Chương I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI 1
I. Viện Kinh Tế Thế Giới – quá trình hình thành và phát triển. 1
II. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện 1
1. Chức năng, nhiệm vụ chung của Viện 1
2. Bộ máy tổ chức và chức năng của từng phòng ban. 2
Chương II: Đánh giá tổng quan về quá trình hoạt động và định hướng phát triển của viện giai đoạn 2001-2010 7
1. Đánh giá hoạt động của viện trong giai đoạn 1996-2000 7
1.1.Công tác nghiên cứu khoa học. 7
1.2. Công tác tạp chí: 9
1.3. Công tác thông tin – tư liệu - thư viện: 9
1.4. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo: 10
1.5. Công tác đối ngoại: 10
1.6. Công tác tổ chức hành chính. 11
1.7. Công tác phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước. 11
1.8. Công tác phát hành. 12
2.Nhận xét khái quát về thành tựu và hạn chế 12
2.1.Thành tựu 12
2.2.Tồn tại và nguyên nhân. 13
II. Định hớng phát triển của viện giai đoạn 2001- 2010. 14
1. Về công tác nghiên cứu. 14
2. Công tác đào tạo . 15
3. Công tác phát hành báo chí . 15
4. Công tác tổ chức và hợp tác quốc tế. 15
Chương III: kinh nghiệm của các nước và sự vận dụng của Việt Nam trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái 17
28 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tổng quan về quá trình hoạt động và định hướng phát triển của viện giai đoạn 2001-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham mưu cho các cấp lãnh đạo của Viện trong việc đề ra hướng phát triển trong tương lai.
Phòng đào tạo: đào tạo các khoá học kinh tế quốc tế và các nhà khoa học chính trị trong và ngoài Viện.
Ban biên tập báo: xuất bản và phát hành sách, tạp chí là kết quả của công trình nghiên cứu đồng thời cung cấp thông tin về kinh tế thế giới và thị trường, mối quan hệ kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại của Việt nam tới độc giả những ngời có mối quan tâm đến kinh tế thế giới.
Chương II: Đánh giá tổng quan về quá trình hoạt động và định hướng phát triển của viện giai đoạn 2001-2010
Đánh giá tổng quan về hoạt động của viện
1. Đánh giá hoạt động của viện trong giai đoạn 1996-2000
Gần 20 năm hoạt động và trưởng thành, Viện Kinh Tế Thế Giới đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Viện đã tiến hành tham gia và thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ.Các công trình nghiên cứu của viện được đánh giá có chất lượng và hiệu quả tốt. Viện hiện nay là một trong những viện hoạt động năng động và có hiệu quả của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, là cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành về lĩnh vực kinh tế thế giới trong cả nước. Điều đó được thể hiện trên những nét cơ bản sau:
1.1.Công tác nghiên cứu khoa học.
Trước sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh , sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng được đẩy mạnh. Vớ tư cách là cơ quan nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế ngay từ khi mới thành lậo đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, Viện đã tập trun lực lượng nghiên cứu những vấn đề chung, nghiên cứu theo lĩnh vực và nghiên cứu theo khu vực, theo nước. Những vấn đề nghiên cứu được đặt trong boi cảnh của nền kinh tế thế giới và những vấn đề toàn cầu của thời đại, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào nước ta nhằm góp phần xây dựng đường lối chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Đến nay Viện kinh tế thế giới đã tiến hành nghiên cứu và xuất bản sách, tạp chí trong đó có những công trình có giá trị: Hai đề tài cấp Nhà nước do PGS Lê Văn Sang và PGS Lê Bộ Lĩnh chủ nhiệm đã được nghiệm thu loại xuất sắc.
