MỤC LỤC
MỤC LỤC . i
DANH MỤC BẢNG BIỂU . iii
LỜI NÓI ĐẦU . 1
Chương 1: Du lịch nông nghiệp và xu hương thời đại
1. Sự tương tác giữa du lịch và nông nghiệp – Du lịch nông nghiệp . 11
1.1. Nông nghiệp là nền tảng của du lịch nông nghiệp . 12
1.2. Du lịch nông nghiệp tăng cường tính hiệu quả cho phát triển nông nghiệp . 13
2. Du lịch công nghiệp – Hướng đi mới cho nông thôn Việt Nam . 15
2.1. Điểm khác biệt giữa du lịch nông nghiệp và các loại hình du lịch khác . 15
2.2 Những thành công điển hình về du lịch nông nghiệp . 17
CHưƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP CỦA HOÀ BÌNH . 27
1. Tổng quan về tình Hòa Bình . 27
2. Kết quả nghiên cứu về tiềm năng để phát triển du lịch của Hòa Binh . 28
2.1.ưu đãi thiên nhiên . 28
2.2. Tiềm năng văn hóa – con người . 32
2.3 Thuận lợi về chính sách . 34
2.4 Tiềm năng thực tế từ phía người dân . 37
CHưƠNG 3: ĐỊNH HưỚNG CHIẾN LưỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
CHO HOÀ BÌNH . 43
1. Sơ lươc về Lương Sơn: . 43
2. Nhận thức tầm quan trọng của du lịch nông nghiệp đối với Lương Sơn . 44
3. Từng bước phát triển du lịch nông nghiệp ở Lương Sơn . 45
3.1. Xây dựng mô hình kinh tế trang trại làm cơ sở cho phát triển du lịch nông nghiệp 45
3.1.1. Vai trò của mô hình kinh tế trang trại . 45
3.1.2. Mô hình kinh tế trang trại . 47
3.2. Khuyến khích người dân tham gia làm du lịch nông nghiệp . 48
3.3. Các dịch vụ của du lịch nông nghiệp . 51
3.4. Một số mô hình du lịch nông nghiệp thành công trên thế i. 55
4. Công tác tuyên truyền quản bá du lịch nông nghiệp . 56
5. Những khó khăn khi triển khai mô hình du lịch nông nghiệp . 58
5.1. Vốn đầu tư . 58
5.2. Kinh nghiệm . 58
5.3. Tiếp cận thông tin . 58
6. Nhân rộng mô hình ra các huyện khác ( Cao Phong, Kim Bôi) . 58
6.1. Sơ lược về Cao Phong và Kim Bôi. 58
6.1.1. Cao Phong . 58
6.1.2. Kim Bôi . 59
6.2. Triển vọng phát triển mô hình trang trại kết hợp với du lịch nông nghiệp. 60
6.2.1. Cao Phong . 60
6.2.2. Kim Bôi . 62
CHưƠNG 4: ĐỀ XUẤT HưỚNG NHÂN RỘNG MÔ HÌNH Ở CÁC TỈNH TIỀM NĂNG
KHÁC. 65
1. Thái Bình . 65
2. Ninh Bình . 67
KẾT LUẬN . 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77
PHỤ LỤC . 79
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, lễ cơm mới, lễ
khẩn chiêm, hội xéc bùa, hội xên bản, xên mường, hội cầu mưa…
Với một nền văn hóa gắn liền với nông – lâm nghiệp lâu đời và sự đa
văn hóa, đa sắc tộc, giàu bản sắc của các dân tộc anh em cùng chung sống bao
đời nay, Hòa Bình càng chứng tỏ được tiềm năng phát triển du lịch nông
nghiệp của mình. Ngược lại, sự phát triển du lịch nông nghiệp như một
phương thức phát triển bền vững sẽ có tác dụng góp phần nâng cao dân trí,
xóa đói giảm nghèo, giữ gìn những nét đặc sắc văn hóa của các dân tộc thiểu
số ở đây.
