MỞ ĐẦU 1
I - MỤC ĐÍCH CỦA KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
1. Mục đích 2
2. Phương pháp thực hiện 2
II - KẾT QUẢ CỦA KHẢO SÁT
2.1. Nhận xét chung 4
2.2. Đánh giá sơ bộ về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8
2.3. Đầu vào và các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. 12
2.3.1.Vốn (Money): 12
2.3.2. Nguyên vật liệu (Materials): 13
2.3.3. Thiết bị công nghệ (Marchinery): 14
2.3.4. Lao động (Manpower): 15
2.3.5. Quản lý (Management): 18
2.3.6. Tiếp thị (Marketing): 19
2.3.7. Các yếu tố khác: 20
2.4. Môi trường kinh doanh: 24
2.5. Kết Luận: 26
III - NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG 4 NGÀNH KINH DOANH CHỦ YẾU: DỆT MAY, DA GIÀY, GẠO VÀ HẢI SẢN
3.1. Ngành dệt may 28
3.1.1. Về Vốn (Money) 29
3.1.2. Về Nguyên vật liệu (Materials) 29
3.1.3. Về Thiết bị - công nghệ (Machinery) 30
3.1.4. Về Lao động (Manpower) 31
3.1.5. Về Quản lý (Management) 33
3.16. Về Thị trường (Marketing) 33
3.2. Ngành da giầy 36
3.2.1. Về Vốn (Money) 36
3.2.2. Về Nguyên phụ liệu (Materials) 37
3.2.3. Về Thiết bị - công nghệ (Machinery) 38
3.2.4. Về Lao động (Manpower) 39
3.2.5. Về Quản lý (Management) 40
3.2.6. Về Thị trường (Marketing) 42
3.3. Ngành gạo 50
3.3.1. Sản xuất và chế biến lúa gạo 50
3.3.2. Nhu cầu lúa gạo 54
3.3.3. Giá cả lúa gạo 55
3.3.4. Thị trường xuất khẩu lúa gạo 58
3.4. Ngành hải sản 62
3.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hải sản 62
3.4.2. Giá cả 66
3.4.3. Phân bố sản xuất và xuất khẩu hải sản 66
3.4.4. Thị trường và các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu hải sản Việt nam 68
IV - SO SÁNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
4.1. "Báo cáo Năng lực cạnh tranh tổng thể năm 1999 " (The Global Competitiveness Report 1999) 74
4.2. Hội thảo "Xây dựng năng lực cạnh tranh"tại Hà nội 13-3-2002 78
4.3. Chỉ số thực hiện thương mại 81
4.4. Bảng so sánh giá cả và dịch vụ giữa Việt nam và một số nước của JETRO 83
4.5. Kết luận 86
Phụ lục I: Phiếu điều tra
Phụ lục II: Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời phân bổ theo địa phương
Danh mục Tài liệu tham khảo
96 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xung thêm. Trong nước chưa có các trường, lớp đào tạo kỹ sư chuyên ngành, nên rất thiếu cán bộ kỹ thuật, nhất là ở các doanh nghiệp giầy tư nhân. Đội ngũ công nhân kỹ thuật chủ yếu do các doanh nghiệp tự mở trường lớp đào tạo, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động của ngành, còn lại ở dạng kèm cặp để đáp ứng yêu cầu sản xuất của đơn vị.
Bảng 06: Thu nhập bình quân ngành giầy so với toàn ngành và cả nước
Đơn vị: 1000 đồng/người/tháng
STT
1997
1998
1999
2000
1
Ngành CN Da- Giầy
744,0
742,0
770,0
798,0
2
Ngành CN
762,4
806,4
855,1
852,2
3
Cả nước
642,1
697,1
728,7
736,2
%1/2
97,6
92,0
90,1
93,64
%1/3
115,9
106,5
105,7
108,4
Nguồn: - Niên giám thống kê 2000
- Báo cáo Hội nghị Ngành giầy.
Mặt khác, công nhân ngành này chủ yếu thu hút từ nông thôn, có trình độ văn hoá không đồng đều (30% chưa học hết phổ thông trung học), tuy có ưu điểm là cần cù chịu khó, xong nhận thức xã hội, độ tinh xảo, khéo léo thấp, nên trình độ của công nhân nói chung là còn thấp, cấp bậc công nhân bình quân là 2,5 (phân thành 6 bậc trên cơ sở độ phức tạp của các nguyên công), gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các đơn hàng mới, năng suất lao động không nâng cao được (một phần do thường xuyên có số lao động mới vào nghề) và trong quản lý lao động. Đây chính là yếu tố làm hạn chế khả năng cạnh tranh của ngành da giầy.
