Phần I 1
Mở đầu 1
Phần II 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở lý luận. 3
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về phát triển Biogas . 3
2.1.1.1. Khái niệm về Biogas sinh học. 3
2.1.1.2. Vai trò của Biogas 3
2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Biogas. 4
2.1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống Biogas. 7
2.1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. 9
2.1.2.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững. 9
2.1.2.2. Các nội dung trong phát triển nông nghiệp bền vững. 10
2.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển Biogas. 10
2.2.1. Tình hình phát triển Biogas trên thế giới và ở Việt Nam. 10
2.2.1.1. Tình hình phát triển Biogas trên thế giới. 10
2.1.1.2. Tình hình phát triển Biogas ở Việt Nam. 12
Phần III 15
đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 15
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 15
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội. 16
3.1.2.1. Tình hình đất đai và phân bổ của huyện trong 3 năm (2002-2003). 17
3.1.2.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp của huyện. 19
3.1.2.3. Tình hình đân số và phân bổ dân số của huyện qua 3 năm. 21
3.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm: 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu. 24
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. 24
3.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu. 25
Phần IV 26
Kết quả nghiên cứu và thảo luận 26
4.1. Đánh giá thực trạng phát triển Biogas trong mối quan hệ với các ngành sản xuất trong nông thôn ở huyện Chương Mỹ - Hà Tây. 26
4.1.1. Tình hình phát triển Biogas và các ngành sản xuất khác ở huyện. 26
4.1.1.1. Tình hình phát triển Biogas của huyện. 26
4.1.1.2. Tình hình phát triển các ngành khác. 30
4.1.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả của phát triển Biogas. 36
4.1.2.1. phân tích kết quả phát triển Biogas. 36
4.1.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế . 44
4.1.2.3. Đánh giá hiệu quả về xã hội. 47
4.1.2.4. Đánh giá hiệu quả về môi trường. 47
4.1.3. Đánh giá kết quả kinh tế và cơ cấu kinh tế . 48
4.1.3.1. Kết quả kinh tế và cơ cấu kinh tế . 48
4.1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế của từng nhóm hộ điều tra 50
4.1.4. Đánh giá tác động giữa phát triển các nghành sản xuất với phát triển Biogas 57
4.1.4.1. Chăn nuôi với phát triển Biogas. 57
4.1.4.2. Trồng trọt vơí phát triển Biogas. 58
4.1.4.3. Các nghành nghề khác trong nông thôn. 59
4.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Biogas. 60
4.1.5.1. Yếu tố kinh tế : 60
4.1.5.2. Yếu tố kỹ thuật: 60
4.1.5.3. Yếu tố xã hội: 61
4.2. Định hướng và giải pháp phát triển Biogas. 61
4.2.1 Căn cứ chung để đưa ra định hướng và giải pháp phát triển Biogas . 61
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển Biogas trong mối quan hệ với các ngành sản xuất trong nông thôn ở huyện Chương Mỹ - Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hánh (thuộc huyện Hoài Đức). Đặc biệt trên địa bàn huyện còn có trường ĐH Lâm Nghiệp (thị trấn Xuân Mai); trường cao đẳng kỹ thuật Hà Tây; trường trung học nghiệp vụ, đây là nguồn cung cấp cán bộ kỹ thuật cho huyện, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ giữa nhà trường với tổ chức lãnh đạo của huyện, bà con nông dân dễ có điều kiện tiếp thu với công nghệ mới. Với những ưu đãi đặc biệt như vậy, ngành chăn nuôi của huyện đã đạt được những gì và còn chưa phát huy được những gì?. trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện đang trên đà phát triển. quy mô chăn nuôi và chất lượng vật nuôi đều tăng lên: Nhờ có sự quan tâm và chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các cấp lãnh đạo huyện, từng bước đưa ngành chăn nuôi tập trung ngày càng cao.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tổng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm của huyện là khá cao. Trong mấy năm gần đây nhìn chung đàn lợn và đàn gia cầm có chiều hướng tăng nhanh còn đàn trâu, bò có chiều hướng giảm dần.
