Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề lý luận chung 2
I. Đầu tư và đầu tư phát triển 2
1. Khái niệm và bản chất của đầu tư 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Bản chất của các loại đầu tư trong phạm vi quốc gia. 3
2. Đầu tư phát triển và vai trò đối với nền kinh tế 4
2.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước 4
2.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. 7
II. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư và đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 7
1. Cơ cấu kinh tế. 7
2. Cơ cấu kinh tế hợp lý 11
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 11
3.1. Khái niệm 11
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế 12
4. Đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 14
4.1. Khái niệm 14
4.2. Nguồn vốn đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 15
5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 18
5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu xét về lượng. 18
5.2. Các chỉ tiêu đánh giá quá trình đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế xét về chất. 19
Chương II: Thực trạng cơ cấu vốn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010 20
I- Thực trạng đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội. 20
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội ảnh hưởng đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 20
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 20
1.2. Các điều kiện về kinh tế xã hội 23
2. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô giai đoạn 2001 -2010 26
3. Các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 28
4. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của Hà Nội. 30
4.1. Thực trạng vốn đầu tư xã hội và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Thủ đô giai đoạn hiện nay. 30
4.2. Tình hình chuyển dịch các thành phần kinh tế 37
5. Cơ cấu đầu tư theo ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 38
5.1. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 39
5.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư theo ngành 50
6. Cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư 54
7. Hiệu quả đầu tư tính bằng hệ số ICOR 55
8. Khái quát những kết quả và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu đầu tư 57
8.1. Những ưu điểm 57
8.2. Những mặt còn tồn tại. 58
Chương III: Một số định hướng và giải pháp đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Nội giai đoạn 2001 – 2010. 61
I- Định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010. 61
1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn 2001-2005 61
1.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 61
1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế giai đoạn 2003-2010 66
2. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu đầu tư giai đoạn 2001 – 2010 ở Hà Nội. 68
2.1. Quan điểm phát triển toàn diện đồng bộ nhưng có trọng điểm: 68
2.2. Quan điểm tiên tiến và hiện thực trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư. 68
2.3. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội phải được xác định là cơ bản nhất, xuyên suốt quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư. 69
2.4. Quan điểm nền kinh tế mở và định hướng về xuất khẩu trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư. 70
2.5. Quan điểm tự thân vận động dựa vào sức mình là chính đồng thời ra sức tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài. 70
3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn 2003 - 2010. 71
4. Huy động và định hướng bố trí vốn đầu tư xã hội. 75
II- Các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư 76
1. Giải pháp nhằm khuyến khích phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn. 76
2. Giải pháp về quy hoạch 80
3. Giải pháp về nguồn nhân lực 80
4. Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, huy động vốn cho đầu tư phát triển. 82
4.1. Khu vực đầu tư trong nước 83
4.2. Khu vực đầu tư nước ngoài 85
5. Các giải pháp về sử dụng vốn đầu tư. 92
5.1. Đối với thị trường trong nước 92
5.2. Đối với thị trường ngoài nước. 93
Kết luận 95
Tài liệu tham khảo 96
99 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng GDP dịch vụ và công nghiệp cao, GDP nông nghệp chiếm một tỷ lệ không đáng kể.
Tuy nhiên đi sâu vào phân tích cụ thể cơ cấu từng ngành thì thấy rằng:
*Ngành công nghiệp
Hà Nội là địa bàn tập trung công nghiệp vào loại nhất nhì cả nước (tài sản cố định của công nghiệp thành phố chiếm 1/3 tài sản cố định của vùng Bắc Bộ, 2/3 của Đồng bằng Sông Hồng và 1/23 của địa bàn trọng điểm Bắc Bộ). Quy mô GDP công nghiệp của Hà Nội lớn gấp 5,4 lần của Hải Phòng; 5,6 lần của Phú Thọ, là những tỉnh có công nghiêp tương đối phát triển của Bắc Bộ. Trong khi tỷ trọng phần đóng góp của công nghiệp vào tổng GDP của Hà Nội tới 25-26% (không kể xây dựng) thì hầu hết các tỉnh khác ở Bắc Bộ chỉ ở mức dưới 20%.
