Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán

Sự sôi động của thị trường chứng khoán trong những năm gần đây kéo theo sự phát triển của hoạt động môi giới, nhất là nghề môi giới CK trên TTCK tập trung. Tuy nhiên không phải tất cả nhân viên môi giới hiện nay đều đã được "bảo hành". Theo đại diện của UBCKNN tại TP HCM, cả nước hiện có khoảng 3000 nhà môi giới nhưng phải phụ trách một số lượng vốn chiếm khoảng 30% GDP (cuối năm 2007). Tính bình quân mỗi nhà môi giới phụ trách đến 500 tỷ đồng và đang không ngừng tăng lên nên làm không xuể. Theo dự báo trong thời gian tới, lượng CtyCK mới sẽ không dừng lại ở mức 92 Cty, một đội ngũ tư vấn đảm bảo số lượng, nghiệp vụ tư vấn và đạo đức nghề nghiệp sẽ là yêu cầu cấp bách. Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò và hoạt động của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. TTCK hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào sự thủ vai tốt của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Dù hoạt động ở thị trường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải đăng ký và được cấp phép hành nghề.

doc10 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2936 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán Khi nền kinh tế Việt Nam bước sang vận hành theo cơ chế thị trường, câu nói đầu tiên phá bỏ tư tưởng bao cấp "xin - cho" được nhiều người cho là một sự đổi mới triệt để, đó là câu: "Khách hàng là thượng đế". Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán: Là tập hợp các chuẩn mực hành vi, cách cư xử và ứng xử được quy định cho nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, tính tin cậy, niềm tự hào của nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán trong xã hội Từ khi TTCK Việt Nam ra đời vào năm 2000, hoạt động kinh doanh chứng khoán đã được coi là một nghề, lúc đầu còn mới mẻ, nhưng nay đã trở nên khá phổ biến trong một bộ phận những tri thức trẻ. Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp của người hành nghề lại là vấn đề phải bàn, nhất là khi chúng ta đã gia nhập WTO - một sân chơi toàn cầu, nơi sàng lọc và tôn vinh tính chuyên nghiệp của các thành viên tham gia. Liên quan đến TTCK Việt Nam, từ năm 2006, với sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam đã xây dựng và ban hành Bộ quy tắc ứng xử, thường gọi theo chuẩn mực quốc tế là Quy tắc đạo đức nghề nghiệp dành cho người hành nghề chứng khoán. Bộ quy tắc này đã được đưa vào giảng dạy trong các lớp học để cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, cũng như một số lớp học nâng cao kỹ năng cho các thành viên thị trường. Thời kỳ TTCK bùng nổ, nhiều CTCK tập trung lo xử lý công việc kinh doanh hàng ngày nên thiếu quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề chứng khoán. Vì vậy, ở đâu đó đã có nhiều phản hồi về việc đối xử không công bằng với khách hàng, chèn lệnh mua bán cho cá nhân, cho người thân… của nhân viên CTCK. Gần đây, đợt kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phát hiện và đi đến cảnh cáo, kỷ luật khá nhiều nhân viên và công ty chứng khoán vì những sai phạm dạng này… Đây là một thực trạng đáng báo động trong hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam. Vì gắn với đồng tiền của nhà đầu tư, sức khoẻ của các DN nên TTCK càng phát triển, đạo đức của người hành nghề kinh doanh chứng khoán càng phải được coi trọng. Nếu thị trường vẫn tiếp tục tình trạng có nhân viên chèn lệnh, mua bán khống, lập chứng từ khống để mua bán… thì tính minh bạch, công bằng trong hoạt động giao dịch chưa biết đến khi nào mới trở thành hiện thực. Vừa qua, chúng ta đã quá coi nhẹ đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến thực trạng một số người hành nghề đã vi phạm pháp luật. Nhiều công ty chứng khoán lặng lẽ cho thôi việc những nhân viên này, nhưng sau đó, những người từng phạm lỗi lại chuyển sang công ty chứng khoán khác làm việc. Đúng ra, những người này cần phải chịu phạt nặng hơn, không chỉ là sự cảnh cáo, phạt tiền, mà thậm chí họ không đáng được trọng dụng ở bất kỳ công ty chứng khoán nào. Thị trường cần hồi chuông cảnh báo về sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp dẫn đến vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK - những vi phạm đó đã và đang làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Gần đây, trong bối cảnh thị trường ảm đạm, nhiều công ty đã soát xét cho nghỉ việc một số nhân viên hành nghề, số nhân viên còn lại được tổ chức học về đạo đức nghề nghiệp. Đây chính là thời kỳ các công ty chứng khoán cần chấn chỉnh, củng cố, tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư và cũng là thời gian để chọn lọc những nhân viên hành nghề có đủ phẩm chất đạo đức. Lãnh đạo các công ty cần có sự liên kết và thông tin cho nhau để kiểm soát tốt hơn đạo đức nghề nghiệp của chính các nhân viên mình quản