Tổng đàn lợn năm 2000 có 99121 con, trong đó lợn nái có 9632 con chiếm 9,72%, lợn thịt chiếm 90,13% tương đương với 89343 con, còn lại 0,15% là lợn đực giống tương ứng với 146 con. Như vậy, đàn lợn của huyện chủ yếu là lợn thịt, còn lợn nái chiếm tỉ lệ thấp với 9,12% với tỉ lệ lợn nái như vậy thì không đủ cung cấp giống cho toàn huyện mà phải nhập thêm từ các trại lợn lợn giống của huyện bạn. Tuy số lượng đàn lợn tương đối lớn nhưng trọng lượng xuất chuồng còn thấp, năm 2000 xuất chuồng được 7159 tấn. Đến năm 2001, tổng đàn lợn của huyện tăng lên tới 101748 con tức là tăng thêm 2,65% so với năm 2000. Trong năm 2001 tỷ lệ lợn nái tăng lên và chiếm 10,07% trong tổng số đàn lợn, tuy đàn lợn nái có tăng lên nhưng vẫn không đủ cung cấp giống cho toàn huyện. Vì tỷ lệ lợn nái tăng nên tỷ lệ lợn đực cũng tăng nhanh và chiếm 0,16% trong tổng số đàn, còn tỷ lệ lợn thịt thì giảm xuống. Vì số lượng đàn lợn tăng nên trọng lượng lợn xuất chuồng cũng tăng đạt9408,7 tấn, với tốc độ tăng 31,42% so với năm 2000. tổng đàn gia cầm của huyện năm 2001 là 1.061.889 con tăng 12,66% so với năm 2000. Đàn lợn và đàn gia cầm còn tiếp tục tăng nhanh 942.563 con (năm 2002) 2002. Năm 2002 đàn lợn đạt 106.725 con, tốc độ tăng lên là 4,89%. Trong đó tỷ lệ lợn nái và lợn đực giảm xuống, còn tỷ lệ lợn thịt tăng lên do đó trọng lượng lợn xuất chuồng tăng lên tới 10401 tấn. Tổng đàn gia cầm của năm 2002 cũng tăng nhanh lên đến 1.462.380 con với tốc độ gia tăng 37,71%.
Bên cạnh sự gia tăng của đàn lợn và đàn gia cầm thì đàn trâu bò có xu hướng giảm. Đàn trâu lần lượt giảm từ 4437 con ( năm 2000) xuống còn 4300 con(năm 2001) và tiếp tục giảm xuống còn 3565 con (năm 2002), tốc độ giảm bình quân hàng năm là10,09%. Trong đó số trâu cái giảm đi rất ít, không đáng kể với tốc độ giảm bình quân khoảng 0,14%, nhưng trâu cày kéo giảm mạnh, với tốc độ giảm 4,98%(năm 2001) và tiếp tục giảm mạnh với tốc độ giảm 27,16%. Tương tự đàn bò cũng vậy, giảm đi hàng năm, trong đó chủ yếu là giảm dàn bò cày kéo. Tỷ lệ bò cày kéo giảm mạnh, năm 2001 tỷ lệ bò cày kéo giảm 6,86%, đến năm 2002 tỷ lệ giảm tới 41,11%. Số lượng trâu, bò hàng năm giảm nhưng trọng lượng trâu bò xuất chuồng thì tăng lên, năm 2000 xuất chuồng 76 tấn thịt trâu và 135 tấn thịt bò, đến năm 2002 đã xuất chuồng 215,4 tấn thịt trâu và 306 tấn thịt bò. Sở dĩ có sự giảm mạnh về số lượng trâu, bò là do phương thức làm đất của nông dân đã thay đổi, họ đã áp dụng cơ giơí hoá vào nông nghiệp, làm đất bằng máy cày, máy phay có năng suất làm việc gấp nhiều lần so với làm bằng trâu, bò và hơn nữa còn tiết kiệm được sức người, sức của. Hiện nay, phần lớn diện tích đất canh tác đều được làm bằng máy, chỉ còn một số rất ít diện tích máy không làm được hoặc nông dân muốn tự làm để vừa chủ động, vừa tận dụng được sức người, sức của. Tuy việc cày, bừa làm đất đã có máy nhưng các hộ nông dân vẫn duy trì chăn nôi trâu, bò để tăng nguồn thu cho gia đình.
Huyện Chương Mỹ có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi trâu,bò nhưng nông dân đã không tận dụng được điều kiện đó mà để cho đàn trâu, bò giảm đi nhanh chóng. Hiện nay người dân trong huyện đang củng cố và phát triển chăn nuôi bò nhưng chủ yếu là nuôi bò thịt và bò sữa.
Để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, huyện đã mở nhiều lớp tập huấn cho bà con nông dân, tìm tòi những giống gia súc, gia cầm mới có năng suất và chất lượng cao, đặc biệt cử mỗi xã một cán bộ khuyến nông có chuyên môn về chăn nuôi thú y để giúp bà con nông dân trong vấn đề phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm hoặc tư vấn cho bà con về vấn đề chăn nuôi. Chủ trương của huyện là trong những năm tới là sẽ tiếp tục cải tạo, sind hoá đàn bò, nâng cao số lượng đàn bò sữa, lạc hoá đàn lợn để tăng nguồn thu nhập cho hộ nông dân.
*Ngành trồng trọt.
