Ô nhiễm nước thải khu vực nhà đèn là do quá trình sửa chữa accu (ắc quy,
nước thải có môi trường axít, kim loại nặng, bùn than và đất cát. Nước thải nhà
đèn được thu gom qua bểlắng đểthu lại căn chì sau đó được chảy chung vềnước
thải lò vềbểxửlý tập trung.
Do lượng nước thải lò là rất lớn nên khi hoà lẫn với nước thải lò, nước thải
nhà đèn được hoà loãng và mức độ ảnh hưởng do nước thải nhà đèn là không đáng
kể.
67 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác than tại khu vực III mỏ than Nước Vàng thuộc Khe Dền, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mức âm lớn hơn 70dB có tác động xấu đến việc trao đổi thông
tin cộng đồng thời gian và mức ồn cho phép đối với con người
Bảng: 3.2 - Giới hạn cho phép của tiếng ồn đối với người lao động
STT Thời gian tác động (số giờ trong ngày) Mức ồn (dB)
1 8,0 90
2 6,0 92
3 4,0 95
4 3,0 97
5 2,0 100
6 1,5 102
7 1,0 105
8 0,5 110
9 0,25 115
Nhìn chung tiếng ồn do hoạt động khai thác than do hoạt động khai thác than
tại khu III mỏ than Nước Vàng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân vận hành,
không gây ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài và người dân trong khu vực xung
quanh.
III.2.3 Tác động đến môi trường đất
Với công suất thiết kế của mỏ là 25000 tấn/năm, than ra ở các cửa lò sau:
+150 và +225 khu khai thác
Mặt bằng cửa lò +150 được chọn làm mặt bằng chính của mỏ. Toàn bộ các
diện tích đất sử dụng làm mặt bằng sân công nghiệp của mỏ đều nằm trong diện
tích khu III mỏ than Nước Vàng. Trong khu vực mỏ không có các diện tích đất
canh tác cũng như dân sinh sống do vậy công tác khai thác chế biến không ảnh
hưởng đến việc làm mất đất canh tác cũng như đến công tác chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất.
Tuy nhiên khi đi vào hoạt động sản xuất, các vật chất rắn như: Đất đá, bùn
than, dầu mỡ bị cuốn trôi theo mưa chảy từ mặt bằng sân công nghiệp có thể gây
bồi lắng và làm thoái hoá đất tại các vùng đất trũng.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
III.2.4 Tác động của chất thải rắn đến môi trường
1. Giai đoạn thi công chuẩn bị mặt bằng mỏ
Chất thải rắn trong giai đoạn này bao gồm: Đất, đá, vật liệu xây dựng phế thải
và rơi vãi, rác thải sinh hoạt do công nhân xây dựng thải ra....
Các chất thải này có khối lượng không lớn và thời gian phát sinh ngắn nên ít
có tác động xấu đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên cần có các biện pháp cần
thiết để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu của các chất thải này đến môi trường.
2. Giai đoạn hoạt động khai thác mỏ
Rác thải sinh hoạt: Chủ yếu là rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân làm
việc tại mỏ, chúng rất đa dạng về thành phần như: Thực phẩm thừa, giấy ăn, rau củ
loại bỏ...
Theo định mức rác thải sinh hoạt tính theo đầu người hiện nay là khoảng 0,3-
0,6 kg/người /ngày. Với số lượng cán bộ công nhân viên làm việc thường xuyên
hàng ngày tại mỏ khoảng 60 người, như vây rác thải hàng ngày vào khoảng 18-
36kg/ngày.
- Rác thải sản xuất: Chủ yếu là các loại sắt thép phế thải, gỗ, giấy và các loại
văn phòng phẩm hư hỏng có nguồn gốc khác nhau...
Chất thải rắn nguy hại: giẻ dính dầu mỡ, thùng, can đựng dầu, cặn bã thải của
ắc cu nhà đèn được thu gom, quản lý chất thải rắn nguy hại theo quy định hiện
hành.
