Mục Lục Trang
DANH MỤC CÁC HỘP 3
DANH MỤC CÁC BẢNG .4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .5
LỜI MỞ ĐẦU .6
Chương I: Cơ sở lý thuyết về công tác theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thực hiện KH 5 năm ở địa phương
I. Các khái niệm cơ bản về theo dõi và đánh giá .8
1. Khái niệm Theo dõi .8
2. Khái niệmĐánh giá .9
3. Lợi ích của theo dõi và đánh giá .10
4. Sự liên quan giữa theo dõi và đánh giá .11
II. Sự cần thiết của công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện KHPT KTXH 5 năm . .21
1. Sự khác nhau giữa công tác theo dõi, đánh giá truyền thống và công tác theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả .21
2. Vị trí và tầm quan trọng của công tác theo dõi, đánh giá dựa
trên kết quả .23 3. Sự cần thiết phải TDĐG tình hình thực hiện KH 5 năm . .25
3.1. Vai trò và tác dụng của KH 5 năm .25
3.2. Vì sao phải TDĐG tình hình thực hiện KH 5 năm 26 3.3. Cơ sở pháp lý cho việc TDĐG KH 5 năm .29
III. Những điều kiện cơ bản để xây dựng hệ thống theo dõi đánh giá KH 5 năm ở địa phương .29
1. Xây dựng khung theo dõi đánh giá dựa vào kết quả . .30
2. Các thành viên tham gia , thời gian, nội dung và nguồn lực để thực hiện.30
3. Tổ chức thông tin và báo cáo kết quả .31
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác theo dõi đánh giá tình hình thực hiện KHPT KTXH 5 năm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006- 2010 .33
I. Quy trình và các chỉ số đánh giá của tỉnh Hòa Bình tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 .33
1. Quy trình và nội dung các bước thực hiện công tác theo dõi và đánh giá của Tỉnh Hòa Bình 33
2. Các chỉ số đánh giá của kế hoạch 5 năm 2006- 2010 34
II. Tình hình thực hiện công tác theo dõi, đánh giá KHPT KTXH 2006 đến nay.38
1. Về vấn đề cung cấp thông tin ở các cấp (tỉnh, huyện, xã) .38
2. Năng lực các cấp trong theo dõi, đánh giá 48
2.1. Về tổ chức bộ máy .44
2.2.Về tình hình cán bộ .48 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế và những yếu kém . .49
3. Nhận thức của các bên hữu quan về vai trò của HĐND và UBND các cấp, cũng như các đoàn thể quần chúng trong việc theo dõi, đánh giá .57
Chương 3: Kiến nghị tăng cường công tác theo dõi và đánh giá thực hiện KH 5 năm ở tỉnh Hòa Bình .58
1. Bối cảnh đổi mới công tác theo dõi, đánh giá nói chung .60
2. Điều kiện để xây dựng hệ thống theo dõi đánh giá ở tỉnh Hòa Bình.60
3. Phương hướng đổi mới công tác theo dõi đáng giá KH 5 năm ở tỉnh Hòa Bình 62
4. Kiến nghị nhằm tăng cường công tác theo dõi, đánh giá thực hiện KH 5 năm tại tỉnh HB .64
Kết Luận: .71
Tài liệu tham khảo .72
Danh Mục Các Hộp
Hộp 1: .30
Hộp 2: 31
Hộp 3: .38
Danh Mục Các Bảng
72 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá thực trạng công tác theo dõi đánh giá tình hình thực hiện KHPT KTXH 5 năm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̣ cho hoạt động theo dõi này? Các kết quả dự kiến được so sánh với các kết quả thực tế như thế nào, nguyên nhân vì sao?
Vì thế khung theo dõi đánh giá phải được xây dựng một cách hệ thống, các tiêu chí và nội dung theo dõi phải đo lường được và phải dễ hiểu và các bên có liên quan nhất trí tán thành.
Đối với các mục tiêu, cần liệt kê tất cả các chỉ số, cùng với các thông tin liên quan về nguồn gốc và phương pháp thu thập chúng. Điều này quan trọng vì đó chính là sự minh chứng rõ ràng về nguồn gốc của các số liệu được thu thập và phân tích.