N¨m 2000 cã 8 ®Ò tµi cÊp bé ®îc nghiÖm thu, 4 ®Ò tµi do GS Vâ §¹i Lîc, PGS Mai Xu©n Th¾ng, PGS T¹ Kim Ngäc, PGS Lª Bé LÜnh ®îc nghiÖm thu lo¹i xuÊt s¾c. 4 ®Ò tµi do PGS §inh Quý §é, PGS Hoa H÷u L©n, PGS §ç §øc §Þnh, PGS NguyÔn TrÇn QuÕ ®¹t lo¹i kh¸.
Hầu hết các đề tài cấp Viện năm 1999 – 2000 đã hoàn thành, nghiệm thu nghiêm túc và đều đạt loại khá, xuất sắc, cán bộ của Viện đã viết hàng trăm bài tạp chí đăng trên các tạp chí của Viện và ngoài Viện, hàng trăm báo cáo khoa học tại các hội nghị trong và ngoài nước. Đặc biệt trong những năm gần đây các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã trực tiếp giao nhiệm vụ nghiên cứu và trả lời các vấn đề lý luận và thực tiễn được tập thể cán bộ Viện nghiên cứu công phu, báo cáo đúng kỳ hạn. Kết quả nghiên cứu được báo cáo trực tiếp hoặc kiến nghị bằng văn bản đến các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và được đánh giá tốt. Ngoài ra Viện đã tích cực tham gia đóng góp vào quá trình soạn thảo các nghị quyết của Trung Ương về các vấn đề kinh tế, một số đồng chí cán bộ có uy tín được mời tham gia vào tổ tư vấn của Thủ tướng, nhóm soạn thảo dự án công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng một số kiến nghị được đáng giá tốt góp phần thiết thực vào việc chuẩn bị các văn kiện Đại hội của Đảng.
Viện kinh tế thế giới đã đạt được kết quả lớn tròn việc nghiên cứu, công bố các công trình nghiên cứu bằng sách:
PGS Lê Văn Sang: Chiến lược và quan hệ Mỹ - Nhật – EU.
PGS. §inh Quý §é (chñ biªn): ChÝnh s¸ch kinh tÕ cña Mü ®èi víi kinh tÕ ch©u ¸ - Th¸i B×nh D¬ng kÓ tõ sau chiÕn tranh l¹nh.
PGS Tạ Kim Ngọc: Kinh tế thế giới 1999 – 2000.
PGS Nguyễn Trần Quế: Lựa chọn sản phẩm và thị trường trong ngoại thương các nước Đông Á thời kỳ công nghiệp hoá.
Tổng cộng hơn 40 đầu sách ngoài ra còn có một số đầu sách bằng TiÕng Anh.
1.2. Công tác tạp chí:
Viện hiện có 2 tờ tạp chí “Những vấn đề kinh tế thế giới” từ sáu số một năm – tăng lên 12 số một năm và tạp chí bằng tiếng anh Việt Nam Economic Preview từ 4 số/năm tăng lên 6 số/năm nay là 12 số/năm. Trong những năm qua 2 tờ tạp chí này luôn luôn đổi mới cả nội dung lẫn hình thức, chất lượng tạp chí ngày càng nâng cao và có nhiều chuyên mục mới. Phần lớn cán bộ nghiên cứu và một số cán bộ phòng thông tin, học giả có bài đăng trên tạp chí. Các bài tạp chí đều được đảm bảo tốt yêu cầu về chính trị tư tưởng, phong phú về đề tài và đối tượng phản ánh. Tờ tạp chí Việt Nam Economic Preview đã kịp thời phản ánh đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời cung cấp thông tin về thành tựu của nền kinh tế Việt Nam ra nước ngoài, góp phần nâng cao sự hiểu biết của các nước đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta. Cả hai tạp chí đều được bạn đọc trong và ngoài nước hoan nghênh, số lượng phát hành tạp chí ngày càng tăng.