3.2.5.Về Quản lý (Management):
Với đặc điểm cơ cấu của ngành là đầu tư liên doanh chiếm tới hơn 50% (trong đó DN 100% vốn nước ngoài 42,02%), và giá trị xuất khẩu của các thành phần kinh tế cũng tương ứng theo cơ cấu này. Do vậy, công nghiệp da giầy là ngành phát triển với tốc độ cao và chứa đựng nhiều yếu tố cả tích cực lẫn hạn chế trong việc quản lý phát triển bền vững của ngành.
Những biện pháp cần thiết trong quản lý để chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành da giầy gồm:
Về đầu tư trong và ngoài nước: tận dụng những nhân tố tích cực trong đầu tư từ hai nguồn vốn đó không những làm cho ngành có những tăng trưởng mà cơ cấu nội bộ cũng được tăng cường và phát huy nội lực, để tạo thế chủ đạo trong quản lý và phát triển.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, phải quan tâm thích đáng đến yêu cầu của thị trường tiêu thụ nội địa (thay đổi mẫu mã, nghiên cứu sản phẩm mới) để cạnh tranh được với hàng nhập ngoại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gần 78 triệu dân, tận dụng tối đa năng lực sản xuất của ngành. (năm 2000 toàn ngành mới chỉ sản xuất được 302,80 triệu sản phẩm so với 422 triệu sản phẩm theo năng lực sản xuất, đạt tỷ lệ 71,75%. Trong đó tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 8,65% so với sản lượng và 6,2% so với năng lực sản xuất.)
Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, nhằm hoàn chỉnh và hợp lý hoá qui trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, hợp lý hoá lao động, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tạo ra ưu thế cạnh tranh rõ rệt của sản phẩm trên thị trường. Hiện trong toàn ngành mới chỉ có 11 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ.
Xây dựng chính sách rõ ràng cụ thể trong công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật có trình độ cao về KHCN, quản lý sản xuất, công nghệ, kỹ thuật.
Nhà nước cần phải có chính sách và biện pháp nhằm giảm giá điện, nước, và viễn thông (những lĩnh vực còn có sự độc quyền của Nhà nước) nhằm tạo môi trường thuận lợi về cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư nước ngoài và nhằm giảm chi phí đầu vào ngành da giầy, góp phần hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những chi phí này hiện chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí của ngành.
Bảng 07: Tổng chi phí điện, nước, bưu điện của ngành da giầy
Đơn vị tính: 1000 USD
1997
1998
1999
2000
Điện
7.044
7.422
8.848
11.064
Nước
1.761
1.856
2.212
2.766
Bưu điện
5.283
5.567
6.636
8.298
Nguồn: Niên giám thống kê 2000
3.2.6. Về Thị trường (Marketing):
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tăng trưởng khá, đặc biệt tốc độ phát triển một số ngành đạt tỷ lệ cao, trong đó có ngành công nghiêp da giầy. Mức tăng trưởng sản lượng của ngành này là rất cao:
Năm 1999 so với 1998: tăng 13,24%
Năm 2000 so với 1999: tăng 25,74%
Bảng 08: Cơ cấu tiêu thụ giầy dép năm 1997-2000
Đơn vị: 1000 đôi
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu
176.100
185.552
221.201
276.600
Cung ứng nội địa
29.940
27.098
19.615
26.200
Sản xuất
206.040
212.650
240.816
302.800
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Hàng giầy dép do Việt nam sản xuất đã có chỗ đứng trên thị trường nội địa, tuy nhiên nếu tính tiêu thụ nội địa trên đầu người của năm 2000 thì mới chỉ đạt 0,33 đôi (26,2 triệu đôi giầy dép so với 78 triệu dân), tức là cứ 3 người dân mới có 1 người mua 1 đôi giầy- dép do Việt nam sản xuất. Trong khi mức đó của khu vực Châu á là từ 1 đến 2 đôi/người/năm (Mỹ có mức cao nhất thế giới là 6.3 đôi/người/năm) thì phần tiêu thụ nội địa chưa đáp ứng được 1/3 (nhu cầu tối thiểu), trong khi năng lực sản xuất của ngành cao hơn 5,4 lần. Điều này cho thấy, nhiều sản phẩm giầy dép của nước ngoài đặc biệt là từ Trung quốc, mẫu mã đa dạng, kiểu dáng thời trang được bán tại thị trường nội địa với giá rẻ do nhập lậu trốn thuế đã làm cho sản xuất giầy trong nước bị ảnh hưởng và cạnh tranh gay gắt. Do vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, cần nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm để chiếm lĩnh và làm chủ thị trường nội địa.