Các thành viên tham gia , thời gian, nội dung và nguồn lực để thực hiện
Vấn đề tiếp theo là phải có sự phân công quy định rõ ràng trách nhiệm thuộc về thu thập và phân tích thông tin cụ thể. Việc thu thập số liệu và phân tích thông tin được tiến hành thường xuyên theo một quy trình cụ thể. Phân tích rõ ai là chủ trì trong việc theo dõi và ai là người chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết. Nên sắp xếp sao cho những người tham gia vào trong quá trình xây dựng kế hoạch cho lãnh đạo địa phương hoặc cho cộng đồng liên quan.
Các nhà quản lý địa phương chịu trách nhiệm về thực hiện kế hoạch kế hoạch có thể cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả theo dõi và báo cáo. Bên cạnh đó, việc thu hút sự chú ý sự tham gia của người dân địa phương hoặc những người tình nguyện vào trong quá trình theo dõi một cách tiếp cận khác có thể sử dụng để nắm bắt triển vọng của các hoạt động phát triển kinh tế và thu hút người dân tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Việc theo dõi đo lường cho từng kết quả có thể là khác nhau vì bản chất của các mục tiêu được theo dõi và các chỉ số được sử dụng là không giống nhau. Thông thường theo dõi có thể được thực hiện theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, nửa năm, và trong giữa các giai đoạn của kế hoạch.
Tổ chức thông tin và báo cáo kết quả
Một yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua khi chuẩn bị công tác theo dõi, đó là xây dựng năng lực và quy trình cho việc tổ chức thông tin và công bố các kết quả theo dõi. Mặc dù việc tổ chức thông tin về kết quả theo dõi có vẻ tốn kém hoặc phiền toái, xong nếu không làm tốt công việc này kết quả hoạt động theo dõi không có ý nghĩa đối với các địa phương trong việc điều hành và thực hiện kế hoạch. Khi các kết quả theo dõi được ghi chép thành các văn bản, và các thông tin được tổ chức hợp lý thì điều đó sẽ mang lại sự tiết kiệm và lợi ích lớn, khi kế hoạch được thực hiện cho các kế hoạch được phân tích và đánh giá và lập kế hoạch cho tương lai.
Báo cáo theo dõi đánh giá có nhiều vai trò khác nháu, và thông tin đưa ra có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Các kết quả theo dõi cần được tuyên truyền định kỳ trong địa phương để đánh giá các phản ứng và nâng cao về nhận thức về sự tham gia, hỗ rợ các hoạt động phát triển kinh tế. Qua đó các ý kiến phản hồi sẽ trở thành những ý kiến quan trọng, từ đó lấy làm cơ sở giúp các bên liên quan trong việc điều chỉnh kịp thời, để việc thực hiện các mục tiêu được tốt hơn.
Kết quả theo dõi đánh giá cần được truyền bá không ngừng nhằm cung cấp những thông tin phản hồi cho những người ra quyết định. Các hình thức liên lạc không chính thống như điện thoại, thư, fax, đối thoại và chính thống như báo cáo sơ bộ, báo cáo bằng văn bản để có thể được sử dụng.
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác theo dõi đánh giá tình hình thực hiện KHPT KTXH 5 năm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006- 2010
I. Quy trình và các chỉ số đánh giá của tỉnh Hòa Bình tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010
Quy trình thực hiện công tác theo dõi và đánh giá của Tỉnh Hòa Bình
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của Tỉnh đựợc cụ thể hóa trong bước đi là kế hoạch hàng năm. Kế hoạch 5 năm được báo cáo theo dõi, đánh giá theo từng năm giữa kỳ và khi kết thúc kế hoạch. Các kế hoạch hàng năm được đánh giá theo tháng, quý, 6 tháng và kết thúc năm. Cụ thể là đánh giá tác động thực hiện kế hoạch cần thực hiện vào giữa kỳ KH 5 năm tức là vào năm thứ 3 và cuối kỳ kế hoạch là năm thứ 5 kỳ kế hoạch.
