hạn từ 60-70% so với tổng sô vốn.
Ngoài ra Công ty phải cân đối nguồn vốn kinh doanh của mình, nguồn vốn CSH của Công ty chủ yếu tích luỹ từ các quỹ doanh nghiệp được để lại.
Như vậy vốn của doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn để đầu tư mua sắm TSCĐ như mua tàu,dụng cụ sản xuất ,nhà xưởng
1.6.5 Nộp ngân sách toàn công ty
Các khoản công ty đã phải nộp cho nhà nước trong những năm qua là:
Biểu 9 : Báo cáo kết quả thực hiện ngân sách của công ty
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
1.Thuế Dthu
2. Thuế lợi tức
3. Thuế VAT
4. Thuế XNK
5.Thuế khác
6.Thuế môn bài
7.Thuế đất
8.Thu tiền vốn
9.Thuế TNDN
Tổng
629.083.397
20.523.730
157.902.953
1.292.930
13.583.000
79.889.596
920.275.579
628.103.044
2.020.732
630.123.776
50.523.726
251.043.610
884.938.433
1.950.000
11.980.500
1.436.592.989
10.810.032
932.482.071
1.132.294.852
297.254.322
5.638.200
41.542.006
977.081.221
3.417.102.704
Nguồn: phòng KTTC
Qua bảng trên ta thấy hàng năm Công ty đều thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và ngân sách nộp năm sau luôn cao hơn năm trước làm cho Công ty ngày càng xứng đáng đóng vai trò nhất định trong hàng ngũ doanh nghiệp của nhà nước năm 2000 tăng gấp 2,38 lần /2000 đây là tỷ lệ hiếm thấy trong các doanh nghiệp Nhà nước.
1.7. Kết quả kinh doanh
Theo báo cáo tổng kết 10 năm thành lập công ty có
- Về doanh thu: Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sxkd hàng năm được giao với tốc độ tăng trưởng cao cụ thể là
Doanh thu (giá trị tsl) năm 1993 đạt 5,247 tỷ đồng .
Doanh thu (giá trị tsl) năm 2002 đạt 106,1 tỷ đồng.
Như vậy kết quả thực hiện giá trị tổng sản lượng năm 2002 so với năm 1993 doanh thu tăng gấp 20 lần tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 200% .
- Nộp ngân sách
Hàng năm Công ty làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đầy đủ với mức tăng dần (mặc dù phần kinh doanh vận tải biển không phải nộp thuế GTGT)
Số nộp ngân sách 1993 là : 211 triệu đồng
2002 là : 3151 tỷ đồng
Sau 10 năm nộp ngân sách tăng gấp 15 lần, tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 150%
- Lợi nhuận: lợi nhuận đảm bảo tăng năm sau cao hơn năm trước .
LN đạt được năm 1993 : 34 triệu đồng
2001 : 505 triệu đồng
Lợi nhuận của Công ty nếu so với công ty vận tải biển khác trong cùng Tổng công ty còn là một số liệu khiêm tốn nhưng đối với công ty vận tải Thuỷ Bắc với 95% vốn trong kinh doanh là vốn vay, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong nước cũng như trong khu vực, Công ty đã nỗ lực dồn toàn bộ tâm sức vào kinh doanh, trả gốc vay, trả lãi vay đảm bảo thời gian thu hồi vốn theo đúng kế hoạch vay của nhà nước thì đây là một thắng lợi vô cùng to lớn và lợi nhuận đạt được năm 2002 so với năm 1993 của công ty tăng 14.9 lần.