Cũng như chăn nuôi, ngành trồng trọt của huyện Chương Mỹ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển theo hướng đa dạng hoá. Với điều kiện tự nhiên khá phức tạp, đất đai gồm nhiều loại: đất bãi, đất đồi núi thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Hơn nữa vị trí của huyện khá thuận tiện cho việc đi lại với thị xã Hà Đông, thủ đô Hà Nội và tỉnh Hoà Bình nên càng tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá phát triển. Trước đây, người nông dân thường trồng cây gì mình có và mình cần để phục vụ cho nhu cầu của chính gia đình mình thì ngày nay họ đã biết trồng cây gì mà thị trường chưa có và thị trường đang cần. Do vậy mà cơ cấu cây trồng đã thay đổi rất nhiều.
Biểu 7:
Xét quy mô và kết quả cây trồng hàng năm của huyện trong hai năm gần đây( 2001 và 2002) ta cũng thấy được sự thay đổi khá rõ nét. Nhìn vào biểu 7 ta thấy: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của toàn huyện năm 2001 là 25.605 ha, trong đó cây lương thực chiếm 86,05%; cây công nghiệp chiếm 6,30%. Trong nhóm cây lương thực thì cây lúa vẫn chiếm phần chủ yếu với 86,54%, sau đó đến cây khoai lang với 6,17% và cây ngô với 5,52%. Sang năm 2002 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm lên đến 27.120 ha tăng 5,92% so với năm 2001, trong khi đó thì tỷ lệ diện tích cây lương thực giảm. Trong nhóm cây lương thực thì tỷ lệ cây lúa giảm còn 84,47%; cây Ngô và cây Khoai lang có cơ cấu diện tích tăng, cây Ngô tăng lên 6.17%, cây khoai lang tăng lên7,74%; diện tích gieo trồng sắn, dong riềng và các cây lương thực khác thì giảm. Diện tích gieo trồng Ngô tăng lên vì ngành chăn nuôi phát triển, cần nhiều lương thực mà chủ yếu là Ngô, mặt khác diện tích trồng Ngô nếp lấy bắp cung cấp cho thị trường Hà Nội cũng tăng, vì vậy mà cây Ngô cho thu nhập khá 300.000-400.000 đồng/sào/vụ. Diện tích trồng Khoai lang tăng nhanh vì ngoài cung cấp rau cho lợn thì thiện nay còn tiêu thụ ngọn rau lang và củ khoai lang cho thị trường Hà Nội.
Bên cạnh cây lương thực thì diện tích trồng cây công nghiệp cũng tăng với tốc độ tăng 15,94% so với năm 2001 và tỷ trọng cây công nghiệp trong tổng diện tích gieo trồng hàng năm cũng tăng lên từ 7,64% (năm 2001) tăng lên 8,37% (năm 2002). Trong đó cây công nghiệp cây đậu tương vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm 57,49% (năm 2001) và vai trò đó càng được khẳng định trong năm 2002 với tỷ trọng 65,76% trong tổng diện tích cây công nghiệp, tốc độ tăng diện tích gieo trồng của cây đậu tương lên đến 32,44%. Tiếp đến là cây lạc chiếm 28,84% năm (2001) đến năm 2002 diện tích gieo trồng lạc tăng với tốc độ 7,36% nhưng cơ cấu trong tổng cây công nghiệp thì giảm và còn 27,63%. Ngoài đậu tương và lạc thì các cây công nghiệp khác hầu như đều giảm diện tích gieo trồng.
Cùng với sự gia tăng về diện tích gieo trồng cây lương thực và cây công nghiệp thì cây thực phẩm cũng tăng về diện tích gieo trồng nhưng không lớn, với tốc độ tăng 14,19%. Cây thực phẩm chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng diện tích gieo trồng hàng năm với 6,30% (năm 2001) và tăng lên 6,79% (năm 2002). Mặc dù chiếm một phần rất nhỏ nhưng cây thực phẩm có vai trò quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là các loại rau. Đời sống kinh tế đã khá lên nhiều song trong các bữa ăn hàng ngày không thể thiếu những món rau xanh, do đó mà diện tích trồng rau các loại cũng tăng lên năm 2001 diện tích trồng rau chỉ chiếm 72,43% cơ cấu diện tích trồng cây thực phẩm (với 1169 Ha), đến năm 2002 tỷ lệ này đã lên đến 85,51% (với diện tích 1576). Như vậy diện tích trồng rau tăng nhanh với tốc độ tăng là 34,82% đã cung cấp đủ lượng rau xanh cho toàn huyện và còn đem bán ra thị trường Hà Đông, Hà Nội. Còn các cây thực phẩm đang có xu hướng giảm vì đa số các cây thực phẩm đều khó trồng, phải chăm bón nhiều và đặc biệt là nhiều sâu bệnh cần phải phun thuốc liên tục nên người tiêu dùng còn lo ngại khi dùng các cây thực phẩm do đó tiêu thụ gặp nhiều khó khăn nên người ta chuyển sang trồng các loại rau dẽ trồng dễ chăm bón mà lạiđạt hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung năng suất cây trồng hàng năm tăng cao, trong đó cây lương thực và cây công nghiệp tăng nhiều hơn còn cây thực phẩm thì năng suất năm 2002 giảm so với năm 2001.