Việc theo dõi đánh giá là để cải tiến các hoạt động đang diễn ra và giúp nâng cao chất lượng quản lý việc lập kế hoạch, lập chương trình dự án và ra quyể định, dựa trên những kinh nghiệm được đức kết. Việc theo dõi đánh giá của tỉnh được tiến hành cụ thể như sau:
Đánh giá giữa kỳ bao gồm việc đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, tính phù hợp, hiệu quả và tác dụng của kế hoạch, nó cũng bao gồm việc tổng kết các kết quả tiềm năng và ảnh hưởng của kế hoạch đã đặt ra. Việc tổng kết như vậy được tiến hành tiến hành vào giai đoạn giữa của kế hoạch 5 năm. Đánh giá giữa kỳ sẽ hỗ trợ cho người ra quyết định nhờ nó cung cấp thông tin về bất kể một sự điều chỉnh cần thiết về phạm vi, mục tiêu, chính sách hay mộtt khía cạnh của bản kế hoạch đề ra.
Đánh giá giữa kỳ giúp kiểm tra xem liệu tài liệu về các giả định liên quan đến các khía cạnh khác nhau của bản kế hoạch được nêu còn giữ nguyên giá trị hay không hay nó có những thay đổi để đảm bảo đạt được mục tiêu tổng quát của bản kế hoạch hay không.
Đánh giá kết thức được tiến hành ngay sau khi hết thời gian thường là 5 năm. Lần đánh giá này đựa biệt hữu ích đối với bản kế hoạch 5 năm của tỉnh. Tình hình đánh giá lợi ích của những mục tiêu mà bản kế hoạch đề ra cần được đánh giá cẩn thận và cần thiết phải đề xuất ra các giải pháp để khắc phục những cái chưa đạt được rút kinh nghiệm cho kế hoạch sau.
Các chỉ số đánh giá của kế hoạch 5 năm 2006- 2010
Trên cơ sở định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, các nguồn lực các giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2006-2010 và chương trình hành động thực hiện kế hoạch 5 năm, các ngành các cấp triển khai thực hiện và giám sát, đánh giá định kỳ theo các chỉ số phát triển và theo lĩnh vực quản lý như: Chỉ số đánh giá
Các chỉ số tổng hợp:
Tốc độ tăng GDP chung
Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp- xây dựng
Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm nghiệp, thủy sản
Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Mức độ chuyển dịch kinh tế theo thành phần kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu, dịch vụ tiêu dung
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Tổng thu ngân sách nhà nước
Sản lượng lương thực cây có hạt
Độ che phủ rừng
Thu nhập bình quân đầu người
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Quy mô dân số
Tạo việc làm
Xuất khẩu lao động
Giảm tỷ lệ hộ nghèo( theo chuẩn quốc gia và quốc tế)
Số hộ thoát nghèo
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
Tỷ lệ cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho dân nông thôn
Tỷ lệ hộ tiêu dùng điện
Số bác sỹ trên một vạn dân
Số đơn vị cấp xã có bác sỹ
Các chỉ số của các ngành kinh tế
Công nghiệp xây dựng:
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất xây dựng
Giá trị sản xuất( công nghiệp, xây dựng) so với cùng kỳ và so với kế hoạch
Giá trị và tăng trưởng của những sản phẩm chủ yếu
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp:
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản so với cùng kỳ và so với kế hoạch
Diện tích sản xuất nông nghiệp( Tổng diện tích, diện tích một số cây trồng chủ yếu)
Năng xuất một số sản phẩm chủ yếu( lúa, ngô, lạc, mía)
Sản xuất một số sản phẩm chủ yếu
Dịch vụ:
Tỷ lệ sử dụng điện thoại( cố định, di động)
Khối lượng luân chuyển hàng hóa, hành khách
Số lượng khách du lịch nội địa, quốc tế
Các chỉ số khác:
Số dự án đầu tư cấp giấy phép( FDI, trong nước)
Số doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh
Đầu tư xã hội( ngân sách, dân doanh, FDI)
Các chỉ số xã hội và giảm nghèo:
Thu hẹp khoảng cách trong phát triển giữa các vùng, các dân tộc
Tỷ lệ nhập học tiểu học đúng độ tuổi
Tỷ lệ nhập học THCS đúng tuổi
