Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế biển thật sự chưa tương xứng với với tiềm năng
to lớn mà biển mang lại cho tổ quốc Việt Nam. Chúng ta mới tập trung ở khâu đánh bắt,
nuôi trồng thuỷ sản nhưng hầu hết cũng với những phương tiện thô sơ do nguồn vốn của
ngư dân còn hạn chế; Du lịch biển chỉ phát triển tương đối khá ở Nha Trang, Tuần Châu
- Hạ Long nơi tổ chức những cuộc thi mang tính quốc tế, còn những bãi biển khác hình
như vẫn còn nằm im chờ đợi cơn gió mới; Thể thao biển với những cuộc đua thuyền,
lướt ván vẫn còn nằm trong kế hoạch và việc du lịch “ Long cung, đảo nổi” với các nàng
tiên cá như ở Xingapore chỉ là những điều mơ ước.
Trong thời gian qua, ngành khai thác dầu khí đã có một bước tăng trưởng tương
đối khá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên, tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, hiện cũng chỉ đang khai
thác ở dạng thô, yếu tố rủi ro còn nhiều và phụ thuộc mạnh mẽ vào công nghệ nước
ngoài; quá trình khai thác dầu khí cũng như một số tài nguyên khác đã làm ô nhiễm
biển.Giao thông vận tải thì phát triển chưa đủ mạnh, các loại hình giao thông còn rất
thô sơ, kém chất lượng không thể cạnh tranh lại với các nước khác trong khu vực và
thế giới như: Hoa Kì, Nhật Bản, Singrapore Việc tận dụng các nguồn năng lượng
mới từ biển như: sóng, thủy triều thì chưa thực hiện đượ
59 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá khái quát tiềm năng và đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế biển - đảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất ra các sản phẩm mỹ
nghệ và sử dụng nhiều trong lĩnh vực y học. Bên cạnh đó khu vực quần đảo Trường Sa
còn có trữ lượng dầu khoảng 6 tỷ thùng, trong đó khí chiếm khoảng 70 %. Đây là một
nguồn năng lương dự trữ tương đối lớn để giúp Việt Nam trong tương lai có thể phát
triển một nền công nghiệp toàn diện.
3.4 Huyện đảo Phú Quý:
Gồm 8 đảo lớn, nhỏ với diện tích khoảng 16 km2 và dân số hơn 18.000 người là
huyện đảo có mật độ dân số rất cao hơn 1000 người/km2, đây là một nguồn lao động
rất dồi dào đáp ứng tốt chương trình phát triển kinh tế của huyện đảo. Phú quý nằm
Trang 23
trong phạm vi của một ngư trường lớn Ninh Thuận – Bình Thuận nên có một nguồn
lợi thủy hải sản vô cùng phong phú, vùng biển này còn là nơi cư trú của nhiều loài cá
mập – một loài cá quý hiếm và có giá trị rất cao, chính vì thế ngư dân ở đây còn có
nghề câu cá mập và nghề bán vây cá đem lại lợi nhuận to lớn. Huyện đảo Phú Quý còn
có vị trí quan trọng là nằm trên trục đường biển quốc tế thuận lợi trong việc phát triển
các hoạt động dịch vụ hàng hải, đã được xác định là một trung tâm kinh tế biển, khu
công nghiệp chế biến và dịch vụ hàng hải. Trong tương lai Phú Quý sẽ trở thành khu
kinh tế đầu tiên được xây dựng theo mô hình đặc khu kinh tế biển.
3.5 Huyện Côn Đảo:
Côn Đảo nằm
cách thành phố Vũng
Tàu khoảng 180 km với
diện tích khoảng 76
km2 và dân số khoảng
6000 người. Xung
quanh đảo có ngư
trường rộng lớn với
tiềm năng lớn về khai
thác, đánh bắt thủy hải
sản xa bờ, dịch vụ hậu
cần nghề cá và là nơi
phục vụ tránh trú bão
cho tàu thuyền của cả
khu vực rộng lớn. Với
chiều dài đường bờ
biển hơn 200 km bao
quanh, vùng biển Côn
Đảo còn có tiềm năng
lớn về dầu khí. Hiện tại
trong khu vực này đã
được tiến hành khai
thác ở một số mỏ và thu
về nguồn ngoại tệ rất
cao. Côn Đảo còn có vị
trí thuận lợi về giao
thương trong nước và quốc tế, nằm trên vùng biển phía Nam, cửa ngỏ ra vào của các
tỉnh Nam Bộ, gần đường hàng hải quốc tế (từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam) và
nhiều tuyến đường bay quốc tế đi ngang khu vực này. Có cơ sở hạ tầng tương đối mới
và đồng bộ thuộc loại khá cao so với các huyện đảo khác và mang dáng dấp của một
đô thị. Bên cạnh đó với hệ thống di tích lịch sử cách mạng và khu Vườn quốc gia Côn
Đảo với hệ động thực vật nguyên sinh, đa dạng phong phú với nhiều loài đặc hữu,
nhiều cảnh quan thiên nhiên rừng, biển đã mở ra tiềm năng to lớn cho việc phát triển
một nền kinh tế toàn diện ở huyện đảo này.