Toàn bộ số liệu thể hiện qua biểu báo cáo kết quả kinh doanh 10 năm sau đây
Biểu10 : kết quả kinh doanh 10 năm 93-02
Các chỉ tiêu
Doanh thu (triệu đồng)
Nộp ngân sách
Lãi (triệu đồng)
đầu tư chiều sâu
Thu nhập
Năm
Thực hiện
Tỷ lệ%
Thực hiện
%tăng
Thực hiên
%tăng
Triệu đồng
Bq (trđ)
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
5.247
18.021
24.192
26.598
26.673
34.714
36.557
42.240
73.643
160,1
125
204
183
173
199
184
211
640
627
749
530
868
1974
1.371
3.099
3.151
83
174
282
152
194
100
34
6
80
2
32
42
70
46
116
505
100
210
140
92
105
101
339
25.737
6.368
2.258
4.282
7.335
23.836
2.251
35.257
37.116
0,28
0,34
0,45
0,855
0,903
0,660
0,74
1,167
1,387
1,598
Nguồn: Phòng kế toán tài chính.
Như vậy ta thấy quy mô kinh doanh sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, thu nhập bình quân tăng theo các năm chứng tỏ đời sống của cán bộ công nhân viên trongtoàn Công ty ngày càng được cải thiện, đây là một điều kiện để cho mọi người trong Công ty càng gắn bó với công việc hơn, trung thành với Công ty hơn. Qua đó chứng tỏ Công ty làm ăn ngày càng hiệu quả:
Biểu 11: Báo cáo kết quả kinh doanh
Cụ thể về các mặt như sau
TT
Đơn vị
Doanh thu theo lãi gộp
2000
2001
2002
1
2
3
4
5
6
7
8
Vận tải biển
Vận tải sông
Vận tải khách
TT CKD
TT Đông Phong
TT Dịch vụ và XKLĐ
XN SCCK & VLXD
Dịch vụ
18149489478
3289600908
2872899966
1459830890
506848596
222938151
90670964
678195.282
22040000000
3600000000
7939000000
1900000000
1000000000
436000000
120000000
800000000
42177304580
3460389366
6797873211
2150000000
1410000000
663000000
47000000
1417489609
Tổng số
678279474235
37835000000
58123065766
Nguồn: Phòng KT- TC
Qua bảngtrên ta có thể thấy doanh thu (theo lãi gộp) của Công ty tăng liên tục trong những năm qua, chứng tỏ Công ty đang trên đà phát triển mạnh. Đặc biệt chúng ta thấy rằng trong các mặt hoạt động của Công ty thì vận tải vẫn chiếm tỷ trọng cao, giữ vai trò là nhiệm vụ chính của Công ty khoảng 90% tổng DT, trong đó vận tải biển chiếm khoảng 60% tông DT. Như vậy việc điều hành tàu có nhiều tiến bộ, quản lý ngày một chặt chẽ hơn, đặc biệt là phòng vận tải biển đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thường trực, triển khai bộ luật quản lý an toàn Quốc tế của Công ty. Song song với việc đó, việc triển khai khai thác làm dịch vụ đại lý cũng tăng theo các năm, góp phần làm tăng doanh thu của Công ty, tăng thu nhập, tích luỹ kinh nghiệm cũng như mở rộng quan hệ bạn hàng trng và ngoài nước.
1.8. Những thuận lợi và khó khăn.
1.8.1. Thuận lợi.
- Công ty là thành viên của Tổng công ty hàng hải Việt nam nên luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tổng công ty, thuận lợi quan hệ đối tác
- Tập thể Công ty có sự đoàn kết , nhất chí cao, phát huy được quyền làm chủ cơ sở , tự chủ trong sản xuất kinh doanh
- Sau 5 năm phấn đấu vươn lên , tình hình sản xuất kinh doanh của công ty bước đầu đã có những kinh nghiệm và thị trường trong kinh doanh vận tải biển và trong các lĩnh vực thương mại, xuất khẩu lao động và các lĩnh vực kinh doanh khác.
- Vị trí dịa lý : Trụ sở chính nằm ngay trung tâm TP Hà Nội gần với các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng công thương Đống Đa và ngân hàng đầu tư tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn,giao dịch và thanh toán .