Trong công nghiệp, các ngành công nghiệp truyền thống (có tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Thành phố) như thực phẩm, đồ uống; thuốc lá, dệt, sản xuất xe có động cơ,… đều có tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn nên tỷ trọng trong có cấu giá trị sản xuất công nghiệp của những ngành này giảm mạnh. Ngành may mặc và da giầy có tốc độ tăng cao và đóng góp ngày càng lớn cho kinh tế Thủ đô về giá trị sản xuất công nghiệp cũng như thu hút nhiều lao động. Một số ngành thuộc lĩnh vực cơ khí có tốc độ tăng trưởng cao như sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại; sản xuất dụng cụ chính xác; sản xuất phương tiện vận tải khác. Tuy nhiên các ngành khác của cơ khí lại có tốc độ tăng thấp như sản xuất máy móc thiết bị; sản xuất xe có động cơ, nên tỷ trọng của ngành cơ - kim khí trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố không chỉ tăng từ 75,6% năm 1997 lên 79,14% năm 2001 (tăng 3,86% sau 5 năm). Ngành điện - điện tử cũng ở tình trạng tương tự như ngành cơ - kim khí, trong khi sản xuất Tivi, Radio tăng với tốc độ bình quân toàn ngành là 23,39%/năm thì ngành sản xuất và phân phối điện chỉ tăng bình quân 12,79%/năm (thấp hơn tốc độ tăng bình quân toàn ngành là 2,21%/năm), nên tỷ trọng của ngành này trong tổng gía sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố cũng không có sự thay đổi lớn (sau 5 năm tăng được 3,13%). Ngành sản xuất vật liệu xây dựng có sự phát triển khá hơn, nên tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng từ 5,5% năm 1997 lên 6,68% năm 2001. Đáng chú ý là một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao mà Thành phố chủ trương hạn chế phát triển lại có tốc độ tăng cao như sản xuất cao su, plactic, sản xuất hoá chất. Như vậy, trong 5 lĩnh vực mà Thành phố chọn là mũi nhọn để phát triển là: cơ kim - khí, dệt – may – da - giầy, điện - điện tử, chế biến thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng chỉ có 3 lĩnh vực là Cơ kim – khí, Điện - điện tử và sản xuất vật liệu xây dựng là phát triển cao hơn mức trung bình toàn ngành. Song sự phát triển cũng chưa vượt trội nhiều so với các ngành khác, hai lĩnh vực còn lại phát triển thấp làm cho cơ cấu của cả 5 lĩnh vực này trong giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng không đáng kể trong giai đoạn 1997-2001 (từ 75.3%-79.14%).
Điều này có nghiã là mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Thành phố đề ra đã được thực hiện song kết quả chưa cao.
Bảng 15: Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1997-2001
Quy mô (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
1995
2000
1995
2000
Tổng số
8463,8
17094,6
100,00
100,00
Khai thác than
103,2
176,9
1,22
1,03
Khai thác đá
36,7
32,6
0,43
0,19
SX thực phẩm, đồ uống
916,9
154,8
1,083
9,06
SX thuốc lá
507,7
568,9
6,00
3,33
Dệt
797,2
1020,7
9,42
5,97
SX trang phục
188,8
418,3
2,23
2,45
SX đồ da, giày dép
23,7
55,2
2,80
3,23
Chế biến gỗ
126,5
14,1
1,49
0,82
SX giày, chế biến giấy
131,9
254,6
1,56
1,49
Xuất bản, in
182,7
334,9
2,16
1,96
SX hoá chất
436,1
97,6
5,15
5,71
SX cao su, plastic
195,8
585,7
2,31
3,43
SXSP từ chất khoáng phi KL
465,2
1142,1
5,50
6,68
SX kim loại
35,6
360,5
0,42
2,11
SXSP từ kim loại
274,1
666,7
3,24
3,90
SX máy móc thiết bị
372,8
539,6
4,40
3,16
SX thiết bị văn phòng
27,1
0
0,32
0,00
SX máy móc thiết bị điện
586,9
1263,8
6,93
7,57
SX tivi, radio
777,4
2223,2
9,18
13,01
SX dụng cụ ytế, dụng cụ chính xác
17,2
149,3
0,20
0,87
SX xe động cơ
521,2
756,5
6,16
4,43
SXphương tiện VT khác
578,8
1755,3
6,84
10,27
SX giường tủ, bàn ghế
165,9
268,1
1,96
1,57
Tái chế
0,7
0,2
0,01
0,00
SX phân phối điện
604,5
1103,2
7,14
6,45
SX phân phối nước
175,9
116,5
2,08
1,32
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
Bảng 16: Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng giá trị sản xuất 5 nhóm ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1997-2001
Quy mô (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
1995
2000
1995
2000
Toàn ngành công nghiệp
8463,8
17094,6
100,00
100,00
5 nhóm ngành mũi nhọn
6373,6
13529,2
75,30
79,14
Cơ-kim khí
2386,6
5521,7
28,20
32,30
Dệt – may – da–giầy
122,3
199,1
14,45
11,65
Điện - điện tử
1381,9
3326,4
16,33
19,46
Chế biến thực phẩm
916,9
154,8
10,83
9,06
Sản xuất vật liệu xây dựng
465,2
1142,1
5,50
6,68
Nguồn: Cục thống kế Hà Nội.
