Đánh giá tác động môi trường của công trình mở rộng xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN .7

2. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO ĐTM.7

3. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM.8

4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM.10

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM.11

1.1. TÊN DỰ ÁN.13

1.2. CHỦ DỰ ÁN.13

1.3. VỊ TRÍ CỦA DỰ ÁN.13

1.4. HIỆN TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN.13

1.5. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN .14

1.5.1. Hình thức đầu tư.14

1.5.2. Quy mô công trình.14

1.5.2.1. Quy mô diện tích.14

1.5.2.2. Quy mô sản xuất.14

1.5.2.3. Sản phẩm của dự án.14

1.5.3. Các hạng mục xây dựng dự án.15

1.5.3.1. Hạng mục công trình xây dựng mới.15

1.5.3.2. Giải pháp kỹ thuật:.15

1.5.4. Công nghệ sản xuất phân phức hợp NPK 6 – 4 – 8.16

1.5.4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ:.16

1.5.4.2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất.16

1.5.5. Phương án vận chuyển, lưu kho trung gian.18

1.5.6. Nhu cầu nguyên liệu .18

1.5.7. Các loại máy móc thiết bị của dự án.18

1.5.7.1. Các thiết bị hiện có của Xí nghiệp.18

1.5.7.2. Các thiết bị đầu tư mới.19

Hệ thống thiết bị đầu tự cho Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh được mua tại Việt Nam. .19