- Đất đá thải: Đất đá thải do công tác đào lò và sàng tuyển than được mỏ vận
chuyển bằng ô tô đi đổ tại bãi thải của mỏ sẽ xây dựng theo đung quy định, do đó
khả năng tác động xấu của đất đá thải đến môi trường là không đáng kể và có thể
kiểm soát được.
III.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Các hoạt động khai thác chế biến than tại khu III mỏ than Nước Vàng nếu
không được chú trọng công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải có thể có tác
động xấu đến hệ sinh thái trong khu vực, cụ thể:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
III.3.1 Tác động đến hệ sinh thái dưới nước
Ô nhiễm cùng với sự tồn tại các chất rắn lơ lửng trong nước làm giảm mức độ
truyền ánh sáng của nước, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của thực vật thuỷ
sinh và giảm khả năng bắt mồi của các loài động vật trong nước. Như vậy năng
suất sinh học của hệ sinh thái nước sẽ bị giảm nhất là vào mùa mưa độ đục lớn do
chứa nhiều bùn, đất. Tác động có thể kiểm soát được bằng các biện pháp giảm
thiểu, xử lý ô nhiễm.
III.3.2 Tác động đến hệ sinh thái trên cạn
Ô nhiễm không khí, tiếng ồn bởi các hoạt động sản xuất, vận tải... làm cho
các loài động vật trong khu vực vốn đã nghèo nàn không còn nơi sinh sống khiến
chúng phải di cư đi nơi khác hoặc biến mất hẳn.
Sự xáo trộn của các chất thải rắn, các chất độc hại trong đất làm biến đổi tính
chất hàm lượng dinh dưỡng của đất khiến cho sự sinh trưởng của thực vật bị hạn
chế, các vi sinh vật trong đất có nguy cơ bị mất đi khiến khả năng tạo dinh dưỡng
đất này càng giảm.
Các khu vực dự kiến triển khai dự án không nằm trong vùng sinh thái nhạy
cảm, có thảm thực vật tự nhiên, không có các loài động vật quí hiếm mà chủ yếu là
đất rừng thuộc khu bảo tồn Tây Yên Tử. Thực vật có nhiều loại cây gỗ đã bị dân
trong vùng khai thác trộm, động vật dân trong vùng săn bắn lên chỉ còn một số ít
loài động vật sinh sống tại khu vực này. Do dự án thực hiện khai thác hầm lò nên
việc ảnh hưởng đến hệ sinh thái ở đây không đáng kể. Chỉ san lấp mặt bằng để
làm sân công nghiệp.
Tuy nhiên do khu vực thực hiện dự án có mật độ che phủ thực vật dày nên
các tác động chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ. Tác động có thể kiểm soát dược
bằng các biện pháp giảm thiểu.
III.4. TÁC ĐỘNG VỀ MẶT KINH TẾ -XÃ HỘI
III.4.1. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người
1. Sức khoẻ cộng đồng
Như đã phân tích, mỏ than tại khu III Nước Vàng cách rất xa khu dân cư và
với đặc điểm là khai thác hầm lò, vân tải bằng ô tô che bạt kín, bảo dưỡng xe
thường xuyên nên các tác động của bụi, tiếng ồn... đến sức khoẻ con người chỉ có
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
tác động trực tiếp đến công nhân khai thác mỏ mà không ảnh hưởng đến dân cư
địa phương.
2. Kinh tế xã hội
Xã Lục Sơn, huyện Lục Nam là một huyện miền núi nghèo với cơ sở hạ tầng
kém phát triển, trình độ dân trí thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm
nghiệp, lao động thiếu việc làm chiếm tỉ lệ cao. Do vậy đời sống vật chất của
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, đời sống tinh thần còn
hạn chế.
Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra các ảnh hưởng tích cực đến môi trường kinh
tế -xã hội của địa phương sau:
+ Tạo công ăn việc làm: Dự án đi vào hoạt động hết công suất sẽ khai thác
được 25.000 tấn than hàng năm tạo công ăn việc làm cho khoảng 150 cán bộ công
nhân viên và lao động phổ thông, có thu nhập ổn định với mức sống cao .
+ Đóng góp ngân sách Nhà nước, địa phương: Dự án sẽ đóng góp khoảng
20.000-30.000USD, tương đương 320-480 triệu đồng hàng năm vào ngân sách địa
phương thông qua các khoản thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia
tăng), phí bảo vệ môi trường.
+ Cải thiện cơ sở hạ tầng: Dự án được thực hiện sẽ góp phần cải thiện hiện
trạng cơ sở hạ tầng của các địa phương liên quan. Một vài tuyến đường (mỏ than
Nước Vàng xã Lục Sơn) sẽ được nâng cấp. Ngoài ra, mạng lưới cấp điện, thông
tin liên lạc cũng sẽ được cải tạo phục vụ các hoạt động của dự án. Hoạt động của
dự án cũng sẽ kéo theo sự hình thành của các ngành nghề và dịch vụ mới.
3. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực như trình bày trên, việc thực hiện dự án sẽ gây
ra một số ảnh hưởng tiêu cực như phá vỡ cơ cấu sản xuất truyền thống.
4. Giao thông vận tải
Dự án khai thác tại khu III mỏ than Nước Vàng đi vào hoạt động đồng nghĩa
với việc gia tăng mật độ giao thông trong khu vực. Là nguyên nhân gây nên ô
nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn và gia tăng các vụ tai nạn giao thông.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Nhưng bên cạnh đó việc xây dựng nâng cấp tuyến đường giao thông hiện có
trong khu vực sẽ góp phần cải tạo tình trạng giao thông đáng kể và thúc đẩy nhanh
tiến trình đô thị hoá của địa phương.
III.4.3 Tác động đến các công trình văn hoá lịch sử
Trong phạm vi khu vực thực hiện dự án và các khu vực lân cận, không có các
công trình văn hoá lịch sử nào có bị tác động xấu bởi các hoạt động khai thác than
của mỏ.
III.5. NHỮNG SỰ CỐ, RỦI RO MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ XẢY RA KHI
THỰC HIỆN DỰ ÁN.
III.5.1. Nổ khí Mêtan
Dự án thiết kế hệ thống thông gió hút trung tâm bảo đảm theo “Quy phạm an
toàn trong các hầm lò và diệp thạch TCNN: 14.06.2000 ban hành kèm theo quyết
định số 69/2000/QĐ-BCN ngày 01/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp”.
Khu vực hiện chưa có đánh giá tỷ mỉ về hàm lượng các khí độc hại trong khu
vực. Trong quá trình khai thác của nhân dân địa phương và Công ty TNHH Việt
Hoàng trong thời gian qua khu vực chưa xảy ra hiện tượng nguy hiểm liên quan
đến các khí độc. Khu vực khai thác nằm tại mức nông, gần lộ vỉa nên mêtan cấp
khí loại I. Khi tiến hành khai thác cần thường xuyên tiến hành đo kiểm tra hàm
lượng các khí độc, nếu thông gió kém hoặc ngừng thông gió, hàm lượng khí độc,
khí cháy nổ có thể tăng đột ngột dẫn đến nguy cơ chết người. Vì vậy khi khai thác
vỉa than bằng phương pháp hầm lò cần phải đảm bảo thông gió tốt, thực hiện chế
độ đo khí nghiêm ngặt theo quy định hiện hành.
III.5.2. Sập lò
Các nguyên nhân gây ra sập lò là do đất đá và than tại nơi sập có các chỉ tiêu
cơ lý thấp, kỹ thuật chèn chống không bảo đảm theo yêu cầu kỹ thuật theo đúng
quy trình công nghệ, đặc biệt tại các nơi vỉa có độ dốc cao.
