2. Tư tưởng HCM về CMGPDT : ( 5 luận điểm )
• CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS.
- Sự khủng hoảng đường lối cứu nước ở VN cuối thế kỷ 19 đầu 20 đã thôi thúc NTT đi tìm con đường cứu nước mới. Đó là :
+ sự thất bại của phong trào Cần Vương do ý thức hệ PK đã lỗi thời, g/c PK ko đủ sức quy tụ cả dân tộc.
+ sự thất bại của phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản ( PBC, PCT ) đã cho rằng trong hoàn cảnh kt- xh VN lúc bấy giờ thì ý thức hệ tư sản cũng ko phải là đường lối chính trị mà cả dân tộc mong chờ.
Do vậy, NTT ko tán thành đường lối cứu nước của các lãnh tụ đi trước. Người chọn hướng đi khác là đi sang phương Tây trong đó có nước Pháp để tìm đường cứu nước. Đây là quyết định mang tính chất CM táo bạo.
- Sau nhiều năm tìm đường khảo cứu NAQ đã rút ra những kết luận quan trọng :
+ trong thời đại CNĐQ đã trở thành hệ thống trên toàn thế giới chúng ko chỉ bóc lột các dan tộc thuộc địa mà còn áp bức bóc lột GCVS ở chính quốc cho nên muốn tiêu diệt chúng phải kết hợp CMVS ở chính quốc và CMGPDT ở nước thuộc địa.
+ trong thởi đại ngày nay, chỉ có CNXH mới g/p được các dân tộc thuộc địa và GCVS trên toàn thế giới. Vì vậy muốn cứu dân g/p dân tộc cần phải đi theo con đường CMVS.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4200 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án môn tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM
Định nghĩa tư tưởng HCM :
Là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ CMDT dân chủ nhân dân đến CMXH.
Là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển CN Mác lê vào tình hình cụ thể của nước ta.
Là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm g/p dân tộc, g/p giai cấp, g/p con người.
Là ngọn cờ thắng lợi của CMVN trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước VN hòa bình, độc lập, dân chủ, tự do và XHCN dưới sự lamhx đạo của Đảng cộng sản VN.
Tư tưởng và văn hóa truyền thống của dân tộc :
Chủ nghĩa yêu nước, ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường trong đấu tranh đã được hình thành rất sớm trong lịch sử dân tộc, nó được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ trở thành truyền thống tốt đẹp, thiêng liêng nhất của dân tộc ta.
Truyền thống trên chính là cơ sở cho ý chí, hành động cứu nước và xây dựng đát nước của người VN nói chung và của HCM nói riêng. Bởi chính từ lòng yêu nước đã thôi thúc Bác ra đi tìm đường cứu nước và ý chí kiên cường đã giúp Người vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đạt được mục đích của mình.
HCM đã phát triển CN yêu nước trong thời đại mới. CN yêu nước VN đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu sắc. Thời phong kiến yêu nước cô đọng trong tư tưởng trung quân ái quốc, bảo vệ tổ quốc chống giặc ngoại xâm. Kế thừa truyêbf thống của dân tộc, Bác đã thể hiện lòng yêu quê hương đất nước nồng nàn băng con đường hành động đi tìm đường cứu nước. Với Bác yêu nước gắn liền với thương dân. Bác nói : “ lòng yêu thương nhân dân và nhân loại của tôi ko bao giờ thay đổi “. Người có một ham muốn là làm sao cho nước ta được độc lập dân ta được tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc dược học hành. Người đã nêu ra chuẩn mực “ trung với nước hiếu với dân “.
HCM đã phát triển nội dung mới của CN yêu nước trên cơ sở quan điểm giai cấp. Yêu nước được mở ra vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, người cùng khổ, g/c công nhân và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới. Trên cơ sở g/c HCM đã nêu ra nội dung mới : Ngày nay yêu nước phải gắn liền với yêu CNXH vì có tiến lên CNXH thì nhân dân mới được ấm no thêm, tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.
Tinh thần nhân nghĩa và gắn bó của cộng đồng người Việt. Từ xưa tới nay mỗi khi có khó khăn hoạn nạn nhân dân cả nước ta cùng tương trợ, đùm bọc giúp đỡ nhau vượt qua. Đây cũng được coi là truyền thống tốt đẹp của dân ta được hình thành qua thực tế đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm. HCM đã kế thừa truyền thống trên như sau :
+ trong tư tưởng của Bác đoàn kết luôn được coi là sức mạnh, là nguyên nhân dẫn đến thành công của cách mạng.
+ trong quá trình lãnh đạo CMVN Bác luôn nhắc nhở dân ta phải ghi nhớ chữ đồng lòng, đồng sức, đồng tình, đồng minh. Đối với Bác ai làm điều lợi cho nhân dân cho tổ quốc đều là bạn.