1.3. Công tác thông tin – tư liệu - thư viện:
Song song với các hoạt động nghiên cứu, xuất bản các ấn phẩm sách báo hàng năm Viện đã in các dạng tin nhanh tư liệu phục vụ, tập san, chuyên đề đề cập đến các vấn đề nóng bỏng, quan trọng về tình hình kinh tế thế giới hoặc các bài viết nổi bật của các nhà khoa học nước ngoài về các vấn đề kinh tế, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước đọc và tham khảo bằng các nguồn kinh phí được cấp của Nhà nước để mua sách báo và qua trao đổi sách báo với nước ngoài, hiện nay Viện đã có một khối lượng sách báo cực lớn, gồm trên 10 nghìn đầu sách bằng tiến Việt và tiếng nước ngoài, gần 100 tạp chí định kỳ tiếng Việt, Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc đáp ứng nhu cầu nghiên cứư của cán bộ trong và ngoài viện đặc biệt là nghiên cứu sinh và các sinh viên đại học. Công tác phục vụ bạn đọc ngày càng được nâng cao, bạn đọc có thể tự lựa chọn tài liệu qua kho tư liệu mở, Viện đã từng bước tin học hoá công tác thông tin - tư liệu - thư viện.
1.4. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo:
Từ năm 1994 Viện kinh tế thế giới được giao nhiệm vụ đào tạo sau Đại học, do có những bước chuẩn bị tốt nên trong một thời gian ngắn Viện đã tổ chức bảo vệ thành công 5 luận án PTS, 15 cán bộ của Viện đã theo học và tốt nghiệp lớp trung cấo Chính trị tại trường Đảng Lê Hồng Phong. Trong năm 2000 Viện có thêm 2 TS Phan Thái Quốc bảo Vệ ở Viện, và Bùi Quang Tuấn bảo về ở Úc về nước công tác. Viện đã tổ chức bảo vệ chính thức luận án TS cho 3 nghiên cứu sinh và nhiều luận án cấp cơ sở.
1.5. Công tác đối ngoại:
Thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá của Đảng , trong những năm qua , Viện đã mở rộng quan hệ hợp tác khoa học với các nước trên thế giới. Thông qua việc hợp tác trao đổi học giả, sách báo, tạp chí hội thảo 2 bên và nhiều bên, Viện đã tiến hành ký kết và hợp tác, phối hợp nghiên cứu khoa học với nhiều tổ chức khoa học và tổ chức nhiều hội thảo quốc tế. Đã có nhiều cán bộ ra nước ngoài công tác học tập trao đổi khoa học tại các truờng đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học lớn ở Nga, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Úc và nhiều nước khác. Cụ thể như sau:
Làm tốt công tác đoàn ra đoàn vào: 15 đoàn ra gồm 22 lượt nguời đến 11 nước, có 6 đoàn vào trong đó có 13 người từ 4 quốc gia với tổng thời gian 14 tháng trong đó có một học giả 12 tháng. Ngoài ra Viện đã tổ chức 2 cuộc hội thảo quốc tế, 2 buổi toạ đàm khoa học với học giả nước ngoài, đón tiếp một số đoàn khách vãng lai và làm tốt công tqác thông tin liên lạc quốc tế.Chấp hành tốt các chính sách, quy định trong công tác đối ngoại của đất nước.
1.6. Công tác tổ chức hành chính.
Trong năm 2000, Viện đã làm các thủ tục để caaps trên bổ nhiệm 1 phó tổng biên tập, 6 trưởng phòng, Viện bổ nhiệm 3 phó phòng thực hiện theo đúng quy trình quy định của nhà nước.
Trang bị bản đồ thế giới cho các cán bộ lãnh đạo Viện và tạp chí.
Lập kế hoạch dự toán kinh phí chống xuống cấp năm 2001, nâmg cấp trụ sở và mua sắm tài sản cố định theo sự đầu tư của trung tâm đã được nghiệm thu.