Hiện nay theo các quy định của Tổng công ty than Việt Nam, mỏ than tại khu
III mỏ Nước Vàng và toàn bộ các mỏ khai thác hầm lò đều phải sử dụng công
nghệ chống lò bằng cột thuỷ lực đơn xà khớp và xà hộp kết hớp với giá thuỷ lực di
động lát lưới thép thay thế cho lò chống gỗ, nhưng do mỏ than khu III Nước Vàng
là mỏ nhỏ chiều dày vỉa than mỏng nên mỏ áp dụng công nghệ chống lò bằng gỗ,
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
do vậy khả năng sập lò trong khai thác than đã được hạn chế tối đa và không còn
xảy ra.
III.5.3 Các sự cố rủi ro trên mặt địa hình
Các hiện tượng sụt lún thường xảy ra trên các bề mặt địa hình khu vực khai
thác hoặc lân cận do việc khai thác than và phá hoả hầm lò gây nên. Trên bề mặt
bằng khai trường tại khu III mỏ Nước Vàng không có công trình xây dựng do đó
nếu có hiện tượng lún nứt cũng không gây ảnh hưởng đến trên mặt.
Các sự cố môi trường có thể xảy ra đối với công nghiệp khai thác than hầm
lò chủ yếu là: Tai nạn lao động, tai nạn do cháy, nổ khí mêtan (CH4), ngạt khí ôxit
cacbon, bục nước lò, sập lò, sụt lún bề mặt địa hình....
Khi dự án đi vào hoạt động, cần phải phòng ngừa các sự cố, rủi ro như sau:
♦ Sự cố liên quan tới nổ mìn, đá văng;
♦ Sập bờ moong, sập hầm lò;
♦ Trượt lở tầng khai thác;
♦ Sạt lở, thậm chí vỡ các đập bãi thải, sạt lở đường giao thông;
♦ Rủi ro do sử dụng hóa chất, nhiên liệu;
♦ Rủi ro khi vận hành thiết bị, hỏa hoạn.
♦ Lũ quét;
Các sự cố, rủi ro trên cần được phòng ngừa ngay từ ban đầu và có các biện
pháp xử lý kịp thời một khi đã xảy ra nhằm giảm thiểu các thiệt hại gây ra. Để
phòng ngừa các sự cố, rủi ro, toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Mỏ cần tuân thủ
chặt chẽ những quy trình, quy phạm trong khi khai thác, sử dụng máy móc trang
thiết bị, bảo quản vận chuyển nguyên, nhiên liệu, vật liệu nổ.v.v..
III.6. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Bảng ma trận môi trường sau đây sẽ tổng quát các tác động của dự án đến
môi trường. Trong ma trận dự báo tác động môi trường, các hoạt động phát triển
của dự án bao gồm:
- Xây dựng mỏ
- Khai thác, chế biến
Về mức độ tác động đến môi trường được chia thành:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Tác động tiêu cực nặng (- -)
- Tác động tiêu cực nhẹ (-)
- Không có tác động hoặc tác động không đáng kể (0)
- Tác động tích cực (+ )
- Tác động rất tích cực (+ +)
Bảng 3.3: Ma trận dự báo ĐMT
TT Thành phần môi trường
Các hoạt động của dự án
Xây dựng
mỏ
Khai thác,
chế biến
Đóng cửa
mỏ
Môi trường vật lý
1 Chất lượng không khí - -- -
2 Chất lượng tiếng ồn - - 0
3 Chất lượng nước mặt 0 - 0
4 Chế độ thủy văn - - 0
5 Chất lượng nước ngầm 0 - 0
6 Địa hình, cảnh quan - - +
7 Địa chất 0 0 0
8 Chất lượng đất 0 - 0
9 Sự cố rủi ro -- -- -
Hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật
10 Rừng nguyên sinh R -- - -
11 Rừng thứ sinh 0 0 +
12 Cây công nghiệp, hoa màu 0 - +
13 Động vật hoang dã - - 0
Kinh tế -xã hội
14 Sử dụng đất cho lâm nghiệp 0 - +
15 Sử dụng đất cho nông nghiệp 0 - +
16 Đất ở 0 0 +
17 Đất cho các mục đích sử dụng
khác
0 - +
18 Cung cấp nước 0 + +
19 Cung cấp điện ++ ++ +
20 Đường sá giao thông ++ + +