Tỷ lệ nhập học THPT trong độ tuổi
Số phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 40
Tỷ lệ đại biểu nữ trong cơ quan dân cử các cấp
Tỷ lệ phụ nữ tham gia trong các cơ quan, các ngành ở tất cả các cấp
Tỷ lệ sinh
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi
Tỷ xuất tỷ vong ở trẻ dưới 5 tuổi
Tỷ lệ trẻ em sinh thiếu cân
Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ t
Tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS
Tỷ lệ mắc và chết ở bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét, dịch hạch, trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm đảm bảo xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường , tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường
Tỷ lệ các đô thị, các khu công nghiệp và cụm cơ sở sản xuất công nghiệp có hệ thống xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn môi trường, tỷ lệ rác thải rắn được gom, tỷ lệ chất thải nguy hại và chất thải bệnh viện được xử lý
Tỷ lệ xã nghèo có các cơ sở hạ tầng thiết yếu
Tỷ lệ hộ gia đình có hố hợp vệ sinh
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp đô thị
Tỷ lệ hộ trên toàn tỉnh được nghe Đài tiếng nói Việt Nam, tỷ lệ hộ được xem truyền hình
Tỷ lệ thôn bản có nhà văn hóa
Tỷ lệ các gia đình trong khu vực đô thị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà trên khu đất hợp pháp
Tỷ lệ tái nghèo do thiên tai và các rủi ro khác
Mối liên hệ giữa mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH với các ngồn lực, chính sách và giải pháp thực hiện chặt chẽ. Công tác kế hoạch ít dựa vào cân nhắc các nguồn lực, tiềm năng hiện có để quyết định các chỉ số, chỉ tiêu và mục tiêu phát triển.
Đánh giá về các chỉ số phát triển nông nghiệp cần đánh giá đầy đủ những tiềm năng đất đai cho sự phát triển nông, lâm nghiệp. Đánh giá đất đai canh tác hiện có, phân loại đất, đánh giá chất lượng đất. Tiềm năng mở rộng diện tích trồng trọt như thâm canh tăng vụ, đất đaia sử dụng có hiệu quả như thế nào, cải tạo những đất có thể cải tạo chuyển sang đất nông nghiệp, ngoài ra cần phải xác định đất lâm nghiệp để có thể đem lại hiệu quả cao cho cây trồng thích ứng với từng loại đất. Cần phải điều tra đánh giá đầy đủ về địa hình, đồi gò, đất trũng, và sự bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nhất.
Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn để xác định quy mô, chủng loại sản phẩm, sản xuất theo nhu cầu thị trường, cần nắm bắt nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng chủng loại, và thời gian cung cấp, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp có đặc điểm riêng biệt là sản xuất gắn liền với các điều kiện tự nhiên vì vậy quá trình lựa chọn sản phẩm cung cấp cho thị trường phải lưu ý đến khai thác điều kiện tự nhiên tại mỗi vùng để mang lại hiệu quả cao nhất.
Về nguồn nước: nguồn nước mặt và dự trữ nước ngầm, khi đánh giá nguồn nước dự tính cả hạn hán và lũ lụt, khả năng tưới tiêu.
Dân số và lao động thì đánh giá về số lượng chất lượng vừa có kế hoạch sử dụng vừa bố trí việc làm tích cực nhất.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, hệ thống thủy lợi đê điều, đánh giá hệ thống thủy lợi tưới tiêu, công suất hiện có của các trạm bơm, chất lượng của từng trạm. Hệ thống đê chống lũ của các trạm bơm, chất lượng của từng trạm, hệ thống đê chống lũ, đánh giá mức độ kiên cố hóa và hiệu quả của nó mang lại cho đời sống những người nông dân như thế nào? Ngoài ra còn có những tác động đến những mặt khác hay không?
Giao thông: Hệ thống giao thông vừa cung cấp đầu vào vừa thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt hệ thống giao thông vùng sâu vùng xa, các vùng tập trung chuyên môn hóa sản xuất.
Điện phục vụ sản xuất. Hệ thống cung cấp giống cây trộng vật nuôi.