2.3 Thuận lợi về chính sách
Chính sách vĩ mô của nhà nước
Đối với du lịch, Đảng và Nhà nước đã và đang coi du lịch là ngành kinh
tế mũi nhọn, là động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội, và đã đề ra định
35
hướng phát triển du lịch heo hướng hiện đại, chất lượng, có trọng tâm trọng
điểm, xây dựng thương hiệu mạnh; đồng thời khai thác hợp lý nguồn lực, bảo
vệ môi trường gắn khai thác các giá trị văn hoá dân tộc; phát triển du lịch
cộng đồng xoá đói giảm nghèo.
trì cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện Đề án “Chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (NNNT)” để
trình chính phủ. Một trong những điểm mới của Đề án đó là chính sách miễn,
giảm thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó các nhà đầu tư sẽ được
miễn tiền sử dụng đất đối với các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư
tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; được giảm 20 –
50% tiền sử dụng đất phải nộp trong một số trường hợp khác; nhà đầu tư có
dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự án khuyến khích đầu tư nếu thuê đất
hộ gia đình, cá nhân để tiến hành dự án đầu tư đó thì được Nhà nước hỗ trợ
50% tiền thuê đất theo khung giá đất của địa phương cho 5 năm đầu tiên kể từ
khi hoàn thành xây dựng cơ bản. Ngoài ra, khuyến khích doanh nghiệp có dự
án đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự án khuyến khích đầu tư tích tụ đất hình
thành vùng nguyên liệu thông qua hình thức hộ gia đình, cá nhân góp vốn
bằng quyền sử dụng đất đối với các dự án không thu hồi đất. Đề án cũng đề
xuất nhiều chính sách hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NNNT như:
Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng; ưu
đãi về thuế nhập khẩu; khuyến công; phát triển ngành nghề nông thôn; đầu tư
phát triển nguồn nhân lực cho NNNT… Cũng theo Đề án này, chính sách thu
hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ bám sát chỉ đạo tại Nghị
quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tập trung nghiên cứu những trở ngại đối
36
với việc đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn; nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp khuyến khích và hỗ trợ trực tiếp, có hiệu lực nhanh cho các nhà đầu tư
tiềm năng đầu tư vào khu vực này, trong đó hai lĩnh vực được ưu tiên là vốn
và đất đai; tập trung các biện pháp trợ giúp các nhà đầu tư nhỏ và vừa.
Như vậy, nhìn từ quan điểm vĩ mô của nhà nước, mô hình du lịch nông
nghiệp là một mô hình có tính ưu việt cao, dựa trên nông nghiệp để phát triển
du lịch, đồng thời dùng du lịch như một nhân tố kích thích sự phát triển và
nâng cao tính bền vững của nền nông nghiệp và đời sống xã hội nông thôn,
góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí. Được hỗ trợ bới những thuận
lợi chính sách như vậy, du lịch nông nghiệp hứa hẹn sẽ là một hướng đi sáng
của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, cụ thể là những địa phương có tiềm
năng lơn như Hòa Bình.
Chính sách của địa phương
Trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-
2015 đã chỉ rõ “khai thác triệt để các tiềm năng du lịch, đưa du lịch Hoà Bình
thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh” đồng thời “phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an
ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường tự nhiên
nhằm phát triển du lịch bền vững”. Tỉnh cũng khuyến khích việc đa dạng hoá
các ngành dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh và
nước ngoài đầu tư phát triển các loại hình du lịch, ưu tiên phát triển du lịch
văn hoá, du lịch sinh thái.
Rõ ràng việc triển khai mô hình du lịch nông nghiệp với lợi thế dựa vào
chính nông nghiệp, giảm thiểu rất nhiều mức độ tác động trực tiếp đến môi
trường tự nhiên, nhất là những vùng sinh thái dễ vỡ, góp phần tạo thu nhập
cho người dân trực tiếp từ du lịch và gián tiếp qua nông nghiệp là một mô
37
hình kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn có tính bền vững và hiệu quả
cao. Trong thực tế, nếu được thực sự nhận được sự hỗ trợ về mặt chính sách
vĩ mô của nhà nước và tỉnh như trên đây thì du lịch nông nghiệp sẽ đóng góp
đáng kể vào nền kinh tế của địa phương.
