Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư những kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó

 

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ, ĐẦU TƯ TÍN DỤNG VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 1

1. khái niệm và bản chất của đầu tư 1

1.1 Khái niệm 1

1.2 Bản chất của đầu tư 1

2. Vai trò của đầu tư đối với sự phát triển kinh tế xã hội 2

2.1 Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế 2

AD = I + G +C +( X- M ) 2

2.2 Đầu tư có tác động hai mặt đến sư ổn định kinh tế. 3

2.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. 3

2.4. Đầu tư có ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4

2.5. Đầu tư sẽ tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước 4

3. Đầu tư tín dụng 5

3.1Đặc điểm của đầu tư tín dụng 5

3.2 Vai trò của đầu tư tín dụng 6

3.3 Hiệu quả của đầu tư tín dụng 8

4. Dự án đầu tư : 10

II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 10

1. Khái niệm và sự cần thiết thẩm định dự án đầu tư. 10

1.1 Khái niệm 10

1.2 Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư 12

2. Ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư 13

3.Phương pháp thẩm định dự án đầu tư. 13

3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự . 13

3.2 Thẩm định theo phương pháp so sánh các chỉ tiêu. 14

4.Nội dung thẩm định dự án đầu tư 16

4.1.Thẩm định về điều kiện pháp lý của dự án 16

NPV = - 21

= -Ivo + 21

IRR = r1+ ( r2-r1) 21

III. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI- VAI TRÒ CỦA THẨM ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 23

1. Ngân hàng thương mại 23

2. Vai trò của thẩm định đối với hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng. 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG No& PTNT LÁNG HẠ. 28

I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT LÁNG HẠ. 28

1.Sự ra đời của ngân hàng nông nghiệp và PTNT Láng Hạ. 28

1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ. 29

2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ trong thời gian qua. 31

II.CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT LÁNG HẠ. 37

A.Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ. 37

2. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng. 38

3.Thẩm định dự án đề nghị vay vốn. 40

B. Hiện trạng thẩm định dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty Long Giang. 44

1.Báo cáo thẩm định dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty Long Giang. 44

2. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư mua máy khoan cọc nhồi của công ty Long Giang. 55

III. ẢNH HƯỞNG CỦA THẨM ĐỊNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG No& PTNH LÁNG HẠ. 58

IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PTNT LÁNG HẠ. 60

1. Những thành tựu đã đạt được 60

2. Những hạn chế còn tồn đọng. 62

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PTNT LÁNG HẠ 65

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NO&PTNT LÁNG HẠ TRONG THỜI GIAN TỚI 65