Các loại máy móc phục vụ nông nghiệp như máy làm đất, vận chuyển , tuốt lúa, xay xát, nghiền thức ăn gia súc, máy bơm, động cơ điện, máy phát điện Từ những hệ thống máy móc dự kiến khả nưang cơ giới hóa các khâu trong nông nghiệp.
Tình hình thực hiện công tác theo dõi, đánh giá KHPT KTXH 2006 đến nay
1. Về vấn đề cung cấp thông tin ở các cấp (tỉnh, huyện, xã)
Hòa Bình đang từng bước đưa việc đổi mới kế hoạch và áp dụng tại các xã, huyện thí điểm. Một trong những nội dung đổi mới trong công tác kế hoạch đó là việc theo dõi đánh giá, và cần thiết phải hướng đến đổi mới công tác theo dõi đánh giá tại Tỉnh Hòa Bình
Công tác theo dõi đánh giá thực chất vẫn còn rất mới lạ đối với một Tỉnh miền núi như Hòa Bình. Trong bản kế hoạch 5 năm của Tỉnh có phần Giám sát và đánh giá nhưng rất sơ sài, chỉ đưa ra các chỉ số đánh giá và phần phân công nhiệm vụ cho các Sở, ngành, và cả thời gian báo cáo, không có khung theo dõi đánh giá. Trong khi việc theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển theo kết quả thì kế hoạch trước hết phải được xây dựng theo một cấu trúc hợp lý, rõ ràng, có được một bản kế hoạch rõ ràng, hợp lý thì mới xác định được các chính sách, mục tiêu để đạt được như mong muốn.
Theo dõi đánh giá được coi là một công cụ quan trọng cho các nhà lãnh đạo, quản lý và xây dựng các chính sách, đưa ra các quyết định cần thiết đối với tình hình kinh tế, xã hội, nắm bắt sát sao quá trình thực hiện kế hoạch để xem xét đánh giá được tác động của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nhưng theo Ông Nguyễn Ngọc Điệp- trưởng phòng Tổng hợp- Quy hoạch- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cho biết rằng: “Những chỉ số, chỉ tiêu và những kế hoạch được đưa ra trong bản kế hoạch 5 năm 2006- 2010 chưa được quan tâm, mới chỉ đưa vào chứ chưa thực hiện và tỉnh cũng chưa lấy những kế hoạch, chỉ số đó để làm căn cứ theo dõi đánh giá. Các chỉ số đưa ra được coi như Khung kết quả, và Khung kết quả này chỉ dành riêng cho kế hoạch 5 năm, nhưng kế hoạch hàng năm đựợc triển khai dựa theo kế hoạch hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và dựa trên những chỉ tiêu mà Bộ giao để xây dựng bộ chỉ số, chỉ tiêu và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, tỉnh không sử dụng khung kết quả để theo dõi, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, năm, và cũng như giữa kỳ kế hoạch.
Thật tiếc vì tỉnh không sử dụng khung kết quả cho công tác theo dõi đánh giá mà chỉ dựa vào việc giao chỉ tiêu từ trên giao xuống, như vậy sẽ không phản ánh trung thực các mức độ đạt được của tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, thậm chí còn làm sai lệch so với thực tế để tô đẹp con số, điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều để nhận thấy những vấn đề của thực tế, cả cấp trên cũng như ngay cả tỉnh Hòa Bình. Bản thân tỉnh sẽ không thể nắm bắt được chính xác thực trạng của tỉnh, từ đó không thể biết được những vấn đề xấu hay tốt để kịp thời xử lý, điều hành theo hướng tich cực.
Hộp1: Ý kiến về tình hình công tác TDĐG của tỉnh Hòa Bình
Hiện nay công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch còn
là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với nhiều cơ quan, nhiều ngành trên địa
bàn của tỉnh.
Các chỉ tiêu, chỉ số được đưa ra trong bản kế hoạch 5 năm chưa thực sự
được quan tâm, có đưa vào nhưng chưa làm và không được lấy làm căn cứ
để theo dõi, đánh giá.
Bộ chỉ số trong bản kế hoạch đựợc lấy làm khung kết quả, khung kết quả được xây dưng chỉ dành riêng cho kế hoạch 5 năm.