Cơ cấu diện tích cây trồng hàng năm đã có nhiều thay đổi, năng suất cây trồng tăng nhưng còn ở mức chậm. Vì địa hình, chất đất rất phức tạp nên chọn cây gì để phù hợp với từng loại đất, từng vùng là rất khó khăn, đa số người dân trồng trọt theo kinh nghiệm và học hỏi trên đài báo, vô tuyến, bạn bè, hàng xóm.
Để đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt và nâng cao giá trị thu hoạch trên một ha đất canh tác phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã thực hiện đề tài khoa học “nghiên cứu xây dựngs mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao trên các vùng đất của huyện Chương Mỹ”. Ngoài ra mỗi hợp tác xã còn có một cán bộ khuyến nông phụ trách về cây trồng.
4.1.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả của phát triển Biogas.
4.1.2.1. phân tích kết quả phát triển Biogas.
Phát triển Biogas mang lại nhiều kết quả tốt và hiệu quả cao. Để phát triển Biogas thì trước hết phải phát triển chăn nuôi.
* Kết quả chăn nuôi của hai xã Thuỵ Hương
Biểu 8: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của hai xã nghiên cứu năm 2002.
I
II
III
IV
V
chỉ tiêu
ĐVT
Thuỵ Hương
Trung Hoà
IV/III
1. Tổng số hộ chăn nuôi
Hộ
1.472
1.728
1.17
Tỷ lệ trong tổng số hộ
%
92
96
1.04
2. Tổng đàn chăn nuôi
Con
- Trâu, Bò
Con
570
131
0.23
- Lợn
Con
5.200
7.160
1.38
- Gà CP
Con
45.500
16.800
0.37
- Gà, Vịt thả vườn
Con
34.600
25.000
0.72
3. Chỉ số bình quân
Con
- Trâu, Bò BQ/ hộ
Con
0,39
0,08
0.21
- Lợn BQ/ hộ
Con
3,53
4,33
1.23
- Gia cầm BQ/ hộ
Con
54,42
24,19
0.44
4. Mức độ chăn nuôi tập trung
- Nuôi Trâu, Bò từ 1-2 con
Hộ
378
81
0.21
-. Nuôi Trâu, Bò từ 3-4 con
Hộ
5
3
0.60
-. Nuôi trâu bò trên 4 con
Hộ
1
0
0.00
-. Nuôi lợn từ 1-3 con
Hộ
1.178
1.109
0.94
-. Nuôi lợn từ 4-7 con
Hộ
236
510
2.16
-. Nuôi lợn trên 7 con
Hộ
58
109
1.88
- nuôi gà vịt dưới 100 con
Hộ
819
304
0.37
-. Nuôi gà vịt từ 100-300 con
Hộ
105
57
0.54
-. Nuôi gà vịt trên 300 con
Hộ
31
48
1.55
Với đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội thuộc hai vùng khác nhau của huyện nên hai xã Thụy Hương và Trung Hoà có tập quán chăn nuôi cũng rất khác nhau. Đây là hai xã có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh của huyện, với tỷ lệ hộ chăn nuôi rất cao: 92% số hộ ở xã Thụy Hương có tham ra chăn nuôi; còn ở xã Trung Hoà tỷ lệ này cao hơn với 96% số hộ tham ra chăn nuôi. Như vậy tỷ lệ hộ có chăn nuôi ở xã Trung Hoà bằng 1,04 lần tỷ lệ có chăn nuôi ở xã Thụy Hương.
Đàn trâu, bò ở xã Thụy Hương có 570 con trong khi đó đàn trâu bò ở xã Trung Hoà chỉ có 131 con bằng 0,23 lần so với xã Thụy Hương. Xã Thuỵ Hương có đàn trâu, bò có số lượng tương đối lớn là do xã có diện tích đất màu cao (chiếm 40% so với diện tích đất canh tác) nên cây hoa màu rất phát triển do đó có nhiều sản phẩm phụ làm thức ăn cho trâu, bò đồng thời Trâu, Bò còn được dùng vào làm đất màu, bình quân số lượng Trâu, Bò trên hộ là 0,39 con/hộ. So với nhiều năm trước đây thì số lượng Trâu, Bò của xã Thụy Hương đã giảm đi rất nhiều song so với các xã khác trong huyện thì đàn Trâu, Bò ở xã Thuỵ Hương vẫn ở mức cao.