4. Các đảo và quần đảo thuộc vùng biển Tây Nam:
Đây là khu vực có nhiều đảo thứ hai ở nước ta với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ
như: Phú Quốc (568 km2), Thổ Chu ( 17,5 km2), Các đảo ở đây được tổ chức thành
Trang 24
Bản đồ 2.1: Quần đảo Côn Đảo
2 huyện đảo là huyện đảo Phú Quốc (gồm đảo Phú Quốc và quần đảo Thổ Chu), và
huyện đảo Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang.
4.1. Huyện đảo Phú Quốc:
Huyện đảo Phú Quốc
có diện tích 593 km2 với số
dân hơn 50.000 người-là
huyện đảo có số dân đông
nhất, cách thị xã Hà Tiên 46
km. Phú Quốc có nhiều điều
kiện thuận lợi hơn các đảo
khác nên trong những năm
gần đây đã được đầu tư phát
triển một cách mạnh mẽ. Là
một đảo lớn, trên đảo có tầng
đất rất dày, nguồn nước ngọt
phong phú (bao gồm cả
nguồn nước mặt và nước
ngầm) nên rất thuận lợi để
phát triển ngành trồng trọt
đặc biệt là trồng cây công
nghiệp như: tiêu, dừaNơi đây còn thích hợp để phát triển chăn nuôi và trồng rừng.
Mặc dù Phú Quốc nằm trong một vùng biển nông nhưng một số nơi cũng có những
vũng, vịnh tương đối kín và độ sâu vừa phải- đó là một điều kiện thuận lợi để xây
dựng các cảng biển (cảng An Thới). Phú Quốc được mệnh danh là “Đảo Ngọc” vì
xung quanh đảo có rất nhiều bãi biển đẹp, cát trắng mịn rất hấp dẫn với du khách như:
Bãi Khem, Bãi Sao, Bãi Vòng, Bãi Dương Đông...kết hợp với vườn quốc gia Phú
Quốc đây là một tiềm năng to lớn để Phú Quốc kết hợp mô hình du lịch giữa nghĩ
dưỡng và nghiên cứu khoa học rất độc đáo. Không những thế, Phú Quốc còn nằm
trong một vùng rất giàu có về nguồn lợi mà thiên nhiên đã ban tặng cho đó chính là
thủy hải sản, trữ lương hải sản ở đây không nhiều nhất cả nước nhưng bù lại nơi này
có trữ lượng cá nổi rất cao và hầu hết là những loài có giá trị kinh tế như: cá thu, cá
chim, tôm, sò, mực
Không chỉ thuận lợi về vị trí tự nhiên mà ngay cả về vị trí kinh tế - xã hội Phú
Quốc cũng hội tụ biết bao là điều kiện thuận lợi. Nằm trong vùng tiếp cận với các quốc
gia có nền kinh tế phát triển năng động như: Singapore, Malaysia, Thái Lanvì vậy,
Phú Quốc sớm có điều kiện để phát triển và hội nhập kinh tế. Đặc biệt, khi kênh đào
Kra thực hiện thì Phú Quốc sẽ là nơi trung chuyển và quá cảnh cả về tuyến hàng hải và
giao thông quốc tế.
4.2. Huyện đảo Kiên Hải:
Gồm một hệ thống các đảo ven bờ với tổng diện tích 39 km2 và số dân hơn
20.000 người. Dù nằm trên vùng vịnh Thái Lan như đảo Phú Quốc nhưng Kiên Hải
không hội đủ những điều kiện thuận lợi như Phú Quốc vì bản thân là các đảo nhỏ nên
mạng lưới cơ sơ hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải đòi hỏi khi xây dựng là rất tốn
kém. Kiên Hải tuy không so bằng Phú Quốc về tiềm năng nhưng bù lại có một nguồn
thủy hải sản phong phú và một số đảo có phong cảnh đẹp – đây cũng là một động lực
lớn trong quá trình phát triển và hội nhập của huyện.
