Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại xí nghiệp 359

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP 359 3

1.1. Lịch sử hình thành phát triển của xí nghiệp. 3

1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức kinh doanh của xí nghiệp. 5

1.2.1. Đặc điểm kinh doanh 5

1.2.2. Đặc đìểm tổ chức sản xuất kinh doanh 7

1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và chính sách quản lý tài chính- kinh tế đang được áp dụng tại đơn vị 10

1.4. Tình hình kinh tế, tài chính, lao động. của xí nghiệp 15

PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP 25

2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 25

2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán 26

2.2.1. Chế độ chứng từ 27

2.2.2. Chế độ sổ kế toán 28

2.2.3. Chế độ tài khoản 30

2.2.4. Chế độ báo cáo tài chính 31

2.3. Đặc điểm tổ chức hạch toán một số phần hành kế toán chủ yếu 31

2.3.1. Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán tiền mặt 31

2.3.2. Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán hàng tồn kho 33

2.3.3. Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán thanh toán với người bán. 34

2.3.4. Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán phải thu khách hàng 36

2.3.5. Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán doanh thu bán hàng 37

2.3.6. Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán xác định giá vốn hàng bán 37

2.3.7. Hạch toán xác định kết quả 38

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP 359 39

3.1. Những ưu điểm 39

3.2. Những tồn tại và giải pháp khắc phục 41

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại xí nghiệp 359, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để làm cơ sở hạch toán. - Là nơi giải quyết các chế độ chính sách phúc lợi có liên quan đến lợi ích của người lao động và CB – CNV trong toàn xí nghiệp. Cơ quan tổ chức nhân sự: - Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý lao động, nắm chắc hồ sơ lý lịch, trình độ chuyên môn của từng người về tâm tư nguyện vọng của từng CB – CNV, đề xuất với giám đốc trong công tác sắp xếp nhân sự đảm nhiệm công việc phù hợp với chuyên môn kỹ thuật, đẻ nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc cao, nắm bắt quân số tăng giảm của từng bộ phận. - Nếu làm tốt công tác quản lý nhân sự, tham mưu cho giám đốc chính xác khách quan sắp xếp phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người thì hoạt động SXKD của doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Ban tiêu thụ sản phẩm - Là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc, tổ chức thực hiện công tác hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. Đây là ban quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Thường xuyên có cán bộ đi thị trường tiếp thị, chào hàng, nắm bắt tình hình cung cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã kiểu dáng sản phẩm, lắng nghe ý kiến của khách hàng góp ý, đề xuất với giám đốc kịp thời để điều chỉnh giá bán sản phẩm, chế độ khuyến khích đại lý, môi giới cán bộ tiêu thụ một cách hợp lý. - Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên phương tiện vận chuyển sản phẩm. - Nhận bốc xếp hàng hoá vận chuyển dến chân công trình theo yêu cầu của khách hàng không kể thời gian bảo đảm đầy đủ kịp thời an toàn, tạo uy tín đối với khách hàng, chống gây hư hao tổn hàng hoá. Ban chính trị hậu cần * Công tác đảng – công tác chính trị: Thông tin tuyên truyền đường lối chính sách của đảng, truyền thống của đơn vị, tổ chức phong trào văn hoá, thể thao, thi đua sản xuất, đưa tin người tốt việc tốt của xí nghiệp, kẻ vẽ panô, tranh cổ động. - Giúp đồng chí phó giám đôc – bí thư đảng uỷ về công tác đảng, công tác chính trị, sơ tổng kết các phong trào thi đua động viên kịp thời những tập thể cá nhân tiêu biểu. - Duy trì hoạt động các tổ chức quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên Hội phụ nữ. * Công tác hậu cần đời sống: - Đảm bảo và quản lý tốt các trang thiết bị văn phòng làm việc của đơn vị. - Duy trì bếp ăn tập thẻ cho CB – CNV ăn thường xuyên và ăn ka. - Làm tốt công tác vệ sinh toàn đơn vị. - Chăm sóc cây cối để đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp. Phân xưởng sản xuất, đội xây lắp: - Sản xuất các loại sản phẩm theo chỉ tiêu nhiệm vụ được giám đốc giao. - Tổ chức phân công lao động hợp lý phù hợp với tính chất yêu cầu của công việc, kiểm tra đôn đốc thường xuyên việc chấp hành các quy trình công nghệ của người lao động. - Động viên khuyến khích người lao động phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuệt ứng dụng vào sản xuất. - Sửa chữa thường xuyên và định kỳ kịp thời máy móc thiết bị, công cụ lao động phương tiện phục vụ sản xuất. - Giải quyết kịp thời các phát sinh trong phạm vi quyền hạn cho phép, vượt quá khả năng phải xin ý kiến giám đốc giải quyết. - Các đội xây dựng tổ chức điều hành thi công các công trình đảm bảo tiến độ chất lượng, an toàn dưới sự phân công của giám đốc xí nghiệp. Tình hình kinh tế, tài chính, lao động... của xí nghiệp Qua số liệu trình bày trong bảng 1-4, trang 13 ta thấy: Năm 2008 đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao. Theo kế hoạch sản lượng đề ra là 46,5 tỷ đồng nhưng trong năm đơn vị đã đạt được 51.280.293.000 đồng. như vậy, năm 2008 đã vượt so với năm 2007 là 4.780.293.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 10%. Doanh thu đạt 46.092.279.001 đồng tăng 5.592.279.001 đồng so với năm 2007 và bằng 113% doanh thu năm 2007. Chi phí trong năm 2008 đã bỏ ra 44.959.025.542 đồng trong đó năm 2007 là 39.650.000.000 đồng, vượt năm 2007 là 5.309.025.542 đồng, tăng 13%. Như vậy lợi nhuận 2008 của xí nghiệp đạt 1.133.253.459 đồng, tăng 283.253.459 đồng so với năm 2007 và tương ứng với tốc độ tăng là 33%. Tổng quỹ lương năm 2008 đạt 878.854.200 đồng trong khi năm 2007 là 673.200.000 đồng. như vậy tổng quỹ lương năm 2008 tăng 205.654.200 đồng và vượt 30% so với năm 2007. Điều này là dễ hiểu do số lượng lao động trong năm 2008 tăng 64 lao động so với kế hoạch ( thực tế năm 2008 số lao động là 574, trong khi năm 2007 là 510 lao động). Như vậy thu nhập bình quân của người lao động tăng lên 14000 đồng và bằng 101% năm 2007. Như vậy ta thấy tình hình kinh doanh trong năm 2008 tại xí nghiệp là tốt. Điều này giúp xí nghiệp bảo toàn và phát triển vốn tốt, đời sống cán bộ công nhân lao động được đảm bảo, thu nhập của người lao động tương đối ổn định, công nhân phấn khởi yên tâm công tác, gắn bó với đơn vị. Bảng số 1-4: BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGIỆP NĂM 2008 Đơn vị tính: VNĐ TT Chỉ tiêu 2007 2008 2008 so với 2007 +/- % 1 Giá trị sản lượng 46.500.000.000 51.280.293.000 4.780.293.000 110% 2 Doanh thu 40.500.000.000 46.092.279.001 5.592.279.001 114% 3 Chi phí 39.650.000.000 44.959.025.542 5.309.025.542 113% 4 Lợi nhuận 850.000.000 1.133.253.459 283.253.459 133% 5 Tổng quỹ lương 673.200.000 878.854.200 205.654.200 131% - Tổng số lao động 510 574 64 113% - Thu nhập bình quân 1.320.000 1.334.000 14.000 101% 6 Nộp ngân sách 4.288.000.000 4.942.424.855 654.424.855 115% Nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới vào nửa cuối năm 2008 nên ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. điều này làm cho lợi nhuận của xí nghiệp không