1.Định hướng phát triển của Ngân hàng No&PTNT VN trong thời gian tới. 65

2.Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ trong giai đoạn tới. 65

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO&PTNT LÁNG HẠ. 67

1.Giải pháp về quy trình và các phương pháp thẩm định. 67

2.Giải pháp về thông tin. 70

3. Giải pháp về con người. 73

4.Giải pháp về việc hỗ trợ trong công tác thẩm định. 76

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 76

1. Kiến nghị đối với nhà nước. 76

2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 77

3. Kiến nghị với ngân hàng Ngân hàng No&PTNT VN 78

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư những kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hút vốn đang là thế mạnh của chi nhánh. Trong thời gian qua chi nhánh đã đạt được sự tăng trưởng mạnh về huy động vốn, điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Láng Hạ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng nguồn vốn huy động 232930 857844 1142652 2000000 2630000 I. Phân theo thời gian 1. Tiền gửi không kỳ hạn 197990 91789 353652 425000 468800 2. Tiền gửi có kỳ hạn 34940 766055 789000 1575000 2161200 -Kỳ hạn dưới 12 tháng 34940 723163 620000 846000 1586800 - kỳ hạn trên 12 tháng 42892 169000 729000 574400 II. Phân theo loại tiền Nguồn vốn nội tệ 221912 771802 985842 1714000 2276000 2. Nguồn vốn ngoại tệ 11018 86042 156810 286000 354000 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 1997,1998,1999,2000,2001 của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ) Qua bảng 1 ta có thể thấy được Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ đã đạt được mức tăng trưởng cao trong việc huy động vốn, tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm từ năm 1997 đến năm2001và có sự chuyển biến theo hướng tích cực của cơ cấu nguồn vốn, thể hiện ở việc tăng dần tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động từ 15% năm 1997 lên 82.175% năm2001, điều đó chứng tỏ uy tín của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và tăng cường, thu hút được đông đảo tiền gửi của khách hàng điều này đã làm cho nguồn vốn của chi nhánh tăng một cách ổn định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đặc biệt là có sự tăng lên của tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng từ con số 0% năm 1997 lên đến 36.45% năm 2000. Đây là nguồn tiền Ngân hàng huy động để cho vay trung và dài hạn nên phần nào đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng.Bên cạnh đó tiền gửi không kỳ hạn với số lượng ngày càng tăng chủ yếu là từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp và dân cư thể hiện tích cực trong việc mỏ rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện phát triển khách hàng giao dịch thường xuyên tạo ra thu nhập ổn định trong Ngân hàng. Từ việc phân nguồn vốn theo loại tiền ta thấy chi nhánh huy động tiền gửi bằng nội tệ là chủ yếu chiếm khoảng 86%-87% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn ngoại tệ tuy chi nhánh huy động được ít nhưng đã có sự tăng trưởng giữa các năm với con số tuyệt đối từ 11018 triệu đồng năm 1997 đến năm 2001 đã tăng lên 354000. Sự biến động của tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Tình hình biến động nguồn vốn của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng nguồn vốn huy động 232930 857844 1142652 2000000 2630000 Biến động nguồn vốn huy động 0 +624914 +284808 +857348 +630000 Tỷ lệ biến động nguồn vốn 0% +268.284% +33.2% +75.031% +31.5% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 1997,1998,1999,2000,2001 của ngân hàng No&PTNT Láng Hạ) Qua bảng trên ta thấy hoạt động huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan được thể hiện cụ thể ở các năm như sau: Đầu năm 1997 chi nhánh nhận bàn giao từ bàn tiết kiệm của Ngân hàng phục vụ người nghèo là 11 tỷ đồng, sau một năm hoạt động tổng số vốn huy động được lên tới 232.93 tỷ tăng 221.93 tỷ so với đầu năm. Đây quả là một kết quả đáng khích lệ đối với một chi nhánh mới thành lập và hoạt động trong thời gian cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra như chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ. Năm 1998 Tổng nguồn vốn đạt 857.844 tỷ đồng tăng 3.683 lần so với năm 1997 và 2.86 lần so với kế hoạch đề ra trong năm. Nguồn vốn huy động bình quân đầu người năm 1998 đạt 18.648 tỷ đồng tăng 11.78 tỷ so với năm 1997. Năm 1999 Tính đến hết ngày 31/12/1999 tổng nguồn vốn huy động đạt 1142.652 tỷ đồng tăng 33.2% so với năm 1998 và tăng 13% so với kế hoạch đề ra, bình quân huy động được 30.5 tỷ trên một cán bộ viên chức tăng 63.55% so với năm 1998. Năm 2000 Tổng nguồn vốn huy động đạt 2000 tỷ tăng 75.031% so với năm 1999 và tăng 43% so với kế hoạch năm. bình quân mỗi cán bộ trong chi nhánh huy động được 34.48 tỷ tăng 13.058% so với năm 1999. Năm 2001 Tổng nguồn vốn huy động đã đạt được 2630 tỷ tăng 31.5% so với cùng kỳ năm 2000. Đạt được những kết quả trên đây là do chi nhánh đã thực hiện tốt chiến lược khách hàng, nâng cao chiến lược phục vụ khách hàng, phát triển các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, thường xuyên nắm bắt và điều chỉnh kịp thời các mức lãi suất đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh. Những kết quả thu được trong hoạt động huy động vốn trên đây đã có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của một chi nhánh trẻ. Tuy nhiên lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế chưa được khai thác còn nhiều, Ngân hàng cần thực hiện tốt hơn nữa chiến lược khách hàng, nâng cao uy tín của mình nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. 