21 Gia tăng dân số trong khu vực + ++ 0
22 Tạo công ăn việc làm + ++ -
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
23 Đời sống vật chất + ++ -
24 Sức khoẻ cộng đồng 0 - +
25 Tệ nạn xã hội - - 0
26 Trình độ dân trí + ++ 0
27 Đời sống tinh thần + ++ 0
28 Lâm nghiệp 0 -- -
29 Nông nghiệp 0 + +
30 Du lịch, dịch vụ 0 + 0
31 Các ngành nghề khác 0 + 0
32 Đóng góp ngân sách Nhà nước 0 ++ -
33 An ninh quốc phòng, chính trị + ++ 0
34 Di tích lịch sử 0 0 0
35 Danh lam thắng cảnh 0 0 +
Từ ma trận dự báo tác động môi trường cho thấy:
(1). Thành phần môi trường (đối tượng chịu tác động) tiêu cực của dự án là:
+ Nước mặt: Nước mặt bị ảnh hưởng nặng bởi hoạt động khai thác, tuyển nếu
không có các giải pháp xử lý hữu hiệu và kịp thời.
+ Không khí: Bị ảnh hưởng, chủ yếu là do bụi, đặc biệt tại khu khai trường,
khu đường vận tải, các bãi thải và các phân xưởng chế biến như đập, nghiền, sàng.
+ Địa hình cảnh quan: Bị thay đổi nhưng không nhiều do trong quá trình khai
thác tại khu III mỏ than Nước Vảng là khai thác hầm lò.
+ Sử dụng đất: ảnh hưởng do bị chiếm dụng đất, chủ yếu là thay đổi cơ cấu sử
dụng đất từ mục đích cho lâm nghiệp sang đất phục vụ cho các hoạt động khai
thác than và chế biến than.
Ngoài ra các thành phần môi trường khác ít hoặc không bị tác động bởi các
hoạt động phát triển của dự án.
(2). Dự án có tác động tích cực đối với các thành phần môi trường sau đây:
Tác động tích cực và nhìn thấy rõ nhất là các tác động đến kinh tế xã hội như
cải thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân
địa phương. Hiện tại, đây là khu vực hẻo lánh, kém phát triển, mạng lưới giao
thông, liên lạc chưa hoàn chỉnh, khi dự án tiến hành xây dựng và đi vào hoạt động
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa
phương.
Qua những phân tích và đánh giá ở ma trận trên cho thấy: Mặc dù dự án gây
ra ít nhiều tác động tiêu cực như ô nhiễm nước, không khí, đất, làm thay đổi cảnh
quan địa hình, cơ cấu sử dụng đất, nhưng hiệu quả mà nó đem lại cũng không phải
là nhỏ không những đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực mà còn góp
phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy việc thực
hiện dự án hoàn toàn có tính khả thi về kinh tế - xã hội và phù hợp với chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều quan trọng là cần phải có nhận thức đúng
đắn và đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường của mỗi cán bộ công nhân viên trong
mỏ. Nghĩa là các giải pháp bảo vệ môi trường không chỉ được đặt ra mà cần được
triển khai và thực hiện ngay từ giai đoạn xây dựng mỏ cũng như trong suốt cả thời
gian hoạt động của Dự án.
Có như vậy thì các tác động tiêu cực sẽ được ngăn ngừa và giảm thiểu, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bền vững của dự án.
CHƯƠNG IV
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,
PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
IV.1. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
ĐẾN MÔI TRƯỜNG
IV.1.1. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước
Để giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động của dự án đến môi trường nước mặt.
Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau:
1. Đối với nước mưa
* Khống chế ô nhiễm nguồn nước đối với nước mưa trên mặt bằng: Xung
quanh mặt bằng sân công nghiệp, bãi chứa than cần có hệ thống thoát nước và các
hố lắng. Các hố lắng sẽ được xây dựng phù hợp với mặt bằng thực tế (Cấu tạo hố
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
lắng xem hình H5.1C) để hạn chế than, đất, cát bị nước mưa cuốn trôi gây ô nhiễm
nguồn nước. Cặn lắng được nạo vét thường xuyên và đổ thải tại bãi thải của mỏ.
Hình H4.1- Cấu tạo hố lắng
2. Xử lý nước thải sinh hoạt:
Tất cả nước thải nhà vệ sinh đều được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra ngoài
môi trường. Dung tích bể tự hoại (W) được tính toán đảm bảo nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý thoả mãn các tiêu chuẩn TCVN 6772 :
2000 cụ thể như sau:
W = Wn + Wc (m3)
Trong đó:
Wn: Thể tích nước của bể (m3) lấy bằng 1-3 lần lượng nước thải ngày đêm.
Wc: Thể tích căn của bể (m3) được xác định theo công thức:
Wc= [at (100 - W1) bc] N/ [aT (100 - W2) 1000] (m3)
Trong đó
a: Lượng cặn trung bình 1 người thải ra /ngày (0, 5 lít/ngày đêm).
T: Thời gian giữa 2 lần lấy cặn T =180 ngày (6 tháng).
W1, W2: Độ ẩm cặn tơi và cặn lên men tương ứng 95% và 90%
b: Hệ số giảm thể tích cặn khi lên men, b = 0,7.
c: Hệ số để lại phần cặn đã lên men khi hút, c = 1,2.
N: số người bể phục vụ.
B
B
φ 300
A
A
φ 600
φ 300
φ 600
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Tuy nhiên để thuận tiện cho xây dựng và tiết kiệm chi phí, Dự án chọn loại bể
tự hoại 3 ngăn thông dụng đã được nhân dân và nhiều đơn vị tổ chức sử dụng cho
hiệu quả cao. Theo sơ đồ công nghệ tự hoại 3 ngăn hình H 4.2
Bảng 4.1. Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (TCVN 6772:2000)
STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 PH - 5-9
2 BOD5 mg/l 30
3 Chất rắn lơ lửng mg/l 50
4 Chất rắn có thể lắng được mg/l 05
5 Tổng chất rắn hoà tan mg/l 500
6 Sunfua (theo H2S) mg/l 1
7 Dầu mỡ (thực phẩm) mg/l 20
8 Tổng Coliforms MPN/100ml 1000
Hình H4.2 - Công nghệ xử lý nước thải bằng bể phốt 3 ngăn
Nguyên tắc hoạt động của loại công nghệ này là lắng cặn và phân huỷ, lên
men cặn lắng hữu cơ, trong khu vực dự án khai thác hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt đều được sử dụng bể tự hoại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn quy định về kích thức và
khối lượng.
Phần cặn được lưu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nước thoát vào hệ
thống thoát thải chung của khu vực thoát nước thải của dự án. Ngoài ra có một số
biện pháp sau đây sẽ được thực hiện.
- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước thải. Kiểm tra phát
hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời.
- Định kỳ (6 tháng /lần) bổ xung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao
hiệu quả làm sạch công trình.
NGĂN 1
- Điều hoà
- Lắng
- Phân huỷ
sinh học
NGĂN 2
- Lắng,
phân huỷ
sinh học
NGĂN 3
- Lắng
- Chảy tràn
Nước thải SH
đã được xử lý
Nước thải
sinh hoạt
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Tránh không làm vương vãi xăng, dầu, mỡ, xà phòng xuống bể tự hoại, các
chất này làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật, do đó làm giảm hiệu
quả xử lý hoặc hư hỏng bể tự hoại.