Xã Thuỵ Hương thuộc vùng đất đồi gò ven sông bùi có điều kiện đồng cỏ thuận tiện cho chăn thả gia súc nhưng đàn Trâu, Bò của xã kém phát triển chỉ có 131 con, bình quân 0,08 con/ hộ. Vì đặc điểm kinh tế xã hội của xã Trung Hoà chú trong phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, nấu rượu nuôi lợn nên mọi nguồn lực trong gia đình kể cả người già và trẻ em đều được huy động vào việc sản xuất tại gia đình, dẫn đến người dân ở đây thường xem nhẹ việc đồng ruộng và không quan tâm đến việc chăn thả Trâu, Bò, do đó đàn Trâu, Bò kém phát triển.
Vì xã Trung Hoà có nghề nấu rượu nuôi lợn nên tổng đàn lợn của xã có tới 74.800 con cao nhất trong toàn huyện và băng 1,44 lần so với đàn lợn của xã Thuỵ Hương. Số lợn bình quân trên một hộ ở xã Trung Hoà là 4,33 con/hộ còn ở xã Thuỵ Hương bình quân là 3,53 con/hộ. Số lượng gia cầm ở xã Thuỵ Hương tương đối lớn với 45.5000 con gà công nghiệp chăn gia công cho tập đoàn CP và 34.600 gà, vịt thả vườn. Xã Trung Hoà vì có diện tích đất ở bình quân thấp nên đàn gia cầm chăn thả ở vườn không có điều kiện phát triển mà chủ yếu là chăn thả vịt, ngan ở các ao, hồ.
Mặc dù xã Trung Hoà có diện tích đất ở bình quân/hộ thấp nhưng lại có mức độ chăn nuôi tập trung cao, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Toàn xã Trung Hoà có khoảng 619 hộ nuôi từ 4 con lợn trở lên, trong đó có khoảng 109 hộ nuôi từ 7 con lợn trở lên. Thức ăn để chăn nuôi lợn chủ yếu là bỗng rượu(bỗng rượu do tự các hộ nấu rượu có được) cùng với bèo(thả hoặc mua). Do thức ăn để chăn nuôi lợn được tận dụng từ nghề nấu rượu nên chi phí thức ăn cho chăn nuôi lợn là rất ít, vì thức ăn đó là sản phẩm phụ của nghề nấu rượu nên mọi chi phí đã được tính vào chi phí nấu rượu. Tuy bỗng rượu là sản phẩm phụ của nghề nấu rượu nhưng lại là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi lợn. Phải kết hợp giữa nấu rượu với nuôi lợn thì mới có lãi, còn nếu chỉ nấu rượu mà không nuôi lợn thì không có lãi và có khi còn bị lỗ. Do vậy người dân ở xã Trung Hoà đã kết hợp tốt giữa nấu rượu và nuôi lợn, đạt hiệu quả kinh tế cao.
ở xã Thuỵ Hương, hình thức nuôi lợn chủ yếu là theo kiểu bán công nghiệp, thức ăn chính là cám mì, bột Ngô, rau xanh và cám đậm đặc. Cám mì và cám đậm đặc thì hộ phải mua với giá cao, còn Ngô,cám gạo và rau xanh thì gia đình tự sản xuất được và cũng phải mua thêm nếu như gia đình chăn nuôi nhiều. Vì chăn nuôi lợn theo hình thức bán công nghiệp nên hộ nông dân cũng cần có một số vốn khá lớn để đầu tư thức ăn cho chăn nuôi, theo hình thức này đã rút ngắn được thời gian cho một lứa lợn. Mặc dù tổng đàn lợn của xã Thuỵ Hương khá cao 5.200 con nhưng mức độ chăn nuôi tập trung chưa cao, chỉ có gần 300 hộ nuôi từ 4 con lợn trở lên còn lại 1178 hộ chỉ nuôi từ 1-3 con vì họ không có vốn để đầu tư, điều đáng chú ý là có một số hộ chăn nuôi gia công với số lợn mỗi lứa khoảng 100-200 con.
Tuy hình thức chăn nuôi ở hai xã có khác nhau nhiều, xong ngành chăn nuôi đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngành chăn nuôi ngày càng được quan tâm nhiều hơn, hầu hết các hộ chăn nuôi lợn, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhiều rất chú ý tới việc tiêm phòng dịch bệnh cho lợn, công tác thú y của xã ngày càng được tăng cường.
Với tình hình chăn nuôi phát triển khá mạnh như vậy nhưng phong trào xây hầm Biogas ở hai xã đều tiến triển rất chậm.