1.5.8. Nhu cầu nhiên liệu.21

1.5.8.1. Điện năng.21

1.5.8.2. Nước.21

1.5.9. Tổng mức đầu tư.21

1.5.10. Tổ chức sản xuất.22

1.2.10.1. Nhân sự.22

1.5.10.2. Chế độ làm việc.22

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN .23

2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất.23

2.1.1.1. Điều kiện địa lý.23

2.1.1.2. Địa hình:.24

2.1.1.3. Địa chất.24

2.1.2. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn.24

2.1.2.1. Điều kiện khí hậu.24

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN.27

2.2.1. Chất lượng không khí.27

2.2.2. Chất lượng nước.29

2.2.2.1. Chất lượng nước mặt.29

2.2.2.2. Chất lượng nước ngầm.30

2.2.3. Chất lượng đất.31

2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN.32

2.3.1. Điều kiện kinh tế xã Ia Chim:.32

2.3.1.1. Về sản xuất Nông – Lâm nghiệp:.32

2.3.1.2. Chăn nuôi.32

2.3.2. Điều kiện xã hội xã Ia Chim:.32

2.3.2.1. Về dân số - kế hoạch hóa gia đình.32

2.3.2.2. Về giáo dục.33

2.3.2.3. Về y tế.33

2.3.2.4. Về văn hoá.33

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG .34

3.1.1. Các nguồn gây tác động.34

3.1.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải.34

3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.35

3.1.2. Đối tượng, quy mô bị tác động.35

3.1.3. Đánh giá tác động môi trường.35

3.1.3.1. Ô nhiễm không khí.35

3.1.3.2. Ô nhiễm nguồn nước.40

3.1.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn .41

3.1.3.4. Ô nhiễm đất.42

3.1.3.5. Những rủi ro và sự cố.42

3.1.4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động xây dựng

dự án.43

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 44

3.2.1. Các nguồn gây tác động.44

3.2.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.44

3.2.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.45

3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động dự án.46

3.2.3. Đánh giá tác động môi trường.46

3.2.3.1. Ô nhiễm không khí.46

3.2.3.2. Ô nhiễm do nước thải.50

3.2.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn.55

3.2.3.4. Ô nhiễm đất.55

3.2.3.5. Nguy cơ xảy ra sự cố và rủi ro.56

3.2.3.6. Tác động của dự án đến kinh tế xã hội.57

3.2.4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động

sản xuất.57

4.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN XÂY

DỰNG .59

4.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí .59

4.1.1.1. Hạn chế ô nhiễm bụi.59

4.1.1.2. Hạn chế tiếng ồn và độ rung.59

4.1.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.59

4.1.3. Giảm thiểu chất thải rắn .60

4.1.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng .60

4.1.5. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động .61

4.2. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT

ĐỘNG .61

4.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí.61

4.2.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm bụi .61

4.2.1.2. Giảm thiểu các chất gây mùi.62

4.2.1.3. Khống chế các yếu tố vi khí hậu.63

4.2.1.4. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt.63

4.2.1.5. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung.63

4.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải.64

4.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn .65

4.2.4. Giảm thiểu ô nhiễm đất.65

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.67

5.1.1. Các vấn đề môi trường.67

5.1.2. Các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác.67

5.1.3. Các phương hướng và mục tiêu.68

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.68

5.2.1. Giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn.68

5.2.2. Giám sát chất lượng nước .69

5.2.3. Giám sát chất thải rắn.69

6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP

XÃ.71

6.2. Ý KIẾN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ .71

1. KẾT LUẬN.72

2. KIẾN NGHỊ.72

3. CAM KẾT .72

3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực.72

3.2. Cam kết thực hiện các quy định chung về bảo vệ môi trường.73

3.2.1. Đối với môi trường không khí.73

3.2.3. Đối với môi trường nước.74

3.2.4. Đối với chất thải rắn.74

pdf75 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường của công trình mở rộng xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