Những tiềm năng thiên nhiên con người và những thuận lợi về chính
sách được phân tích ở trên xác nhận rằng, trong tương lai, Hoà Bình có thể
phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến
nông lâm sản, song song với phát triển hình thức du lịch nông nghiệp để nâng
cao đời sống nhân dân địa phương, gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ
cấu kinh tế của tỉnh.
2.4 Tiềm năng thực tế từ phía người dân
Thông qua phỏng vấn thực địa với các hộ nông dân trên địa bàn ba
huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong tỉnh Hòa Bình, nhóm nghiên cứu đã
rút ra được những điểm chính sẽ được phân tích phía dưới bao gồm:
(1) Nhận thức của người nông dân về tầm quan trọng của việc phát triển
du lịch nông nghiệp như một chiến lược nâng cao hiệu quả cho kinh tế nông
nghiệp. Nhận định của họ về xu hướng phát triển của mô hình kinh tế này
cũng sẽ được trình bày
(2) Động cơ cá nhân, cụ thể thúc đẩy người dân muốn tham gia vào du
lịch nông nghiệp. Du lịch nông nghiệp là một loại hình kinh doanh nông
nghiệp – du lịch hoàn toàn mới mẻ đối với đại đa số nông dân Việt Nam nói
chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng bởi những người nông dân này từ bao đời
nay chỉ tập trung vào việc cấy cày, trồng trọt, chăn nuôi và bán buôn các nông
sản này cho những người thu mua.
(3) Cuối cùng, nghiên cứu sẽ chỉ ra các thách thức, khó khăn mà người
dân cho rằng họ sẽ gặp phải khi bước vào lĩnh vực mới mẻ này. Nói cách,
những rào cản ngành sẽ được xem xét, từ đó thấy được thực tế rằng muốn
38
phát triển được du lịch nông nghiệp tại Hòa Bình thì những khó khắn này cần
phải được giải quyết.
Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của du lịch nông nghiệp
Kết quả của phiếu khảo sát cho thấy, trên 80% số người được hỏi đặt
niềm tin vào triển vọng phát triển du lịch nông nghiệp ở tỉnh Hòa Bình.
Biểu đồ 2. Mức độ nhận thức của người nông dân về tầm quan trọng của du
lịch nông nghiệp
39
Với tỷ lệ cao như vậy phản ánh nhận thức của nông dân tại các địa bàn
này về cơ hội kinh doanh là khá nhanh nhạy. Điều này có thể lý giải từ thực tế
rằng, bản thân tỉnh Hòa Bình là địa phương có khu vực du lịch tương đối phát
triển so với các tỉnh miền núi khác, đặc biệt là du lịch văn hóa và du lịch sinh
thái, nên người dân trong tỉnh đã ít nhiều có được nhận thức về lợi ích mà du
lịch mang lại. Khi hiểu được rằng, chính bản thân họ cũng có thể làm du lịch
trên chính mảnh đất, vườn cây, bờ ao của mình thì rất nhiều người hình dung
được tầm quan trọng của nó. Sự ủng hộ của người dân nơi đây sẽ tạo tiền đề
thuận lợi cho phát triển du lịch nông nghiệp dựa trên các điều kiện tự nhiên và
văn hóa, con người sẵn có. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển trên địa
bàn tỉnh và sự hứa hẹn vào sự đón nhận của người dân đối với lĩnh vực mới
mẻ này tại Hòa Bình.
Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng, sự không tin tưởng vào tầm quan
trọng của du lịch nông nghiệp trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế nông
nghiệp của một số người được phỏng vấn bắt nguồn từ tình trạng sa sút của
nông nghiệp hiện nay. Tại nhiều vùng nông thôn, chỉ làm nông thôi không thể
giúp người nông dân duy trì được cuộc sống gia đình nữa, khiến họ phải “ly
hương” tìm đường ra thành phố làm thuê làm mướn. Tình trạng này càng trở
nên trầm trọng hơn khi quá trình chuyển đổi mục địch sử dụng đất nông
nghiệp sang công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ( resort, sân
gofl, khách sạn…) đang trở nên ồ ạt và gây nhiều bất cập, nhất là khi người
nông dân chưa được chuẩn bị sẵn sàng về trình độ, nghề nghiệp để chuyển đổi
sang lĩnh vực khác nhanh như thế. Tuy nhiên, có thể nhìn ra được là du lịch
nông nghiệp sẽ là một giải pháp hay để giải quyết tình trạng này khi người
dân làm kinh doanh dịch vụ dựa trên chính nghề nông truyền thống của mình.
40
Động cơ tham gia vào du lịch nông nghiệp của nông dân
Biểu đồ 3. Đánh giá động cơ tham gia Du lịch nông nghiệp của nông dân
72%
20%
4% 4%
Tăng thêm thu
nh?p
T ?o công ăn vi?c
làm cho b?n thân
và gia đình
S ? thích
K hác
Nhìn vào kết quả phân tích phiếu khảo sát, thấy ngay được rằng mục
đích người dân mong mụốn tham gia cung cấp dịch vụ du lịch nông nghiệp
chủ yếu là vì họ muốn tăng thêm thu nhập và tạo công ăn việc làm cho chính
bản thân va gia đình. Cũng theo kết quả khảo sát thì thu nhập bình quân trên
tháng của những người đựơc phỏng vấn trung bình chỉ là 800.000 đồng, một
con số rất ít ỏi so với mức sống ngày càng được nâng cao hiện nay.
Những thách thức, khó khăn người dân gặp phải khi áp dụng du lịch nông nghiệp
Biểu đồ 4. Mức độ khó khăn của người dân khi áp dụng du lịch nông nghiệp
Lý do kinh doanh du lịch nông nghiệp
Tăng thêm thu
nhập
Tạo công ăn việc
làm cho bản thân
và gia đình
Sở thích
41
0% 20% 40% 60% 80% 100%
V?n
T h? t?c hành chính
G iao ti?p v?i khách
C ông tác Marketing/P R
Nhân l?c
R ?t khó khăn
Khó khăn
Không khó khăn
K hông rõ
Qua kết quả khảo sát, thấy được rằng hai khó khăn lớn nhất mà người
nông dân gặp phải khi có ý định tham gia cung cấp dịch vụ du lịch nông
nghiệp là vốn và công tác tuyên truyền quảng bá để bán được dịch vụ. Thực
tế, với đặc điểm nông thôn ở nước ta nói chung, kinh tế trang trại- nền tảng
cho du lịch nông nghiệp chưa thực sự phát triển thì vốn để đầu tư vào cơ sở hạ
tầng đủ điều kiện đáp ứng cho việc phục vụ du lịch là một gánh nặng khá lớn
đối với người nông dân. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, vốn có vai trò rất
lớn đối với kinh doanh du lịch nông nghiệp, thì lại màng mà người nông dân
“sợ” nhất bởi chỉ quen với lao động, sản xuất, họ hoàn toàn xa lạ với công
việc này. Tuy nhiên, những người được trả lời cũng cho thấy sự tự tin của họ
vào việc giao tiếp với khách khi 61% người được hỏi trả lời không thấy đó là
khó khăn. Đây cũng là một lợi thế của họ khi việc giao tiếp với khách, thái độ
phục vụ chu đáo, thân thiện cũng là một chìa khóa cho sự thành công của du
lịch nông nghiệp. Việc phân tích những rào cản đối với người nông dân khi
tham gia vào du lịch nông nghiệp đã cho thấy nhu cầu của họ đối với sự hộ
trợ, giúp đỡ từ phía nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng.