Hoàn chỉnh về quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ và định mức công chức nghiên cứu khoa hoc đã được trung tâm thẩm định và ban hành. Viện đã tổ chức thi tuyển công chức, nhận 5 công chức mới và 9 cán bộ của Viện tham gia chuyển ngạch nghiên cứu viên chính
Công tác tài chính kịp thời đầy đủ không có sai sót, trụ sở cơ quan đảm bảo trật tự an ninh.
Hoàn chỉnh hồ sơ về giấy chứng nhận sử dụng đất của Viện.
Các công tác khác phục vụ tốt theo chức năng cuả phòng.
1.7. Công tác phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Viện đã có những báo cáo khoa học gửi các cơ quan của Đảng và Nhà nước làm tài liệu tham khảo trong quá trình soạn thảo văn kiện Đại hội IX. Đồng chí viện trưởng là thành viên ban nghiên cứu của thủ tướng và trong tổ chức nghiên cứu đối ngoại đã tham gia nhóm biên tập chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010, tham gia đánh giá chiến lược 2001-2010 của thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tham gia hội đồng tài chính quốc gia.
1.8. Công tác phát hành.
Tổng trị giá 55 triệu đồng sách và tạp chí trong đó 46,5 triệu là phát hành tạp chí .
2.Nhận xét khái quát về thành tựu và hạn chế
2.1.Thành tựu
Viện Kinh Tế Thế Giới là trung tâm đầu ngành về nghiên cứu kinh tế thế giới điều này đã được ghi trong quyết định thành lập viện của Hội Đồng Bộ Trưởng nay là Chính Phủ, song để làm tốt được vai trò trọng tâm đầu ngành về nghiên cứu kinh tế thế giới không phải là một việc dễ dàng. Sau gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, nhìn lại khối lượng công việc của Viện đã làm đáng được khích lệ, Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Thế Giới ngày càng trưởng thành và phát triển, ngày càng có những đóng góp tốt hơn cho đất nước. Đội ngũ cán bộ khoa học ngày càng được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và đã có những cán bộ đầu đàn trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao, hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện làm việc của Viện được cải thiện nâng cấp, Viện đã xây dựng đợc trung tâm dự trữ thông tin t liệu về kinh tế thế giới đáng quý ở Việt Nam mặc dù còn chưa đầy đủ và không cập nhật như mong muốn.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, Viện đã có kiến nghị và báo cáo khoa học bổ ích trình các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, góp phần tích xây dựng và thúc đẩy nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam, tham gia tích cực vào trao đổi và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học này.
Hoạt động của Viện đợc sự quan tâm của UBKHXH Việt Nam trước đây nay là trung tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia, cũng như nhiều cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.Những thành tựu của Viện đạt được còn hết sức nhỏ bé chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi của đất nước, nhưng dù sao cũng đã có được những cơ sở đầu tiên để tin tưởng ở định hướng nhiệm vụ nghiên cứu được Nhà nước xây dựng, và các cán bộ trong Viện đang ra sức thực hiện với sự quyết tâm cao vì sự phát triển của Đất nước.
2.2.Tồn tại và nguyên nhân.
Hiện nay Viện mới đang trở thành một trung tâm đầu ngành, là nơi tập trung nhiều cán bộ nghiên cứu về kinh tế thế giới có học hàm học vị và đã có nhiều năm nghiên cứu, là nơi chủ trì những đề tài quan trọng về thế giới như: đặc điểm và nội dung của thời đại, chủ nghĩa tư bản hiện đại, là nơi đã xuất bản nhiều nhất các ấn phẩm về kinh tế thế giới có ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở nước ta, là nơi tập trung nhiều nhất các tài liệu về Kinh tế thế giới . Song để làm đúng chức năng của một trung tâm đầu ngành về Kinh tế thế giới, Viện Kinh tế thế giới còn phải phấn đấu khắc phục các hạn chế về nhiều mặt như : số lượng và chất lượng cán bộ nghiên cứu hiện chưa đủ để nghiên cứu hết các vấn đề kinh tế thế giới quan trọng có ảnh hưởng đến Việt Nam, và điều đáng lưu ý nữa là những điều kiện tiếp cận với thực tế Kinh tế thế giới còn qua hạn chế( do thiếu kinh phí) , các tư liệu về Kinh tế thế giới rất không đủ và không cập nhật, cơ sở thông tin và tư liệu rất lạc hậu.