Xin đánh giá một số thành tựu và hạn chế của công nghiệp Hà Nội:
Thành tựu:
Hiện nay có hơn 40 sản phẩm công nghiệp được đưa ra tiêu thụ ở thị trường ngoài thành phố trong đó có 13 mặt hàng thuộc công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị; 9 mặt hàng dệt damay; 5 mặt hàng sành sứ thuỷ tinh…
Công nghiệp đóng góp khoảng 40% tổng thu ngân sách và trên 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Tỷ xuất hàng hoá của ngành đạt trên 60%.
Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công nghiệp Thủ đô chưa phát huy được ưu thế của Thủ đô và đang còn nhiều yếu kém, hầu hết các xí nghiệp đều xây dựng từ lâu, trình độ trang bị kỹ thuật thấp kém, có yêu cầu lớn về đổi mới và hiện đại hoá. Hoạt động sản xuất công nghiệp chưa có hiệu quả cao àa chưa thu hút được nhiều lao động. Giá trị xuất khẩu của sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng GDP của thành phố.
*Ngành nông nghiệp
Nhờ tác động của các chính sách mới trong những năm qua: các chính sách về sử dụng đất đai Nông nghiệp; chính sách đầu tư cho nông nghiệp; chính sách tín dụng tạo vốn cho kinh tế Nông nghiệp; chính sách khuyến nông chuyển giao công nghệ sản xuất mới cho nông nghiệp…nông lâm nghiệp và nông thôn ngoại thành có biến chuyển sâu sắc.
Ngành nông nghiệp giữ được mức tăng giá trị sản xuất khá và tương đối ổn định, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm qua đạt 5,1%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp- thuỷ sản cũng như cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp giảm 0,22% (từ 94,80% năm 1997 xuống 94,47% năm 2001), tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 0,5% (từ 0,5% năm 1997 lên 0,9%năm 2001), tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản giảm 0,03% (từ 4,70% năm 1997 xuống 4,36% năm 2001); tỷ trọng ngành trồng trọt giảm 1,28% (từ 60,00%năm 1997 xuống còn 58,72% năm 2001), tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm 0,28% (từ 34,3.% năm 1997 xuống 33,48% năm 2001), tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 0,50% năm 1997 lên 2,27% năm 2001 (tăng 1,73).
Tuy cơ cấu giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; giữa trồng trọt và chăn nuôi không có sự biến đổi lớn, nhưng cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt và chăn nuôi có sự biến đổi quan trọng, hướng mạnh vào sản xuất các loại nông sản hàng hoá có chất lưọng và giá trị kinh tế cao. Qua khảo sát bằng cách xin ý kiên chuyên gia ở các địa phương (các huyện ngoại thành) thì tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao những năm đầu thập kỷ (1990-1991) chỉ chiếm không quá 20% trong tổng giá trị sản lượng thì đến nay tỉ lệ đó tăng lên khoảng 60-65%.