Tinh thần lạc quan yêu đời của người Việt. Điều này giúp nhân dân ta tin vào sức mạnh của bản thân, tự tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa dù trước mắt còn nhiều khó khăn gian khổ phải vượt qua. Điều này ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng HCM, Bác luôn tin vào sức mạnh của dân tộc, sự thắng lợi của cách mạng VN cho dù con đường này còn nhiều chông gai.
Tinh thần cần cù, thông minh, sáng tạo của dân tộc. Với truyền thống hiếu học nhân dân ta đã tiếp thu những nền văn hóa khác nhau rồi từ biến thành nét văn hóa của dân tộc. HCM cũng kế thừa được truyền thống này trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Tất cả những tốt đẹp trên của dân tộc đã đóng góp quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM sau này.
Tinh hoa văn hóc của nhân loại :
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học lại thêm tư chất thông minh tuyệt vời HCM đã được truyền thụ một trình độ Hán học vững vàng và tiếp đó tiếp thu văn hóa phương Tây tại trường Quốc học Huế. Sau này khi bôn ba trên con đường cứu nước HCM vừa hoạt động cách mạng vừa học học hỏi ko ngừng. Người đã làm giàu cho mình bằng tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tư tưởng văn hóa phương Đông :
Nho giáo là hệ thống những tư tưởng triết lý đạo đức thể chế cai trị do Khổng Tử bên Trung Quốc sáng lập. Nho giáo được du nhập vào VN rất sớm trong thời Bắc thuộc. Trong Nho giáo có nhiều yếu tố duy tâm tiêu cực phản động như :
+ tư tưởng phân biệt đẳng cấp xã hội
+ tư tưởng coi thường người phụ nữ trong xã hội
+ tư tưởng coi thường lao động chân tay
Tuy nhiên Nho giáo có nhiều yếu tố tích cực đó là :
+ triết lí nhân sinh thể hiện ở tư tưởng từ bậc thiên tử tới thứ dân phải lấy việc tu thân làm gốc.
+ lí tưởng về một một xã hội đại đồng có vua sáng tôi hiền, cha từ, con thảo.
+ tư tưởng đề cao văn hóa, lễ nghĩa truyền thống, coi trọng việc học hành.
HCM đã lựa chọn những yếu tố tích cực của Nho giáo đưa vào đó nội dung và ý nghĩa cho phù hợp với cách mạng VN trong giai đoạn mới.
- Phật giáo là tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ có ảnh hưởng lớn tới đời sống, tư tưởng, suy nghĩ của người Việt. Phật giáo có một số hạn chế như
+ tư tưởng mê tín dị đoan
+ tư tưởng an bài cho số phận cam chịu cuộc sống khổ hạnh để chờ 1 cuộc sống mới tốt đẹp ở kiếp sau.
Tuy vậy Phật giáo có nhiều yếu tố tích cực như :
+ tư tưởng vị tha, từ bi, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân, sống hòa đồng với thiên nhiên.
+ nếp sống có đạo đức trong sạch, giản dị, chăm làm điều thiện.
+ tư tưởng đề cao lao động, chống lại sự lười biếng trong xã hội.
Những tư tưởng của Phật giáo phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng người Việt cho nên được tiếp thu một cách tự nhiên và có ảnh hưởng khá rõ đến tư tưởng HCM.
Tư tưởng và văn hóa phương Tây :
Trong 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, HCM chủ yếu sống ở châu Âu nên Bác chịu ảnh hưởng rất sâu rộng nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây.
Người đã học tập được ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập cho quyền sống của con người. HCM đã tiếp thu giá trị tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ. Sau này HCM đã phát triển quyền đó là quyền sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Điều này thể hiện trong tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Người.
Đầu năm 1913, Bác sang Anh và đã đi những bước đầu tiên trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình. Cuối năm 1917, HCM từ Anh về Pháp, tại đây Bác được tiếp xúc trực tiếp với nhũng tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng, những lí luận gia của cách mạng Pháp năm 1789. Ngoài ra HCM còn tiếp thu tư tưởng dân chủ và nhiều hiểu biết khác trong quá trình hoạt động cách mạng.
Chủ nghĩa Mác- Lênin :
Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận khoa học nên NAQ đã tiếp thu và chuyển hóa tinh văn hóa dân tộc và nhân loại thành tư tưởng cách mạng của chính mình.
Khi ra đi tìm đường cứu nước ở tuổi 20, Người đã có những phân tích tổng kết các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ 19 đến đầu 20. Trong 10 năm (1911- 1920 ) Người đã hoàn thiện cho mình vốn văn hóa, chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú tạo thành một bản lĩnh của nhà chính trị trẻ tuổi.