3. Xử lý nước thải chứa dầu mỡ
Nước thải chứa nhiều dầu mỡ, kim loại và các tạp chất từ các xưởng sửa
chữa cơ khí, bảo dưỡng ô tô và trạm rửa xe... Sau khi qua hố ga lắng cặn được tập
trung xử lý tách dầu mỡ bằng bẫy dầu trước khi thải ra môi trường theo sơ đồ sau:
Hình H4.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chứa dầu mỡ
Nguyên tắc hoạt động của công nghệ xử lý nước thải chứa dầu mỡ là lắng cặn
và bẫy gạt váng dầu mỡ, trong khu vực xưởng sửa chữa và rửa máy móc thiết bị,
hệ thống nước thải của xưởng này được sử dụng bể lắng và bể bẫy dầu đạt tiêu
chuẩn quy định về kích thức và khối lượng. Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống
đường ống dẫn nước thải. Kiểm tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch
sửa chữa, thay thế kịp thời. Định kỳ (6 tháng /lần) dọn các váng dầu và thay cát sỏi
bẫy dầu.
- Tính toán dung tích bể:
+ Nước rửa ô tô tải: q1 = 300 l/xe/lần rửa với thời gian 10 phút * 20 xe
(Tương đương với 01 xe rửa 1 lần) = 6 m3/ngày.
+ Nước rửa xe phục vụ khác phụ thuộc phụ thuộc vào điều kiện thời tiết lấy
bằng 20% nước cho xe tải khoảng 1-1,5 m3/ngày.
Tổng cộng nước thải của xưởng sửa chữa và rửa ô tô khoảng 7-8 m3/ngày.
Lưu lượng nước này phân bổ không đều trong 1 ngày do đó chọn dung tích bể gấp
300 lần lượng nước thải giây lớn nhất (61/s) tương đương với thời gian lưu nước
N−íc röa xe « t« L¾ng cÆn N−íc tõ x−ëng c¬ khÝ
BÉy dÇu Th¶i ra ngoµi
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
là 5 phút - V = 1,8 m3, tốc độ dòng nước chảy qua bể ≤ 0.005m/s đủ để tách 95%
lượng dầu trong nước thải, khi đó:
+ Diện tích bể xác định: theo công thức: F = q/V= 1,2 m2.
Trong đó
q: lưu lượng nước rửa, q = 0,006 m3/s.
V: Vận tốc chảy qua bể = 0,005 m/s.
+ Chiều dài bể theo công thức: L = Vt = 1,5m.
Trong đó:
t: Thời gian lưu nước lại bể, t = 5 phút = 300 s.
+ Rộng bể: B = F/L = 0,8 m.
+ Sâu bể: H = V/F = 1,5 m.
4. Xử lý nước thải nhà đèn
Ô nhiễm nước thải khu vực nhà đèn là do quá trình sửa chữa accu (ắc quy,
nước thải có môi trường axít, kim loại nặng, bùn than và đất cát... Nước thải nhà
đèn được thu gom qua bể lắng để thu lại căn chì sau đó được chảy chung về nước
thải lò về bể xử lý tập trung.
Do lượng nước thải lò là rất lớn nên khi hoà lẫn với nước thải lò, nước thải
nhà đèn được hoà loãng và mức độ ảnh hưởng do nước thải nhà đèn là không đáng
kể.
5. Xử lý nước thải lò
Qua điều tra khảo sát, xem xét các kết quả phân tích nước thải lò của một số
mỏ khai thác than (Như mỏ than Đồng Dì huyện Sơn Động và mỏ than Bố Hạ
huyện Yên Thế) thì tính chất nước thải lò của mỏ cho thấy hầu hết các chỉ tiêu hoá
học đều nằm trong tiêu chuẩn, riêng độ đục cao hơn tiêu chuẩn cho phép do đó báo
cáo lựa chọn phương án xử lý lắng cặn tuần hoàn phục vụ cho các mục đích như:
Nước tưới bụi, cứu hoả và cung cấp cho thiết bị của những công đoạn sử dụng
nhiều nước.., phần không sử dụng hết mới thải ra môi trường.