Rất khó khăn
Nhân lực
Công tác tuyên truyền
quảng cáo
Giao tiếp với khách
Thủ tục hành chính
Vốn
42
43
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH NÔNG NGHIỆP CHO HOÀ BÌNH
Bôi( Nhữ nông
nghiệp
-
1. Sơ lƣơc về Lƣơng Sơn:
Huyện Lương Sơn là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hoà Bình và miền Τây
Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, biên giới liền kề với khu
công nghệ cao Hoà Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn (Hà Nội), Đại học
Quốc gia, Làng văn hoá các dân tộc.
Huyện Lương Sơn nằm ở phần phía Nam của dãy núi Ba Vì (còn gọi là
Viên Nam), nơi có một phần của Vườn quốc gia Ba Vì. Huyện có phía Tây
giáp huyện Kỳ Sơn, phía Nam giáp huyện Kim Bôi, Phía Đông và phía Bắc
giáp các huyện của thủ đô Hà Nội (các huyện này trước ngày 1 tháng 8 năm
2008 thuộc tỉnh Hà Tây cũ) gồm: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch
Thất, Ba Vì.
44
Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hoà Bình, có
địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn huyện
so với mực nước biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắc
xuông đông nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và
miền núi tây bắc Bắc Bộ. Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những
dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động. Có
nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc thơ mộng.
Khí hậu Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa.
Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến
tháng 10. Lượng mưa trung bình là 1.769 mm. Do có nhiều tiểu vùng khí hậu
khác nhau nên có thể phát triển cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng theo
hướng tập đoàn.
Trên địa bàn Lương Sơn có những danh lam, thắng cảnh, di chỉ khảo cổ
học hàng năm có thể thu hút một lượng đáng kể khách du lịch như hang
Trầm, hang Rổng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm, núi Vua Bà...
Những lợi thế về giao thông cùng tiềm năng lớn về tài nguyên thiên
nhiên như: có nhiều núi đá vôi phục vụ ngành sản xuất vật liệu xây dựng, có
14.000 hecta đồi núi và đất đai màu mỡ để phát triển nông, lâm nghiệp.
Huyện này còn có điều kiện xây dựng các khu nghỉ dưỡng, nhằm phát triển du
lịch...hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều dự án du lịch lớn như sân golf
Phượng Hoàng và Làng văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình (xã Lâm Sơn),
Khu du lịch sinh thái (Xóm Mòng - thị trấn Lương Sơn)...
Những năm gần đây, ngành công nghiệp ở Lương Sơn phát triển khá
mạnh. Những khu công nghiệp Lương Sơn, Bắc Lương Sơn, Nam Lương Sơn
đang thu hút các nhà đầu tư đến với mảnh đất giàu tiềm năng này.
2. Nhận thức tầm quan trọng của du lịch nông nghiệp đối với Lƣơng Sơn
Hiện nay nông nghiệp nước ta nói chung và ở Lương Sơn nói riêng còn
nhỏ lẻ, manh mún nên mặc dù có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sắc, đa
45
dạng nhưng đời sống của người nông dân “một nắng hai sương” vẫn vô cùng
vất vả và bấp bênh. Rất nhiều nông dân quanh năm „bán mặt cho đất, bán
lưng cho trời‟ mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Có phần lớn người dân vay ngân
hàng để sản xuất nhưng cả trăm thứ chi tiêu đều chờ vào hạt lúa vì vậy cái
nghèo cứ lẩn quẩn.
Nhận biết được thế mạnh của Lương Sơn và chọn lựa hướng đi phù hợp
với thực tế nhằm khai thác triệt để những tiềm năng của vùng từ đó tăng tính
kinh tế của hoạt động nông nghiệp là một vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Thời gian gần đây du lịch nông nghiệp không còn là một khái niêm mới
đối với Việt Nam và đã có một số địa phương ở Việt Nam ứng dụng hình thức
này và bước đầu thu được những thành công đáng kể.