lý, đồng thời nắm bắt được những hành vi làm xói mòn niềm tin của công chúng đầu tư. Sự sôi động của thị trường chứng khoán trong những năm gần đây kéo theo sự phát triển của hoạt động môi giới, nhất là nghề môi giới CK trên TTCK tập trung. Tuy nhiên không phải tất cả nhân viên môi giới hiện nay đều đã được "bảo hành". Theo đại diện của UBCKNN tại TP HCM, cả nước hiện có khoảng 3000 nhà môi giới nhưng phải phụ trách một số lượng vốn chiếm khoảng 30% GDP (cuối năm 2007). Tính bình quân mỗi nhà môi giới phụ trách đến 500 tỷ đồng và đang không ngừng tăng lên nên làm không xuể. Theo dự báo trong thời gian tới, lượng CtyCK mới sẽ không dừng lại ở mức 92 Cty, một đội ngũ tư vấn đảm bảo số lượng, nghiệp vụ tư vấn và đạo đức nghề nghiệp sẽ là yêu cầu cấp bách. Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò và hoạt động của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. TTCK hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào sự thủ vai tốt của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Dù hoạt động ở thị trường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải đăng ký và được cấp phép hành nghề. Tuy nhiên, do khan hiếm nguồn nhân lực đợt vừa qua, nhiều Cty CK đã bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng của nhân viên môi giới. Đó là việc nhiều Cty CK nhận cả những nhân viên môi giới chưa có chứng chỉ hành nghề, quy phạm đạo đức nghề nghiệp. Tại các Cty CK, việc nhân viên môi giới thường xuyên bỏ lệnh của các nhà đầu tư để nhập lệnh cho người thân, người quen và khách hàng ruột, “ưu tiên” đặt lệnh trực tiếp vào hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho một số nhà đầu tư, kể cả tổ chức và cá nhân, không thực hiện việc ghi thứ tự, thời gian đặt lệnh vào phiếu lệnh trước mặt khách hàng để khách hàng có thể kiểm soát; phiếu lệnh của nhà đầu tư không được ghi thành hai liên theo qui định và họ cũng không mở sổ lệnh để theo dõi thời gian đặt lệnh theo quy định. Do đ ó các c ông ty cần có một bộ qui tắc hợp lí cho tất cả các nhân viên để có những hình thức xử phạt xưng đáng đối với những nhân viên vi phạm.Sau đây tôi xin giới thiệu bản qui tắc đạo đức nghề nghiệp của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn: Trong mọi hoạt động, các cán bộ, nhân viên của SHS có trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp dưới đây: Tuân thủ pháp luật, các quy trình, quy chế, quy định của Công ty: Phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, Quy tắc ứng xử của Công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-HHKDCKVN ngày 22/11/2006 của Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam và các quy định về kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ của Công ty. Luôn đảm bảo tính trung thực, khách quan, công bằng và minh bạch trong hành nghề Phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị trong mọi hành động của mình; Cán bộ, nhân viên của SHS không được nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp của họ hoặc tới những người họ cùng làm việc; Không được làm những công việc mà có cam kết nhận hay trả những khoản lợi ngoài những thu nhập thông thường; Cán bộ, nhân viên của SHS không được sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho Công ty hay cá nhân và không dùng những thông tin nội bộ để hướng dẫn đầu tư cho khách hàng; Các thông tin cung cấp cho khách hàng phải đảm bảo công bằng cho mọi khách hàng; Không được phép đảm bảo lợi ích mà khách hàng sẽ thu được từ việc đầu tư ngoài việc cung cấp những thông tin thực tế liên quan đến việc đầu tư. Ngăn ngừa xung đột lợi ích: Trong việc tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng, nếu có sự xung đột về lợi ích giữa Công ty với khách hàng hoặc giữa cá nhân nhân viên với khách hàng mà có thể tác động đến kết quả đầu tư của khách hàng thì cán bộ, nhân viên có liên quan phải công bố rõ những thông tin liên quan đến xung đột trên cho khách hàng để khách hàng xem xét đầu tư. Đảm bảo năng lực chuyên môn và tính cẩn trọng: Ban lãnh đạo SHS có trách nhiệm tổ chức xây dựng quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn thống nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Cán bộ, nhân viên của Công ty phải thực hiện công việc được giao với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự cẩn trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần; Cán bộ, nhân viên của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội không được thể hiện là có những khả năng và kinh nghiệm mà bản thân không có; Phải liên tục cập nhật những thay đổi trong nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán, kể cả việc ứng dụng công nghệ hay tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; Hành động đúng mực, cẩn trọng phù hợp với các quy trình nghiệp vụ khi cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Tuân