* Kết quả phát triển Biogas ở hai xã nghiên cứu:
Nếu xét trên phạm vi huyện Chương Mỹ thì Trung Hoà và Thuỵ Hương là hai xã tiên phong đi đầu trong phong trào áp dụng mô hình Biogas. Xã Trung Hoà với đặc điểm ngành chăn nuôi phát triển mạnh, mức độ chăn nuôi tập trung cao. Chất thải gia súc hầu như chưa có cách xử lý mà chủ yếu được thải ra các cống rãnh rồi đổ ra các ao, hồ, đồng ruộng tạo nên một mùi hôi đặc trưng của làng nghề nấu rượu chăn lợn. Từ thực tế đó, năm 1998 khi “chương trình xây hầm Biogas” được phát trên truyền hình thì một số thợ xây ở xã Trung Hoà đã tự học và tự xây hầm cho gia đình mình. Tuy là thợ vườn, tự học hỏi, tự mày mò nhưng những chiếc hầm đầu tiên đó đã hoạt động tốt và chính những người thợ đó đã nhân rộng mô hình Biogas cho các gia đình khác ở trong xã và cả ở các xã khác. Do là phong trào tự phát, không được sự quan tâm, hướng dẫn của các cấp chính quyền xã nên hầu hết những gia đình chăn nuôi nhiều họ thấy cần thiết phải xây hầm, họ học hỏi các gia đình hàng xóm đã xây hầm từ trước, rồi tự mình thuê thầy thuê thợ xây. Thông tin về Biogas còn rất hạn chế, người dân chưa hiểu hết giá trị kinh tế cũng như giá trị môi trường của Biogas, do đó tốc độ phát triển mở rộng quy mô Biogas còn rất chậm.
Xã Thuỵ Hương với diện tích đất màu lớn (chiếm 40% tổng diện tích đất canh tác), ngành trồng trọt phát triển mạnh, áp dụng nhiều loại giống mới, năng suất cây trồng màu cao kéo theo ngành chăn nuôi phát triển. Năm 2000 trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường của tỉnh Hà Tây có dự án hỗ trợ và một phần kinh phí (1 triệu đồng/ hầm) cho 150 hầm của xã. Ban chỉ đạo dự án đã cử các đồng chí cán bộ xã Thuỵ Hương đi thăm quan mô hình Biogas ở huyện Đan Phượng và tổ chức lớp tập huấn cho các đồng chí cán bộ xã. Ban lãnh đạo xã đã tuyên truyền và khuyến khích bà con nông dân xây hầm. Nhưng vì lý do nào đó mà trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường đã cắt viện trợ không đầu tư cho xã Thuỵ Hương, nên khi xây xong hầm các hộ gia đình không nhận được tiền tài trợ dẫn đến sự hiểu nhầm giữa hộ nông dân với cán bộ xã. Nhờ việc được đi tham quan và tập huấn về Biogas nên hợp tác xã Thuỵ Hương đã thành lập đội thợ chuyên phụ trách về kỹ thuật Biogas(do đồng chí phó chủ nhiệm hợp tác xã trực tiếp chỉ đạo) để sẵn sàng phục vụ bà con nông dân xây hầm Biogas.Khi hộ gia đình có nhu cầu xây hầm Biogas thì liên hệ với ban quản lý hợp tác xã và sẽ nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các đồng chí lãnh đạo đến những người thợ. Như vậy đến năm 2000 xã Thuỵ Hương mới bắt đầu khởi xướng phong trào xây hầm Biogas, tuy là tiếp cận muộn với công nghệ Biogas nhưng lại được sự quan tâm, chỉ đạo của ban quản lý hợp tác xã và chính cán bộ hợp tác xã là những người đầu tiên xây thí điểm hầm Biogas. Vì cán bộ xã được đi tham quan, tập huấn nên đã nắm vững kỹ thuật xây hầm và số hầm xây dựng ban đầu đã hoạt động tốt tạo lòng tin cho con nông dân. Mặc dù hợp tác xã Thuỵ Hương đã thành lập một đội xây dựng phụ trách xây hầm Biogas nhưng thực tế ban lãnh đạo xã chưa có những hoạt động phổ biến tuyên truyền sâu rộng đến từng hộ nông dân nên tốc độ phát triển còn chậm so với khả năng có.
Tính đến năm 2002 toàn xã Thuỵ Hương mới có 21 hầm, xã Trung Hoà có 32 hầm và bằng 1,52 lần so với số hầm của xã Thuỵ Hương. Để xây dựng hầm Biogas phải có điều kiện cần và đủ: Điều kiện cần là số lượng gia súc và mức độ chăn nuôi thường xuyên; Điều kiện đủ là mức vốn đầu tư ban đầu. Đa số hộ nông dân có chăn nuôi nhiều và đã có hiểu biết về Biogas thì họ rất muốn xây hầm nhưng cái khó lớn nhất mà họ gặp phải đó là vốn đầu tư ban đầu.