Dựa vào các chỉ tiêu được giao cũng như kế hoạch hướng dẫn từ Trung
ương để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhưng dựa trên các chỉ tiêu
định hướng để thực hiện đánh giá, những chỉ tiêu khác chưa theo dõi, đánh
giá, và tỉnh cũng không dùng “Khung kết quả” để TDĐG, vì thế nên “khung
kết quả ”không có tác động mấy đến các quyết định chính sách và chi tiêu
công.
Công tác theo dõi, đánh giá vẫn theo quy trình cũ, chưa có cải thiện nào,
trong khi công tác TDĐG hết sức quan trọng để cập nhật các thông tin báo
cáo lên các lãnh đạo tỉnh, huyện, ngành để quản lý và kịp thời xử lý, chỉ đạo
điều hành
Nguồn: Ông Nguyễn Ngọc Điệp- trưởng phòng Tổng hợp Quy hoạch - Sở Kế hoạch và đầu tư- Hoà Bình
Trong qúa trình xây dựng kế hoạch cũng như trong theo dõi, đánh giá việc xây dựng các chỉ tiêu được tiến hành theo các ngành sau đó được tổng hợp lại bởi Sở Kế hoạch và đầu tư, ngành Thống kê theo chỉ tiêu chung cho Tỉnh, còn các ngành có chỉ tiêu riêng của từng ngành
Hệ thống các số liệu được cung cấp từ hai luồng khác nhau, một phần được cung cấp thông tin từ các huyện nhưng chỉ là một phần thôi, hầu hết thông tin được tổng hợp và được sử dụng nhiều là từ các ngành liên quan để thống nhất giữa các ngành. Riêng ở Cục Thống kê thì các phòng trong Cục sẽ tổng hợp báo cáo nhanh để làm niên giám các kết quả đạt được, và báo cáo tình hình kinh tế xã hội theo từng tháng, quý, năm.
Hàng năm, Cục Thống kê tổ chức các cuộc điều tra trên địa bàn tỉnh để thu thập thông tin, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, các cuộc điều tra được tiến hành theo hai cách: điều tra toàn bộ và điều tra mẫu để suy rộng. Từ đó có thể đánh giá được mục tiêu của Tỉnh giao theo từng năm, từng giai đoạn.
Lực lượng điều tra được chuẩn bị rất chu đáo, thành phần tham gia điều tra phù hợp. Ngoài ra còn tập huấn cán bộ đieuf tra chủ yếu theo các nội dung trong phiếu điều tra và các vấn đề khác phát sinh trong quá trình điều tra.
Kinh phí điều tra phỏng vấn có Chi phí thù lao cho cán bộ điều tra ăn nghỉ, Chi phí phương tiện đi lại, điện thoại, Chi phí về in ấn, văn phòng phẩm phục vụ điều tra, Chi phí dánh cho cán bộ địa phương, người trả lời phỏng vấn nhưng nguồn kinh phí dành cho các cuộc điều tra này rất hạn hẹp.
Hộp 2: Ý kiến về tình hình thu thập thông tin của Cục Thống Kê- Hòa Bình
Dựa trên cơ sở các số liệu thu thập được qua các cuộc điều tra và dựa vào báo
cáo nhanh của các phòng chuyên môn trong Cục để đánh giá được thực trạng
nền kinh tế trên địa bàn tỉnh, từ đó để xây dựng kế hoạch cho những năm tới,
những giai đoạn tới.
Nhưng các luồng thông tin có sự chênh lệch khá nhiều, chênh lệch số liệu
giữa Huyện- Tỉnh, Huyện -Tỉnh. Các ngành không tính tốc độ tăng trưởng theo
nhưng các huyện lại tính tốc độ tăng trưởng theo quý. Số liệu cung cấp của
các ngành, các huyện thường xuyên không đầy đủ .Việc đánh giá trên địa bàn
tỉnh rất khó bóc tách vì có nhiều chỉ số giữa các ngành bị trùng lặp, khó thu thập
thông tin chính xác, hơn nữa mức độ suy rộng lớn nên sai số là rất lớn.