Do mỏ khai thác bằng hai hình thức lò bằng và lò giếng nên qua phân tích
đánh giá Báo chọn các biện pháp xử lý nước thải lò như sau:
- Đối với lò bằng: Với lưu lượng Qmùa mưa = 35 m3/h, chiều dài đường lò khai
thông (trong đá) tổng cộng các mức L =3.656m. Trong quá trình thoát nước tự
chảy, dọc theo rãnh thoát nước xây dựng các hố ga lắng cặn với khoảng cách mỗi
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
hố ga từ 100 - 150m theo điều kiện thực tế. Đây là biện pháp rất hữu hiệu có thể
giảm tới 90% lượng cặn trong nước thải. Cặn lắng được nạo vét thường xuyên và
vận chuyển ra cửa lò đem đi đổ thải. Nước thải lò bằng sau khi đó tập trung qua bể
xử lý trên mặt bằng trước khi tái sử dụng cho tới bụi, cứu hoả và đổ thải vào suối
Khe Dền của khu vực III mỏ than Nước Vàng.
- Đối với lò giếng: Với lưu lượng Qmùa mưa = 60 m3/h, chiều dài đường lò
khai thông (trong đá) tổng cộng các mức L =2.473m. Để đảm bảo độ đục của nước
trước khi thải ra môi trường không quá cao và tăng hiệu suất của công trình xử lý,
tương tự như lò bằng dọc theo các rãnh thu nước tại vị trí có độ dốc nhỏ xây dựng
các hố ga lắng trước khi tập trung vào hầm bơm để bơm lên mặt bằng.
Để xử lý triệt để, đảm bảo đủ tiêu chuẩn thải TCVN 5945:2005, nước thải
lò sẽ được tập trung về bể lắng để xử lý trước khi tái sử dụng vào các mục đích
khác hoặc thải ra môi trường. Hệ thống bể lắng được thiết kế phù hợp với lưu
lượng nước thải trung bình trong mùa mưa và thành phần vật liệu cơ học trong
nước thải, phù hợp với điều kiện diện tích mặt bằng theo sơ đồ sau
Hình H4.4- Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải lò và nước thải nhà đèn
- Tính toán bể lắng:
Nước thải lò bằng Rãnh thoát nước
Hố ga lắng cặn
Bể xử lý
Cứu hoả
Tưới bụi
Thiết bị
công
nghệ
dùng
Rãnh thoát nước
Hố ga lắng cặn
Nước thải lò giếng Hầm
bơm
Nước thải nhà đèn
Rãnh thoát nước
Hố
ga
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Sau khi khai thác phần lò bằng sẽ khai thác tiếp phần lò giếng nên trên môi
mặt bằng của lò thoát nước sẽ xây dựng một hệ thống lắng phù hợp với lưu lượng
thải nước. Với lưu lượng nước thải lấy đối với lò giếng trung bình mùa mưa Qmax=
16.400 m3/ ngày đêm (qtb = 0,17 m3/s). Hàm lượng chất lơ lửng trong nước Co ≈
200mg/lít. Hiệu suất lắng yêu cầu E ≥ 50%.
Chọn vận tốc trung bình trong bể lắng Vtb= 5mm/s, chiều sâu H = 2, 5 m. Với
bể lắng 2 ngăn xác định chiều rộng (B) mỗi ngăn ta có:
b = q/(nHV) = 8,5m
Trong đó:
q: lưu lượng nước thải lớn nhất, m3/ s.
n: số ngăn bể
H: Chiều cao công tác bể lắng
V: Vận tốc nước trung bình trong bể
Để đảm bảo hiệu suất lắng E = 50%, trong bể cần giữ lại các hạt có độ lớn
thuỷ lực tối thiểu Uo = 0,617 mm/s. Chiều dài bể lắng L được xác định:
L = VH/(KUo)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác than tại khu vực III mỏ than Nước Vàng.pdf