Đánh giá việc thực hiện các chủ đề trường: Mầm non dầu khí lớp: Chồi (nhóm 1) - Chủ đề 4: Ước mơ của bé

Về việc tổ chức chơi trong lớp:

- Số lượng các góc chơi:

Đầu chủ điểm tuần 1 trẻ được chơi mỗi ngày 2 góc chính và 1 góc phụ, để giáo viên tiện việc rèn nề nếp và hướng dẫn kỹ năng chơi cho trẻ.

Sang tuần 2 trẻ được chơi 2 góc chính và 2 góc phụ.

- Những lưu ý để việc tổ chức chơi trong lớp được tốt hơn( về tính hợp lí của việc bố trí không gian, diện tích; việc khuyến khích sự giao tiếp giữa các trẻ/nhóm chơi; việc khuyến khích trẻ rèn luyện các kĩ năng )

+ Bố trí các góc chơi hợp lí hơn trong giờ hoạt động góc

+ Tạo cơ hội để những trẻ nói ít giao tiếp nhiều hơn với bạn, với cô

+ Cô nên hướng cho trẻ liên kết góc chơi, phát triển ngôn ngữ vai chơi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá việc thực hiện các chủ đề trường: Mầm non dầu khí lớp: Chồi (nhóm 1) - Chủ đề 4: Ước mơ của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỦ ĐỀ TRƯỜNG: MẦM NON DẦU KHÍ LỚP : CHỒI (Nhóm 1) CHỦ ĐỀ 4: ƯỚC MƠ CỦA BÉ? (4 Tuần) Từ ngày 07/11 – 02/12/2016 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1/ Về mục tiêu của chủ đề 1.1. Các mục tiêu đã thực hiện tốt: - Phát triển nhận thức - Phát triển thẫm mỹ. 1.2.Các mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lí do: a) Các mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được - Phát triển nhận thức => Do trẻ chưa chú ý tập trung trong giờ học, còn nói chuyện nhiều trong các giờ hoạt động b) Các mục tiêu đặt ra chưa phù hợp - Phát triển thẩm mỹ =>Khả năng thực hiện các kỹ năng tạo hình của trẻ còn hạn chế. 1.3. Những trẻ đạt chưa cao được các mục tiêu và lí do: - Mục tiêu 1: Phát triển nhận thức + 4 trẻ chưa đạt: Trẻ không tập trung chú ý, khả năng tiếp thu còn hạn chế (Thanh Long, Gia Hân) Trẻ chưa nắm được kiến thức môn học: (Tuấn Hiệp, Minh Khang) + 5 trẻ đạt trung bình: Trẻ chưa tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động (Bảo Long, Phúc Thịnh) Trẻ chưa chú ý trong giờ học. (Lâm, Anh Thi, Nhật Duy) - Mục tiêu 2: Phát triển ngôn ngữ + 4 trẻ chưa đạt: Trẻ nhút nhát, ít giao tiếp với cô và bạn (Thân Anh Thy, Quang Phúc) Trẻ còn ngọng, đớt, khả năng nói tròn câu còn hạn chế (Thanh Long, Gia Hân , , Nhật Duy) + 4 trẻ đạt trung bình: Vốn từ của trẻ còn ít. (Phúc Thịnh) Trẻ nhút nhát, ít giao tiếp với cô và bạn (Bảo Long, Nhất Long, Tuấn Khang) - Mục tiêu 3: Phát triển thể lực + 3 trẻ chưa đạt: Trẻ nhút nhát, kỹ năng vận động yếu.( Thanh Long,) Trẻ chưa tham gia cùng cô và bạn (Gia Hưng, Nhất Long) + 5 trẻ đạt trung bình: Trẻ chưa tập trung vào giờ thể dục nên thực hiện các vận động cơ bản chưa đúng kỹ năng. (Gia Lạc, Nhật Huy, Tuấn Hiệp, Lâm) Trẻ thực hiện các vận động cơ bản chưa đúng kỹ năng (Gia Hân, - Mục tiêu 4: Phát triển thẩm mỹ + 5 trẻ chưa đạt: Trẻ chưa kiên trì để tạo ra sản phẩm của mình. Kỹ năng tô màu chưa thành thạo.( Bảo Long, Phúc Thịnh, Thanh Long,) Trẻ chưa biết giữ gìn sản phẩm của mình (, Gia Hân, Lâm) + 5 trẻ đạt trung bình: Kỹ năng tô màu của trẻ còn hạn chế. ( Nhật Duy, Anh Thi, Gia Hân, Minh Anh, Anh Đức) - Mục tiêu 5: Phát triển tình cảm xã hội. + 3 trẻ chưa đạt: Trẻ chưa chú ý trong giờ học, ít giao tiếp với mọi người xung quanh. (Anh Thy, Gia Hân, Thanh Long,) + 3 trẻ đạt trung bình: Trẻ ít tham gia chơi cùng các bạn.