Trang 25
Bản đồ 2.2 Huyện đảo Phú Quốc
III. Tiềm năng về phát triển kinh tế của biển – đảo Việt Nam:
1. Tiềm năng về phát triển kinh tế:
Bản đồ 2.3: Tìềm năng phát triển kinh tế biển – đảo Việt Nam
Trang 26
Cũng như nhiều vùng biển và nhiều quốc gia có vùng biển khác, biển Việt Nam
tạo cho đất nước có vị thế địa kinh tế quan trọng, không gian biển chứa đựng nguồn tài
nguyên phong phú và to lớn bao gồm cả biển quốc gia và biển quốc tế, cả vùng trời,
mặt nước, lòng biển và lòng đất dưới đáy biển.
Biển chứa đựng trong lòng nhiều loại tài nguyên có ý nghĩa kinh tế to lớn. Đó là
tài nguyên địa kinh tế với ý nghĩa mặt tiền mở cửa hướng ra quốc tế. Lịch sử nhân loại
cho thấy các quốc gia công nghiệp phát triển đều đã lợi dụng thành công yếu tố biển-
đảo cho sự phát triển. Sự hùng mạnh của kinh tế biển – đảo, khoa học công nghệ chính
là một bộ phận hợp thành của sức mạnh kinh tế và tiềm lực khoa học – công nghệ
quốc gia.
Vùng trời trên biển là tài nguyên phát triển du lịch hàng không Ngoài ra, biển
còn là nhân tố có ý nghĩa lớn điều hòa khí hậu, là nơi chứa đựng các nguồn năng lượng
thủy triều, năng lượng gió, năng lượng sóng biển Có thể khai thác trong tương lai.
Tiềm năng to lớn của biển kết hợp với việc hình thành các đồng bằng châu thổ
và đồng bằng ven biển khá màu mỡ đã tạo nên nét đặc thù của nền nông nghiệp “ châu
Á gió mùa”, những ngành nghề kinh tế đặc trưng thuần biển, làm muối, hàng hải
cùng với những lễ hội của ngư dân vùng ven biển, vùng đảo đã tạo nên một sắc thái
độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Là một trong những quốc gia biển, yếu tố biển đã không chỉ có ảnh hưởng
mạnh đến đời sống của con người Việt Nam mà còn gắn với “Văn minh lúa nước”.
Biển, đã, đang và sẽ còn tiếp tục góp phần cùng với các lưu vực của hệ thống sông Mê
Kông, sông Hồng kiến tạo nên 2 đồng bằng phì nhiêu ở 2 đầu đất nước. Đặc biệt, nền
văn minh sông Hồng lâu đời của người Việt chịu tác động sâu sắc và liên tục của dòng
chảy sông Hồng nơi chắn sóng – bồi tụ đến đâu con người ra đến đấy. Lớp lớp những
truyền đê quay chắn sóng vươn về phía biển nối thành đường đi để được thay bằng con
đê mới, để tạo nên một nét đặc sắc trong lịch sử phát triển của đồng bằng châu thổ
sông Hồng. Có lẽ “ văn hóa đê điều” là một trong những nét độc đáo và lâu đời nhất
mà yếu tố biển đã góp phần tạo ra cho cư dân nông nghiệp vùng ĐBSH gắn với truyền
thuyết 50 người con trai theo cha là Lạc Long Quân xuống biển mỡ ra bờ cõi dựng
nên cơ nghiệp. Đồng thời, những ngành nghề kinh tế “thuần biển” và trên biển cũng
từng bước dần dần hình thành và phát triển tồn tại cho đến tận ngày nay.
Nói chung, biển đã mang lại cho tổ quốc ta nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú và đa dạng :
1.1. Tài nguyên sinh vật:
Tài nguyên sinh vật của vùng biển – đảo Việt Nam được đánh giá là khá phong
phú. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao
như: cá thu, cá chim, cá nục, cá trích trong đó các loài cá nổi chiếm tới 63% tổng
lượng cá biển. Ngoài ra biển nước ta còn có 1647 loài giáp xác, trong đó có 70 loài
tôm, có loài có giá trị xuất khẩu cao như: tôm hùm, tôm he, tôm rồngcó hơn 2500
loài nhuyễn thể và hơn 600 loài rong biển. Theo đánh giá mới nhất của Bộ thủy sản
Việt Nam thì vùng biển Việt Nam có tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn
và cho phép khai thác hàng năm là 1,9 triệu tấn, trong đó vùng gần bờ khoảng 500.000
tấn, còn lại là vùng biển xa bờ.