Dựa trên những thông tin đã tìm hiểu qua tài liệu và chuyến khảo sát
nhóm nghiên cứu nhận thấy Lương Sơn thích hợp để phát triển du lịch nông
nghiệp. Bởi vì Lương Sơn có những lợi thế về địa lý và khí hậu thuận lợi để
phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với những sản phẩm nông nghiệp đặc
trưng như lúa, ngô, các loại cây lương thực, các loại cây ăn quả ngoài ra còn
có thể phát triển chăn nuôi dê, bò, cừu. Đây là điều kiện quan trọng để phát
triển du lịch nông nghiệp.
Theo nhóm tác giả du lịch nông nghiệp sẽ là một hướng đi mới giúp tăng
giá trị kinh tế cho nông nghiệp giúp cuộc sống của người nông dân Lương
Sơn được cải thiện.
3. Từng bƣớc phát triển du lịch nông nghiệp ở Lƣơng Sơn
3.1. Xây dựng mô hình kinh tế trang trại làm cơ sở cho phát triển du
lịch nông nghiệp
3.1.1. Vai trò của mô hình kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
46
thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ
sản.
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền
vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói
giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới .
Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn
liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch
lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình
công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.
Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là bước đi tất yếu, phổ biến của tất
cả các nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Ở Việt Nam, phong trào phát
triển trang trại đã và đang được đẩy mạnh tại tất cả các địa phương trong toàn
quốc.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)
trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế trang trại là 13,8%.
Năm 2007, tổng vốn sản xuất của hệ thống trang trại đạt 29.320,1 tỉ đồng, vốn
sản xuất bình quân của một trang trại là 257,8 triệu đồng. Nhiều trang trại ở
các tỉnh phía Nam như: Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà
Rịa-Vũng Tàu có quy mô vốn bình quân hơn 500 triệu đồng. Lợi nhuận bình
quân từ KTTT đạt gần 120 triệu đồng/trang trại, cao gấp 15 lần so với lợi
nhuận bình quân của nông hộ. Giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại
cao hơn mức bình quân chung của cả nước từ 7-10%. Tỉ lệ hàng hóa của
nhiều trang trại đạt hơn 90% như cà phê, cao su… Một số trang trại đã kết
hợp sản xuất và chế biến, nên đạt hiệu quả kinh tế cao.
47
manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả và tạo bước đệm để phát triển du lịch nông
nghiệp.
3.1.2. Mô hình kinh tế trang trại
Các trang trại được hình thành có thể do sự điều phối của tỉnh Hòa Bình
cũng có thể do các hộ dân tự nguyện góp đất đai, công sức sau đó xin giấy
phép của tỉnh. Đây là mô hình mới nên cần có sự chỉ đạo sát sao và cụ thể của
các cơ quan chức năng cũng như các nhà chuyên môn để đảm bảo tính bền
vững và hiệu quả lâu dài.
Những trang trại ở Lương Sơn có thể được quy hoạch thành các khu
khác nhau nhưng cơ bản gồm những khu sau:
Khu trồng trọt( những cánh đồng lúa, ruộng bậc thang, nơi trồng
các loại cây ăn quả đặc sản và đặc biệt có khu vườn ươm, nhà
kính)
Khu chăn nuôi( nơi gồm có các chuồng trại nuôi bò, dê, gà và các
khu ao thả cá)
Khu nhà nghỉ( bao gồm các phòng nghỉ cho khách du lịch, bảo
tàng nông nghiệp hay các dịch vụ vui chơi khác tùy vào từng trang
trại)
Khu mua sắm bán những sản phẩm nông nghiệp do trực tiếp trang
trại sản xuất hoặc có thể nhập về từ vùng khác nếu nhu cầu sản
phẩm đó cao. Đây là một cách quảng bá thương hiệu khá hiệu quả
mà ít tốn kém.