(Thúy Hằng) Trẻ rụt rè ít giao tiếp với bạn bè và cô giáo. (Nhật Duy, Bảo Long,) 2/ Về nội dung của chủ đề: 1.1 Các nội dung đã thực hiện tốt: - Bé biết trong xã hội có rất nhiều nghề. - Biết tên và ích lợi của một số nghề gần gũi: Xây dựng, dạy học, bác sỹ, nghề nông - Trẻ nhận biết được một số đồ dùng, dụng cụ của nghề và sản phẩm của nghề đó. - Có khả năng nhận dạng và chơi với các hình dạng: Vuông, tròn, tam giác, hình chữ nhật. - So sánh chiều rộng 2 đối tượng, Nhận biết số lượng trong phạm vi 3, nhận biết chữ số 3. Thêm bớt so sánh số lượng trong phạm vi 3. Nhận biết hình vuông hình tròn hình chữ nhật. 1.2 .Các nội dung chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lí do: 1.3. Các kĩ năng mà trên 35% trẻ trong lớp chưa đạt được và lí do: - Kỹ năng vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang => Lí do: Trẻ chưa ném trúng đích đã chuẩn bị sẳn. - Kỹ năng tạo hình: Xé dán, trang trí bình hoa tặng cô giáo => Lí do: Kỹ năng xé của trẻ còn hạn chế. 3/.Về tổ chức các hoạt động của chủ đề: 3.1 Về hoạt động có chủ đích: * Các giờ học có chủ đích được trẻ tham gia tích cực, trẻ hứng thú và tỏ ra phù hợp với khả năng của trẻ: - Phát triển ngôn ngữ: (LQVH): Thơ : Bé làm bao nhiêu nghề, đi bừa, cô giáo của con. Truyện: “bác sĩ chim”. - Phát triển nhận thức: + MTXQ: Trò chuyện về công việc của bác sĩ, Trò chuyện về chú công nhân xây dựng, Trò chuyện về công việc của bác nông dân, Trò chuyện về ngày 20/11. + LQVT: So sánh chiều rộng của 2 đối tượng, nhận biết hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, nhận biết số lượng trong phạm vi 3. Nhận biết số 3, thêm bớt so sánh số lượng trong phạm vi 3. - Phát triển thẩm mỹ: + TH : Vẽ, tô màu tranh bác sĩ, nặn quả, dán cái thang cho chú công nhân + ÂN: Hát “ thật đáng yêu” , “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Lớn lên cháu lái máy cày”, “cô giáo em” - Phát triển thể chất: + TD: Chuyền bóng qua đầu, qua chân. Bật xa 35 – 40 cm, Ném trúng đích bằng 1 tay, Tung bóng với người đối diện * Những giờ học có chủ đích mà nhiều trẻ tỏ ra không hứng thú, tích cực tham gia và lí do: - Kỹ năng vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang => Lí do: Trẻ chưa ném trúng đích đã chuẩn bị sẳn. - Kỹ năng tạo hình: Xé dán, trang trí bình hoa tặng cô giáo => Lí do: Kỹ năng xé của trẻ còn hạn chế. 3.2. Về việc tổ chức chơi trong lớp: - Số lượng các góc chơi: Đầu chủ điểm tuần 1 trẻ được chơi mỗi ngày 2 góc chính và 1 góc phụ, để giáo viên tiện việc rèn nề nếp và hướng dẫn kỹ năng chơi cho trẻ. Sang tuần 2 trẻ được chơi 2 góc chính và 2 góc phụ. - Những lưu ý để việc tổ chức chơi trong lớp được tốt hơn( về tính hợp lí của việc bố trí không gian, diện tích; việc khuyến khích sự giao tiếp giữa các trẻ/nhóm chơi; việc khuyến khích trẻ rèn luyện các kĩ năng) + Bố trí các góc chơi hợp lí hơn trong giờ hoạt động góc + Tạo cơ hội để những trẻ nói ít giao tiếp nhiều hơn với bạn, với cô + Cô nên hướng cho trẻ liên kết góc chơi, phát triển ngôn ngữ vai chơi. 3.3. Về việc tổ chức chơi ngoài trời: - Số lượng các buổi chơi ngoài trời đã tổ chức: + Trong tuần chỉ 2=>3 buổi => Lí do: Thời tiết không thích hợp, mưa nhiều. - Những lưu ý về việc tổ chức chơi ngoài trời được tốt hơn( về chọn chỗ chơi và an toàn, vệ sinh cho trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động, giao lưu và rèn luyện các kĩ năng thích hợp) + Nên tổ chức các trò chơi vận động nhiều hơn để trẻ được tham gia một cách tích cực. + Thường xuyên gợi hỏi, hướng dẫn trẻ đổi trò chơi với bạn để phát triển nhiều kĩ năng hơn. + Tạo cho trẻ cảm giác tự do để trẻ chủ động hoạt động. 4/Những vấn đề khác cần lưu ý: 4.1. Về sức khỏe của trẻ ( ghi tên những trẻ nghỉ nhiều hoặc có vấn đề về ăn uống, vệ sinh) * Những trẻ ăn chậm: - Phúc Thịnh, Gia Hân * Ngủ ít : + Trần Hoàng Lâm + Phan Nguyễn Anh Thư 4.2 Những vấn đề trong việc chuẩn bị phương tiện, học liệu , đồ chơi, lao động trực nhật và lao động tự phục vụ của trẻ. - Hướng dẫn trẻ cách lao động, tự phục vụ ở trường, ở nhà. - Thực hành soạn giáo án điện tử nhiều hơn trong các tiết dạy. - Làm đồ dùng, đò chơi bằng những nguyên vật liệu mở phù hợp với chủ đề. 5/ Một số lưu ý quan trọng để việc triển khai chủ đề sau được tốt hơn: - Chú trọng đến những bé còn yếu, giúp trẻ mạnh dạn hơn. - Tìm những hình ảnh đẹp, phù hợp với chủ đề tiếp theo để thu hút trẻ HIỆU TRƯỞNG Cà Mau, ngày 04 tháng 11 năm 2016 GIÁO VIÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4. NGHE NGHIEP 1.doc