496-1999 mg/kg 0,905 2 4 Cu TCVN 6496-1999 mg/kg 16,542 50 5 Pb TCVN 6496-1999 mg/kg 74,736 70 6 Zn TCVN 6496-1999 mg/kg 25,503 200 Ghi chú: - QCVN 03:2008/BTNMT – Giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất – đất nông nghiệp. - “-”: Không qui định Nhận xét: Từ kết quả phân tích trên so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT cho thấy, các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất đều thấp hơn giới hạn cho phép nhiều lần, riêng chỉ tiêu đồng (Pb) trong đất lớn hơn quy chuẩn quy định nhưng không đáng kể. Tóm lại, từ các kết quả trên, chúng tôi đưa ra đánh giá chung như sau: hiện trạng các thành phần môi trường nền khu vực dự án và vùng lân Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 31 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh cận vẫn còn tương đối tốt, chưa có dấu hiệu của sự ô nhiễm nào đáng kể. Đây là cơ sở để quan trắc và đánh giá so sánh chất lượng môi trường hiện tại với chất lượng môi trường khu vực khi dự án đi vào hoạt động. (Sơ đồ vị trí lấy mẫu đính kèm phần phụ lục) 2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN Địa điểm chịu sự tác động trực tiếp của Dự án là xã Ia Chim, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Xã IaChim là một xã thuộc vùng ven của thành phố Kon Tum, tổng diện tích tự nhiên là 6824,887 ha. Toàn xã có 11 thôn, làng; trong đó có 9 làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐB DTTS) và 2 thôn người kinh, 1971 hộ với 9.015 khẩu. Trong đó có 1.191 hộ là ĐB DTTS với 6.101 khẩu; đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo có 495 hộ với 2272 khẩu, phật giáo 21 hộ, 166 khẩu. Các đơn vị kinh tế gồm 4 đơn vị: Nông trường cao su, Nông trường cao su Tân Hưng và Xí nghiệp chế biến mủ cao su, Xí nghiệp phân vi sinh. Diện tích các loại cây lâu năm là 3.640,2 ha. Trong đó cây cao su chiếm 3.262,2 ha, cà phê 302 ha, còn lại là đất trồng các loại cây khác và nuôi trồng thủy sản. Toàn xã có 60% hộ sống bằng nghề nông nghiệp. Cây cao su, cà phê, mì là những cây trồng chính trong thu nhập của nhân dân. 2.3.1. Điều kiện kinh tế xã Ia Chim: 2.3.1.1. Về sản xuất Nông – Lâm nghiệp: Tổng diện tích cây lâu năm là 3640,2 ha. Trong đó, diện tích cao su là 3262,2 ha; cà phê là 302 ha; tiêu là 6,8 ha đang trong thời kỳ thu hoạch; cây bời lời là 41,7 ha; cây ăn quả là 27,5 ha. Tổng diện tích cây hàng năm là 1.087,2 ha. Trong đó, diện tích cây mì là 778; diện tích lúa cả Đông Xuân: 187,5 ha; mía: 70 ha,; ngô 2 vụ: 15ha; rau xanh: 18,7 ha; đậu các loại 18 ha. 2.3.1.2. Chăn nuôi Trên địa bàn xã có đàn trâu 81 con; đàn bò 1966 con; đàn heo 1045 con; đàn dê 160 con; tổng đàn gia cầm: 8650 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản là: 1,14 ha. 2.3.2. Điều kiện xã hội xã Ia Chim: 2.3.2.1. Về dân số - kế hoạch hóa gia đình Ban DS-KHHGĐ xã hàng tháng phối hợp cùng ban ngành đoàn thể, Thôn bản tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về văn bản, pháp lệnh tại khu dân cư và tư vấn tuyên truyền các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện KHHGĐ . Tư vấn các biện pháp tránh thai,. Hiện nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,83%; Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 32 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 35,53%; Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại: 65,07%. 2.3.2.2. Về giáo dục Trong năm qua sự nghiệp giáo dục trên địa bàn phát triển mạnh về quy mô từ các bậc học, đặc biệt ở bậc mầm non và THCS. Trong năm học 2009-2010 toàn xã có 2515 học sinh, trong đó mầm non có 481 cháu, tiểu học có 1053 học sinh, THCS có 981 học sinh. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường ở 3 cấp học có 153 người, trong đó giáo viên mầm non 24 người, giáo viên tiểu học 64 người, giáo viên THCS 65 người Tuy nhiên công tác phổ cập THCS gặp rất nhiều khó khăn, vận động các em đi học bổ túc không đạt hiệu quả, sự nhận thức của các em và gia đình còn thấp, ý thức học tập của các em còn kém không tích cực đến lớp hoặc đến lớp không chuyên cần. Năm học 2009 –2010 học sinh bỏ học giữa chừng còn nhiều, trường THCS Phan Bội Châu duy trì: 97,8%; trường tiểu học Ngô Thì Nhậm: 98,3.%, trường tiểu học Phùng Khắc Khoan: 96,5%; trường mầm non Tuổi Ngọc : 98 %, bình quân duy trì sĩ số học sinh của toàn xã năm học 2009 –2010 là 97%. 2.3.2.3. Về y tế Trạm y tế hiện có 05 nhân viên trong đó 04 y sỹ, 01 nữ hộ sinh, cán bộ nhân viên y tế có trách nhiệm và thái độ phục vụ tốt trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đảm bảo không có dịch bệnh, thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia tại cơ sở. Tình hình khám chữa bệnh cho nhân dân nhìn chung đảm bảo và kịp thời trong mọi tình huống . Trong 6 tháng đầu năm 2010 không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn xã. 2.3.2.4. Về văn hoá Thành lập đoàn kiểm tra văn hoá liên ngành của xã thường xuyên phối hợp với các Ban ngành đoàn thể kiểm tra các cơ sơ dịch vụ kinh doanh văn hoá trên địa bàn toàn xã, nhìn chung các cơ sở này hoạt động đều tuân thủ theo quy định của pháp luật, không xảy ra các tệ nạn xã hội. Văn hoá trên địa bàn vẫn bình thường và chấp hành đúng pháp luật quy định. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 33 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh (Nguồn: Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, ANQP xã Ia Chim 6 tháng đầu năm 2010 và Kế hoạch thực hiện 6 tháng cuối năm 2010) Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Bất kỳ một dự án đầu tư xây dựng nào cũng ít nhiều đều gây tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại. Do đó, việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp Chủ đầu tư chủ động lựa chọn những phương án phù hợp trong công tác bảo vệ môi trường khi dự án được thực hiện. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình Mở rộng xưởng sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh, đánh giá các tác động tiềm tàng của dự án đến môi trường để giúp Chủ đầu tư xác định được nguồn gây ô nhiễm, đối tượng và quy mô bị tác động, làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án: - Giai đoạn thi công xây dựng; - Giai đoạn hoạt động sản xuất. 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 3.1.1. Các nguồn gây tác động 3.1.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải Các hoạt động trong quá trình thi công xây dựng công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh, bao gồm: - San lấp mặt bằng; - Vận chuyển, tập kết, lưu giữ vật liệu xây dựng; - Xây dựng các hạng mục công trình và lắp đặt thiết bị; - Xây dựng, cải tạo lại hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông nội bộ; cấp điện; thoát nước mưa và thu gom, xử lý nước thải, xây dựng hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý khí thải); - Sinh hoạt của công nhân xây dựng. Tổng hợp các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng được trình bày tóm tắt trong bảng sau: Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng TT Các hoạt động Nguồn gây tác động 1 Vận chuyển, tập kết, lưu giữ vật liệu xây dựng, nhiên liệu − Xe tải vận chuyển nhiên, nguyên, vật liệu như: Vật liệu xây dựng, sơn, xăng dầu,… − Các thùng chứa xăng dầu, sơn. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 34 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh 2 Xây dựng các hạng mục công trình và lắp đặt thiết bị − Các máy móc phục vụ thi công xây dựng − Quá trình thi công có gia nhiệt: Cắt, hàn, … 3 Xây dựng, cải tạo lại hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ − Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng − Các máy móc phục vụ thi công xây dựng − Quá trình thi công có gia nhiệt: Cắt, hàn 4 Sinh hoạt của công nhân xây dựng − Sinh hoạt của các công nhân 3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Tổng hợp các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng được trình bày tóm tắt trong bảng sau: Bảng 3.2: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng TT Nguồn gây tác động 1 Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án, gây ngập úng cục bộ 2 Sự tập trung công nhân xây dựng gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương, gia tăng tệ nạn xã hội. 3.1.2. Đối tượng, quy mô bị tác động Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng được tóm tắt trong bảng 3.3. Bảng 3.3: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng TT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động 1 Đất đai - Đất đai trong khu vực dự án. 2 Môi trường không khí - Khu vực dự án - Dọc tuyến đường xe vận chuyển 3 Môi trường nước - Suối Ia Bron 4 Môi trường sinh học - Hệ sinh thái có trong khu vực dự án và vùng xung quanh. 3.1.3. Đánh giá tác động môi trường 3.1.3.1. Ô nhiễm không khí Các tác nhân gây ô nhiễm do các hoạt động trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là bụi, các loại khí thải từ các phương tiện vận chuyển và tiếng ồn, được trình bày tóm tắt trong bảng sau: Bảng 3.4: Các tác nhân gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 35 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh TT Các hoạt động Tác nhân và nguồn gây tác động 1 San lấp mặt bằng - Bụi từ san lấp mặt bằng. 2 Vận chuyển, tập kết, lưu giữ nguyên vật liệu - Bụi, tiếng ồn, độ rung, khí thải do hoạt động vận chuyển nhiên, nguyên, vật liệu như: Vật liệu xây dựng, cát, đá, sơn, xăng dầu, … 3 Xây dựng các hạng mục công trình và lắp đặt thiết bị - Bụi phát sinh từ quá trình xây dựng. - Khí thải, tiếng ồn, độ rung do hoạt động của các máy móc phục vụ thi công xây dựng - Nhiệt, ồn, khí thải từ hoạt động cắt, hàn,… 4 Xây dựng, cải tạo lại hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - Bụi từ quá trình xây dựng các hạng mục - Bụi từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu. - Khí thải, tiếng ồn, độ rung do hoạt động của các máy móc phục vụ thi công xây dựng - Nhiệt, ồn, khí thải từ hoạt động cắt, hàn,… 5 Sinh hoạt của