Nguồn: Bà Bùi Thị Phương- phó phòng Tổng hợp kế hoạch- Cục Tống Kê- HB
Thực tế đối với từng chỉ tiêu lựa chọn phương pháp thu thập sẽ phụ thuộc vào yêu cầu thời gian và nguồn lực sẵn có để thực hiện, phương pháp thu thập thông tin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trao đổi thông tin và chất lượng thông tin được thu thập. Phương pháp điều tra mẫu rồi suy rộng ít tốn kém hơn so với việc thu thập đối tượng rộng, thực hiện nhanh và ít ảnh hưởng tiêu cực tới việc kiểm tra chất lượng thông tin.
Thu thập số liệu được tiến hành chủ yếu tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh. Ví dụ như dịch vụ thủy nông và năng suất có thể do nông dân tự thực hiện hoặc do cán bộ khuyến nông tiến hành. Điều tra thu thập số liệu có thể phải cần đến các phương pháp thu thập số liệu tinh vi hơn, vì thế có thể phải cần đến các chuuyên gia kinh tế nông nghiệp, do đó có thể chỉ cần tiến hành công tác này một lần cho cả dự án. Kinh phí cho việc thu thập số liệu cũng phải xác định rõ và cần phân bổ nếu không các hoạt động không thể thực hiện được. Nhưng thực sự những kinh phí đó phải do những người thực sự quan tâm và sử dụng những số liệu cụ thể được thu thập này cung cấp. Kết quả phục vụ nhờ hệ thống thủy nông là mối quan tâm lớn nhất đối với người quản lý hệ thống thủy nông này nên họ sẽ rất sẵn sang và cần mẫn với việc theo dõi hệ thống thủy nông đó.
Việc theo dõi năng suất lúa có thể được coi là việc của những bà con nông dân, và cả các cơ quan khuyến nông nhưng việc cung cấp kinh phí hỗ trợ cho công tác theo dõi năng suất lúa có thể do họ chịu trách nhiệm trực tiếp, tuy nhiên nghiên cứu về thu thập của các hộ nông dân và việc xóa đói giảm nghèo có thể là mối quan tâm rất lớn đối với cơ quan, hay đơn vị đề xuất dự án. Vì thế các cơ quan đơn vị này sẽ cấp kinh phí cho hoạt động nghiện cứu tìm hiểu những thông tin này, nếu không các tổ chức hay hợp tác xã nông nghiệp khó lòng thực hiện hoạt dộng đó.
Bản thân tôi cũng được tham gia làm báo cáo tháng về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh cho Sở Kế hoạch đầu tư, tuy chỉ làm có 2 báo cáo liên quan nhưng tôi nhận thấy có rất nhiều vấn đề “khó khăn” để có thể làm một báo cáo tháng.
Bắt đầu từ việc thu thập thông tin từ các Sở ngành, vì báo cáo hàng tháng phải nộp trước ngày 25 hàng tháng nên việc thu thập thông tin là rất khó, gần sát hạn nộp báo cáo 1 ngày hoặc đến ngày 25 mới thu thập được các số liệu để làm báo cáo, nhưng việc thu thập về Sở Kế hoạch cho kịp tiến độ phải do người làm báo cáo đi từng Sở để lấy, vì nếu đợi các báo cáo mà các Sở gửi lên thì đến tay người thực hiện nhiệm vụ báo cáo là đầu tháng sau mới nhận được. Việc thu thập thông tin của các Sở như Sở Nông nghiệp và PTNT và Cục Thống Kế đến hết ngày 12 hàng tháng, các số liệu mà Sở NN và Cục TK đều được thu thập từ các huyện báo cáo lên theo chỉ tiêu từng ngành, nhưng nhiều chỉ tiêu của 2 bên rất trùng khớp nhưng không trùng khớp về con số. Vì thế khi nhận được thông tin số liệu của 2 bên thì người làm báo cáo tháng tổng hợp lại, lại phải “ Xào xáo” để có một con số đẹp cho vừa ý cấp trên chứ không biết được thực tế con số nào là chính xác. Đối với Sở Công Thương và Sở Tài Chính cũng vậy, nếu đem so sánh với các số liệu của các Sở với Cục TK thì không có số liệu nào trùng khớp với số liệu nào, trong khi Cục Tk được chuẩn hóa về nội dung, phương pháp trong toàn quốc và được niên giám cẩn thận nhưng hầu như nếu lấy số liệu lại lấy từ các Sở ngành ít sử dụng số liệu của Cục TK, các số liệu thông tin từ Cục TK chỉ mang tính chất tham khảo.