Trang 27
• Động vật:
Theo tài liệu
nghiên cứu về “đặc điểm
nguồn lợi cá biển Việt
Nam, trữ lượng và khả
năng khai thác”, cho biết:
vùng biển nước ta có 15
ngư trường khai thác
chính. Hầu hết các ngư
trường này nằm dọc theo
các vùng nước ven bờ
gần các đảo có độ sâu
trên dưới 200m. Gồm:
- Vùng vịnh Bắc
Bộ: có 3 ngư trường mùa
vụ khai thác từ tháng 6
đến tháng 8:
+ Ngư Trường 1:
Nằm ở khu vực xung
quanh đảo Bạch Long Vĩ
có độ sâu 50m, với các
loài cá chiếm ưu thế là cá
nục, cá tráp.
+ Ngư Trường 2: Nằm giữa vịnh Bắc Bộ có độ sâu 50m. Đối tượng đánh bắt là cá
tráp, cá nục, cá phèn khoai, cá lượng.
+ Ngư Trường 3: Nằm ở phía Nam vịnh, xung quanh đảo hòn Mê, Hòn Mát có độ
sâu khoảng 20m, với các loài cá chính là cá phèn, cá mối thường, cá lượng, cá khế.
- Vùng biển Miền Trung có 5 ngư trường, mùa khai thác chính là từ tháng 4 đến
tháng 7.
+ Ngư Trường 4: Quanh đảo Hòn Gió (Thuận An) có độ sâu 45 – 70m, với các
loài cá có sản lượng lớn là cá lượng, cá phèn, cá mối thường, cá bạch điều.
+ Ngư Trường 5: Nằm ở Đông Bắc đảo cù lao chàm với độ sâu dao động từ 100-
300m, đáy bùn cát, các loài cá đánh bắt chủ yếu là: cá mối thường, cá ngân, cá phèn.
+ Ngư Trường 6: Nằm ở Tây Bắc Đà Nẵng (kéo dài theo hướng Đông Nam – Tây
Bắc) có độ sâu 50 – 200m, với các loài cá đánh bắt được là cá tráp, cá ngân, cá mối
thường, cá lượng.
+ Ngư Trường 7: Vùng gò nổi 125 ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng, có độ sâu
215m, đáy trầm tích hữu cơ, và các loài cá đánh bắt là cá đỏ môi, cá hổ đầu nhỏ.
+ Ngư Trường 8: Vùng gò nổi Marges – Seamouth nằm theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam, ngoài khơi Quy Nhơn có độ sâu từ 290 – 350m và độ dốc gò nổi là từ 200-
300, rất thích hợp với nghề kéo lưới đáy.
- Vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ có 5 ngư trường:
Trang 28
Hình 2.1: Một khu vực cảng cá ở Việt Nam
+ Ngư Trường 9: Vùng gò nổi ngoài khơi tỉnh Ninh Thuận có độ sâu 280m với
đối tượng đánh bắt chính là cá đỏ môi chiếm 62% tổng sản lượng loài cá đánh bắt
được tại ngư trường này.
+ Ngư Trường 10: Nằm ở phía Đông Phan Thiết, mùa vụ đánh bắt chính là từ
tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Vùng biển có nhiều loài cá mối vạch (có thể đánh bắt
được chúng quanh năm), cá tráp đuôi dài, cá nục sồ, cá mối thường.
+ Ngư Trường 11: Nằm ở phía Nam cù lao Thu có độ sâu 50 – 200m. Mùa khô
(từ tháng 11- 3 năm sau) là mùa đánh bắt chính, nhưng có thể khai thác quanh năm vẫn
được (vào tháng 4 – 7 năng suất giảm). Các loại đánh bắt chính là cá mối vạch, cá tráp
đuôi ngắn, cá mối thường, cá hồng và cá phèn khoai.
+ Ngư Trường 12: Nằm quanh khu vực đảo Côn Sơn, đáy cát mịn và vô số vỏ sò,
có độ sâu 25 – 40m. Mùa khai thác chính là giai đoạn giao mùa giữa thu sang đông với
các loài cá đánh bắt được là cá nục sồ, cá hồng, cá mối thường, cá chỉ vàng, cá phèn,
cá lượng.