Với hơn 90% sản lượng của ngành da giầy Việt nam là để xuất khẩu, nên kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, từ 964,50 triệu USD năm 1997 lên 1,468 tỷ USD vào năm 2000. Trong đó giầy thể thao là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất 892,64 triệu USD, chiếm 60,80% với 116 triệu đôi; tiếp theo là giầy nữ với 231,84 triệu USD, chiếm 21,92 % với 54,71 triệu đôi.
Bảng 09: Xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm 1997-2000
Đơn vị: 1000 đôi / 1000 USD
Sản phẩm
1997
1998
1999
2000
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Giầy thể thao
85,300
666,500
87,714
668,074
102,734
879,966
116,000
892,64
Giầy nữ
30,200
140,500
34,377
143,244
39,201
182,099
54,710
231,840
Giầy vải
34,500
105,700
30,528
112,428
33,095
133,361
30,670
155,710
CL khác
26,100
51,800
32,933
77,076
46,171
111,979
75,220
187,810
Tổng số
176,100
964,500
185,552
1,000,822
221,201
1,334,423
276,600
1,468,000
Nguồn: - Tổng cục Hải quan Việt nam
- Hiệp hội Da- Giầy VN
Cơ cấu này cũng phù hợp với cơ cấu sản xuất của công nghiệp da giầy khu vực Châu á và thế giới. Theo đó:
Sản xuất giầy thể thao và giầy đi dạo: châu á dẫn đầu với sản lượng 2 tỷ đôi, chiếm 78%. Đạt được thành công này một mặt do Châu á có lực lượng nhân công dồi dào và rẻ, mặt khác lại có các nhà máy trang bị máy móc thiết bị để sản xuất với số lượng lớn theo yêu cầu. Trong khi châu Âu chỉ chiếm 10% và châu Mỹ 9%.
Sản xuất giầy dép da ( tức là giầy dép có mũ làm hoàn toàn bằng da ) dự tính chiếm đến 43% trong tổng sản lượng toàn thế giới, đạt gần 5 tỷ đôi. Châu á chiếm 53%, châu Âu chiếm 21%, con số này phản ánh một đặc điểm châu Âu là khu vực chuyên sản xuất giầy dép thời trang với chất lượng cao, điển hình là các nước Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Nguồn: So sánh khả năng cạnh tranh giữa nền kinh tế Việt nam và nền kinh tế Trung quốc - Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu về Phát triển quốc tế, CERDI
Sản lượng giầy toàn thế giới đến hết năm 1999 đạt 11,5 tỷ đôi, tăng 4,1% so với năm 1998 và như vậy mức tăng trưởng hàng năm đã tăng trở lại (do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tại châu á năm 1998 chỉ tăng 0,3% so với 1997). Trong đó, Trung quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất với sản lượng là: 5,8 tỷ đôi
Nguồn: So sánh khả năng cạnh tranh giữa nền kinh tế Việt nam và nền kinh tế Trung quốc - Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu về Phát triển quốc tế, CERDI
Với việc tăng trưởng nhanh về xuất khẩu, Việt nam đã đứng vị trí thứ 4 trong 10 nước dẫn đầu thế giới sau Trung quốc, Hongkong và Italy, trên Indonesia đứng thứ 5 và Thái lan đứng thứ 8
Nguồn: So sánh khả năng cạnh tranh giữa nền kinh tế Việt nam và nền kinh tế Trung quốc - Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu về Phát triển quốc tế, CERDI
Đến nay sản phẩm giầy dép của Việt nam được xuất khẩu sang hơn 40 nước/ khu vực trên thế giới, với các thị trường chủ yếu là
Bảng 10: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu năm 2000
Thị trường/khu vực
Kim ngạch XK (USD)
%
EU
1.174.444.000
80%
Mỹ
87.804.260
6%
Nhật
78.179.922
5%
Các nước khác
132.130.000
9%
Tổng số
1.468.120.000
100%
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Các thị trường tiêu thụ chính:
Thị trường liên minh châu Âu- EU : (15 nước)
EU là khu vực nhập khẩu giầy dép đứng thứ 3 thế giới với 1578 triệu đôi/ năm 2000, chiếm 14,20 % (thực chất là đứng thứ 2, vì Châu á đứng thứ 2 với 2201 triệu đôi, nhưng đã có trên 1000 triệu đôi nhập khẩu vào Hongkong để tái xuất đi nơi khác).