Đối với Viện Kinh tế thế giới đào tạo cán bộ nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa quyết định sự phát triển tương lai của Viện, họ cần phải có tri thức về các lĩnh vực kinh tế vì điều đó cần cho việc nghiên cứu kinh tế của bất kỳ một nước nào nói riêng và Kinh tế thế giới nói chung. Do đó việc đào tạo cán bộ nghiên cứu không phải là một việc dễ dàng và mất rất nhiều thời gian và kinh phí.
Để Viện hoạt động có hiệu quả hơn với tư cách là một trung tâm nghiên cứu cơ bản Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, đồng thời góp phần tích cực vào việc đào tạo những cán bộ nghiên cứu kinh tế có trình độ cao. Viện cần được nhà nước tạo khả năng bổ sung thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, bao gồm kỹ thuật thông tin và tư liệu nghiên cứu từ nước ngoài, tăng cường cán bộ nghiên cứu bằng việc tuyển chọn thêm cán bộ nghiên cứu mới tiếp tiếp tục đào toạ và đào tạo lại những cán bộ hiện có, nâng cấp khả năng tiếp nhận hướng dẫn những nhà nghiên cứu nước ngoài đến làm việc tại Viện.
Định hớng phát triển của viện giai đoạn 2001- 2010.
Về công tác nghiên cứu.
Nghiên cứu và đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển chính của nền Kinh tế thế giới, tinh hình chính trị và xã hội trong những năm đầu của thế kỷ 21, đặc biệt chú ý nghiên cứu những nét đặc trưng và xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Nghiên cứu và đưa ra những dự báo về sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động của kinh tế chính trị lên mối quan hệ quốc tế và sự phát triển của các quốc gia trên thế giới.
Nghiên cứu những học thuyết của sự phát triển, mô hình phân công lao động thế giới, quá trình lập kế hoạch chiến lược và những chính sách của các quốc gia trên thế giới.
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thương mại thế giới, phân tích và dự báo thị trường toàn cầu thị trường khu vực và của từng quốc gia, quá trình tự do hoá thương mại trong quá trình hội nhập WTO.
Nghiên cứu những nét đặc trưng và xu hướng phát triển của thị trường tài chính tiền tệ thế giới và quá trình biến đổi của thị trường này.
Nghiên cứu quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền Kinh tế thế giới đặc biệt là quá trình hội nhập vào ASEAN, APEC, WTO…
2. Công tác đào tạo .
-Tổ chức các khoá học về Kinh tế thế giới và mối quan hệ kinh tế quốc tế, quản lý nhà nước về kinh tế, phát triển kinh tế và chính trị quốc tế…
Đào tạo khoá học ngắn hạn về kinh tế quốc tế do các giáo sư có uy tín của viện và nước ngoài giảng dạy.
Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đối với cán bộ nghiên cứu trong và ngoài viện.
Hợp tác với các trường đại học và trung tâm đào tạo để giảng dạy hoặc soạn thảo chương trình giảng dạy về kinh tế- chính trị thế giới và mối quan hệ kinh tế quốc tế.
3. Công tác phát hành báo chí .
Đẩy mạnh áp dụng tin học hoá thông tin, tư liệu, thư viện và xây dựng một mạng nội bộ kết nối với trung tâm thông tin của các quốc gia khác.
Xây dựng một thư viện mở do vậy ngời đọc có thể dễ dàng tiếp cận với tất các nguồn phát hành của viện.