+ Ngư Trường 13: Nằm ở cửa sông Hậu, có độ sâu 10 – 12m, có thể khai thác
quanh năm. Mật độ cá tập trung cao nhất là khu vực cửa sông Hậu, cá quan trọng ở
đây là: cá sạo, cá trích, cá khế, cá hồng đỏ.
- Vùng vịnh Thái Lan có 2 ngư trường gồm:
+ Ngư Trường 14: Nằm ở ở vùng ven bờ biển Tây Nam Việt Nam chỉ sâu khoảng
10 – 15m có thể đánh bắt với năng suất cao quanh năm. Các loại cá chính là cá liệt
(chiếm 70% sản lượng đánh bắt hàng năm), cá chỉ vàng, cá hồng, cá lượng.
+ Ngư Trường 15: Nằm ở phía Tây Nam đảo Phú Quốc sâu 10 – 15m, cũng có
thể khai thác quanh năm với sản lượng cao. Các loài cá chủ yếu ở đây là cá liệt (chiếm
25 – 30%), cá chỉ vàng, cá hồng, cá cơm, họ cá căng
Về trữ lượng cá lớn nhất là tập trung ở vùng biển Đông Nam Bộ chiếm khoảng
44% tổng trữ lượng thuỷ sản, còn các vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và ĐBSCL chỉ
chiếm từ 18 – 20%. Riêng về trữ lượng cá nổi thì vùng biển Đông Nam Bộ cũng chiếm
tới 30% tổng trữ lượng cá nổi toàn quốc, kế đến là vùng biển Trung Bộ khoảng từ 18-
28%.
Bờ biển nước ta dài 3260
km, có 112 cửa sông lạch và
414.000 ha mặt nước vùng triều
rất thuận lợi cho ngành nuôi trồng
thủy hải sản nước lợ và nước mặn
như : tôm, cua, sò huyết, rùa,
ngọc trai, rong câuMột nguồn
lợi đáng kể từ biển là chim biển;
các loài chim biển ở nước ta cũng
rất phong phú như: hải âu, bồ
nông, yếntheo tính toán của các
nhà khoa học thì tích tụ phân
chim lâu đời trên các đảo cho trữ
lượng phân bón đến hàng chục
triệu tấn. Ở những nơi biển nông
như quanh quần đảo Hoàng Sa,
Trang 29
Hình 2.2: Chim Yến và tổ của nó
Trường Sa, đảo Phú Quốc có rất nhiều tập đoàn san hô sinh sống và phát triển thành
rừng. Trong tương lai nguồn dự trữ này sẽ phục vụ rất tốt cho các ngành sản xuất nông
nghiệp ở nước ta. San sô là một loài động vật rất có giá trị, trước hết nó có khả năng
bảo vệ môi trường biển, là nơi cư trú của nhiều loài tôm, cá. Sản phẩm của san hô
được dùng rất phổ biến như: làm thuốc trong y học, làm đồ mĩ nghệ Đặc biệt, nơi
đây còn có đặc sản về tổ yến với giá trị kinh tế rất cao. Tổ yến là do chim yến dùng
nước bọt của mình làm tổ vào mùa sinh sản trên các vách núi đá cheo leo (nhất là vùng
biển duyên hải Miền Trung) - là một nguồn lợi rất lớn không chỉ cho nhu cầu trong
nước mà còn cho xuất khẩu.
• Thực vật:
Một đặc trưng nổi
bật của hệ sinh thái ven
biển Việt Nam là rừng
ngập mặn đóng vai trò rất
quan trọng ở vùng cửa
sông ven biển. Trên thế
giới rừng ngập mặn chỉ
phân bố ở khu vực xích
đạo và nhiệt đới ở cả hai
bán cầu. Ở Việt Nam, hệ
sinh thái rừng ngập mặn
phân bố ở cả hai miền
Bắc và Nam, nhưng chủ
yếu phân bố ở Nam Bộ,
tập trung ở hai vùng
chính là bán đảo Cà Mau
và rừng sát Cần Giờ.
Trước đây, Việt Nam có
khoảng 450.000 ha rừng
ngập mặn, nhưng hiện
nay chỉ còn khoảng
300.000 ha. Diện tích rừng thay đổi là do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt là sự
sử dụng vũ khí hoá học trong chiến tranh chống Mỹ.