Trong những năm gần đây, kim ngạch giầy dép của Việt nam sang thị trường các nước EU tăng lên nhanh chóng, từ 11 triệu đôi năm 1992 tăng lên 136,7 triệu đôi năm 1997, 175,35 triệu đôi năm 1999 và đến năm 2000 đạt trên 200 triệu đôi với kim ngạch hơn 1,17 tỷ USD, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Theo số lượng thống kê năm 1999 của Liên đoàn Công nghiệp Giầy châu Âu, Việt nam là nước đứng thứ 2 với 175,35 triệu đôi chiếm gần 20% trong tổng số lượng nhập khẩu vào EU, xếp sau Trung quốc chiếm 33,2% và đứng trên Indonesia và Thái lan (thống kê của năm 1999).
So với năm 1998, năm 1999 lượng giầy dép của Việt nam vào EU tăng 19,6%, trong khi Trung quốc chỉ tăng 10,2% và Indonesia giảm -5,2%, Thái lan giảm -12,1%. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ tăng rất cao của Hongkong 24,2% và Đài loan 16,4% có liên quan đến việc cung cấp hàng của Việt nam cho 2 nước này tái xuất.
Bảng 11: Nhập khẩu giầy dép vào EU
Đơn vị: 1000 đôi
1998
1999
1999/1998 (%)
Trung Quốc
271.101
298.619
10,2
Việt Nam
145.597
175.352
19,6
Indonesia
66.924
63.466
- 5,2
Đài Loan
37.695
43.886
16,4
Rumania
33.395
42.448
27,1
Thái lan
37.976
33.387
- 12,1
ấn Độ
23.091
27.831
20,5
Hồng Kông
14.495
17.998
24,2
Các nước khác
180.332
194.704
7,97
Tổng số
811.606
897.691
10,6
Nguồn: Liên đoàn Công nghiệp Giầy Châu âu
Nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng nhân kim ngạch xuất khẩu giầy dép vào EU là:
Sản xuất giầy dép trong các nước EU ngày càng giảm trong khi có mức sống và sức tiêu thụ cao ( mức tiêu thụ bình quân 5 đôi/người/năm ), vì vậy nhập khẩu giầy dép từ các nước ngoài cộng đồng rất lớn với tỷ lệ tăng bình quân 10%/năm.
Giầy dép Việt nam nhập khẩu vào EU được hưởng ưu đãi thuế theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập- GSP, mức thuế GSP đối với sản phẩm giầy dép từ 5,6-11,9% tuỳ theo chủng loại, chỉ bằng 70% mức thông thường từ 8-17%. Đây cũng là một trong những yếu tố đem lại lợi thế cạnh tranh cho ngành da giầy của Việt nam. Nhưng nhiều nước đã lợi dụng yếu tố này làm chứng từ giả để được hưởng ưu đãi thuế quan.
Thị trường Mỹ:
Mỹ là thị trường nhập khẩu giầy dép và tiêu thụ lớn nhất thế giới. Với mức tiêu thụ bình quân 6,3 đôi/người/năm, năm 1999 Mỹ đã nhập 1.615 triệu đôi, năm 2000 tăng lên 1.745 triệu đôi, tăng 8% so với năm 1999.
Nguồn: So sánh khả năng cạnh tranh giữa nền kinh tế Việt nam và nền kinh tế Trung quốc - Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu về Phát triển quốc tế, CERDI
Đối với Việt nam, mặc dù trước đây Hiệp định thương mại song phương chưa được phê chuẩn, phía Mỹ chưa dành cho Việt nam qui chế thương mại bình thường, giầy dép Việt nam vào Mỹ phải chịu với thuế suất nhập khẩu cao 30-35%, song kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng nhanh trong những năm gần đây, năm 2000 đạt kim ngạch 124,5 triệu USD. Xuất khẩu giầy dép chiếm 15% trong tổng kim ngạch và đứng thứ 3 sau nhóm hàng hải sản và cà phê, chè xuất sang Mỹ.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Mỹ và Hiệp hội công nghiệp giầy dép Mỹ (FIA) thì:
Năm 1997: Việt nam đứng thứ 16 trong số các nước xuất khẩu giầy dép vào Mỹ đạt 6,266 triệu đôi với trị giá 85 triệu USD tăng gấp 20 lần so với năm 1995 về số lượng. Trước năm 1995 Việt nam chưa được ghi vào danh sách các nguồn nhập khẩu vào Mỹ.