Trong trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây lương thực một mặt thì diện tích lúa giảm và tăng diện tích các loại cây màu (chủ yếu là tăng diện tích ngô); mặt khác trong tổng diện tích lúa thì tỷ lệ gieo trồng các loại lúa đặc sản tăng từ khoảng 35% năm 1997 lên hơn 50% năm 2001. Diện tích trồng rau sạch chiếm tỷ lệ tăng dần trong 3 năm qua và đến năm 2000 đã đạt khoảng 12% tổng diện tích rau của thành phố.
Diện tích trồng hoa cây cảnh tăng khá nhanh, năm 1995 toàn thành phố có 389 ha thì đến 1998 là 1009 ha.
Trong ngành chăn nuôi: Đàn lợn phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm 1995 tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi là 27, 2 ngàn con đến năm 2000 đã tăng lên 30,7 ngàn con. Trong đó tỷ lệ đàn lợn nạc tăng từ 28% năm 1995 lên khoảng 50% năm 2000; đàn trâu từ 18,7 ngàn con năm 1995 xuống còn 16, 2 ngàn con năm 2000; đàn bò từ 1995 đến năm 2000 ổn định ở mức 35,5 ngàn con và phát triển về chất lượng. Trong lĩnh vực thuỷ sản, diện tích và sản lượng nuôi trồng các loại thuỷ đặc sản như lươn, ba ba, ếch… cùng với các loại cá chất lượng cao tăng đáng kể.
Bảng 17: Cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp- thuỷ sản
Đơn vị tính: %
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1. Nông nghiệp
94,8
94,8
94,56
94,38
94,47
-Trồng trọt
60,00
60,40
62,02
58,28
28,72
- Chăn nuôi
34,30
33,40
30,89
33,80
33,48
- Dịch vụ nông nghiệp
0,50
1,00
1,65
2,30
2,27
2. Lâm nghiệp
0,5
0,90
1,03
0,93
0,90
3. Thuỷ sản
4,70
4,30
4,41
4,69
4,63
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
Tổng kết về cơ cấu sản xuất nông nghiệp Hà Nội:
Thành tựu:
Trong những năm qua, kinh tế Nông nghiệp Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất giai đoạn 1997-2001 là 5,1%. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp bình quân đầu người từ 418.000 đồng lên 525.200 đồng. Đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh rau, hoa. Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về phát triển rau sạch.
Tồn tại
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có trình độ sản xuất hàng hoá thấp kém, tính chất độc canh, quảng canh, tự cấp tự túc còn nặng nề. Bên cạnh một số vùng chuyên canh đã hình thành trên cơ sở các lợi thế, nhìn chung sản xuất nông nghiệp Hà Nội, xét tính chất sản xuất, vẫn chưa tiến xa hơn so với giai đoạn trước đây được bao nhiêu, dù rằng về sản lượng có chuyển biến rõ nét. Theo đánh giá, hiện nay đại bộ phận đất nông nghiệp vẫn dành cho trồng lúa (73,21%); 12,32% là đất trồng màu, cây công nghiệp; chỉ có 0,2% là đất trồng cỏ, chăn nuôi; đất trồng cây lâu năm chiếm 0,04%…Qua phân bổ diện tích đất nông nghiệp cho thấy thu nhập và đời sống của nông dân vẫn phụ thuộc nhiều vào cây lương thực.
Cơ cấu nông nghiệp hiện tại rõ ràng chưa phải là một cơ cấu có hiệu quả. Sự đóng góp của các sản phẩm nông nghiệp vào sản phẩm quốc dân chưa thể hiện việc phát huy thế mạnh của tiềm năng sinh học đa dạng của Thủ đô.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa gắn chặt với việc xây dựng nông thôn mới.
*Ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ có tỷ trọng GDP cao, song những lĩnh vực dịch vụ “hiện đại” có tác dụng hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển như: tài chính, tín dụng; hoạt động khoa học công nghệ; giáo dục, đào tạo còn chiếm tỷ trọng nhỏ,thậm chí lĩnh vực dịch vụ khoa học công nghệ còn giảm tỷ trọng từ 2,51% năm 1997 xuống còn 1,96% năm 2001; lĩnh vực vận tải kho bãi, thông tin liên lạc cũng giảm từ 15,75% năm 1997 xuống còn 11,79% năm 2001. Rõ ràng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ của Hà Nội trong giai đoạn 1997-2001 không đáp ứng được yêu cầu đi vào phát triển các lĩnh vực dịch vụ hiện đại mà một nền kinh tế phát triển đòi hỏi.