Khi lần đầu tiếp xúc với CN Mác- Lênin, Bác đã khẳng định đây chính là con đường cứu nước. Nhưng với khả năng độc lập tự chủ sáng tạo của mình, HCM đã biết tiếp thu và vận dụng 1 cách khoa học những nguyên lí của CN Mác-lê phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm cụ thể với hoàn cảnh của VN lúc đấy, chứ ko rơi vào sao chép, giáo điều, dập khuôn.
HCM đến với CN M-L là tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc tức là nhu cầu thực tiễn của CMVN.
NAQ tiếp thu lí luận M-L theo phương pháp nhận thức mácxit đồng thời nắm lấy cái cốt, cái tinh thần, cái bản chất chứ ko tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ.
Có thể nói, CN M-L là một trong những nguồn gốc quan trọng góp phần to lớn trong việc hình thành và hoàn thiện tư tưởng HCM.
Tư tưởng HCM về CMGPDT : ( 5 luận điểm )
CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS.
Sự khủng hoảng đường lối cứu nước ở VN cuối thế kỷ 19 đầu 20 đã thôi thúc NTT đi tìm con đường cứu nước mới. Đó là :
+ sự thất bại của phong trào Cần Vương do ý thức hệ PK đã lỗi thời, g/c PK ko đủ sức quy tụ cả dân tộc.
+ sự thất bại của phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản ( PBC, PCT ) đã cho rằng trong hoàn cảnh kt- xh VN lúc bấy giờ thì ý thức hệ tư sản cũng ko phải là đường lối chính trị mà cả dân tộc mong chờ.
Do vậy, NTT ko tán thành đường lối cứu nước của các lãnh tụ đi trước. Người chọn hướng đi khác là đi sang phương Tây trong đó có nước Pháp để tìm đường cứu nước. Đây là quyết định mang tính chất CM táo bạo.
Sau nhiều năm tìm đường khảo cứu NAQ đã rút ra những kết luận quan trọng :
+ trong thời đại CNĐQ đã trở thành hệ thống trên toàn thế giới chúng ko chỉ bóc lột các dan tộc thuộc địa mà còn áp bức bóc lột GCVS ở chính quốc cho nên muốn tiêu diệt chúng phải kết hợp CMVS ở chính quốc và CMGPDT ở nước thuộc địa.
+ trong thởi đại ngày nay, chỉ có CNXH mới g/p được các dân tộc thuộc địa và GCVS trên toàn thế giới. Vì vậy muốn cứu dân g/p dân tộc cần phải đi theo con đường CMVS.
CMGPDT muốn thành công phải do Đảng của g/c công nhân lãnh đạo.
Trước khi ĐCS VN ra đời thì mọi phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta đều thất bại do nguyên nhân chính là thiếu đường lối đấu tranh cụ thể và thiếu người lãnh đạo. Cũng vào những năm đầu thế kỷ 20, 1 số nhà yêu nước VN bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của Đảng CM và phong trào CM nhưng chưa thực hiện được.
NAQ tiếp thu lí luận về ĐCS của chủ nghĩa M-L đã đưa ra một số kết luận:
+ CMGPDT muốn thành công phải có Đảng lãnh đạo giống như người cầm lái có vững tay chèo thì thuyền mới chạy.
+ Đảng CM phải được tổ chức xây dựng theo các nguyên tắc Đảng của g/c công nhân và được trang bị lí luận CM là chủ nghĩa M-L.
CMGPDT là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân dựa trên cơ sở liên minh công nông.
Trước hết, Người chủ trương tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước vào mặt trận thống nhất để đấu tranh giành độc lập tự do.
Mặt khác, HCM thường xuyên nhắc nhở phải quán triệt quan điểm g/c phải coi liên minh công-nông là cái gốc, là nền tảng của CM. Hay CMGPDT là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông.
CMGPGT cần được tiến hành chủ động sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.
Đây là lí luận thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong tư tưởng HCM bởi vì trước đó M và Lênin chưa có điều kiện bàn nhiều về thắng lợi CMGPDT ở thuộc địa. Hơn nữa trên thế giới lúc đó tồn tại quan điểm cho rằng CMGPDT ở thuộc địa phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc.
Vận dụng tư tưởng của Mác, sự nghiệp g/p GCCN phải là sự nghiệp của bản thân GCCN. NAQ đưa ra tư tưởng sau: công cuộc g/p nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân nhân dân thuộc địa. Vì vậy, các dân tộc thuộc địa ko được thụ động chờ đợi mà phải tự đem sức của mình để g/p cho chính mình.
Vận dụng tư tưởng của Lênin về khả năng thắng lợi của CMVS ( ở khâu yếu nhất trong hệ thống ĐQCN ) NAQ đưa ra dự báo sau: khâu yếu nhất trong hệ thống ĐQCN chính là các nước thuộc địa, vì vậy CMGPDT có thể giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc và giúp đỡ anh em mình ở chính quốc hoàn thành CMVS.