Năm 1998 đạt kim ngạch 114,9 triệu USD và năm 1999 đạt 145,8 triệu USD (tốc độ tăng qua 3 năm từ 25-30%)
Năm 2000 tuy kim ngạch có giảm chút ít đạt 124,5 triệu USD, nhưng đứng thứ 14 trong số các nước xuất khẩu giầy dép vào Mỹ.
Tuy nhiên việc xuất khẩu giầy dép sang Mỹ hiện nay chủ yếu từ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh do có lợi thế về kỹ năng tiếp thị xuất khẩu, công nghệ, quản lý sản xuất tiên tiến. Ngoài ra, các doanh nghiệp biết lựa chọn những chủng loại sản phẩm có thuế suất nhập khẩu thấp, có giá FOB từ 8-16 USD/đôi.
Sau khi Hiệp định thương mại giữa hai nước được ký kết và có hiệu lực, ngành công nghiệp giầy dép Việt nam có triển vọng lớn để mở rộng xuất khẩu cả về số lượng và chủng loại giầy dép vào thị trường Mỹ. Để đạt mục tiêu đề ra là xuất khẩu vào Mỹ năm 2002 tăng từ 50-70% ,ngành da giầy còn rất nhiều việc phải làm từ việc phải(1) nắm rõ luật lệ buôn bán tại Mỹ, một nước có hệ thông luật lệ rất phức tạp; (2) tìm hiểu thấu đáo thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ; (3) xây dựng được các kênh phân phối tại Mỹ, qua đó, ngoài việc tiêu thụ hàng hoá còn tiếp nhận thông tin phản hồi của người tiêu dùng mà kịp thời hiệu chỉnh sản xuất-kinh doanh. Ngoài ra, (4) cũng không quên việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Mỹ, một việc làm không thể thiếu được trong làm ăn với Mỹ.
Thị trường Đông á:
Ngoài các thị trường EU và Mỹ, một khối lượng lớn giầy dép Việt nam được xuất khẩu sang các nước Đông á như Nhật bản, Đài loan, Hàn quốc, Hongkong. Tuy nhiên, giầy dép xuất khẩu sang Đài loan, Hàn quốc, Hôngkong chủ yếu là gia công để tái xuất sang các nước khác, chỉ có Nhật bản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước.
Nhật bản trước đây là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu giầy dép lớn, thập kỷ gần đây Nhật bản tập trung các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao, do giá nhân công cao, sức cạnh tranh ngày càng giảm nên ngành công nghiệp giầy dép của Nhật bản ngày càng bị thu hẹp và hiện nay Nhật bản trở thành quốc gia nhập khẩu giầy dép lớn trên thế giới, hàng năm nhập khẩu khoảng 400 triệu đôi.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong những năm 1998,1999 và 2000 việt nam đã xuất khẩu giầy dép vào Nhật tính theo triệu đôi/triệu USD như sau:
1998 : 3,499 tr.đôi / 27,377 tr.USD
1999 : 5,379 tr.đôi / 32,276 tr. USD
2000 : 14,6 tr. đôi / 76,392 tr.USD
(chiếm 5,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt
nam).
Như vậy, mức tăng trưởng hàng giầy dép của Việt nam xuất khẩu vào Nhật bản là đáng kể qua các năm, năm 1999 so với 1998 tăng xấp xỉ 50 %, năm 2000 so với năm 1999 tăng 2,5 lần.
Đến nay giữa Việt nam và Nhật bản đã giành cho nhau qui chế tối huệ quốc, vì vậy giầy dép xuất khẩu vào Nhật bản được hưởng mức thuế ưu đãi, điều này sẽ tạo điều kiện để tăng nhanh xuất khẩu giầy dép vào thị trường còn nhiều tiềm năng này khi mà hàng Việt nam mới chỉ chiếm 3,65% hàng nhập khẩu giầy dép của Nhật bản.
Ngoài các thị trường xuất khẩu chính là EU, Mỹ và Nhật bản, hàng giầy dép Việt nam còn xuất sang một số nước khác như Đông Âu, Trung quốc, Đài Loan, Hongkong nhưng số lượng còn nhỏ, chiếm 9% tổng kim ngạch.