Thực tế hiện nay trong giai đoạn đầu người nông dân chỉ nên coi "Du
lịch nông nghiệp" như một hoạt động văn hoá đem lại thu nhập phụ cho gia
đình trong thời gian nhàn rỗi. Còn hoạt động chính của họ vẫn là sản xuất
nông nghiệp. Do đó khu trồng trọt và chăn nuôi đóng vai trò cơ bản vì nó là
nơi diễn ra các hoạt động chính của trang trại. Tập trung nhiều hộ gia đình
48
cùng với sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng là điều kiện thuận lợi để dần dần
khẳng định thương hiệu của các sản phẩm nông nghiệp đặc sản.
Các trang trại có thể chuyên biệt về chăn nuôi hoặc về trồng trọt sau đó
liên kết với nhau để làm du lịch. Các hộ gia đình nhỏ cũng có thể tham gia
làm du lịch nông nghiệp bằng cách tạo địa điểm cho khách du lịch đến tham
quan tại chính cánh đồng hay vườn cây ăn quả của gia đình, họ cũng có thể
cung cấp dịch vụ lưu trú lại tại nhà cho khách du lịch đặc biệt là du khách
nước ngoài những người thích trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp,
thưởng thức vẻ đẹp cảnh quan nhân văn do hoạt động sản xuất nông nghiệp
tạo nên tại điểm tham quan. Với nhiều du khách nước ngoài, trong tầng sâu ý
nghĩa của du lịch còn nằm ở cốc sữa dê, sữa bò được chế biến ngay gần trang
trại; con sông, bến nước, vườn cây, ruộng bậc thang... là nơi mang đến cho họ
những cảm nhận đậm nét về Việt Nam.
3.2. Khuyến khích người dân tham gia làm du lịch nông nghiệp
Các hộ gia đình đều có thể cùng tham gia vào hoạt động này để tăng
thêm giá trị kinh tế cho nông nghiệp. Việc chuyển từ làm nông nghiệp nhỏ lẻ
sang mô hình trang trại kết hợp lồng ghép với hoạt động du lịch không có tác
động thay đổi lớn đối với những công việc quen thuộc hàng ngày của người
dân. Hoạt động chăn nuôi và trồng trọt vẫn duy trì đều đặn và mang lại nguồn
thu nhập chính cho các hộ gia đình.
Các trang trại sẽ do những người nông dân trực tiếp tham gia quản lý và
điều hành sản xuất nhưng vấn đề bất cập là trình độ học vấn của phần lớn
nông dân còn thấp, độ nhạy bén với kinh tế thị trường chưa cao. Việc điều
hành tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự nhiệt
tình của chủ trang trại. Vậy nên rất cần có sự quan tâm của các cơ quan chức
năng để nâng cao kiến thức chuyên môn cho người dân.
Đã có nhiều nơi đang thực hiện các chương trình tập huấn cho chủ trang
trại. Cứ khoảng hai đến ba tháng, họ lại cùng nhau trao đổi, học tập kinh
49
nghiệm và nghe các chuyên gia hướng dẫn các cách thức để có thể phát triển
kinh tế trang trại theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Trong hình thức du lịch văn hóa nông nghiệp thì nông dân địa phương
chính là những người sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch. Họ đóng một vai
trò rất lớn trong việc tạo ra giá trị cho dịch vụ du lịch. Chính vì vậy việc đào
tạo những kiến thức cơ bản cho người nông dân là vô cùng cần thiết. Bên
cạnh việc thông thạo những kiến thức về văn hóa nông nghiệp để giải thích,
hướng dẫn cho khách du lịch người dân còn cần được trang bị những kĩ năng
mềm về giao tiếp ứng xử, cách giải quyết phàn nàn, tâm lý du khách,
marketing du lịch.
Thêm vào đó còn cần kiến thức về thị hiếu, nhu cầu khách hàng, tài
nguyên du lịch, dịch vụ liên quan như: lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các dịch
vụ bổ sung, cách bố trí các điểm tham quan trong chương trình du lịch sao
cho phù hợp với tình hình thực tế về điều kiện tài chính, thời gian, thời tiết,
sức khoẻ của khách.
Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông
thường là một kĩ năng vô cùng cần thiết vì khách du lịch nước ngoài thường
rất quan tâm đến văn hóa nông nghiệp- một nét đặc trưng của Việt Nam.