Nhìn chung, hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam có tính đa dạng sinh học rất
cao và giá trị hệ sinh thái rừng vô cùng lớn. Về hệ thực vật có 77 loài, thuộc 44 họ
thực vật bậc cao và 120 loài tảo như: tảo lục, tảo lavề cá có 258 loài, 173 loài thân
mềm, và 386 loài chim. Rừng ngập mặn cung cấp gỗ, củi, than, các loại cây làm thuốc,
làm phân xanh, cây cho mật ong nuôicác loài động vật trong rừng cho thịt, lông, da
và nhiều nguồn lợi thủy hải sản khác; đóng vai trò quan trọng trong việc giữ đất phù
sa, ngăn chắn sóng biển và bảo vệ vùng bờ. Rừng ngập mặn còn là cảnh quan sinh thái
hấp dẫn cho du lịch nghiên cứu và nghĩ dưỡng. Rừng ngập mặn ở Việt Nam chia làm 4
khu vực chính:
- Khu vực 1:
Bờ biển khu Đông - Bắc (từ Móng Cái đến Đồ Sơn). Hiện nay do khai thác quá
mực nên rừng ngập mặn đã bị tàn phá nhiều và một số nơi chỉ còn là những cây bụi
thấp.Vì vậy đây là khu rừng có tiềm năng không lớn về kinh tế.
Trang 30
Hình 2.3: Rừng ngập mặn Cà Mau
- Khu Vực 2:
Ven Biển đồng bằng Bắc Bộ (từ Đồ Sơn đến Lach Trường). Nơi này chủ yếu là
rừng trồng, nhiều nơi cũng bị phá để lấy diện tích nuôi tôm, cuacho nên giá trị lớn
nhất ở đây là tận dụng mặt nước trong rừng để nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế
cao.
- Khu vực 3:
Bờ biển Miền Trung từ Lạch Trường đến Vũng Tàu, nơi này do có điều kiện tự
nhiên không thuận lợi cho rừng ngập mặn phát triển, nên chỉ gặp một ít ở phía trong
các cửa sông và một vài bán đảo ( Cam Ranh, Quy Nhơn) hay ở một số đầm nước mặn
Lăng Cô, chân đèo Hải Vân. Rừng ở đây có tác dụng chủ yếu là về môi trường biển
(chóng cát bay, sự di chuyển của các cồn cát), còn giá trị về kinh tế là không đáng
kể.
- Khu vực 4:
Bờ biển Nam Bộ ( từ Vũng Tàu đến Hà Tiên), đây là khu vực thuận lợi nhất cho
sự phát triển rừng ngập mặn, là khu vực tập trung diện tích rừng ngập mặn lớn nhất
nước (hơn 90% diện tích rừng ngập cả nước), riêng khu vườn quốc gia Cà Mau có diện
tích khoảng 173.000 ha chiếm hơn 50% cả nước. Rừng rất có giá trị về kinh tế, là một
tiềm năng rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế của khu vực và của cả nước. Ngoài
vườn quốc gia Cà Mau ở khu vực này còn có Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn
Cần Giờ, nơi đây còn bảo tồn nhiều động vật quý hiếm, đặc biệt là khỉ. Chính vì thế
khu vực này hàng năm thu hút rất nhiều lượng khách du lịch đến thăm quan và nghiên
cứu.
Trang 31
1.2. Dầu mỏ, khí đốt:
Trang 32
Bản đồ 2.4: Các bể dầu khí ở Biển Đông (nguồn: www.thongluan.org)
Nước ta nằm giữa một vùng thềm lục địa rộng nhất thế giới chạy từ Nhật Bản
qua Trung Quốc sang Việt Nam tới Indonesia và Ôxtralya. Đây có thể là một trong
những thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt vào loại lớn nhất của thế giới.
