Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khách sạn, tòa nhà văn phòng và Trung tâm thương mại tại số 222, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Chất thải nguy hại phát sinh từ trung tâm có khối lượng không nhiều và thành phần tương đối đơn giản, chủ yếu là các pin thải, bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in, giẻ lau dính dầu nhớt từ quá trình bảo trì các máy móc của trung tâm. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh không nhiều ước tình khoảng 100kg/tháng.

Mức độ tác động: các chất thải nguy hại như bao bì chứa hóa chất thải bỏ chứa các thành phần nguy hại cũng như giẻ lau dính dầu nhớt và pin, bóng đèn huỳnh quang đều chứa các thành phần nguy hại. Do đó nếu không xử lý đúng theo quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận cụ thể là môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí do sự tồn dư các chất độc hại. Trong quá trình lan truyền khả năng gây ảnh hưởng đến con người, động vật và thực vật là khó tránh khỏi, sẽ gây nhiễm độc cho con người, động vật cũng như hệ thực vật nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua môi trường tiếp nhận.

 

doc92 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khách sạn, tòa nhà văn phòng và Trung tâm thương mại tại số 222, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. WHO đã đưa ra phương pháp dự báo tải lượng ô nhiễm phụ thuộc tải trọng và vận tốc từ các phương tiện vận tải như sau: Bảng 3.2 Hệ số ô nhiễm từ hoạt động xe tải chạy trên đường Phương tiện Đơn vị (U) TSP (kg/u) SO2 (kg/u) NOx (kg/u) CO (kg/u) VOC (kg/u) Chì (kg/u) Xe tải trọng 3,5-16 tấn chạy diesel - Đường đô thị 1000 km tấn nhiên liệu 0,9 4,3 4,29S 20S 11,8 55 6,0 28 2,6 12 Nguồn: WHO, 1993. Ghi chú: S – là hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu chọn 0,25% (% kl) Để tính toán được tải lượng ô nhiễm cần phải ước tính được số lượng các lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Căn cứ trên tổng số vốn đầu tư dự án sẽ ước tính được tổng số nguyên vật liệu dành cho công trình như đã tính toán ở trên cùng với khối lượng đất thải được chở đến nơi đổ thải, chọn loại xe tải có tải trọng 10 tấn (loại đường đô thị), sẽ có số lượng xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng là 181.503 chuyến, với quãng đường vận chuyển khoảng 12km (cả đi và về), sau đây là phần tính toán tải lượng khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện : Bảng 3.3 Ước tính tải lượng các chất khí ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động vận chuyển nguyên liệu Chất ô nhiễm Tổng lượng thải (kg) TSP 1960,232 SO2 2335,944 NOx 25700,82 CO 13068,22 VOC 5662,894 Theo kết quả ước tính ở trên, lượng chất ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động vận chuyển trong quá trình thi công xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật dự án tương đối lớn. Bên cạnh đó, tại khu vực công trường tập trung nhiều thiết bị cùng hoạt động như xe cẩu, máy đào, máy xúc… lượng khói thải động cơ có chứa nhiều chất độc hại như NOx, CO2, CO, SO2, VOCs… sẽ làm suy giảm chất lượng không khí khu vực, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Với thời gian thi công kéo dài, ảnh hưởng này là tương đối lâu và ngoài những tác động lên công nhân tham gia thi công tại chỗ còn tác động lên các khu dân cư xung quanh. Tuy nhiên khu vực dự án là khu vực thông thoáng nên các chất khí ô nhiễm sẽ nhanh chóng phát tán và ảnh hưởng không đáng kể. Khí thải từ các hoạt động cơ khí Trong quá trình hàn các kết cấu thép, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe tóm tắt trong bảng 3.3. Bảng 3.4 Nồng độ các chất khí đo được trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm) 2,5 3,25 4 5 6 Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác) (mg/1 que hàn) 285 508 706 1.100 1.578 CO (mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50 NOx (mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70 Nguồn: Phạm Ngọc Đăng (2000), Môi trường không khí, NXB KHKT Tải lượng khí thải từ công đoạn hàn được dự báo là không cao so với các nguồn ô nhiễm khác nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người thợ hàn. Với các phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp, sẽ hạn chế được các ảnh hưởng xấu đối với công nhân lao động. B. Môi trường nước Trong giai đoạn xây dựng các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chính là nước mưa chảy tràn trên công trường và nước thải sinh hoạt của lực lượng công nhân xây dựng. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn trên công trường xây dựng sẽ cuốn theo đất cát, rác thải sinh hoạt của công nhân, rác thải trong quá trình xây dựng… chảy xuống cống thoát nước chung của khu vực. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 – 1,5 mg N/l; 0,004 -0,03 mg P/l; 10 – 20 mg COD/l và 10- 20 mgTSS/l. Lượng nước mưa trung bình tại khu vực dự án là 1.789 mm/năm. Khi đó lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực nhà máy trung bình là 1.789mm x 4 ha = 7.150 m3/năm. Bản thân nước mưa không phải là nguồn gây ô nhiễm môi trường, khi thi công vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công sẽ cuốn theo đất, cát, vẩy thép, dầu mỡ... chảy vào hệ thống thoát nước của khu vực. Nếu nguồn nước này không được quản lý tốt sẽ gây ra những tác động tiêu cực nguồn thủy vực xung quanh dự án. Tác động nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công có thể được dự báo thông qua vấn đề thải các chất ô nhiễm vào khí quyển và chất thải rắn và nguy hại tại khu vực thực hiện dự án. Với đặc trưng của nguồn ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động thi công là bụi, các chất khí thải có tính axit (SO2, NOx, CO...) khi gặp mưa các chất này dễ dàng hòa tan vào trong nước mưa làm cho nước mưa bị ô nhiễm, ngoài ra do sự hòa tan các chất khí có tính axit nên nước mưa có thể làm hư hại các vật liệu kết cấu và công trình xây dựng. Do vậy nước mưa cần phải được thu gom quản lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sinh hoạt Trong quá trình xây dựng, trung bình có khoảng 150 công nhân làm việc trên công trường xây dựng, nhu cầu cấp nước 10,5 m3/ngày (theo TCXD 33:2006 áp dụng mức 70 lít/người/ngày). Lượng nước sử dụng trong giai đoạn xây dựng là nước ngầm được khoan ở độ sâu 20m. Tương đương với nhu cầu dùng nước của công nhân xây dựng sẽ tạo ra lượng nước thải sinh hoạt là 10,5 m3/ngày (nước thải được tính toán bằng 100% lượng nước cấp). Nước thải sinh hoạt thường chứa chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ hòa tan và vi khuẩn, có khả năng lây lan các bệnh dịch tả, lỵ, thương hàn và các bệnh đường ruột qua môi trường nước cho người. Bên cạnh đó, việc thải các nước thải này sẽ làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước ảnh hưởng đời sống của các loài thủy sinh. Do đó việc xử lý nước thải sinh hoạt là rất cần thiết nhằm bảo đảm hoạt động thi công xây dựng của dự án không gây ảnh hưởng đến môi trường. Nước thải thi công Thực tế tại khu vực dự án là khu vực đã được đổ bê tông một phần nên việc rửa xe thi công trước khi rời khỏi công trường là không nhiều, mặt khác số lượng xe thường xuyên ra vào công trường chủ yếu là các xe tải vận chuyển nguyên liệu do đó các xe này không cần thiết phải rửa xe trước khi rời khỏi công trường vì vị trí tập kết nguyên vật liệu sẽ được chọn tại vị trí thích hợp. Riêng đối với các máy móc làm việc tại công trường việc xúc rửa máy móc như máy trộn bê tông sẽ phát sinh ra một khối lượng nước thải nhất định. Ước tính tổng lượng nước thải thi công từ hoạt động xây dựng của dự án 3m3/ngày ( không bao gồm nước rửa máy móc thiết bị do không rửa máy móc thiết bị tại công trường sau giờ làm việc). Lượng nước thải này có thành phần chủ yếu là đất cát, xi măng có thể gây tắc đường ống thoát nước do đó sẽ phải có biện pháp xử lý cụ thể. C. Môi trường đất Ngoài những tác động từ việc thay đổi tính chất do quá trình thi công xây dựng, môi trường đất sẽ chịu tác động của ba nguồn thải: nước thải, khí thải, chất thải rắn. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm chảy qua thì vùng đất nơi mà dòng nước chảy qua sẽ bị ô nhiễm theo. Cũng như nước thải, khí thải cũng ảnh hưởng đến môi trường đất. Khí thải và bụi sẽ phát tán trong không khí, hấp thụ hơi nước và trở nên nặng hơn không khí, rơi trở lại mặt đất và gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất. Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt của công nhân làm việc trên công trường là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất nếu không được thu gom và xử lý đúng qui định. Tác động đáng kể nhất từ hoạt động thi công xây dựng của dự án đến môi trường đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng dẫn đến sự thay đổi về tính chất vật lý của đất. Tuy nhiên tác động này là không lớn và không gây ảnh hưởng nhiều, ngược lại sự thay đổi mục đích sử dụng đất sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế cho khu vực. D. Tác động từ chất thải rắn - Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trong suốt quá trình xây dựng. Theo ước tính, mỗi công nhân thi công tại công trường xây dựng thải ra từ 0,5 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt 150 công nhân x 0,5 kg rác = 75kg. Chất thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa) và các thành phần trơ khó phân hủy (bao bì nhựa, nylon, …). Lượng rác này sẽ được thu gom theo quy định thu gom chất thải rắn sinh hoạt của đô thị. - Chất thải rắn chủ yếu trong giai đoạn này là các loại nguyên vật liệu xây dựng phế thải rơi vãi trong quá trình xây dựng, sắt thép vụn, đất đá, xà bần…Phần chất thải rắn này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng lại gây mất cảnh quan của khu vực, tuy nhiên các loại chất thải này có khả năng tái sử dụng cao nên sẽ được thu gom và tái sử dụng bằng cách hợp đồng với các đơn vị có nhu cầu. - Ngoài ra, lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình xây dựng như giẻ lau dính dầu nhớt, pin với khối lượng không đáng kể. Bên cạnh lượng chất thải sinh hoạt, chất thải thi công còn một lượng đất đào thải từ quá trình thi công xây dựng tầng hầm, và các công trình liên quan với tổng diện tích xây dựng là 40.000m2 ước tính tổng thể tích đất đào khoảng 307.000m3 đất. Đây là một khối lượng đất tương đối lớn nếu không có biện pháp giải quyết sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường. Với khối lượng đất đào phát sinh lớn nếu không được vận chuyển và xử lý hợp lý sẽ phát tán vào môi trường không khí gây bụi hoặc theo nước mưa chảy tràn gây tắc nghẽn cống rãnh tại khu vực. Do đó việc đề ra những biện pháp giải quyết thỏa đáng là rất cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng môi trường tại khu vực trong quá trình thi công xây dựng. Nhìn chung, giai đoạn thi công xây dựng dự án đã gây tác động có hại đến môi trường và sức khỏe của công nhân cũng như đến khu vực dân cư xung quanh, trong đó tác hại nhiều nhất là ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn, nước thải và rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, các tác động này chỉ là tác động tạm thời, cục bộ và kết thúc khi hoạt động thi công xây dựng dự án được hoàn tất. 3.1.1.2. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động Tương tự như giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn dự án đi vào hoạt động cũng sẽ tác động đến các thành phần môi trường tự nhiên, tuy nhiên do đặc thù của dự án nên những tác động này là không quá lớn. Sau đây là phần đánh giá cụ thể các nguồn tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động của dự án: A. Môi trường không khí Dựa trên loại hình hoạt động của dự án có thể tóm tắt các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải đến môi trường không khí chủ yếu từ các hoạt động sau: - Bụi và khí thải phát sinh từ các hoạt động của các phương tiện giao thông - Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của máy phát điện dự phòng - Khí thải phát sinh từ trạm xử lý nước thải và điểm tập kết chất thải rắn của khách sạn, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại. - Mùi phát sinh từ khu vực nhà hàng, khu ẩm thực Từ hoạt động của các phương tiện giao thông Do đặc điểm và mô hình hoạt động cuả dự án nên môi trường không khí bị tác động không đáng kể. Do đó mức độ gây tác động đến cộng đồng trong khu vực dự án là không đáng kể. Bụi chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận chuyển như xe gắn máy, xe ô tô… Các loại bụi này tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong không khí, có khả năng gây các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn…đối với cộng đồng dân cư. Thành phần bụi chủ yếu là đất, cát có kích thước nhỏ. Tác hại của loại bụi này là không lớn nhưng cũng cần phòng ngừa ô nhiễm cho người dân sống và làm việc tại dự án trong tương lai. Khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông được tính toán dựa trên số lượng phương tiện giao thông vận chuyển ra vào tòa nhà. Các phương tiện này chủ yếu sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel nên sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm như NO2, THC, CO, SO2. Khi dự án đi vào hoạt động, dựa trên số lượng khách tại nhà hàng, trung tâm thương mại, khách du lịch… có thể tính toán tương đối lượng phương tiện vào ra tòa nhà. Với tổng số khách mua sắm tại trung tâm là 2500, khách sạn 600 thực khách, công nhân viên làm việc tại tòa nhà là 200 nhân viên. Số lượng xe được tính toán dựa trên tổng số người đến tòa nhà là 3.300 người, với tiêu chuẩn dùng xe gắn máy là 2 người/xe và 4 người/xe ô tô, trong đó số lượng người sử dụng xe hơi là 20%. Khi đó tổng số lượng xe gắn máy là 1320 xe, xe ô tô là 165 xe, với quãng đường di chuyển trung bình của một phương tiện trong khu vực dự án là 400m. Dựa trên hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với xe gắn máy và xe hơi, có thể ước tính được tổng lượng chất thải khí sinh ra từ hoạt động của các phương tiện. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển được trình bày cụ thể tại bảng sau: Bảng 3.5 Tải lượng khí thải của xe gắn máy Phương tiện Đơn vị (U) TSP (kg/u) SO2 (kg/u) NOx (kg/u) CO (kg/u) VOC (kg/u) Xe có động cơ >50cc (4 thì) 1000 km tấn nhiên liệu 0,76S 20S 0,3 8 20 525 3 80 Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993 Bảng 3.6 Hệ số ô nhiễm từ xe hơi Phương tiện Đơn vị (U) TSP (kg/u) SO2 (kg/u) NOx (kg/u) CO (kg/u) VOC (kg/u) Xe hơi sản xuất 1985-1992 (khu ngoại ô) - Động cơ >2000 cc 1000 km tấn nhiên liệu 0,05 0,85 1,17S 20S 3,14 53,81 6,99 119,9 1,05 18,02 Nguồn: WHO, 1993. Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh (%) trong dầu DO Bảng 3.7 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do khí thải từ các phương tiện vận tải sinh ra khi dự án đi vào hoạt động TT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) 1 Bụi 0,00882 2 SO2 0,049959 3 NOx 0,61866 4 CO 22,14198 5 THC 3,30498 Nhìn chung tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển không lớn nên mức độ tác động không đáng kể. Mặt khác chủ đầu tư sẽ có các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động từ hoạt động này. Từ hoạt động của máy phát điện dự phòng Nhằm bảo đảm hoạt động thường xuyên của trung tâm, Chủ dự án sẽ trang bị một máy phát điện công suất 1500KVA. Các số liệu dự báo về tải lượng các chất ô nhiễm trong máy phát điện dưới đây chỉ mang tính chất định tính, để có thể xác định tổng quát được thành phần và mức độ ô nhiễm của nguồn thải này tác động đến môi trường. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện dự phòng được tính trên cơ sở tải lượng các chất ô nhiễm và lưu lượng khí thải. Sau đây là bảng thể hiện hệ số ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO: Bảng 3.8 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện dự phòng Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (Kg chất ô nhiễm/tấn dầu) Bụi 0,71 SO2 20S NOx 9,62 THC 9,97 CO 2,19 Nguồn: Giáo trình Hóa kỹ thuật môi trường đại cương, Nguyễn Quốc Bình Ghi chú: S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO = 0,25% Theo tính toán thì trong khi chạy máy phát điện, với công suất 1500 KVA, 1 kg dầu DO sẽ thải ra 24 m3 không khí, ứng với mức tiêu thụ dầu 252 kg dầu/h sẽ thải ra 6048 m3/h (1,68m3/s) không khí (Nguồn: theo thông số kỹ thuật của hãng cung cấp máy phát điện), sau đây là tải lượng và nồng độ khí thải của máy phát điện: Bảng 3.9 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện dự phòng Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (Kg chất ô nhiễm/giờ) Nồng độ (mg/m3) QCVN 19:2009/BTNMT Bụi 0,17892 29,58333 200 SO2 1,26 208,33 500 NOx 2,42424 400,8333 850 THC 2,51244 415,4167 - CO 0,55188 91,25 1.000 Như vậy so với tiêu chuẩn trên có thể nhận thấy hầu hết nồng độ trong khí thải do việc đốt dầu DO để vận hành máy phát điện dự phòng so với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng khí thải công nghiệp QCVN 19:2009/BTNMT là không vượt quá giá trị cho phép. Từ hoạt động của trạm xử lý nước thải tập trung và điểm tập kết chất thải rắn Tại khu vực tập trung chất thải rắn trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, hoạt động của các vi sinh vật khi phân hủy kỵ khí các thành phần hữu cơ sẽ phát sinh mùi và tạo thành các chất khí như NH3, CH4… Lượng khí này rất khó tính toán được nên khi dự án đi vào hoạt động chủ dự án sẽ đề ra phương án lưu giữ và quản lý chất thải phát sinh trong tòa nhà để tránh mùi và phát sinh ra môi trường. Mùi hôi từ các trạm XLNT tập trung phát sinh chủ yếu từ các đơn nguyên mà tại đó có xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí. Quá trình phân hủy hiếu khí cũng phát sinh mùi hôi nhưng ở mức độ rất thấp. Các đơn nguyên từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của trung tâm có khả năng phát sinh mùi hôi như: bể thu gom, bể điều hòa…Các sản phẩm dạng khí chính từ quá trình phân hủy kỵ khí gồm H2S, Mercaptane, CO2, CH4… Trong đó, H2S và Mercaptane là các chất gây mùi hôi chính, còn CH4 là chất gây cháy nổ nếu bị tích tụ ở một nồng độ nhất định. Đáng lưu ý là H2S do có mùi hôi nồng, khó chịu. Tuy nhiên do đặc trưng nước thải đầu vào của hệ thống là nước thải sinh hoạt và quy trình công nghệ xử lý không có các hạng mục phát sinh đáng kể nên mùi hôi phát sinh từ trạm xử lý nước thải tập trung của dự án là rất thấp và không gây ảnh hưởng đáng kể đến khu vực dự án và xung quanh. Từ hoạt động của khu vực nhà hàng, khu ẩm thực Nhiên liệu sử dụng chủ yếu tại khu vực nhà hàng và ẩm thực thông thường là gas nên nồng độ khí thải phát sinh từ hoạt động sử dụng nhiên liệu này là rất thấp và không gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường không khí. Ngoài khí thải từ việc sử dụng nhiên liệu quá trình nấu nướng tại khu vực bếp nhà hàng cũng sẽ phát sinh mùi. Tuy nhiên mùi phát sinh từ hoạt động nấu nướng không lớn và không có tính độc hại, tuy nhiên nếu không thực hiện các biện pháp giảm thiểu sẽ ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cuộc sống cho khu dân cư kế cận và cho chính những thực khách cũng như khách mua sắm tại trung tâm. Do đó để giảm thiểu tác động từ hoạt động này Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp mang tính khả thi và ứng dụng cao là lắp các thiết bị hấp thụ mùi và thong gió nhằm bảo đảm các hoạt động này không gây ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh và trung tâm. B. Môi trường nước Trong gian đoạn dự án đi vào hoạt động thì các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chính bao gồm nước thải và nước mưa. Nước thải Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu tại tòa nhà là từ sinh hoạt của khách mua sắm, thực khách tại khách sạn và văn phòng, khu ẩm thực và một lượng nước thải từ quá trình làm vệ sinh bãi đỗ xe, khu vực nhà vệ sinh.. Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp nước để tính toán có thể thấy tổng lượng nước thải từ hoạt động của dự án là 120m3/ngày. Nước thải sinh hoạt của các đối tượng dùng nước có tính chất khá giống nhau, bao gồm nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học; hàm lượng chất dinh dưỡng cao (N, P); chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Coliform, Fecal Streptococci, Salmonella typhosa và một số vi khuẩn gây bệnh khác. Tải lượng các chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường tiếp nhận. Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt Trong nước thải sinh hoạt có chứa một hàm lượng lớn chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật gây bệnh sẽ làm gia tăng độ màu và tăng nồng độ của các chất ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Nước thải sinh hoạt chứa chất hữu cơ khi phân hủy gây nên mùi khó chịu và có độ màu cao. Ngoài ra có một lượng lớn các vi sinh vật đặc biệt là các vi khuẩn ký sinh trong ruột người và động vật, trong đó có nhiều loại là vi trùng gây bệnh như E.Coli, Streptococcus, Salmonela… Nếu không kiểm soát tốt nguồn nước thải này thì sẽ có nguy cơ lan truyền ô nhiễm vào nguồn nước mặt và nước ngầm, gây nên dịch bệnh cho con người và động vật cũng như gây ô nhiễm môi trường. Tác động của các chất hữu cơ Việc ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Tác động của các chất rắn lơ lửng Các chất rắn lơ lửng hạn chế độ sâu của tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… và do đó cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh. Chất rắn lơ lửng gây khó chịu cho loài cá do các hạt nhỏ chui vào mang cá đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng. Tác động của các chất dinh dưỡng (N, P) Sự dư thừa các chất dinh dưỡng dẫn đến sự phát triển, gần như bùng nổ của những loài tảo, sau đó sự phân hủy các tảo đó lại hấp thụ rất nhiều oxy. Thiếu oxy, nhiều thành phần trong nước lên men và thối. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Nồng độ N cao hơn 1,0 mg/l và phostpho cao hơn 0,01 mg/l tại các dòng chảy chậm là điều kiện gây nên sự bùng nổ của tảo (hiện tượng phú dưỡng) tác động xấu đến chất lượng nước, ảnh hưởng tới phát triển thủy sản, du lịch và cấp nước. Nước mưa chảy tràn Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa ước tính khoảng 0,5-1 mgN/l, 0,004-0,003 mgP/l, 10-20 mg COD/l, 10-20 mgTSS/l. Nước mưa được quy ước là nước sạch có thể thải ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý. Tuy nhiên nước mưa rửa trôi các chất trên mặt đất, đường giao thông nội bộ nên sẽ bị ô nhiễm một phần do các chất hữu cơ, chất rắn hòa tan, chất rắn lơ lửng cũng như các chất dinh dưỡng có trong đất. Với tổng diện tích đất của dự án là 40.000 m2, trong đó diện tích đất xây dựng 18.000m2, ứng với diện tích đất được xây dựng sẽ phát sinh 100% lượng nước mưa chảy tràn riêng đối với diện tích còn lại do quá trình thấm vào đất, lá cây nên hệ số chảy tràn lựa chọn là 0,25. Ứng với lượng mưa vào tháng có lượng mưa lớn nhất (tháng 10,2008) như vậy tổng lượng mưa chảy tràn từ dự án được tính toán như sau: Qmax = i.A.F (m3/tháng) Trong đó: i: hệ số chảy tràn (i= 0,25 :áp dụng cho vùng bãi cỏ; i=1 áp dụng cho diện tích đất xây dựng). Qmax : lưu lượng lớn