Ngày càng cải thiện chất lượng của hai tạp chí do viện phát hành nhằm cung cấp cho các nhà lãnh đạo và cán bộ nghiên cứu thông tin cập nhật về Kinh tế thế giới và các mối quan hệ kinh tế quốc tế hàng năm xuất bản từ 3-5 cuốn sách.
4. Công tác tổ chức và hợp tác quốc tế.
Tổ chức lại viện nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ và yêu cầu mới đặt ra, thiết lập thêm một số phòng nghiên cứu mới.
Củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa viện và các trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu nước ngoài khác, thiết lập mối quan hệ gần gũi thân mật với các tổ chức quốc tế và các viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu các dự án và các hoạt động khoa học.
Chương III: kinh nghiệm của các nước và sự vận dụng của Việt Nam trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái
Thực tiễn đã khẳng định sự tồn tại của tính linh hoạt trong chính sách tỷ giá hối đoái, bất kể đó là chính sách tỷ giá hối đoái ở những nền kinh tế có trình độ phát triển, tự do hoá ở mức độ nào và đang theo đuổi những mục tiêu chế độ, chính sách tỷ giá hối đoái ra sao. Tất nhiên mức độ tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái là khác nhau ở những nước khác nhau và cũng khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển của từng nước của từng chế độ tỷ giá hối đoái. Chính sách tỷ giá hối đoái cụ thể của từng nước, ở mỗi giai đoạn cụ thể đều có tác động đến ngoại thương. Tuy nhiên, mức dộ của sự tác động của mỗi nước ở mỗi giai đoạn là rất khác nhau phụ thuộc vào một loạt các nhân tố. Trước hết là mục tiêu mà chính sách tỷ giá hối đoái phục vụ. Sau đó là các đặc điểm, điều kiện phát triển và vị trí ngoại thương của mỗi nước trong nền kinh tế của nước đó và trong quan hệ thương mại, kinh tế quốc tế.
Hiệu quả tác động của chính sách tỷ giá hối đoái phụ thuộc chủ yếu vào các lựa chọn và kinh nghiệm điều chỉnh tỷ giá hối đoái của mỗi nước. Đặc biệt là khả năng phối hợp chính sách tỷ giá hối đoái với các chính sách vĩ mô khác, mà trước hết là khả năng kết hợp giữa chính sách tỷ giá hối đoái với chính sách tài chính, tiền tệ.
Trung Quốc đã đạt được những thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái. Sự phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong việc điều hành chính sách của Trung Quốc thời gian qua đã đem lại hiệu quả cao hơn cho chính sách tỷ giá hối đoái và giảm thiểu được những hậu quả rủi ro đối với nền kinh tế mà nó có thể gây ra, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.Chính sách tỷ giá hối đoái có khả năng dự kiến những diễn biến của tỷ giá hối đoái cao sẽ tạo khả năng ổn định tương đối dài hạn và giảm thiểu được những rủi ro hối đoái. Đây chính là nghệ thuật để giải quyết nhược điểm căn bản của chế độ tỷ giá linh hoạt ( tính không ổn định) và Trung Quốc đã thể hiện sự thành công khi vânj dụng nghệ thuật này để điều hành chính sách tỷ giá hối đoái.
Từ kinh nghiệm thực tế của Trung Quốc có thể khẳng định tính nhạy cảm và khả năng phản ứng của các nhà điều hành chính sách luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của chính sách tỷ giá hối đoái – một loại chính sách kinh tế phức tạp chịu annhr hưởng của nhiều yếu tố dự kiến và rủi ro trong quá trình biến động, đặc biệt là sự liên quan chặt chẽ của nó đối với những yếu tố rủi ro có tính chính trị. Nếu các nhà quản lý và điều hành chính sách Trung Quốc không kiên định và vững vàng trong việc bảo vệ giá trị đồng NDT vì những mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế.