cao. Do đó xí nghiệp cần phải có biện pháp nhằm cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn trong năm 2009. Về quan hệ với ngân sách nhà nước. Theo số liệu trình bày ở bảng 1-5, trang 15, năm 2007 xí nghiệp đã phải nộp 4.288.000.000 đồng cho ngân sách nhà nước, trong khi đó trong năm 2008 xí nghiệp phải nộp 4.942.424.855 đồng, như vậy tăng 15% so với năm 2007. Xí nghiệp phải nộp các khoản thuế sau: + thuế giá trị gia tăng : 4.608.459.886 đồng Trong đó thuế GTGT được khấu trừ là: 2.589.646.825 đồng + thuế thu nhập doanh nghiệp : 317.310.969 đồng + thuế đất, thuế môn bài.. : 16.654.000 đồng Tổng cộng : 4.942.424.855 đồng Bảng số 1-5 BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA XÍ NGHIỆP NĂM 2008 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 1/1/2008 31/12/2008 ĐN so với CN +/- % A. Tài sản ngắn hạn 24.646.173.730 28.904.097.373 4.257.923.643 117% I- Tiền 3.118.364.946 6.231.034.291 3.112.669.345 200% 1- Tiền mặt tại quỹ 237.967.047 457.919.926 219.952.879 192% 2- Tiền gửi ngân hàng 2.880.397.899 5.773.114.365 2.892.716.466 200% II- Các khoản phải thu ngắn hạn 14.014.201.092 14.894.296.283 880.095.191 106% 1. Phải thu khách hàng 12.883.401.345 13.013.977.977 130.576.632 101% 2. phải thu nội bộ ngắn hạn 0 737.981.519 737.981.519 3. các khoản phải thu khác 1.130.799.747 1.142.336.787 11.537.040 101% III- hàng tồn kho 6.010.945.459 6.010.945.459 0 100% IV- tài sản ngắn hạn khác 1.502.662.233 1.767.821.340 265.159.107 118% 1. chi phí trả trước ngắn hạn 70.000.000 0 -70.000.000 2. tài sản ngắn hạn khác 1.432.662.233 1.767.821.340 335.159.107 123% B- tài sản dài hạn 3.193.083.944 3.232.720.431 39.636.487 101% I. tài sản cố định 3.048.594.949 3.090.209.731 41.614.782 101% II. tài sản dài hạn khác 144.488.995 142.510.700 -1.978.295 99% Tổng cộng 27.839.257.674 32.136.817.804 4.297.560.130 115% Qua số liệu đã trình bày ở bảng 1-5, trang 16 thì nhìn chung tổng tài sản cuối năm 2008 đã tăng khá lớn so với đầu năm. Ta thấy tổng tài sản của xí nghiệp đầu năm là 27.839.257.674 đồng trong khi tổng tài sản cuối năm 2008 là 32.136.817.804 đồng, như vậy năm 2008 tổng tài sản đã tăng 4.297.560.130 đồng và bẳng 115% so với đầu năm. Sự biến động về tài sản như vậy là do sự biến động của các chỉ tiêu sau: – Tài sản ngắn hạn * Sự biến động của vốn bằng tiền: Đầu năm 2008 đạt 3.118.364.946 đồng, cuối năm đạt 6.231.034.291 đồng. Như vậy cuối năm 2008 tiền mặt tại xí nghiệp tăng 3.112.669.345 đồng, gấp 2 lần đầu năm. Điều này là dễ hiểu do lượng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng đều tăng lên rất nhiều trong năm 2008. Tiền mặt tại két tăng từ 237.967.047 đồng (đầu năm) lên 457.919.926 đồng ( cuối năm). Như vậy đầu năm tiền mặt tại két tăng 219.952.879 đồng, bằng 192% so với cuối năm . Còn tiền gửi ngân hàng cuối năm đã tăng gấp 2 lần so với cuối năm (cuối năm: 5.773.114.365 đồng; đầu năm: 2.880.397.899 đồng). Nguyên nhân có sự biến động mạnh như vậy là do xí nghiệp có chủ trương đẩy mạnh thu hồi các khoản phải trả, giảm bớt hàng tồn kho trả chậm, đẩy mạnh việc bán hàng thu tiền ngay và các công trình xây dựng mà xí nghiệp nhận dự thầu đã hoàn thành bàn giao và quyết toán. * Sự biến động của các khoản phải thu: Chỉ tiêu này đầu năm là 14.014.201.092 đồng còn đến cuối năm là 14.894.296.283 đồng. Như vậy cuối năm 2008 tăng 880.095.191 đồng so với đầu năm, tương ứng với tốc độ tăng 6%. Điều này là do hầu như các khoản phải thu năm 2008 đều tăng nhưng với tốc độ tăng không nhanh. Trong đó ta phải đặc biệt chú ý đến khoản phải thu nội bộ cuối năm 2008 là 737.981.519 đồng trong khi đầu năm không có khoản phải thu nội bộ. Điều