công nhân xây dựng. - Mùi hôi từ khu vệ sinh và từ nơi tập trung rác thải sinh hoạt Tác nhân gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng, cụ thể như sau: - Bụi do đào đắp đất cát, san ủi mặt bằng; - Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển và bốc dỡ: + Đất, cát phục vụ cho công tác san lấp mặt bằng; + Nguyên vật liệu phục vụ xây dựng (đá, cát, xi măng, sắt, ...); + Thiết bị máy móc phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng; - Hơi xăng dầu phát sinh trong quá trình tập kết, lưu trữ nhiên liệu; - Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của các phương tiện giao thông vận tải và các phương tiện thi công cơ giới. - Bụi do gió cuốn từ mặt đường lên. - Bức xạ nhiệt, khí thải của các công đoạn thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn sắt thép; cắt, hàn để lắp ráp thiết bị...); - Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông vận chuyển, các thiết bị thi công; - Mùi hôi phát sinh từ nơi tập trung chất thải sinh hoạt của công nhân. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 36 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Các tác động nêu trên chỉ là tạm thời, không liên tục và sẽ kết thúc sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng. Ba yếu tố tác động chính tới chất lượng không khí trong quá trình xây dựng là bụi, khí thải và tiếng ồn của các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện thi công cơ giới. Các nguồn ô nhiễm và tác động trong quá trình xây dựng sẽ được đánh giá chi tiết như sau: (1) Ô nhiễm do bụi Trong quá trình san lấp mặt bằng dự án, các hoạt động đào, đắp và san lấp mặt bằng sẽ làm phát sinh ra bụi. Ngoài ra, khi thi công xây dựng, bụi còn phát sinh do vận chuyển và bốc dỡ nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị máy móc thi công xây dựng. Tác động của bụi từ các nguồn này không lớn, chỉ ảnh hưởng cục bộ tại nơi bốc dỡ. Ngoài ra, khu vực dự án nằm cách xa khu dân cư (bán kính cách xa là 2 km) và có vườn cao su bao xung quanh nên hạn chế bụi phát tán ra các vùng lân cận. Tuy nhiên, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế tối đa bụi và trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân. (2) Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải và các thiết bị thi công cơ giới Các chất khí gây ô nhiễm thải ra từ động cơ của các phương tiện vận tải, thiết bị và máy móc thi công. Khí thải ra từ các động cơ máy móc sử dụng các nhiên liệu từ Hydrocacbon chủ yếu là bụi, CO, SO2,... Loại ô nhiễm này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng, thoáng và chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1 tấn nhiên liệu sử dụng cho xe trọng tải lớn (3,5-16 tấn) dùng dầu diesel, thành phần khí thải có chứa 4,3 kg TSP (bụi), 5 kg SO2, 55 kg NOx, 28 kg CO, 12 kg VOC; và khi dùng xăng thành phần khí thải chứa 3,5 TSP, 5 kg SO2, 20 kg NOx, 300 kg CO, 30 kg VOC, 1,35 kg chì. Bảng 3.5: Hệ số ô nhiễm do khí thải của các phương tiện giao thông Phương tiện Đơn vị (U) TSP kg/u SO2 kg/u NOX kg/u CO kg/u VOC kg/u Chì kg/u Xe máy nặng chạy xăng: - Đường đô thị 1000 km 0,4 4,5 S 4,5 70 7 0,31 tấn N/liệu 3,5 20 S 20 300 30 1,35 Xe máy 3,5 - 16 tấn chạy diesel: - Đường đô thị 1000 km 0,9 4,29 11,8 60 2,6 Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 37 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh S tấn N/liệu 4,3 20 S 55 28 12 Xe máy sản xuất 1985- 1992: - Động cơ 1400- 2000 cc 1000 km 0,07 1,62 S 1,78 15,73 2,23 0,11 tấn N/liệu 0,86 20 S 22,0 194,7 27,6 5 1,35 - Động cơ > 2000 cc 1000 km 0,07 1,85 S 2,51 15,73 2,23 0,13 tấn N/liệu 0,76 20 S 27,1 169,7 24,0 9 1,35 (Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, 1993) Ghi chú: S là tỷ lệ % hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu, hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO và trong xăng chiếm 0,25%. Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải và các thiết bị thi công cơ giới sử dụng nhiên liệu (xăng, dầu DO) là không đáng kể, chủ yếu gây tác động trực tiếp đến công nhân thi công. Tuy nhiên, khi tập trung một lượng lớn các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí xung quanh khu vực thực hiện dự án. Do đó, Chủ đầu tư phải có biện pháp điều tiết lượng xe tải, máy móc thiết bị một cách hợp lý trong quá trình xây dựng dự án. (3) Ô nhiễm các khí thải của công đoạn hàn, cắt sắt thép khi lắp đặt thiết bị Ở công đoạn này, tải lượng khí thải phát tán vào môi trường không lớn, chủ yếu tác động đến sức khỏe của công nhân lao động trực tiếp do đặc trưng của các chất ô nhiễm trong công đoạn hàn như CO, NOx, Axetylen, Propane,... Thời gian xây dựng ngắn nên mức độ tác động không nhiều, nhưng Chủ đầu tư sẽ có biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân. (4) Ô nhiễm do tiếng ồn và rung từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công Trong giai đoạn thi công xây dựng, tiếng ồn và rung phát sinh chủ yếu từ các nguồn: - Máy móc, thiết bị san ủi, đầm nén; - Máy trộn bê tông; - Xe tải vận chuyển nguyên vật liệu. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 38 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Tiếng ồn gây ra do phương tiện vận tải từ việc chuyên chở đất dùng cho san lấp mặt bằng, bốc dỡ vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ thi công trên công trường xây dựng. Tiếng ồn có tần số cao khi các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục, nhất là vào khoảng thời gian ban ngày trong giờ làm việc. Khả năng lan truyền tiếng ồn tại khu vực thi công của dự án lan truyền tới khu vực xung quanh được xác định như sau: Li = Lp – ΔLd –ΔLc (dBA) Trong đó: Li - Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn ồn một khoảng cách d (m) Lp - Mức ồn đo được tại nguồn đo ồn (cách 15 m) ΔLd - Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i. ΔLd = 20lg [(r2/r1)1+a] (dBA) r1 - Khoảng cách tới nguồn ồn ứng với Lp (m) r2 - Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m) a - Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp phụ tiếng ồn của địa hình mặt đất (a = 0) ΔLc - Độ giảm mức ồn qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng thoáng và không có vật cản nên ΔLc = 0. Từ công thức trên kết hợp với việc đo thực tế mức ồn tại nơi cách nguồn phát sinh ồn 1 m, ta có thể tính được độ ồn của tại các vị trí khác. Mức ồn từ hoạt động của các xe tải và các thiết bị thi công được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.6: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công trên công trường TT Các phương tiện (1) Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) (2) Mức ồn cách nguồn 20m (dBA) (2) Mức ồn cách nguồn 50m (dBA)Khoảng Trung bình 1 Máy ủi - 93,0 67,0 59,0 2 Xe lu 72,0÷ 74, 0 73,0 47,0 39,0 3 Máy kéo 77,0÷ 96, 0 86,5 60,5 52,5 4 Máy cạp đất ,máy san 80,0÷ 93, 86,5 60,5 52,5 Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 39 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh 0 5 Xe tải 82,0÷ 94, 0 88,0 62,0 54,0 6 Máy trộn bê tông 75,0÷ 88, 0 81,5 55,5 47,5 TCVN 3985 - 1999 85 dBA Nguồn: (1) - Mackernize, L.Da, năm 1985. (2) - Ô nhiễm không khí, Phạm Ngọc Đăng Ở nước ta chưa có tiêu chuẩn quy định cụ thể về mức độ tiếng ồn cho công tác thi công xây dựng nói chung. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn đã ban hành về mức cho phép tiếng ồn tại các vị trí làm việc (TCVN 3985-1999) không vượt quá 85 dBA. Với mức ồn phát ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường như trình bày trong bảng trên thì mức ồn cực đại do các thiết bị thi công gây ra cách nguồn ồn 1m hầu như vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với mức ồn cho phép nơi làm việc. Do đó, công nhân làm việc tại các khu vực phát sinh tiếng ồn cần được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. 3.1.3.2. Ô nhiễm nguồn nước Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn xây dựng dự án chủ yếu là: - Nước thải sinh hoạt của công nhân; - Nước mưa chảy tràn; (1) Nước thải sinh hoạt của công nhân Nước thải từ quá trình thi công xây dựng dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt của các công nhân xây dựng. Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (coliform, E.Coli). Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy, vi khuẩn Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý. Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở định mức nước thải và số lượng công nhân. Theo tiêu chuẩn xây dựng, định mức nước cấp sinh hoạt là 100lít/người/ngàyđêm, mức phát sinh nước thải sinh hoạt là 80 lít/người/ngày.đêm (tương đương khoảng 80% nước cấp). Dự kiến lượng công nhân thường xuyên có trên công trường tối đa khoảng 20 người/ngày. Dựa vào các số liệu đã có, có thể ước tính được tổng lưu Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 40 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng dự án là khoảng 1,8 m3/ngày. Để hạn chế tác động do nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng, chủ đầu tư sẽ có các biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế tối đa các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. (2) Nước mưa chảy tràn Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án khi có mưa lớn nếu không được tiêu thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công… Ngoài ra, nước mưa còn cuốn theo đất, đá, cát, và các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào nguồn nước sông suối xung quanh gây bồi lắng, xói lở đất và tác động xấu đến công trình và môi trường xung quanh khu vực dự án. Nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này chủ yếu có độ đục cao do cuốn theo đất đá và một phần vật liệu xây dựng rơi vãi trong quá trình thi công. Chủ đầu tư sẽ có các phương án hạn chế các tác động của nước mưa chảy tràn trong quá trình xây dựng công trình. 