Biểu 9: Tình hình phát triển Biogas ở 2 xã nghiên cứu
Chỉ tiêu
Thuỵ Hương
Trung Hoà
So sánh
(lần)
Số lượng
Cơ cấu
Số lượng
Cơ cấu
1
2
3
4
5
4/2
Tổng số hầm
21
100,00
32
1,,53
1. Thời gian xây dựng hầm
- Trước năm 2000
0
4
12,50
- Năm 2000
5
23,81
7
21,88
1,40
- Năm 2001
7
33,33
10
31,25
1,43
- Năm 2002
9
42,86
11
34,37
1,22
2. Kiểu thiết kế
- Túi ủ nilông
0
2
6,25
-
- Vòm cuốn cải tiến
21
100,00
30
93,75
1,43
3. Dung tích hầm
- Dưới 8m3
3
14,29
2
6,25
0,67
- Từ 8-10m3
14s
66,67
21
65,63
1,50
- Trên 10m3
4
19,04
9
28,12
2,25
4. Tình trạng hầm
- Hầm sử dụng tốt
20
95,24
30
93,75
1,50
- Hầm bị trục trặc
0
1
3,13
-
- Hầm không sử dụng
1
4,76
1
3,12
1,00
Nhìn vào biểu 9 ta thấy : Số lượng hầm được xây dựng ở cả hai xã là năm sau tăng lên nhiều hơn so với số tăng của năm trước,số hầm của xã Trung Hoà hàng năm vẫn thường cao hơn số hầm của xã Thuỵ Hương với tỷ lệ là 1,4 lần(năm 2000) và tăng lên 1,43 lần( năm 2001) rồi giảm xuống còn 1,22 lần(năm 2002), dự kiến tỷ lệ này còn tăng lên nhiều trong những năm tới.
Kiểu thiết kế hầm chủ yếu ở hai xã này là loại hầm vòm cuốn cải tiến, riêng ở xã Trung Hoà có thêm 2 chiếc túi ủ nilông( chiếm 6,25% số lượng hầm của cả xã).
Về dung tích hầm, đa số là loại hầm có kích cỡ khá lớn(8-10m3) chiếm tới 66,67% tổng số hầm của xã Thuỵ Hương và chiếm 65,63% ở xã Trung Hoà, nhưng hầm có kích cỡ lớn hẳn thì rất ít ( chiếm 19,04% số hầm của xã Thuỵ Hương và chiếm 28,12% số hầm của xã Trung Hoà ) mà loại hầm này cũng chỉ lớn dưới 15m3, còn lại 14,29% số hầm của xã Thuỵ Hương và 6,25% số hầm của xã Trung Hoà là hầm cỡ nhỏ dưới 8m3. Như vậy nếu xét về quy mô chăn nuôi thì dung tích hầm ở xã Trung Hoà là tương đối phù hợp, còn ở xã Thuỵ Hương thì dung tích hầm lớn hơn mức cần thiết.
Nếu chỉ xét điều kiện cần thì xã Trung Hoà có khoảng 600 hộ và xã Thuỵ Hương có khoảng 300 hộ có số đầu lợn bình quân đủ để xây hầm Biogas nhưng điều kiện đủ mới là cái quyết định. Do vậy, thực tế số lượng hầm đã xây ở hai xã tuy là nhiều so với các xã khác ở trong huyện nhưng lại là quá nhỏ so với khả năng phát triển của hai xã và quá ít so với các nơi có dự án đầu tư cho xây dựng Biogas.
Kiểu thiết kiểu thiết kế hầm chủ yếu ở hai xã này là loại hầm vòm cuốn cải tiến, riêng xã Trung Hoà có thêm 2 chiếc hầm loại túi ủ nilong (chiếm 6,25% số lượng hầm của cả xã) về dung tích hầm, đa số là loại hầm có kích cỡ khá lớn (8-10m3) chiếm tới 66,67% ở xã Thuỵ Hương và 65,63% ở xã Trung Hoà, những hầm có kích cỡ lớn hẳn thì rất ít mà chỉ rộng khoảng 11m3- 12m3 thì chiếm 19,04% ở xã Thuỵ Hương và chiếm 28,12% ở xã Trung Hoà. Còn lại 14,29% số hầm của xã Thuỵ Hương và 6,25 số hầm của xã Trung Hoà là hầm cỡ nhỏ dưới 8m3. Như vậy nếu xét về quy mô chăn nuôi thì dung tích hầm ở xã Trung Hoà là tương đối phù hợp, còn ở xã Thuỵ Hương thì dung tích hầm lớn hơn mức cần thiết.