Cũng như Mỹ, với điều kiện của một nền kinh tế thị trương đã phát triển, việc sử dụng các chính sách kinh tế, tiền tệ, tỷ giá hối đoái để phát triển kinh tế Nhật đã có một bề dày kinh nghiệm. Quá trình điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Nhật hơn 20 năm qua cho thấy Nhật cũng đã sử dụng khá công chính sách tỷ giá hối đoái nhằm khai thác tối đa những lợi thế trong và ngoài nước để phát triển kinh tế trong những điều kiện đặc biệt khó khăn về nguồn lực tự nhiên. Từ thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Nhật chúng ta thấy nổi nên một số điểm đặc trưng chủ yếu sau:
Chính sách tỷ giá hối đoái có thể phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng bền vững nếu có cho phép khai thác tối đa những lợi thế so sánh hàng đầu của một nước. Lợi thế so sánh số một của Nhật trong quan hệ kinh tế quốc tế để phát triển là sự dồi dào nguồn lực về vốn. Chính việc duy trì chính sách tỷ giá hối đoái đồng Yên mạnh trong phần lớn thời gian qua của chính phủ Nhật đã góp phần quan trọng vào khai thác có hiệu quả lợi thế này để phát triển kinh tế, luôn được kết hợp chặt chẽ chính sách tỷ giá hối đoái với chính sách tiền tệ và chính sách ngoại thương như: mở rộng tiền tệ, hạ lãi suất. Khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, chuyển dich cơ cấu ngoại thương theo hướng giảm tỷ lệ các hàng hoá có độ co giãn thấp, tăng tỷ lệ các hàng hoá có độ co giãn cao. Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Nhật cũng giống như Mỹ thể hiện rất rõ khả năng chống đỡ và hạn chế những tác động của các cú sốc và các cuộc khủng hoảng từ bên ngoài, Nhật bản đã cố gắng kiểm soát chính sách tỷ giá hối đoái dựa trên cơ sở tôn trọng những tác động của quy luật thị trường và đặt trong mối tương quan hợp lý vơí các đồng tiền khác, đặc biệt là với đồng USD.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cũng như chính thực tế của Việt Nam chứng minh rằng: quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững trong điều kiện nền kinh tế và thị trường tài chính tiền tệ đang ngày càng quốc tế hoá hiện nay, không thể không tính đến và tranh thủ những lợi ích to lớn từ thương mại và phân công lao động quốc tế . Những thành công và cả những thất bại của các nước thực hiện quá triình công nghiệp hoá đều xác nhận tính hữu hiệu trong việc thực hiện mô hình phát triển có định hướng và xuất khẩu. Và những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua cũng có sự đóng góp quan trọng vào chiến lược và mô hình này.
Bảng 1: Tỷ trọng đóng góp của xuất khẩu vào GDP 1995-2000
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
GDP ( tỷ đồng tính theo giá hiện hành)
228.892
297.036
313.623
361.468
399.942
425.031
Xuất khẩu (triệu USA)
5448.9
7255.9
9185.0
93661.0
11523.0
14308.0
E(VN/USA
10.965
11.044
11.176
12.986
13.973
14.462
xuất khẩu (tỷ đồng)
57.747
80.314
102.651
121.562
161.011
206.922
% xuất khẩu/GDP
25.23
27.04
32.73
33.63
40.26
48.68
Nếu Việt Nam xác nhận những đóng góp của chiến lược và mô hình này, thì ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng bền vững có nghĩa là Việt Nam phải tiếp tục điều chính sách tỷ giá hối đoái trên c0ơ sở khuyến khích xuất khẩu, lấy sự tăng trưởng của xuất khẩu làm một trong những động lực quan trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng. Nội dung thiết yếu của chính sách tỷ giá hối đoái khuyến khích xuất khẩu là phải duy trì tỷ giá hối đoái sao cho những người cung cấp hàng hoá- dịch vụ trong nước có lãi khi bán sản phẩm của họ trên thị trường thế giới. Điều này đòi hỏi tỷ giá hối đoái danh nghĩa phải được điều chỉnh để dữ nguyên hoặc làm sức cạnh tranh của hàng hoá - dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế . Thực hiện chính sách tgh thúc đẩy xuất khẩu nghĩa là ngân hàng nhà nước Việt Nam phải luôn điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa phản ánh được những chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát trong nước và thế giới. Ưu tiên cho xuất khẩu đòi hỏi nhà nước hỗ trợ về nhiều phương diện, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi các nhà xuất khẩu mới ra nhập thị trường thế giới. Những hỗ trợ đó thường được thực hiện thông qua việc cung cấp thông tin về thị trường – giá cả, sự trợ cấp đào tạo và những điều kiện tín dụng thuận lợi...Kinh nghiệm của Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa biến động theo hướng giảm giá trị NDT bị đánh giá cao trước đây cho phù hợp với sức mua thực tế của nó trên thị trường trong suốt thời gian đầu của quá trình cải cách cho đến đầu những năm 90.