Tinh thần hiếu khách, phong cách văn minh và ứng xử có văn hóa với
mọi người, giữ gìn, bảo vệ và tôn vinh truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc
cũng vô cùng cần thiết.
ng.
50
nh.
51
3.3. Các dịch vụ của du lịch nông nghiệp
Nông trại chăn nuôi
Trại nuôi gà đẻ và thịt, trại nuôi bò, dê, trại nuôi cừu, trại nuôi thả cá,
khu bảo tồn của nông trại, cửa hàng bán vật nuôi, các loại vật nuôi khác.
Thị trường và công tác bán lẻ:
Quầy trưng -
trưng bày hàng thủ công, cửa hàng đồ lưu niệm…
Cây trồng và vườn tược:
Nhà kính, hoa, vườn ươm, hạt giống, công viên mini, vườn thảo mộc.
52
Lưu trú qua đêm:
Các khu nhà nghỉ bình dân với điều kiện và trang thiết bị tốt đảm bảo sự
nghỉ ngơi của khách du lịch.
Những nét đặc trưng:
53
Sân nuôi gà vịt và bãi quây súc vật quanh nhà, phòng nghỉ ngơi, vườn
tược, những lố
Các hoạt động:
Tham gia vào các hoạt động của nhà nông( cấy lúa, tưới cây, thu hoạch
hoa quả…), đám cưới ở nông trang, những chuyến học tập dã ngoại, những
chuyến cưỡi xe cỏ khô hay ngồi trên máy kéo, những mê cung, những nhà
xưởng, khu chiêm ngưỡng chim chóc, câu cá, chuyến thăm quan bằng xe…
Các hoạt động có thể được phát triển một cách vô cùng đa dạng phụ
thuộc vào tính chất của từng trang trại và sự sáng tạo của người dân.
n
54
-
Chuyến du lịch
Chuyến du lịch
Chuyến du lịch
cổ học như hang Trầm, hang Rổng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm, núi
Vua Bà...
55
3.4.
Hình thức du lịch nông nghiệp này tại một số nước đã đưa ra những kết
quả về kinh tế rất đáng khích lệ như ở Ý trong năm năm từ 1985 đến 1990
doanh thu từ hoạt động kinh doanh này tăng gấp hai lần. Trong 10 năm từ
1990 đến 2000 đã tăng lên 50%. Doanh số năm 2004 là 880 triệu euro, trong
đó khách trong nước là 1/4 còn lại là đến từ các quốc gia Châu Âu khác. Các
gia đình thành phố đi du lịch nông thôn hầu hết thường ở từ 3 -6 ngày, mục
đích số một là nghỉ ngơi, thứ hai là tham gia các sự kiện và tham quan những
di sản văn hóa, thứ ba mới là ăn uống.
Tại Mỹ, mệt mỏi vì sự xô bồ của phố xá, người dân Mỹ ngày càng ưa
chuộng những chuyến du lịch đồng quê. Một trang trại đã có đến hơn 1,4 triệu
khách/năm; một trang trại khác mỗi năm thu 10 triệu USD lợi nhuận... Thế là
nhiều nông dân đã biến trang trại và nhà cửa của mình thành nơi vui chơi giải
trí hấp dẫn.
Năm 2001 đã có khoảng 62 triệu lượt người đi nghỉ tại các trang trại. Và
doanh thu hàng năm do du lịch đồng quê mang lại dao động từ 20 triệu USD
ở Vermont đến 200 triệu USD ở New York. Ở Hawaii, lợi nhuận từ du lịch
đồng quê đã tăng 30% trong khoảng thời gian 2000-2003, lên tới 34 triệu
USD. Trang trại bò sữa Jersey Dairy của gia đình Young ở Yellow Springs,
Ohio thu hút hơn 1,4 triệu khách một năm. Nơi đây có cả nhà đánh bóng
chày, sân golf mini, và kem sản xuấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh thức tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Hòa Bình.pdf