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt nam
3.3. Ngành gạo:
3.3.1. Sản xuất và chế biến lúa gạo:
Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo:
Là nước sản xuất nông nghiệp với hơn 80% dân sống bằng nghề nông, sản xuất lúa gạo luôn là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu. Đặc điểm nổi bật nhất của Việt nam là gắn liền với nền văn minh lúa nước, lúa gạo là loại lương thực chủ yếu của Việt nam. Canh tác lúa nước đã có ở vùng châu thổ sông Hồng từ hàng ngàn năm nay (2000 trước công nguyên), thâm canh lúa vùng đồng bằng sông Cửu long phát triển gần đây hơn vào đầu thế kỷ hai mươi.
Ngay từ những năm 20 (thế kỷ trứơc) cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai hàng năm Việt nam đã từng xuất khẩu 1-2 triệu tấn gạo.
Sản xuất lúa gạo đã trải qua những bước thăng trầm do hậu quả nặng nề của 2 cuộc chiến tranh chông Pháp và Mỹ, lại thêm cơ chế bao cấp, nên phải nhập gạo triền miên trong nhiều năm. Chỉ sau 3 năm từ khi thực hiện “ Đổi mới” tới 1990 với tổng sản lượng đạt 19,2 triệu tấn, Việt nam đã tự túc về lương thực và bắt đầu dành một phần cho xuất khẩu, và nay đã vươn lên vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới.
Sản lượng gạo xuất khẩu đã tăng từ gần 2 triệu tấn năm 1990 lên gần 3,6 triệu tấn vào năm 1997 và đạt hơn 4,5 triệu tấn năm 1999, năm 2000 giảm nhẹ còn khoảng 3,5 triệu tấn.
Bảng 12: Diện tích, sản lượng và xuất khẩu lúa cả năm.
Năm
Diện tích
(Nghìn ha)
Sản lượng
(Nghìn tấn)
Xuất khẩu
Số lượng
(nghìn tấn)
Trị giá
(triệu USD)
1997
7099,7
27523,9
3575,0
870.0
1998
7362,7
29145,5
3730,0
1024.0
1999
7653,6
31393,8
4508,0
1025
2000
7654,9
32554,0
3500,0
667
Nguồn: Niên giám thống kê 2000
Vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của Việt nam:
Bảng 13: Sản lượng lúa gạo cả năm phân theo vùng
Đơn vị: nghìn tấn
Năm
1997
1998
1999
2000
Đồng bằng sông Hồng
5638,1
5979,4
6383,4
6594,8
Trung du miền núi
1711,8
1766,4
1911,3
2092,0
Khu bốn cũ
2495,5
2316,3
2634,6
2822,3
Duyên hải nam Trung Bộ
1579,9
1564,5
1703,7
1683,4
Tây nguyên
485,6
436,6
512,4
580,3
Đông Nam bộ
1417,4
1431,4
1581,5
1691,5
Đ.B Sông Cửu long
13850,0
15318,6
16294,7
16693,8
Nguồn: Niên giám thống kê 2000
Đồng bằng sông Cửu long:
Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp ở vùng này so sánh trên 3 chỉ tiêu diện tích, năng suất và sản lượng trong giai đoạn 1976- 2000 cho thấy cả ba chỉ tiêu đó đều tăng lên rõ rệt:
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ)
Sản lượng (tấn)
1976
2.062.000
20
4,665,000
1999
3.986.000
40,8
16,281,000
2000
7.655.000
42,4
16,694,000
Nguồn: Bộ Thương mại
Đạt được thành quả đó là nhờ tăng thêm vụ đông xuân và hè thu, đưa số vụ canh tác lên 3 vụ/năm, đưa thêm giống mới, áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật, cải thiện dich vụ hậu cần cho cây lúa..,lại được mùa liên tiếp trong mấy năm liền.. góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước và đảm bảo an ninh lương thực. Đồng bằng sông Cửu long lại là vùng cung cấp tới 90-95% gạo cho xuất khẩu của cả nước.
Đảm bảo sản xuất lúa gạo ở vùng này ổn định về lâu dài nhằm ổn định cuộc sống cho nông dân và tăng thêm nguồn thu ngoại tệ do xuất khẩu có một ý nghĩa rất quan trọng đối với cả nước. Một số ý kiến lưu ý như sau:
Có hướng dẫn và điều chỉnh cơ cấu cây trồng hợp lý, tránh tình trạng độc canh cây lúa.