Thực chất nếu sử dụng số liệu của Cục TK thì cũng có nhiều khó khăn vì các mẫu biểu báo cáo chỉ tiêu của TK không phản ánh đủ nội dung mà báo cáo theo dõi KH yêu cầu. Vì thế nếu các chỉ tiêu nào mà Cục TK cao hơn các Sở ngành thì vẫn sử dụng, và ngược lại.
Việc các số liệu không chính xác, không trùng khớp đã gây khó khăn cho người làm báo cáo, lại thêm sức ép của cấp trên về vấn đề “ chính trị” nên người làm công tác theo dõi, đánh giá nói chung sẽ gặp rất nhiều áp lực( cho dù họ có được đào tạo cơ bản đến đâu), tình hình theo dõi đánh giá của tỉnh sẽ còn nhiều ” khó khăn “.
2. Năng lực các cấp trong theo dõi, đánh giá
2.1.Về tổ chức bộ máy chính quyền
Công tác theo dõi là một quy trình liên tục sự thay đổi các mục tiiêu, chỉ tiêu kế hoạch từ thực trạng ban đầu do những cơ quan có liên quan thực hiện. Các cơ quan hữu quan có liên quan đến quy trình theo dõi đánh giá thực hiện Kế hoạch là:
Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp
Sở Kế hoạch đầu tư, và các phòng ban ở các Sở ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Cục thống kê
Hệ thống kiểm toán, kế toán
Hiện nay ở tỉnh Hòa Bình , sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối lập và TD ĐG tình hình thực hiện kế hoạch của toàn tỉnh, các sở ban ngành của tỉnh có các phòng kế hoạch cấp huyện có phòng tài chính kế hoạch, cấp xã giao cho văn phòng ủy ban chịu trách nhiệm TD ĐG.
Do kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006- 2010 của tỉnh được cụ thể hóa trong bước đi là kế hoạch hàng năm. Kế hoạch 5 năm được báo cáo giám sát, đánh giá theo từng năm giữa kỳ và khi kỳ kết thúc kế hoạch. Các kế hoạch hàng năm được đánh giá theo tháng quý, 6 tháng và kết thúc năm.
Cả hai quá trình theo dõi và đánh giá đều cần đựoc xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm phối hợp. Quá trình đánh giá thực hiện kế hoạch bao gồm hai quá trình là:
Thu thập tổng hợp số liệu
nghiên cứu phân tích và đánh giá
Để đánh giá có chất lượng cao cần phải phối kết hợp chặt chẽ cả hai quá trình trên và cử ra một cơ quan chịu trách nhiệm điều phối và cơ quan thường trực. UBND sẽ là cơ quan điều phối cả hai quá trình này, trong đó:
Điều tra thu thập thông tin sẽ do Cục Thống kê chủ trì
Phân tích đánh giá sẽ do các cơ quan như sở Kế hoạch và đầu tư và các sở ngành có liên quan, các huyện cùng cục TK thực hiện
Các mục tiêu trong bản kế hoạch còn chung chung, không rõ ràng. Các nguồn số liệu từ 2 nguồn kể trên mâu thuẫn nhau, các số liệu luôn không trùng khớp nên khó có thể tổng hợp lại những con số như thực tế vốn có. Các báo cáo mang nặng tính hình thức, chạy đua theo thành tích, các con số được tô đẹp được mang lý do vì “ chính trị ” của các cấp lãnh đạo, quản lý không phản ánh đúng thực tế.
Năng lực tổ chức và trình độ cán bộ còn yếu kém chưa thể đảm bảo việc theo dõi đánh giá dựa trên kết quả của tỉnh. Và dù các cán bộ có trình độ nhưng do các số liệu không trùng khớp như trên thì rất khó có thể tính toán, theo dõi và để đưa ra những đánh giá chính xác.
Công nghệ, nguồn tài chính, hệ thống dữ liệu, kỹ thuật quản lý của địa phương chưa đủ điều kiện để áp dụng hệ thống theo dõi, đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1945.doc