thủ tính bảo mật: Cán bộ, nhân viên của SHS phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình làm việc. Không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình. Đảm bảo tư cách nghề nghiệp: Cán bộ, nhân viên của SHS có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc; phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp. Tính bền vững về tài chính Ban lãnh đạo Công ty có trách nhiệm đảm bảo cho công ty có địa vị tài chính tốt, có đủ nguồn vốn đáp ứng được mọi cam kết trong hoạt động kinh doanh cũng như mọi rủ ro có thể phát sinh trong qúa trình hoạt động kinh doanh. Các báo cáo tài chính của công ty phải đầy đủ, đúng với sự thật. Đảm bảo lợi ích chung của toàn ngành Ban lãnh đạo Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội phải điều hành Công ty sao cho có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn ngành và phải đặt lợi ích chung của toàn ngành bên cạnh lợi ích riêng của Công ty. Quan hệ với các công ty đồng nghiệp Các cán bộ, nhân viên của SHS phải tránh những hành vi mang tính chất vu khống lẫn nhau hoặc có những hành vi gây mất đoàn kết nội bộ Công ty và với các đồng nghiệp làm việc trong các Công ty, tổ chức khác. Mối quan hệ đối với các tổ chức quản lý Các cán bộ, nhân viên của SHS, nhất là Ban lãnh đạo Công ty, phải cung cấp và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý mình và phải cung cấp tất cả mọi thông tin, số liệu mà các cơ quan quản lý yêu cầu theo đúng các quy định hiện hành của cấp có thẩm quyền. Quảng cáo Trong hoạt động tiếp thị và quảng bá về doanh nghiệp và công việc của mình, cán bộ, nhân viên của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội không được: Sử dụng các phương tiện có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh và danh tiếng nghề nghiệp; Phóng đại về những công việc SHS có thể làm hoặc dịch vụ SHS có thể cung cấp, các bằng cấp hay kinh nghiệm của họ; và Nói xấu hoặc đưa thông tin sai về công việc của doanh nghiệp và của người hoạt động kinh doanh chứng khoán khác. Một số quy định áp dụng bổ sung cho cán bộ, nhân viên thực hiện nghiệp vụ môi giới Tuân thủ nguyên tắc nhập lệnh giao dịch: theo đúng thứ tự thời gian nhận lệnh; Không được tự ý sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng; Không được sử dụng tài khoản giao dịch của khách hàng để mua bán chứng khoán cho bản thân hoặc cho người khác; Trong hoạt động tư vấn: không được tự quyết định thay cho khách hàng về các giao dịch chứng khoán; Không dụ dỗ hoặc mời gọi khách hàng mua, bán chứng khoán liên tục để tạo cung, cầu giả hoặc vì mục đích khác; Không được trực tiếp hoặc gián tiếp tạo giá cho chứng khoán của Công ty hoặc cấu kết với người khác tạo giá cho một loại chứng khoán nào khác; Không nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của khách hàng trong hoạt động giao dịch chứng khoán; Không sửa các thông tin hoặc giả mạo chữ ký của khách hàng trên phiếu giao dịch. Các trường hợp nhận được lệnh mua, bán không hợp lệ của khách hàng phải trả lại cho khách hàng để sửa hoặc lập lại lệnh; Không thông đồng với các tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài để thực hiện các giao dịch mua bán hưởng chênh lệch; Không được sử dụng thông tin nội bộ để hướng dẫn cho khách hàng; Quy định riêng với các cán bộ môi giới chứng khoán đã niêm yết: Không sử dụng điện thoại di động cá nhân trong suốt thời gian giao dịch, theo quy định về thời gian giao dịch của Sở và Trung tâm giao dịch chứng khoán. Một số quy định áp dụng bổ sung cho cán bộ, nhân viên thực hiện nghiệp vụ tư vấn, phân tích đầu tư chứng khoán Sản phẩm phân tích phải cụ thể, tỉ mỉ và cẩn trọng, các kết quả phải được công bố rõ ràng, không dẫn đến việc dễ hiểu nhầm; Trong các báo cáo kết quả phân tích phải phân tách một cách rõ ràng đâu là những thông tin số liệu thật, đâu là những ý kiến dự đoán của mình; Nghiêm cấm trục lợi từ thông tin nội bộ, kể cả cho bản thân hay cho người khác; Đảm bảo hoạt động phân tích, tư vấn mang tính độc lập và khách quan; Không được sao chép hoặc sử dụng sản phẩm phân tích của người khác mà không ghi chú nguồn trích dẫn rõ ràng; Bảo mật tuyệt đối các thông tin về khách hàng trong hoạt động tư vấn, phân tích. CHƯƠNG III - ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN Toàn thể cán bộ, nhân viên của SHS có nghĩa vụ đọc và hiểu rõ các quy định đã nêu trong Bộ quy tắc này và nghiêm túc thực hiện. Mọi cán bộ, nhân viên phát hiện sai phạm, đều có nghĩa vụ báo cáo lên cán bộ quản lý trực tiếp hoặc Ban kiểm soát nội bộ hoặc Cán bộ phụ trách nhân sự của Công ty. Cán bộ, nhân viên vi phạm các quy định trên đây sẽ chịu các hình thức kỷ luật từ cảnh cáo đến buộc thôi việc tùy theo mức độ vi phạm đồng thời có trách nhiệm đền bù thiệt hại do vi phạm đó gây ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37204.doc
Tài liệu liên quan