Tránh trồng lúa trên những diện tích đất không hiệu quả, xem xét khả năng sử dụng đất phèn vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng cây lâm nghiệp có giá trị và hiệu quả cao hơn để giảm rủi ro.
Tránh xu hướng bảo thủ giống lúa, chỉ nhằm vào mục tiêu sản lượng mà bỏ qua yếu tố chất lượng dẫn đến tiêu thụ chậm và liên tục giảm giá.
Trong năm 1999-2000, Chính phủ đã thông qua Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành dự án nghiên cứu tạo giống lúa mới chất lượng cao để trồng 1 triệu ha lúa xuất khẩu. Theo tính toán, nếu tiến hành canh tác tốt sẽ tạo ra 6 triệu tấn thóc và đảm bảo có 3,5 triệu tấn gạo xuất khẩu với chất lượng cao.
Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu gạo, trong đó có cảng lương thực tại Cần thơ để giảm tổn thất và giảm chi phí trong vận chuyển
Chi phí vận chuyển gạo từ đồng bằng sông Cửu long ra cảng Cần thơ là 6-10 USD/tấn, thấp hơn chi phí vận tải ra cảng Sai gòn. Tạo điều kiện nâng giá gạo của người sản xuất lên 6-10 USD/ tấn.
Điều chỉnh và phân bổ lại các nhà máy xay xát cho hợp lý để sử dụng hết công suất hiện có.
Chất lượng gạo, đặc biệt cho xuất khẩu, phụ thuộc không nhỏ vào khâu chế biến, xay xát. Việc đầu tư các cơ sở xay xát lúa gạo bấy lâu nay ở vùng này chủ yếu là do các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo tiến hành, việc đầu tư còn tự phát, và thiếu định hướng về thông tin cũng như kế hoạch của từng địa phương cũng như của toàn vùng.
Cho đến cuối năm 1999 toàn vùng đã có 7.454 cơ sở xay xát có khả năng chế biến 18,199 triệu tấn lúa/năm, nếu tính cả những cơ sở lưu động thì năng lực chế biến có thể lên đến 20 triệu tấn lúa/ năm. Như vậy, mỗi năm còn khoảng 5-6 triệu tấn công suất xay xát còn bị chưa được tận dụng.
Vùng đồng bằng sông Hồng:
Đây là khu vực sản xuất lúa trọng điểm cho toàn bộ mìền Bắc Việt nam, nhưng do không thể tăng thêm được diên tích, lại nằm trong vùng trũng, đông dân và hay gặp sâu bệnh, phải liên tục cải tiến giống lúa và bồi dưỡng màu cho đất, nên sản lượng lúa gạo tại đây chủ yếu chỉ để đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ. Tuy nhiên, ở đây lại thiếu cơ sở xay xát.
Do vậy, trong thời gian tới, để tận dụng được thế mạnh lúa gạo của miền Bắc cần một mặt đầu tư lớn về giống có năng suất và chất lượng cao song song với việc đầu tư vào lĩnh vực xay xát để biến khả năng xuất khẩu gạo miền Bắc trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, nếu sản xuất lớn cũng có vấn đề về chuyển biến thói quen của nông dân cũng như cung cách quản lý. Một hợp tác xã của Nam hà nhận sản xuất giống lúa Japonica cho Nhật bản, tuy giá trị gia tăng cao, song không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng về măt số lượng.
Theo những dự báo về triển vọng sản xuất lúa gạo, Việt nam đã đạt đến năng lực tới hạn của mình, bởi lẽ:
Trên một nửa diện tích đất trồng trọt và phần lớn đất được tưới tiêu bằng hệ thống thuỷ lợi ở Việt nam đã được gieo trồng lúa. Diện tích sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng đã bị thu hẹp lại do quá trình đô thị hoá và đa dạng hoá nông nghiệp, ở vùng đồng bằng sông Cửu long, diện tích đất để mở rộng canh tác cũng rất hạn chế.
Hệ số thâm canh tăng vụ bình quân ở cả hai vùng đồng bằng đã cao: 1,8 ở vùng đồng bằng sông Hồng và 1,6 ở vùng đồng bằng sông Cửu long
Năng suất trồng lúa ở Việt nam đã đạt tới đỉnh cao trong khu vực, sau Trung quốc. Bình quân cả nước đạt gần 5 tấn/ha, riêng vùng đồng bằng sông Cửu long có nơi đạt năng suất rất cao như An giang 6,7 tấn/ha/vụ, Cần thơ - 5,95 tấn/ha/vụ, Tiền giang - 5,13 tấn/ha/vụ.