này làm cho các khoản phải thu tăng đáng kể trong năm 2008. Nợ phải thu tăng do các phòng ban vẫn chưa tích cực thu nợ. Việc các khoản phải thu tăng như vậy làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của xí nghiệp như tình hình thanh quyết toán của xí nghiệp. Do đó xí nghiệp cần tích cực thu hồi công nợ để giảm khả năng bị bạn hàng chiếm dụng vốn trong khi tình hình tài chính của xí nghiệp hạn hẹp nói riêng và tình hình kinh tế việt nam trong năm 2009 sẽ có những biến động xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. * Sự biến động về chỉ tiêu hàng tồn kho: Với số liệu ở bảng 1-5, trang 16, hàng tồn kho của xí nghiệp đầu năm là 6.010.945.459 đồng, cuối năm 2008 vẫn là 6.010.945.459 đồng. điều này là do xí nghiệp nguồn nguyên nhiên vật liệu ( như than, đất...) năm 2008 tương đối ổn đinh, không có sự biến động về giá cả. Nhưng lượng hàng hoá, nguyên vật liệu dự trữ khá lớn ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng quay vòng vốn chậm, hàng hoá ứ đọng nhiều có thể là dấu kiệu không tốt đối với xí nghiệp. Do đó phòng kế hoạch – vật tư cần chú trọng đến việc dự trữ hàng hoá sao cho hợp lý, phối hợp với phòng tiêu thụ nhằm nhanh chóng bán các sản phẩm đang tồn kho để xí nghiệp có thể sản xuất một cách trôi chảy. * biến động của các tài sản ngắn hạn khác: Nhìn chung các tài sản ngắn hạn khác cũng tăng lên. Đầu năm, các loại tài sản ngắn hạn khác là 1.502.662.233 đồng, đến cuối năm là 1.767.821.340 đồng, tăng 265.159.107 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 118%. Trong đó ta đặc biệt chú ý đến khoản chi phí trả trước ngắn hạn đầu năm là 70.000.000 đồng, cuối năm là 0 đồng. Điều này có thể giải thích do xí nghiệp có một số công cụ dụng cụ bị hỏng đã đem bán và do năm 2007 xí nghiệp đã phải phải sửa chữa một số máy móc phục vụ cho xây dựng nên đến năm 2008, xí nghiệp căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí kinh doanh trong kì. Do đó làm cho chi phí trả trước ngắn hạn giảm xuống. Như vậy, tài sản ngắn hạn cuối năm 2008 tăng 4.257.923.643 đồng và bằng 117% so với đầu năm 2008 (bảng 1-5, trang 16). Như đã giải thích ở trên là do hầu như các chỉ tiêu về tài sản ngắn hạn đều tăng trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhiều nhất. do đó xí nghiệp cần chú trọng kiểm soát chặt chẽ tiền mặt tại quỹ và có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế đầy biến động động trong năm tới. - Tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Trong cuối năm tài sản cố định tăng từ 3.048.594.949 đồng lên 3.090.209.731 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 1%. Còn các tài sản dài hạn khác cuối năm 2008 đã giảm 1.978.295 đồng so với đầu năm (tài sản dài hạn khác cuối năm: 142.510.700 đồng, đầu năm là 144.488.995 đồng). Do đó trong năm 2008, tài sản dài hạn có tăng nhưng tăng nhẹ, tăng 1% (đầu năm là 3.193.083.944 đồng còn cuối năm 2008 là 3.232.720.431 đồng) (bảng 1-5, trang 16). Nguyên nhân là do xí nghiệp mới đầu tư máy móc, dây truyền sản xuất nên tạm thời xí nghiệp chưa mua sắm gì thêm, xí nghiệp chỉ đầu tư một số máy tính phục vụ công tác hằng ngày cho các phòng ban. Vì thế, tài sản cố định và đầu tư dài hạn khác tăng không đáng kể Bảng số 1-6 BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA XÍ NGHIỆP NĂM 2008 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 1/1/2008 31/12/2008 ĐN so với CN +/- % A- Nợ phải trả 23.160.901.470 26.832.440.193 3.671.538.723 116% 1- Nợ ngắn hạn 23.019.645.244 26.620.288.967 3.600.643.723 116% 2- Nợ dài hạn 141.256.226 212.151.226 70.895.000 150% B. vốn chủ sở hữu 4.678.356.204 5.304.377.611 626.021.407 113% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.065.966.619 4.455.579.158 389.612.539 110% 2. Quỹ dự phòng tài chính 385.782.479 499.107.824 113.325.345 129% 3. Quỹ khen thưởng phúc lợi 226.607.106 349.690.629 123.083.523 154% Tổng cộng 27.839.257.674 32.136.817.804 4.297.560.130 115% Qua số liệu ở bảng 1-6, trang 20 : Tổng nguồn vốn của xí nghiệp cuối năm là 32.136.817.804 đồng, trong khi tổng nguồn vốn đầu năm là 27.839.257.674 đồng. như vây, tổng nguồn vốn cuối năm tăng 4.297.560.130 đồng và bằng 115% tổng nguồn vốn đầu năm 2008. Tình hình biến động của tổng nguồn vốn năm 2008 của xí nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp về sự biến động của các chỉ tiêu sau: * Nợ ngắn hạn: Trong năm 2008 xí nghiệp 359 đã tăng nợ ngắn hạn từ 23.019.645.244 đồng (đầu năm) lên 26.620.288.967 đồng. Như vậy chỉ tiêu này tăng 3.600.643.723 đồng, và tăng 16% so với đầu năm. Điều này có thể giải thích là do xí nghiệp đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng, đồng thời được sự giúp đỡ tạo điều kiện về tài chính của bạn hàng. Nhìn ở khía cạnh vĩ mô đó là một chỉ tiều tốt vì nó giúp cho xí nghiệp tận dụng nguồn vốn này để tăng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, xí nghiệp cần phải chú ý là nếu xí nghiệp không có kế hoạch cân đối hợp lý để nợ phải trả tăng cao và kéo dài sẽ làm mất uy tín của xí nghiệp. Ngoài ra, xí nghiệp phải có kế hoạch thanh toán cac khoản nợ sắp đến hạn để có thể yên tâm sản xuất kinh doanh, không gây ảnh hưởng tới tình hình tài chính của xí nghiệp. * Nợ dài hạn: Căn cứ vào bảng đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn của xí nghiệp ta thấy chỉ tiêu này cũng đã tăng lên, đầu năm là 141.256.226 đồng còn cuối năm 2008 là 212.151.226 đồng, tăng 70.895.000 đồng. Điều này là do trong năm 2008 xí nghiệp đã đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ cho thi công công trình. Nhìn chung, năm 2008 các khoản nợ phải trả của xí nghiệp đã tăng lên 3.671.538.723 đồng và bằng 116% đầu năm. Hiện tại xí nghiệp có thể yên tâm tiếp tục sản xuất kinh doanh vì các hệ số về khả năng thanh toán của xí nghiệp đều rất khả quan. Nhưng không phải vì vậy mà xí nghiệp chủ quan, xí nghiệp nên có kế hoạch thanh toán tốt để đảm bảo việc kinh doanh được trôi chảy và hoàn thành tốt kế hoạch đề ra trong năm 2009. *nguồn vốn chủ sở hữu: chỉ tiêu này bao gồm nguồn vốn kinh doanh và các nguồn vốn quỹ. - vốn chủ sở hữu: đầu năm là 4.065.966.619 đồng, cuối năm là 4.455.579.158 đồng, tăng 389.612.539 đồng và bằng 110% so với đầu năm (bảng 1-6, trang 20). Chỉ tiêu này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp rất có nhiều tiềm năng. Do xí nghiệp luôn trú trọng công tác tìm hiểu khai thác tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng nhiều ngành nghề kinh doanh, giữ vững uy tín, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. do đó việc gia tăng nguồn vốn kinh doanh khẳng định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, khẳng định độ tự chủ về vốn kinh doanh của xí nghiệp. Chỉ tiêu về các quỹ của xí nghiệp: các chỉ tiêu nay đều tăng so với đầu năm. Quỹ dự phòng tài chính đầu năm 385.782.479 đồng, cuối năm 499.107.824 đồng, tăng 29%. quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 123.083.523 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 54%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi, chú trọng đến việc nâng cao, cải thiển đời sống của CB – CNV và đã dự phòng cho những tình huống xấu có thể xảy ra trong năm 2009. Qua phân tích đánh giá về kết cấu và tình hình phân bổ nguồn vốn của xí nghiệp ta thấy rõ được sự biến động của các chỉ tiêu