nhất. F: Diện tích. A: lưu lượng mưa (m/tháng) Qmax = 18.000 x 0,469 + 0,25 x 22.000 x 0,349 = 11.021,5m3/tháng Tác hại do nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực sẽ cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống đường thoát nước của dự án, nếu không có các biện pháp tiêu thoát tốt sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa trong khu vực dự án, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường. C. Tác động từ chất thải rắn Hoạt động của dự án chủ yếu là thương mại kết hợp với các dịch vụ giải trí nên chất thải rắn phát sinh chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh đó là một lượng nhỏ chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của trung tâm, sau đây là phần trình bày cụ thể về thành phần và khối lượng phát sinh: Chất thải rắn sinh hoạt Khối lượng: Dựa trên quy mô của trung tâm và tiêu chuẩn khối lượng chất thải rắn phát sinh có thể tính toán được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của trung tâm, với tổng số lượng người tại trung tâm mua sắm là 2500 người, khách thực của khách sạn là 600 người, nhân viên làm việc trong trung tâm và văn phòng là 200 người... theo đặc trưng hoạt động của dự án đối với khách sạn, tòa nhà văn phòng thì lượng chất thải sẽ không cao nhưng đối với khu vực nhà hàng, ẩm thực và trung tâm thương mại lượng chất thải bình quân trên đầu người sẽ cao hơn. Do đó lượng chất thải rắn sẽ được ước tính như sau: Tống chất thải rắn phát sinh = tống số lượng người có tại tòa nhà x lượng chất thải rắn phát sinh trung bình của 1 người/ngày. = 3.300 người x 0,3 kg/người.ngày = 990 kg/ngày. Thành phần: chất thải phát sinh từ khu trung tâm chủ yếu là từ sinh hoạt của con người tại đây, do đó thành phần chất thải rắn sẽ có những đặc tính tương tự như chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, thành phần của chất thải rắn sinh hoạt được tổng hợp và trình bày trong bảng sau: Bảng 3.10 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt STT Thành Phần Tỷ Lệ (%) Khoảng dao động Trung bình 01 Thực phẩm 61,0 – 96,6 79,17 02 Giấy 1,0 – 19,7 5,18 03 Carton 0 – 4,6 0,18 04 Nilon 0 – 36,6 6,84 05 Nhựa 0 – 10,8 2,05 06 Vải 0 – 14,2 0,98 07 Gỗ 0 – 7,2 0,66 08 Cao su cứng 0 – 2,8 0,13 09 Thủy tinh 0 – 25,0 1,94 10 Lon đồ hộp 0 – 10,2 1,05 11 Kim loại màu 0 – 3,3 0,36 12 Sành sứ 0 – 10,5 0,74 13 Xà bần 0 – 9,3 0,69 14 Styrofoam 0 – 1,3 0,12 Tổng cộng 100 Mức độ tác động: Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao nên dễ phân hủy gây mùi hôi, khó chịu. Trong thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có những thành phần rất khó phân hủy nên sẽ là một nguồn gây ô nhiễm lâu dài đến môi trường đất như bọc nilong, nhựa, do đó với lượng chất thải rắn kể trên, mỗi ngày trung tâm thương mại đều phải thu gom và xử lý, nếu không thì sẽ gây ô nhiễm tại khu vực dự án cũng như các công trình xung quanh. Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại phát sinh từ trung tâm có khối lượng không nhiều và thành phần tương đối đơn giản, chủ yếu là các pin thải, bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in, giẻ lau dính dầu nhớt từ quá trình bảo trì các máy móc của trung tâm. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh không nhiều ước tình khoảng 100kg/tháng. Mức độ tác động: các chất thải nguy hại như bao bì chứa hóa chất thải bỏ chứa các thành phần nguy hại cũng như giẻ lau dính dầu nhớt và pin, bóng đèn huỳnh quang đều chứa các thành phần nguy hại. Do đó nếu không xử lý đúng theo quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận cụ thể là môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí do sự tồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng khách sạn, tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại tại số 222, đường trần duy hưng, phương trung .doc
Tài liệu liên quan