- Kinh tế ngày càng phát triển , nhu cầu vận tải thuỷ và các dịch vụ cũng phát triển theo , tạo cơ hội lớn cho công ty .
1.8.2. Những khó khăn.
Do điểm xuất phát thấp nên tiềm lực của Công ty còn nhiều hạn chế về các vấn đề sau :
* Cơ sở vật chất , phương tiện vận tải .
- Công ty hình thành và hoạt động vào thời điểm nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp (cơ chế cấp vốn) nên cơ sở vật chất nghèo nàn, đội tàu mỏng, trọng tải nhỏ chỉ có 2 tàu biển trên 400 tấn (có ban đầu).
- Năm 96-97 Công ty chịu tác động của sự biến động lớn về tổ chức đặc biệt việc gia nhập là thành viên tổng công ty HHVN, toàn bộ chi nhánh bao gồm hầu hết trụ sở , nhà cửa, đất đai toàn bộ đội tàu sông và vào khoảng 40 lao động tách khỏi công ty, tư tưởng cán bộ công nhân viên có nhiều xáo động.
* Vốn kinh doanh .
Từ việc nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp, cấp phát vốn nên với tổng số vốn tự bổ sung và vốn ngân sách cấp khi thành lập xấp xỉ 5 tỷ đồng là một khó khăn lớn đối với hoạt động SXKD của công ty vận tải Thuỷ Bắc. Suốt cả thời gian qua công ty phải kinh doanh với vốn vay là chủ yếu(vốn vay chiếm 90-95%) do đó chi phí trả lãi ngân hàng rất lớn. Thời gian được phép vay vốn ngắn không phù hợp với chế độ khấu hao tài sản cố định nên việc trả gốc vay ngân hàng đúng thời hạn luôn tạo sự căng thẳng cho tài chính công ty.
* Trình độ năng lực quản lý của cán bộ :
Đội ngũ CBCNV làm công tác quản lý trước đây chủ yếu chủ yéu làm công tác quản lý nhà nước (trước đây là văn phòng cục đường sông VN) Theo cơ chế hành chính bao cấp, chưa quen với thị trường cạnh tranh , phần lớn cán bộ lớn tuổi, bị hạn chế về sức khoẻ, tính năng động , trình độ ngoại ngữ, vi tính , cán bộ thiếu kinh nghiệm về vận tải biển , xuất nhập khẩu và mối quan hệ quốc tế.
* Trình độ chuyên môn của thuyền viên :
Lực lượng thuyền viên đã quen với phong cách làm việc trên các tàu sông và tàu nhỏ chạy trong nước nên có trình độ chuyên môn tay nghề còn thấp ,chưa chính quy.
* áp lực cạnh tranh
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tạo cho Công ty một môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh khốc liệt cùng với nhu cầu vận tải đi lại của khách hàng càng gia tăng thì sự cạnh tranh giữa các xí nhiệp, công ty ngày càng lớn. Để tồn tại và phát triển được đòi hỏi Công ty phải chú trọng đầu tư đổi mới TSCĐ, không ngừng nâng cao trình độ lành nghề của cán bộ quản lý và công nhân viên, tìm cách hạ giá thành . Đây là một khó khăn tương đối lớn đặt ra với Công ty.
Tuy nhiên trong nhiều năm qua dưới sự lãnh đạo của quận uỷ Đống Đa được sự giúp đỡ trực tiếp của Tổng công ty và các cơ quan có liên quan cùng sự phấn đấu không ngừng vươn lên của tập thể ban lãnh đạo công ty, toàn bộ các mặt của Công ty vận tải Thuỷ Bắc được thay đổi hoàn toàn cả về lượng và chất đã luôn đạt được những thành tựu khích lệ, khả quan. Đặc biệt sản xuất kinh doanh đã tăng đáng kể nhờ xác định đúng phương hướng kinh doanh và s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC596.doc