Bảng 18: Giá trị các ngành của ngành dịch vụ (1997-2001)
Đơn vị: triệu đồng
Ngành
1995
1998
1999
2000
2001
Dịch vụ
6.672.248
10.232.505
15.221.548
17.170.374
19.068.390
Du lịch
884.641
1.049.869
1.041.154
1.211.389
13.824.615
Tài chính, tín dụng
290.438
384.433
538.843
626.947
820.355
Thương mại và các dịch vụ khác
7.756.297
10.611.479
13.641.551
15.872.038
16.423.420
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội.
Bảng 19: cơ cấu ngành dịch vụ của Hà Nội.
Đơn vị: %
Ngành
1995
1998
1999
2000
2001
Dịch vụ
100
100
100
100
100
Du lịch
9,90
8,72
6,84
6,80
7,10
Tài chính, tín dụng
3,25
3,19
3,54
3,48
2,90
Thương mại, dịch vụ khác
86,84
88,09
89,62
89,72
90,00
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội.
Thành tựu:
- Cơ cấu hoạt động thương mại dịch vụ đnag chuyển dịch phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế mở.
- Các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng phản ánh trình độ phát triển và phục vụ hữu hiệu phát triển kinh tế trong nước.
- Các hoạt động dịch vụ sản xuất và đời sống ngày càng đa dạng hơn. Nếu trước đây hoạt động dịch vụ bị coi nhẹ và mang nặng tính chất “phục vụ” thì trong điều kiện cơ chế quản lý mới hoạt động dịch vụ thực sự được coi là một lĩnh vực kinh doanh với nhiều hình thức đa dạng và được phát triển mạnh mẽ.
Tồn tại
Bên cạnh những thành tựu như đã kể trên, sự phát triển của ngành dịch vụ đã bộc lộ một số tồn tại:
- Sự phát triển thương mại dịch vụ chưa gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của các ngành kinh tế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh tế quốc dân.
- Về nguyên tắc, việc đầu tư phát triển thương mại dịch vụ phải dựa trên cơ sở các ngành sản xuất và có tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành ấy. Trên thực tế sự thiếu gắn bó trong phát triển thương mại dịch vụ với các ngành khác thể hiện trên các khía cạnh:
+ Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh chưa thực sự hợp lý so với cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng của toàn xã hội. Xu hướng tập trung vào những mặt hàng có lợi nhuận cao.
+ Hệ thống dịch vụ phát triển mạnh nhưng chủ yếu hướng vào dịch vụ sinh hoạt. Dịch vụ sản xuất có rủi ro cao ít được đầu tư.
+ Tuy phát triển với tốc độ cao nhưng hoạt động thương mại dịch vụ vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu.
+ Hệ thống cơ sở vật chất của hoạt động thương mại dịch vụ thấp kém, mức đầu tư cho thương mại dịch vụ chưa đảm bảo cho nhu cầu phát triển, Hà Nội chưa có trung tâm thương mại nào đạt trình độ hiện đại đảm đương trách nhiệm là đầu mối giao lưu trao đổi hàng hoá trong nước và quốc tế.
+ Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại lớn và ngày càng gia tăng nhưng trình độ chuyên môn, khả năng tiếp thị và am tường luật pháp còn yếu, trình độ văn minh thương mại hiện đại thấp. Điều đó đã hạn chế khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xây dựng hệ thống thương mại – dịch vụ hiện đại.