3.1.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không có các biện pháp quản lý thích hợp. Các nguồn chất thải rắn bao gồm: - Đất cát thừa do san ủi mặt bằng - Vật liệu thừa như xi măng và sắt trong quá trình xây dựng - Giấy thải và vật dụng đóng gói từ hoạt động lắp đặt thiết bị - Rác thải nguy hại gồm thuỷ tinh,giẻ lau thấm dầu mỡ, can, bình chứa hoá chất, xăng dầu,... - Chất thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng. Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,3 – 0,5 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày, với 20 công nhân xây dựng mỗi ngày thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng dự án sẽ khoảng 6 – 10 kg/ngày. Với khối lượng rác thải sinh hoạt như trên, cần có biện pháp thu gom xử lý hợp lý, tránh khả năng gây tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ gây mùi hôi. Ngoài ra, việc tồn đọng rác còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây nguy cơ phát sinh và lây truyền mầm bệnh ảnh Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 41 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh hưởng đến sức khỏe của công nhân thi công và các khu dân cư lân cận. Do đó, chủ đầu tư sẽ có phương án thu gom và xử lý hợp vệ sinh. 3.1.3.4. Ô nhiễm đất Trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là: - Việc đào móng và đào mương có thể thay đổi cấu tạo đất: Đất bị kết rắn lại, giảm khả năng thẩm thấu và thông thoáng do thay đổi địa hình bề mặt. - San ủi, đổ bỏ đất đá lớp bóc (không hợp lý sẽ làm mất cảnh quan khu vực, gây xói lở và có thể làm trôi bùn đất (vào mùa mưa). - Đất đá rơi vãi trên đường chuyên chở ngoài việc gây khó khăn cho các lái xe còn có thể gây hiện tượng trôi bùn vào mùa mưa xuống các khu đất thấp ven đường. - Chất thải trong quá trình xây dựng như vật liệu thừa, giẻ lau vứt bỏ bừa bãi hay thu gom chất thải rắn chưa tốt, chôn lấp ngay tại chỗ... sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất và cảnh quan khu vực. - Nước thải trong quá trình xây dựng bao gồm các loại nước súc rửa và nước làm mát các thiết bị máy móc thi công có chứa dầu mỡ rò rỉ, đất cát, nước trộn vữa hồ cùng với nước mưa chảy tràn trong khu vực thi công vốn có khả năng nhiễm dầu mỡ cao sẽ góp phần làm ô nhiễm chất lượng đất khu vực dự án. - Ngoài ra, chất lượng đất còn bị ảnh hưởng bởi sự cố chảy tràn nhiên liệu, dầu nhờn của các phương tiện thi công. 3.1.3.5. Những rủi ro và sự cố (1) Tai nạn lao động Nhìn chung, tai nạn lao động có thể xảy ra tại bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng nào của dự án. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra tai nạn lao động trên công trường xây dựng là: - Ô nhiễm môi trường có khả năng gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất cho công nhân trong khi lao động; - Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe cao có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ... - Tai nạn do bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc do thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân thi công. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 42 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu bảo đảm an toàn lao động cho công nhân. (2) Sự cố cháy nổ Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau: - Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công (xăng, dầu DO, dầu FO, sơn, keo...) là các nguồn có thể gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường; - Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố điện giật, chập, cháy nổ … gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân; - Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp phòng ngừa. Các sự cố trên có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực này. (3) Tai nạn giao thông Tai nạn giao thông có nguy cơ xảy ra trong quá trình thi công, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân có thể do phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông. Sự cố này hoàn toàn phòng tránh được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông tránh gây tai nạn cho người dân lưu thông trên các tuyến đường. 3.1.4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động xây dựn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá tác động môi trường của Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ .pdf
Tài liệu liên quan