chủ yếu. các chỉ tiêu này có tác động qua lại lẫn nhau để quá trình sản xuất ổn định và phát triển. Năm 2009 xí nghiệp cần phải tăng cường tìm kiếm thị trường, tổ chức sản xuất tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán có nhiệm vụ tham mưa cho giám đôc những vấn đề liên quan đến tài chính, hạch toán kế toán của xi nghiệp, quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán, đề ra các biện pháp giúp xí nghiệp thực hiện các chỉ tiêu tài chính, định biên nhân sự trong ban nhân sự. Tổng hợp số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản đầu tư, tiền vốn và phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ. Phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời, toàn diện mọi mặt hoạt động của xí nghiệp, cung cấp số liệu cho các hoạt động của các ban nghiệp vụ liên quan. Sơ đồ 2-1: Sơ đồ tổ chức kế toán ở xí nghiệp 359 KT TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán th.toán Thủ quỹ Kế toán lương Kế toán đội XD 54 Kế toán đội XD 55 Kế toán đội XD56 Kế toán đội XD 51 Kế toán đội XD 52 Kế toán trưởng: là người chỉ đạo chung mọi hoạt động tài chính của xí nghiệp, đưa ra các phương pháp quản lý tài chính sao cho các phương pháp hiệu quả, giảm chi phí, tăng năng suất, lợi nhuận cao. Kế toán tổng hợp: nhiệm vụ theo dõi chung tổng hợp mọi chứng từ hoá đơn của các bộ phận đưa sang để tổng hợp chi phí tính giá thành lãi, lỗ của hàng tháng xí nghiệp. Kế toán thanh toán: hàng ngày theo dõi viết phiếu thu chi tiền mặ, tiền nhập hàng và thanh toán khách hàng. Cuối tháng tập hợp chứng từ thu chi tổng hợp đưa sang kế toán tổng hợp. Kế toán vật tư: theo dõi xuất nhập vật tư hàng ngày phục vụ sản xuất. cuối tháng tập hợp tổng hợp vật tư trong tháng phân bổ vào giá thành sản phẩm. Kế toán tiền lương: hàng ngày theo dõi chấm công, phân xưởng, các bộ công nhân viên. Theo dõi sản phẩm nhập hàng ngày. Cuối tháng căn cứ vào sản phẩm thực tế nhập kho tính lương theo định mức của xây dựng, tính lương cho từng bộ phận. tập hợp tiền phân bổ vào giá thành hàng tháng. Thủ quỹ: theo dõi thu chi tiền mặt hàng ngày của xí nghiệp. Kế toán các đội xây dựng: có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi cập nhật các hoá đơn chứng từ, chi phí định mức, chi phí hợp lý của từng công trình, cuối tháng tổng hợp thống kê, lên bảng kê chứng từ đưa lên ban tài chính xí nghiệp để hạch toán. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán Bộ máy kế toán của xí nghiệp được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế taón được tổ chức và thực hiện tại phòng kế toán. Các nhân viên có nhiệm vụ hạch toán ban đầu thu thập số liệu và gửi về phòng kế toán của công ty. Từ đó các thông tin được xử lý bằng hệ thống máy tính hiện đại phục vụ kịp thời cho yêu cầu của cấp trên và các bên có liên quan. Xí nghiệp vận dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006, thông tư số 161/2007/TT – BTC ngày 31/12/2007 và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: xí nghiệp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo quy định số 166/1999/QĐ – BTC ngày 30/12/1999 của bộ trưởng bộ tài chính không có trường hợp khấu hao đặc biệt. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Chế độ chứng từ Chế độ chứng từ của xí nghiệp tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước. chứng từ được ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng với sự thựcc nghiệp vụ kinh tế, tài chính, đảm bảo tính hợp pháp, kịp thời, hợp lý và hợp lệ của chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán và thông tin cho quản lý. Các chứng từ ban đầu phục vụ cho công tác kế toán của xí nghiệp được xây dựng giống như biểu mẫu của chế độ kế toán hiện hành và áp dụng một số chứng từ chủ yếu sau: - Phiếu nhập, phiếu xuất - Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xin tạm ứng - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và các chứng từ khác - Phiếu phân bổ tiền lương, khấu hoa, nguyên vật liệu - Chứng từ bán hàng như: hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT Chế độ sổ kế toán Hiện nay, xí nghiệp 359 – công ty xây dựng 319 áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Niên độ kế toán tháng: từ 25 tháng trước đến 25 tháng thực hiên. Niên độ kế toán năm: từ 25/12 năm trước, đến 25/12 năm thực hiện. Đơn vị tiền tệ: việt nam đồng. Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ quỹ Sổ đăng ký CTGS Sổ ( thẻ) hạch toán chi tiết Bảng tồng hợp chi tiết Sổ cái Sơ đồ 2-2: sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. Do xí nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp gồm: bảng tổng hợp chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết các tài khoản. Sổ kế toán chi tiết gồm: sổ TSCĐ, sổ chi tiết vật liệu sản phẩm hàng hoá, thẻ kho, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành sản phẩm, sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua; sổ chi tiết tiêu thụ; sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh. Chế độ tài khoản Hiện nay xí nghiệp 359 đang áp dụng chế độ tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 144/2001/QĐ/BTC ngày 21/12/2001 của Bộ tài chính. Do xí nghiệp chỉ hoạt động trong lĩch vực sản xuất gạch và xây dựng, cơ cấu của xí nghiệp không lớn nên hệ thông sơ đồ tài khoản của xí nghiệp đã loại bớt một số tài khoản không cần thiết nhưng vẫn tuân thủ chính xác theo yêu cầu của chế độ kế toán. Cụ thể xí nghiệp không sử dụng các tài khoản liên quan đến đầu tư như tài khoản 121 – đầu tư chứng khoán ngắn hạn; 128 – đầu tư ngắn hạn khác; 221 – đầu tư chứng khoán dài hạn... Ngoài ra do xí nghiệp sản xuất gạch và xây dựng nên cần chi tiết cụ thể một số tài khoản. Ví dụ: Tài khoản 152 – nguyên vật liệu được chi tiết thành 1521 – đất. 1522 – than ... Điều này là hợp lý vì như vậy sẽ giúp cho xí nghiệp dễ quản lý và tạo điều kiện cho việc kiểm kê hàng hoá, nguyên vật liệu... Do xí nghiệp vừa sản xuất gạch vừa hoạt động trong lĩch vực xây dựng nên tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – được chi tiết như sau: 154G : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản xuất gạch 154Đ51: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của đội xây dựng 51 154Đ52: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của đội xây dựng 52 154Đ54: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của đội xây dựng 54 154Đ55: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của đội xây dựng 55 154Đ56: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của đội xây dựng 56 Tương tự với tài khoản 632 – giá vốn hàng bán, tài khoản 136 – phải thu nội bộ cũng được chi tiết giống như tài khoản 154 ở trên. Ngoài ra tài khoản 131- phải thu khách hàng và tài khoản 331- phải trả người bán cũng được chi tiết theo từng khách hàng. Chế độ báo cáo tài chính Cuối mỗi quý sau khi đối chiếu đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết) kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính quý. Cuối năm tài chính, kế toán tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính quý và tiến hành lập báo cáo tài chính năm. Xí nghiệp lập các báo cáo tài chính theo đúng mẫu quy định của nhà nước. báo cáo tài chính của xí nghiệp gồm 4 báo cáo sau: - B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5812.doc
Tài liệu liên quan