5.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư theo ngành
5 năm qua, cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở Hà Nội có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, cho phát triển dịch vụ ngày cao. Quy mô vốn đầu tư cho nông – lâm nghiệp và thuỷ sản từ 140,6 tỷ đồng tăng lên 195,3 tỷ đồng năm 2001, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,56%/ năm, tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực này đã tăng từ 1,08% năm 1997 tăng lên 1,46% năm 2001 thể hiện sự quan tâm của thành phố trong đầu tư phát triển nông thôn ngoại thành nhằm giảm sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nội thành và ngoại thành. Quy mô vốn đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ từ 5.827 tỷ đồng đã tăng lên 8.477 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,82% năm, làm cho cơ cấu vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng từ 44,75% năm 1997 lên 63,37% năm 2001. Đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp – xây dựng giảm từ 7.053,3 tỷ đồng năm 1997 xuống còn 4.707,7 tỷ đồng năm 2001, tốc độ giảm bình quân – 9,63%/năm, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành này giảm từ 54,17% năm 1997 xuống còn 35,17% năm 2001. Như vậy trên thực tế cơ cấu đầu tư của Hà Nội đã không thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Thủ đô. Chúng ta đều biết, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì trong ba khu vực của nền kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, khu vực công nghiệp là khu vực cần nhiều vốn để đầu tư máy móc, thiết bị hơn so với sản xuất nông nghiệp hay các hoạt động thương mại, dịch vụ. Việc thiếu tập trung vốn đầu tư cho ngành công nghiệp Thủ đô trong 5 năm qua đã hạn chế rất nhiều khả năng đầu tư chiều sâu trong các ngành công nghiệp chế biến, và đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp mới, các ngành công nghiệp mũi nhọn mà Thành phố mong muốn phát triển.
Bảng 20: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phân theo
ngành của Hà Nội giai đoạn 1997-2001
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
I. Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)
13021
15436
13326
11198
13377
1. Nông -lâm –thuỷ sản
140,6
150,5
159,5
163,4
195,3
2. Công nghiệp –xây dựng
7053,3
8141,4
7510,2
3937,9
4701,7
3. Dịch vụ
5827
7144,1
5656,6
7096,7
8477,0
Trong đó:
Thương nghiệp, khách sạn
2517,7
3011,1
1640,7
735,0
3461,9
- Vận tải TT liên lạc
2451
2385
1295,9
2089,1
1395,5
- KD tài sản và DV tư vấn
618,6
729,6
1129,9
2269,3
1458,6
- Phục vụ cá nhân và cộng đồng
161,2
653,7
1058,4
1389,2
1745,7
II. Tốc độ tăng hàng năm (%/năm)
18,55
-13,67
-15,97
19,46
1. Nông-lâm-thuỷ sản
7,04
5,78
2,64
19,46
2. Công nghiệp-xây dựng
15,43
-7,75
-47,57
19,47
3. Dịch vụ
22,60
-20,82
14,46
19,45
Trong đó:
- Thương nghiệp, khách sạn
19,60
-45,54
-55,20
371,01
- Vận tải TT liên lạc
-2,69
-45,66
61,90
-33,49
- KD tài sản và DV tư vấn
17,94
54,87
100,84
-34,53
- Phục vụ cá nhân và cộng đồng
305,58
61,88
31,25
25,66
III. Cơ cấu (%)
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1. Nông-lâm-thuỷ sản
1,08
0,97
1,19
1,46
1,22
2. Công nghiệp-xây dựng
54,17
52,74
56,36
35,17
47,24
3. Dịch vụ
44,75
46,28
42,45
63,37
51,54
Trong đó:
- Thương nghiệp, khách sạn
19,34
19,51
12,31
6,56
25,88
- Vận tải TT liên lạc
18,82
15,45
9,72
18,74
10,43
- KD tài sản và DV tư vấn
4,75
4,73
8,48
20,27
11,11
- Phục vụ cá nhân và cộng đồng
1,24
4,24
7,94
12,41
13,05
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
Đầu tư vào dịch vụ tuy tăng cả về quy mô, tốc độ và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố. Song mới chú ý đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ thông thường ( bình quân 5 năm qua, riêng nhóm các dịch vụ thương nghiệp, khách sạn, vận tải, thông tin liên lạc, kinh doanh tài sản, phục vụ cá nhân và cộng đồng đã chiếm 94,25% tổng đầu tư cho toàn ngành dịch vụ ).
Các loại dịch vụ hiện đại mang tính hỗ trợ nền kinh tế phát triển như dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo chưa được chú trọng đầu tư.
Nghiên cứu cơ cấu vốn Nhà nước đầu tư XDCB của địa phương cũng thấy tình hình là vốn dành cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với vốn đầu tư cho phát triển các ngành dịch vụ. Tính chung cả giai đoạn 1997-2001, tỉ trọng vốn đầu tư Nhà nước của địa phương đầu tư XDCB cho nông nghiệp chiếm 5,03%, cho công nghiệp chỉ chiếm 11,14% trong khi vốn đầu tư cho các ngành dịch vụ chiếm tơí 83,83% tổng đầu tư của nguồn vốn này.