Bảng 14: Năng suất lúa các vùng
Đơn vị: Tạ/ha
Năm
1997
1998
1999
2000
Đồng bằng sông Hồng
48,6
51,3
54,6
55,3
Trung du miền núi
33,2
34,2
37,3
40,4
Khu bốn cũ
36,1
34,2
38,9
40,6
Duyên hải miền trung
36,8
36,8
39,2
39,8
Tây nguyên
28,1
25,6
30,8
33,3
Đông nam bộ
30,4
30,8
30,5
32,1
Đồng bằng Sông cửu long
39,8
40,7
40,9
42,4
Nguồn: Niên giám thống kê 2000
3.3.2. Nhu cầu lúa gạo:
Triển vọng tiếp tục tăng trưởng phụ thuộc một phần vào biến động nhu cầu nội địa. Gạo chiếm 75% nhu cầu calo của mỗi gia đình Việt nam, mức tiêu thụ gạo đạt 170 kg/người/năm là một trong những mức tiêu thụ cao nhất thế giới, vì vậy 70-75% sản lượng gạo làm ra là để phục vụ nhu cầu gạo trong nước, nên chỉ vài biến động nhỏ trong tiêu dùng nội địa cũng làm ảnh hưởng lớn đến khả năng xuất khẩu gạo.
Những yếu tố quan trọng quyết định biến động nhu cầu gạo dài hạn là:
Mức tăng dân số, dự báo cho thấy sẽ giảm ở mức 1,2-1,6% trong giai đoạn 2006-2010 và 1,2% trong thời kỳ 2010-2020.
Độ co dãn của nhu cầu gạo đối với mức thu nhập xấp xỉ 0,35. Dựa trên xu thế tiêu dùng, có thể dự kiến nhu cầu tiêu thụ gạo bình quân sẽ tiếp tục tăng chậm trong một thời gian, rồi dừng lại, sau đó có thể giảm trong khi thu nhập vẫn tăng.
Tác động của đô thị hoá đến nhu cầu tiêu thụ gạo của người Việt nam, do mức tiêu thụ gạo bình quân của người thành thị thấp hơn ở nông thôn.
3 yếu tố trên có thể làm cho tốc độ nhu cầu tiêu thụ sẽ chậm đi và dừng lại trong thời gian 5-10 năm tới. Nhu cầu tiêu thụ trong nước sẽ đạt đỉnh điểm vào thời điểm này.
Tuy nhiên, vấn đề an toàn lương thực khi xuất khẩu và tăng xuất khẩu gạo không phải là nhờ vào giảm tiêu dùng gạo bình quân đầu người trong nước mà cần phải quan tâm tới việc tăng năng suất, tăng sản lượng các loại gạo có chất lượng cao.. bằng cải tạo giống lúa, áp dụng các thành tựu mới của khoa hoc-kỹ thuật, cải tiến các dịch vụ hậu cần và chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng.. giúp giảm giá thành và tăng giá trị gia tăng để đủ sức cạnh tranh trên thị trường lúa gạo thế giới.
3.3.3. Giá cả lúa gạo:
Trong những năm qua, Việt nam đã có nhiều chính sách biện pháp nhằm đầu tư chiều sâu cho nông nghiệp và nông thôn nói chung, cho sản xuất lúa gạo nói riêng: về chủ trương giao khoán, đầu tư giống, khoa học kỹ thuật, phân bón.. , ngoài việc thâm canh tăng vụ, khu vực sản xuất lúa gạo chính là đồng bằng sông Cửu long đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sen vụ trồng cây khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản nên hệ số sử dụng đất đạt rất cao, canh tác đạt năng suất tốt, giá thành lúa gạo ngày một giảm. Nhất là vùng đồng bằng sông Cửu long, năm 2000 có những nơi giá lúa chỉ có xấp xỉ 1000ĐVN/kg.
Rõ ràng là, giá thành sản xuất gạo của Việt nam là rất thấp, đây là một yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất chế biến xuất khẩu gạo của Việt nam.
Bảng 15: Giá lúa gạo các vùng năm 2001
Năm 2001
1/01
2/01
3/01
4/01
5/01
6/01
7/01
8/01
9/01
10/01
11/01
12/01
Giá lúa BQ
1.611
1.582
1.477
1.508
1.490
1.450
1.472
1.588
1.603
1.682
1.943
2.111
Đ.B sông hồng
1.662
1.6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0015.doc