Mặc dù, thợ xây hầm Biogas là thợ vườn của địa phương, tự học hỏi qua sách, báo, truyền hình, qua hướng dẫn của cán bộ xã (những người đã từng được đi tham quan, tập huấn) nhưng nhìn chung đến nay đa số hầm đều hoạt động tốt. Tỷ lệ hầm sử dụng tốt ở xã Thuỵ Hương là 95,24% còn ở xã Trung Hoà thì tỷ lệ này thấp hơn với 93,75%. ở xã Thuỵ Hương do có quản lý HTX trực tiếp chỉ đạo thành lập đội thợ xây nên kỹ thuật xây hầm tốt hơn, đến nay không có hầm nào bị trục trặc chỉ có 1 hầm không sử dụng là do hộ gia đình đó không chăn nuôi lợn nữa mà chuyển sang làm dịch vụ. Còn ở xã Trung Hoà, do đội thợ xây hầm Biogas tự học hỏi tự mày mò, không được chỉ đạo, hướng dẫn nên đã xuất hiện 1 hầm bị trục trặc (chiếm 3,13% tổng số hầm của cả xã) và 1 hầm không sử dụng do hộ chuyển sang làm kinh doanh. Như vậy, tình hình phát triển Biogas ở hai xã trên có bước tiến triển tốt bởi nông dân ở đây rất hài lòng, phấn khởi với hiệu quả của mô hình Biogas, những gia đình chăn nuôi nhiều đều rất mong muốn sớm xây được hầm Biogas nhưng vốn đầu tư chưa cho phép, họ mong nhận được sự hỗ trợ của Chính Phủ, còn 1 số ít thợ chưa hiểu biết nhiều về Biogas nên họ còn e ngại. Qua kết quả điều tra các hộ có chăn nuôi nhiều nhưng chưa xây hầm ở cả 2 xã ta được kết quả.
Biểu 10: Dự kiến khả năng xây hầm qua điều tra hộ chăn nuôi nhiều
Chỉ tiêu
Thuỵ Hương
Trung Hoà
1. Lý do chưa có hầm Biogas
80
80
- Chưa có đủ vốn
5
10
- e ngại về độ bền vững
5
5
- Không muốn thay đổi tập quán sinh hoạt
0
5
2. Dự kiến khả năng xây hầm Biogas
- sẽ xây hầm nếu được tài trợ 100% vốn
100
100
- sẽ xây hầm nếu được tài trợ 50%
70
80
- sẽ xây hầm nếu được tài trợ 0,5-1triêu/hầm
60
70
- sẽ xây hầm do mình bỏ tiền
30
50
Như vậy, qua thực tế điều tra hộ ta thấy đa số những hộ có chăn nuôi nhiều mà chưa xây hầm là chủ yếu do chưa có vốn đầu tư ban đầu. Nếu được hỗ trợ 100% vốn thì 100% hộ sẽ xây hầm (kể cả những hộ còn e ngại về độ bền vững hay những hộ không muốn thay đổi tập quán sinh hoạt, những hộ chưa biết nhiều thông tin về Biogas). Còn nếu được tài trợ 50% vốn thì khoảng 70% số hộ ở Thuỵ Hương và 80% số hộ ở Trung Hoà sẽ xây hầm; nếu được hỗ trợ từ 500.000 đồng-1.000.000 đồng/hầm thì có 60% hộ ở Thuỵ Hương và 70% hộ ở Trung Hoà sẽ xây hầm. Nhưng nếu không được hỗ trợ thì ở xã Thuỵ Hương chỉ có 30% và ở xã Trung Hoà có 50% số hộ đồng ý xây hầm. Vậy để thúc đẩy phát triển Biogas ở xã Thuỵ Hương và xã Trung Hoà cũng như trong toàn huyện Chương Mỹ thì Nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với bà con nông dân, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về tác dụng của việc xây hầm Biogas.
4.1.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế .
Xét về mặt kinh tế : Chi phí xây dựng hầm Biogas khá lớn so với thu nhập của hộ nông dân, xong hầm Biogas đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Sử dụng Biogas đã tiết kiệm được thời gian lao động dùng vào đun nấu và vệ sinh chuồng trại; tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể do không còn phải mua chất đốt; tiết kiệm được khoản tiền do giảm lượng phân bón hoá học. Bên cạnh đó sử dụng Biogas đã làm tăng thêm một số chi phí như bơm thêm nước vào hầm ủ, tăng thêm công vận chuyển nước phân ra đồng.
Biểu 11: Đầu tư xây dựng và hiệu quả sử dụng hầm Biogas (loại hầm 8-10 m2)
Diễn giải
Thuỵ Hương
Trung
Hoà
So
Sánh
1
2
3
3/2
I. Đầu tư xây dựng hầm
3.247.000
3.347.000
1,03
1. Chi phí xây hầm
2.8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0023.doc