Kết quả thăm dò nghiên cứu của các nhà địa chất, địa vật lý, hải dương học cho
thấy thềm lục địa nước ta được cấu tạo bởi những lớp thủy tra thạch, có độ dày rất khả
quan. Các vùng có khả năng cho dầu và khí đốt là: bễ trầm tích sông Hồng, bễ trầm
tích Cửu Long, bễ trầm tích Nam Côn Sơn và bễ trầm tích Thổ Chu – Mã Lai. Trong
đó đã phát hiện 3 khu vực có trữ lượng dầu khí khá lớn là: Quảng Trị - Thừa Thiên
Huế, Phú Quốc – Hà Tiên và tây nam Côn Sơn. Tổng trữ lượng dự báo cho toàn bộ
vùng thềm lục địa Việt Nam đạt khoảng 10 tỉ tấn dầu và trữ lượng có khả năng khai
thác là 4 đến 5 tỉ tấn, trữ lượng khí đồng hành khoảng 250 – 300 tỉ m3 và cho phép
khai thác đạt từ 300.000 – 400.000 thùng dầu mỗi ngày. Cũng theo tổng công ty dầu
khí Việt Nam đã tính được tiềm năng dầu khí và phân vùng triển vọng dầu khí cho khu
vực bể Phú Khánh là 509,52 triệu tấn dầu quy đổi; khu vực Tư Chính – Vũng Mây là
750,57 triệu tấn dầu quy đổi và khu vực thềm lục địa Tây Nam là 33,77 triệu tấn dầu
quy đổi. Với con số này thì Việt Nam đã đứng hàng thứ 35 về dầu và 42 về khí đốt
trong tổng số các quốc gia có dầu mỏ và khí đốt trên thế giới. Các mỏ được khai thác
hiện nay là Bạch Hổ, Mỏ Rồng, Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây
Dầu và khí đốt được đánh giá là kho vàng đen của nhân loại, nó có vai trò rất
lớn đối với tất cả các ngành kinh tế và ngay cả sinh hoạt của người dân. Trên thực tế
những quốc gia có trữ lượng về dầu khí đã chủ động tích cực tiến hành khai thác
nguồn tài nguyên này và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ví dụ, các nước Tây Á là
những quốc gia có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, tài nguyên khoáng sản
nghèo nàn, nhưng bù lại ở đây lại có một túi dầu “trời cho”, chính vì thế mà ngày nay
đời sống vật chất của các quốc gia này thuộc hàng cao nhất thế giới như: Cô Oet, Các
Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống NhấtNgày nay, dầu và khí đã tham gia vào trong
tất cả các ngành sản xuất vật chất và cả các ngành phi sản xuất vật chất và luôn giữ
vai trò chủ đạo. Còn ở Việt Nam, từ khi những tấn dầu lần đầu tiên được lấy lên từ mỏ
Bạch Hổ vào năm 1986 thì bộ mặt nền kinh tế của Việt Nam thay đổi đáng kế. Dầu mỏ
đã dần thay thế than đá và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Như chúng ta đã
biết dầu là một nguồn tài nguyên quý giá, những sản phẩm mà nó mang lại là rất đa
dạng từ các loại xăng, dầu, làm phân bón, vải, nhựa đườngdầu mỏ và khí đốt còn
giúp cho ngành giao thông vận tải phát triển có hiệu quả hơn, và là nguồn nguyên liệu
dễ sử dụng trong sinh hoạt thường ngày của người dânTrong tương lai khi các nhà
máy lọc dầu ở Việt Nam được xây dựng thì nền công nghiệp của Việt Nam sẽ chuyển
sang một hướng đi khác phát triển toàn diện hơn và đảm bảo được an ninh năng lượng
quốc gia.
1.3. Tài nguyên khoáng sản khác:
Vùng biển Việt Nam nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc
Thái Bình Dương tập trung một trữ lượng Catixtenit lớn (70% là thiếc). Dạng khoáng
sản công nghiệp phổ biến trên toàn khu vực bờ biển Việt Nam và các nước Đông Nam
Á là thiếc, titan, gicôniNgoài ra, còn có urani và thôri – một loại khoáng sản chỉ
dành cho ngàng vũ khí và năng lượng hạt nhân. Riêng vịnh Bắc Bộ có 40 loài khoáng
vật nặng, trong đó nhiều nhất là inmênit, rutin, diricon, tuôcmalin là những loại
khoáng sản rất có giá trị trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
Trang 33
Hình 2.4: Khai thác muối biển ở Cà Ná
Ven biển Đông Bắc và duyên hải Miền Trung có những bãi cát titan rất lớn
hoàn toàn lộ thiên, khai thác ít tốn kém. Những bãi cát này có tỷ lệ thạch anh gần như
nguyên chất (90 – 95%) là một thứ nguyên liệu rất quý đối với nhiều ngành công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp pha lê và khí tài quang học.