Bảng 21: Quy mô cơ cấu vốn Nhà nước đầu tư XDCB
của địa phương giai đoạn 1997-2001
Quy mô
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Tổng số
4151567
100,00
I. Nông – lâm nghiệp – thuỷ sản
208816
5,03
1. Nông – Lâm nghiệp
201352
4,85
2. Thuỷ sản
7464
0,18
II. Công nghiệp
462594
11,15
1. Công nghiệp khai thác mỏ
2800
0,07
2. Công nghiệp chế biến
106966
2,58
3. SX phân phối điện, khí đốt, nước
339290
8,17
4. Xây dựng
13538
0,33
III. Dịch vụ
3480157
83,83
1. Khách sạn, nhà hàng
10057
0,24
2. Kho bãi, vận tải, thông tin liên lạc
940347
22,65
3. HĐ khoa học, công nghệ
20154
0,49
4. HĐ liên quan đến KD tài sản và tư vấn
200178
5,62
5. Quản lý Nhà nước và ANQP
106326
2,56
6. Giáo dục và đào tạo
247649
5,97
7. Y tế và HĐ cứu trợ xã hội
105666
2,55
8. Hoạt động văn hoá, thể thao
266355
6,42
9. HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng
1550425
37,35
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
Trong công nghiệp, chủ yếu đầu tư cho sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước, đầu tư cho công nghiệp chế biến chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Trong dịch vụ, đầu tư chủ yếu được tập trung cho lĩnh vực truyền thống cho vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, cho các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng. Các lĩnh vực dịch vụ hiện đại như tài chính, ngân hàng, hoạt động khoa học, công nghệ chưa được chú trọng đầu tư.
Trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp hầu như không thay đổi về tỷ trọng đối với vốn đăng kí và tăng về vốn thực hiện từ 37,12% năm 1997 lên 38,27% năm 2001. song xét về cơ cấu vốn đầu tư thì đầu tư cho nông nghiệp và công nghiệp cũng chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với đầu tư cho dịch vụ.
Bảng 22: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành từ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội giai đoạn 1997-2001
1997
1998
1999
2000
2001
I. Vốn đăng ký
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1. Nông-lâm nghiệp
0,03
0,02
0,02
0,03
0,03
2. Công nghiệp-xây dựng
17,26
15,32
16,55
15,65
16,31
3. Dịch vụ
82,21
84,65
83,43
84,32
83,67
- Khách sạn, nhà hàng
14,89
15,40
13,53
13,31
14,22
- KD tài sản và tư vấn
51,64
50,10
48,32
46,06
48,87
- Lĩnh vực khác
16,18
19,15
21,58
24,96
19,92
II. Vốn thực hiện
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1. Nông-lâm nghiệp
0,15
0,11
0,09
0,08
0,08
2. Công nghiệp-xây dựng
37,12
31,37
32,89
38,85
38,27
3. Dịch vụ
62,73
68,52
67,02
61,07
61,65
- Khách sạn, nhà hàng
20,87
31,11
31,21
30,31
29,48
- KD tài sản và tư vấn
12,01
16,84
16,56
14,93
16,70
- Lĩnh vực khác
29,86
20,56
19,25
15,47
15,47
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
Về vốn đăng kí, đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 0,03% so với tổng số, đầu tư cho công nghiệp giảm từ 17,26% năm 1997 xuống còn 15,65% năm 2000 rồi lên 16,9% năm 2001, trung bình cả giai đoạn là 16,3%, đầu tư cho dịch vụ từ 82,71% năm 1997 tăng lên 84,32% năm 2000 và 83,07% năm 2001, bình quân cả giai đoạn là 83,67%.
Về vốn thực hiện, vốn đầu tư cho nông nghiệp từ 0,15% năm 1997 giảm xuống còn 0,08% năm 2001, bình quân cả giai đoạn đạt 0,1%, đầu tư cho công nghiệp tăng từ 37,12% năm 1997 lên 38,27% năm 2001, trung bình cả giai đoạn là 35,91%, đầu tư cho dịch vụ từ 62,73% năm 1997 tăng lên 68,52% năm 1998, và 67,02% năm 1999 rồi giảm xuống 61,65% năm 2001, bình quân cả giai đoạn là 63,99%.
Trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài, lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng chiếm tỷ trọng khá cao, trung bình cả giai đoạn vốn thực hiện chiếm tới gần 1/3 tổng vốn đầu tư nước ngoài.
6. Cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư
Nghiên cứu cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư ở Hà Nội, nhận thấy đầu tư ở Hà Nội trong những năm qua đang thiên về phát triển kinh tế theo bề rộng, thiên về số lượng. Khi lựa chọn và quyết định đầu tư, thành phố đã ít quan tâm đến khả năng sinh lời và khả năng hoàn trả vốn đầu tư của từng dự án, chưa coi trọng mức độ hiện đại của công nghệ, chưa quan tâm đến kết cấu ngành và kết cấu kỹ thuật của vốn đầu tư. Tỷ trọng vốn xây lắp còn quá lớn (bình quân khoảng 50% tổng vốn đầu tư ). Trong khi đó, vốn thiết bị, một trong những chỉ tiêu thể hiện trình độ hiện đại của công nghệ, lại quá nhỏ (thường chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư ). Với cách thức đầu tư như vậy, ta không thể có đủ khả năng kỹ thuật cần thiết tối thiểu để chống tụt hậu, thiếu khả năng chống đỡ, ứng phó với các tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài suy giảm.
Đáng chú ý là do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến các yếu kém trong xây dựng dự án, trong quản lý đầu tư XDCB , nhất là trong đầu tư XDCB các công trình thuộc nguồn vốn Nhà nước, tệ nạn lãng phí, nạn móc ngoặc trong XDCB, kể cả việc phải chịu đựng các áp lực từ phía các nhà tài trợ, cho vay khi kí hợp đồng vay vốn và hợp đồng cung cấp máy móc, thiết bị… Những điều đó đã và đang góp phần làm tăng tỉ trọng “ chi phí xây dựng cơ bản khác” trong tổng đầu tư, đó cũng là điều được quan tâm xử lý.
Bảng 23: Cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư XDCB của
địa phương giai đoạn 1997-2001
Đơn vị tính: %
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1. Xây lắp
39,48
37,10
31,75
51,47
58,68
2. Thiết bị
7,69
27,39
8,05
19,88
8,76
3. Kiến thiết cơ bản khác
51,47
35,50
60,20
28,64
32,59
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
7. Hiệu quả đầu tư tính bằng hệ số ICOR
Hệ số ICOR là chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, được tính toán trên cơ sở so sánh mức đầu tư với lượng GDP tăng thêm hàng năm.
áp dụng công thức tính ICOR như đã trình bày ở chương I:
D Vốn đầu tư
ICOR =
Mức tăng GDP
, căn cứ tổng vốn đầu tư và mức tăng GDP hàng năm tính được hệ số ICOR ở Hà Nội giai đoạn 1997-2001 như thể hiện ở biểu dưới. Kết quả tính toán ở biểu cho thấy, trong 5 năm qua, hiệu quả đầu tư ở Hà Nội thể hiện bằng hệ số ICOR có xu hướng giảm dần (thể hiện sự tăng lên của hệ số ICOR ). Hệ số ICOR chung năm 1997 là 4,7 tăng 5,6 năm 1998 rồi giảm xuống 3,3 năm 1999 rồi 3,8 năm 2000 và năm 2001 là 5,3.
Trong các ngành kinh tế thì đầu tư cho nông nghiệp có ICOR thấp nhất, bình quân cả giai đoạn ICOR của nông nghiệp là 3,2 %, ngành dịch vụ có hệ số ICOR cả giai đoạn là 4,2; ngành công nghiệp –xây dựng là ngành có hệ số ICOR cao nhất, bình quân cả giai đoạn là 4,8 so với bình quân ICOR chung là 4,4.
Bảng 24: Diễn biến tổng vốn đầu tư, GDP tăng thêm và hệ số ICOR theo ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1997-2001.
1997
1998
1999
2000
2001
I. Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)
13020,9
15436,0
13326,0
11198,0
13377,0
1. Nông-l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37008.doc