Bảng 2: Diễn biến tỷ giá hối đối đoái giữa đồng NDTvà đồng USD thời kỳ 1978-1990
Chỉ tiêu
1978
1980
1982
1984
1986
1988
1990
Tỷ giá cuối năm(NDT/USA)
1.577
1.530
1.992
2.795
3.722
3.722
5.222
Tỷ giá trung bình năm(NDT/USA)
1.683
1.498
1.892
2.320
3.453
3.722
4.873
Chính sách tỷ giá hối đoái trong thời kỳ này đã giúp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu , giảm thâm hụt cán cân thanh toán, cán cân thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ và đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
Bảng 3:Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế Trung Quốc thời kỳ 1985-1990 (đv:Tỷ NDT)
Chỉ tiêu
1985
1986
1987
1988
1989
1990
GDP(giá 1990)
1254.5
1365.7
1527.7
1695.4
1764.3
1832.0
Tốc độ tăng trưởng (%/năm)
16.2
8.9
11.9
11.0
4.1
3.8
Cán cân thương mại (triệu USD)
-15002
-12482
-3779
-7712
-6602
-8646
Dự trữ ngoại tệ (triệu USD)
15.236
17.458
17.022
28.594
Nhiệm vụ của chính sách tỷ giá hối đoái là phải được điều chỉnh để góp phần đảm bảo lợi ích cho các nhà sản xuất, xuất khẩu. Sau nữa, chính sách tỷ giá hối đoái khuyến khích xuất khẩu phải đảm bảo nâng cao được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Hoạt động chỉ mang lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế khi nó cho phép khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh của đất nước. Là một nước mà nguồn lực vốn là tương đối khan hiếm, còn nguồn lao động là tương đối có sẵn thì giá của nguồn lực vốn phải tương đối đắt hơn so với gía của nguồn lực lao động. Chính tín hiệu gíá cả sẽ có những hướng dẫn và annhr hưởng tích cực đến việc lựa chọn công nghệ và cơ cấu sản xuất. Một vấn đề khác nữa của chính sách tỷ giá hối đoái khuyến khích xuất khẩu đòi hỏi là nó không chỉ khai thác những ngành hàng có lợi thế trước mắt, ngắn hạn, mà còn phải đảm bảo khai thác những lợi thế của nền kinh tế trong tương lai, dài hạn. Như vậy chính sách tỷ giá hối đoái có lợi cho xuất khẩu không đơn giản là chính sách tỷ giá hối đoái vừa đủ khuyến khich một vài ngành xuất khẩu riêng biệt có thuận lợi đặc biệt nhưng lại ít có những mối liên hệ trở lại đối với các khu vực khác trong nền kinh tế tỷ giá hối đoái cần phải được duy trì có lơị trước hết cho những ngành xuất khẩu mà quá trình sản xuất có khả năng thu hút và sử dụng nhiều nhất các n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC753.doc