Phía dưới dãi các khu rừng ngập
mặn còn chứa đựng một lượng than bùn
rất lớn và có độ dày từ 2 – 6m, tập trung
chủ yếu ở các khu rừng ngập mặn Cà
Mau như: rừng U Minh, rừng Năm Căn,
rừng Kiên Lươngthan bùn có khả năng
khai thác và sử dụng làm nhiên liệu cho
sinh hoạt của nhân dân tuy nhiên tính
hiệu quả của nó là không cao. Ngoài ra,
còn có các khối quặng kết hạch rộng đến
hàng ngàn km2, trong đó chứa nhiều kim
loại có hàm lượng khoáng cao là mangan
(25%), sắt (14%), niken (2%)nước biển còn là kho muối khổng lồ và vô tận có thể
khai thác hàng trăm ngàn tấn mỗi năm. Những địa phương có tiềm năng lớn về khái
thác muối là: Phương Cựu, Cà Ná (Ninh Thuận); Vĩnh Hảo (Bình Thuận); Khánh
Dương (Quảng Ngãi) Trên các đảo và các dãy núi ven biển chứa một hàm lượng vôi
khá lớn là một nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp xây dựng.
Những khoáng sản này cùng với các nguồn khoáng sản trên đất liền khác sẽ là
một động lực thúc đẩy cho Việt Nam phát triển một nền kinh tế liên hoàn trong tương
lai. Trong đó trước mắt sẽ đưa Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm
2020.
1.4. Tiềm năng về giao thông vận tải:
Nước ta nằm trong một vị trí có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - đảo, nằm gần nhiều tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng (từ
Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương) đó là
một yếu tố rất thuận lợi trong quá trình toàn cầu hóa và việc Việt Nam gia nhập WTO
thì vị trí đó sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều lợi thế khi ngành giao thông vận tải quốc
tế đã cực kỳ phát triển. Ven biển lại có nhiều vũng vịnh tương đối sâu và kín thuận lợi
cho việc xây dựng các cảng nước sâu và cho việc trú ngụ của tàu thuyền. Nước ta có
đường bờ biển dài có thể xây dựng đường cao tốc ven biển nối liền các khu kinh tế,
các thành phố với nhau nhằm tạo điều kiện thúc đẩyy nhau về phát triển kinh tế chung
giữa các địa phương. Tuy nhiên một thực trạng là ven biển nước ta lại có nhiều đồi núi
lan ra tận biển và rất nhiều cửa sông lạch nên việc xây dựng tuyến đường này sẽ rất
nhiều khó khăn và tốt kém.
Việt Nam có hàng ngàn hòn đảo và trong đó có một số đảo lớn. Hầu hết các đảo
điều có tiềm năng về giao thông vận tải nhưng đáng kể nhất là đảo Phú Quốc và Côn
Đảo.
- Đảo Phú Quốc: Là một đảo lớn nhất nước, quanh đảo có nhiều vịnh có thể xây
dựng được các cảng biển. Hiện nay trên đảo đã có 1 sân bay đặt tại thị trấn Dương
Đông, nhưng dùng chủ yếu trong việc vận chuyển hành khách nên giá trị không cao,
chính phủ đã có nhiều đề án nâng cấp sân bay này để cho xứng với tiềm năng. Nhưng
giá trị thực sự của Phú Quốc là ở tương lai khi kênh đào Kra (Thái Lan) thực hiện thì
Trang 34
Hình 2.4: Khai thác muối biển ở Cà Ná
Phú Quốc sẽ trở thành một trung tâm quá cảnh của thế giới và dĩ nhiên là các cảng
biển và sân bay ở đây sẽ mang tính toàn cầu.
- Côn Đảo: Là đảo tương đối lớn, trên đảo có địa hình khá thuận lợi để phát triển
cơ sở hạ tầng hiện đại, giá trị giao thông của đảo là nằm ngay sát các tuyến đường giao
thông quốc tế và lại nằm ngay cửa ra vào của các tỉnh Nam Bộ nên tiềm năng về giao
thông ở đây là cực kỳ quan trọng. Trong tương lai, Côn Đảo có thể khai thác ngành
giao thông cứu hộ, cứu nạnmột ngành rất mới đối với giao thông vận tải Việt Nam.
1.5. Tiềm năng về du lịch:
Với bờ biển dài
3260 km, hàng ngàn
hòn đảo lớn nhỏ, hàng
trăm những bãi tắm cát
trắng, mịn, nước trong
xanh trải dài từ Bắc vào
Nam và trên một số
đảo. Đó là những điều
kiện thuận lợi cho du
lịch biển – đảo Việt
Nam phát triển. Những
bãi biển, vịnh biển của
Việt Nam được du
khách cả thế giới biết
đến như: vịnh Hạ Long,
vịnh Nha Trang hay bãi
biển Đà Nẵng đã được
tạp chí Forbes bầu chọn
là một trong 6 bãi tắm
quyến rũ nhất hành
tinhđều đó đã nói lên
sức hú
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1242.pdf