CMGPDT cần được thực hiện bằng bạo lực CM kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng vởi lực lượng vũ trang trong nhân dân.
NAQ dự báo rằng CMGPDT ở VN chỉ có thể thực hiện được bằng 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang với những đặc điểm sau:
+ phải là cuộc khởi nghĩa của quần chúng
+ phải có tổ chức, phải có sự chuẩn bị kỹ càng
+ phải có sự ủng hộ và liên lạc của GCVS thế giới
Để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền thì HCM cùng TW Đảng chỉ đạo tổ chức xây dựng căn cứ, thành lập các tổ chức chính trị, mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Thành lập các đội du kích vũ trang tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
Tư tưởng HCM về đặc trưng bản chất của CNXH .
Quan điểm của CN M-L:
Trên cơ sở phân tích những điều kiện kinh tế chính trị, văn hóa của các nước Tây Âu đồng thời kề thừa những nhân tố khoa học, Mác và Angghen đã đưa ra các phán đoán khoa học về 1 xã hội mới :
+ QHSX : dựa trên chế độ công hữu về TLSX
+ LLSX của xã hội tương lai phát triển cao dựa trên sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí nhưng sử dụng có kế hoạch nên tránh lãng phí về nguồn nhân lực.
+ Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động
+ Dần dần xóa bỏ được sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các loại lao động.
+ Giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, tạo điều kiện cho con người tự do phát triển.
Quan điểm của HCM.
Định nghĩa tổng quát xem xét CNXH, CNCS như là một chế độ xã hội hoàn chỉnh bao gồm nhiêu mặt khác nhau của đời sống, là con đường g/p nhân loại khỏi áp bức.
Định nghĩa CNXH bằng cách chỉ ra 1 mặt nào đó;
+ Về chính trị: Bác nhấn mạnh bản chất nhất của CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, là chế độ do nhân dân làm chủ, nhà nước phải phát huy quyền làm chủ để huy động được tính tích cực sáng tạo của nhân dân về sự nghiệp xây dựng CNXH.
+ Về kinh tế CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên chế độ công hữu về TLSX, chủ yếu nhằm ko ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trước hết là nhân dân lao động. Quan hệ phân phối làm theo năng lực hưởng theo lao động.
+ Về văn hóa CNXH là chế độ phát triển cao về văn hóa đạo đức. Trong đó người với người là bạn bè, đồng chí, anh em. Con người có đời sống tinh thần và vật chất phong phú, tạo mọi điều kiện để phát triển khả năng vốn có của mình.
+ Về xã hội : XHCN là một xã hội công bằng, hợp lí làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, ko làm ko hưởng, các dân tộc trong nước đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ theo kịp miền xuôi.
Định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu của CNXH, chỉ rõ phương tiện. phương hướng để đạt được mục tiêu đó. Đây là cách định nghĩa mà HCM hay dùng nhất.
Định nghĩa XHCN bằng cách xác định động lực của nó : CNXH là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân và do nhân dân xây dựng lấy. HCM coi XHCN ko phải là những cái gì đó cao xa mà lại là những gì rất cụ thể như ý thức lao động tập thể, ý thức kỉ luật tinh thần dám nghĩ dám làm. Theo HCM CNXH là của nhân dân do nhân dân, vì nhân dân.
Khái quát những đặc trưng này ta thấy nội dung của nó bao hàm hết thảy mọi mặt của đời sống xã hội từ đó hiện diện ra 1 chế độ xã hội ưu việt.
CNXH là 1 chế độ xã hội có LLSX phát triển cao, gắn liền với sự phát triển tiến bộ của khoa học kĩ thuật và văn hóa, dân giàu nước mạnh.
Thực hiện chế độ sở hữu xã hội về TLSX và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
CNXH có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhà nước là của nhân dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công- nông- lao động trí óc do ĐCS lãnh đạo.
CNXH có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng ko còn áp bức bóc lột, bất công. Ko có sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và trí óc.
CNXH là của quần chúng nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy.
Tóm lại, các đặc trưng bản chất nêu trên là hình thức thể hiện 1 hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ, vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng CNXH. CNXH là đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại.
HCM quan niệm CNXH là sự tổng hợp quyện chặt ngay trong cấu trúc nội tại của nó, 1 hệ thống giá trị làm nền tảng điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó là độc lập tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, hữu nghị. Trong đó có những giá trị tạo tiền đề, có giá trị hạt nhân. Tất cả giá trị cơ bản này là mục tiêu của CNXH. Một khi tất cả các giá trị đó đạt được thì loài người sẽ vươn tới lí tưởng cao nhất của CNXH. Và HCM đây là 1 quá trình phấn đấu khó khăn gian khổ, lâu dài, dần dần và ko thể nôn nóng.