3.2. Tình hình sử dụng vốn. Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ chủ yếu là hoạt động tín dụng. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho chi nhánh. Thời gian qua, chi nhánh đã mở rộng phạm vi cho vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn điều này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: Tình hình biến động cho vay của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng dư nợ 80776 520899 661000 1030000 Biến động dư nợ 0 + 440123 +140101 +369000 Tỷ lệ biến động dư nợ 0% +544.87% +26.9% +55.82% Theo bảng 3 và bảng 4 ta thấy hoạt động tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ đã phát triển theo xu hướng tích cực đạt mức tăng trưởng tín dụng cao. Đặc biệt là trong năm 2000, khi mà toàn ngành ngân hàng đều bị ứ đọng vốn thì chi nhánh vẫn đạt được đầu ra cao 661000 triệu đồng, chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đi đúng hướng. Theo bảng 3 dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm, dư nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ chi nhánh đã phát triển được mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp lớn, chi nhánh cũng đã chú trọng đầu tư vào các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hỏi thời gian thu hồi vốn dài, điều này cũng nói lên việc chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, đã tạo điều kiện cho cac doanh nghiệp đó phát triển. Tuy nhiên với tỷ lệ cho vay trung và dài hạn cao như năm 2000 chiếm 75.2% và năm 2001 chiếm 80.87% cũng cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như thời gian thu hồi vốn dài. Bảng 3: Tình hình cho vay của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ tín dụng 80776 100 520899 100 661000 100 1030000 100 1.Phân theo TPKT -Cho vay với DNQD 70840 87.7 518655 99.57 653000 98.8 978500 95 -Cho vay với DNNQD 9629 11.92 1496 0.29 7000 1.06 49440 4.8 -Cho vay khác 307 0.38 748 0.14 1000 0.14 2060 0.2 2.Phân theo thời gian -Cho vayngắn hạn 60582 75 182314.7 35 164000 24.8 197000 19.13 Cho vay trung, dài hạn 20.194 25 338584.3 65 49000 75.2 833000 80.87 -vay bằng nội tệ 51697 64 125015.8 24 361000 54.61 610000 59.2 -Vay bằng ngoại tệ 29079 36 395883.2 76 300000 45.39 420000 40.8 ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh các năm 1998,1999,2000,2001 của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ) Cũng qua bảng 3 việc phân dư nợ theo thành phần kinh tế cho biết Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ mới chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp quốc doanh ( chiếm hơn 90% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ). Trong khi đó, khu vực ngoài quốc doanh là một thị trường đầy tiềm năng của Ngân hàng, nhu cầu sử dụng vốn của khu vực này là rất lớn, nhưng vẫn chưa được Ngân hàng đầu tư mạnh mà chỉ đầu tư dè chừng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vaycủa ngân hàng. Năm 1999 tỷ lệ này là 0.2% đến năm 2001 cho vay đối với khu vực này có tăng nhưng chỉ ở mức thấp chiếm 4.8% trong tổng dư nợ năm 2001. Do đó đòi hỏi phải có sự đầu tư cân đối và hiệu quả trong cho vay đối với các thành phần kinh tế hơn nữa nhằm thúc đẩy sự phát triển đồng bộ. Tuy nhiên xét một cách tổng quát, hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ đã đạt được những mức tăng trưởng cao. Có được kết quả trên là do : Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh doanh của hội đồng quản trị giải pháp điều hành của tổng giám đốc Ngân hàng No &PTNTVN. Chi nhánh thường xuyên tiếp cận , bám sát các dự án lớn thuộc mục tiêu chiến lược của chính phủ, các ngành nhằm phối hợp với khách hàng tìm ra giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư . Giữ vững, củng cố và phát triển có hiệu quả quan hệ tín dụng rút ngắn thời gian giải quyết các giao dịch cụ thể đúng chế độ tín dụng nên đã tạo điều kiện cho việc giải ngân nhanh, kịp thời vốn cho các đối tượng khách hàng. Đặc biệt đạt được kết quả trên phần nhiều là do Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thẩm định dự án đầu tư. Một công việc có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. II.Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ. A.Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ. Thẩm định dự án đầu tư là một phần không thể thiếu trong quy trình cho vay của Ngân hàng.Thẩm định chính là việc tổ chức xem xét một cách khách quan khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới tính khả thi của dự án và xác định khả năng trả nợ của bên vay để đưa ra quyết định có cho vay vốn hay không. Đây là một công việc phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng bởi những số liệu đưa ra phân tích xem xét chỉ là những số liệu dự đoán trong tương lai. Tuy nhiên nếu như chúng được xem xét một cách khoa học thì sẽ đem lại độ tin cậy cao. Trên tinh thần đó Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ đã tiến hành thẩm định dự án đầu tư theo văn bản hướng dẫn thẩm định cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng No&PTNT VN. Các căn cứ để thẩm định dự án: Hồ sơ pháp lý:Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà cần có các giấy tờ như quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp , giấy đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng biên bản giao vốn góp vốn cùng với các giấy tờ khác theo quy dịnh của pháp luật. Hồ sơ kinh tế: Bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần nhất và kỳ gần nhất Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, dự án phương án sản xuất kinh doanh, bản sao các hợp đồng mua bán thanh toán có liên quan đến dự án . Trên cơ sở ba hồ sơ đó khách hàng đưa cho chi nhánh để xin vay vốn, chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định theo trình tự sau: 1.Thẩm định tư cách pháp lý. Căn cứ vào hồ sơ pháp lý Ngân hàng tiến hành xem xét kiểm tra tính hợp pháp , hợp lệ của các giấy tờ nhằm chứng minh tư cách pháp lý của khách hàng, giúp Ngân hàng biêtd được lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như người chịu trách nhiệm chính đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng. Để thẩm định khả năng tài chính của khách hàng Ngân hàng tiến hành xem xét : -Xem xét nguồn vốn chủ sở hữu đưa ra nhận xét về việc tăng giảm vốn chủ sở hữu có hợp lý hay không. Xem xét kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước , quý trước là lãi hay lỗ. Xem xét tình hình công nợ phải trả và các nghĩa vụ khác có hợp lý hay không. Để đưa ra nhận xét về khả năng tài chính của doanh nghiệp ngoài việc xem xét những điều trên, Ngân hàng còn tính toán các chỉ tiêu phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp đó là: Khả năng thanh toán hiện hành Tổng tài sản lưu động Khả năng thanh toán hiện hành = >=1 Tổng nợ ngắn hạn Tỷ lệ này lớn hơn 1 là bình thường và càng cao càng tốt. Nếu nhỏ hơn 1 phản ánh khả năng thanh toán yếu, không đảm bảo được trả nợ vốn vay. Khả năng thanh toán nhanh Vốn bằn tiền +các khoản phải thu ngắn hạn khác Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn NH +các khoản phải Và các tổ chức khác trả khác Tỷ lệ này lớn hơn 0.5 là tốt. Nếu nhỏ hơn 0.5 sẽ khó khăn trong việc thanh toán. Khả năng thanh toán cuối cùng TS có LĐ+ TS thiếu chờ xử lý+ chênh lệch tỷ giá chưa xử lý Khả năng thanh toán = Cuối cùng Nợ ngắn hạn NH + Các khoản phải trả khác Và các tổ chức khác Tỷ lệ này lớn hơn 1 là bình thường, nếu nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất xấu. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Lãi thuần Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = *100% Doanh thu thuần Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Doanh lợi vốn tự có: Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi vốn tự có = *100% Vốn tự có bình quân năm Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tự có, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Trên đây là những chỉ tiêu chính dùng để phân tích khả năng tài chính của khách hàng, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà chi nhánh sẽ sử dụng thêm một số chỉ tiêu khác nữa. 3.Thẩm định dự án đề nghị vay vốn. a.Thẩm định tài chính của dự án Xác định tổng mức vốn đầu tư: Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định bao gồm máy móc thiết bị và công nghệ ( cả thuế nhập khẩu và các chi phí khác có liên quan), xây dựng cơ bản, lãi phải trả trong xây dựng cơ bản và các chi phí khác. Vốn lưu động bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền lương,giá trị phụ tùng thành phẩm tồn kho, hàng hoá bán chịu, chi phí đột xuất… Việc xác định lại tổng mức đầu tư sẽ giúp cho Ngân hàng biết được các chi phí đầu tư này có phù hợp hay không, cơ cấu nguồn vốn của dự án có hợp lý hay không. Tính toán mức cho vay, thời gian cho vay và thời gian trả nợ: Mức cho vay= tổng nhu cầu vốn của DA- Vốn tự có của DN- Vốn khác(nếu có) Thời hạn cho vay= thời gian XDCB + Thời gian trả nợ Mức cho vay Thời hạn trả nợ = KH cơ bản+LN+Nguồn khác (nếu có) Việc tính toán các chỉ tiêu trên giúp cho chi nhánh xem xét mức cho vay là bao nhiêu, thời hạn trả nợ của dự án đến bao giờ, từ đó mới yêu cầu khách hàng trả nợ trong vòng bao nhiêu năm và yêu cầu khách hàng có kế hoạch trả nợ phù hợp theo thời hạn quy định ở trên. Việc phân tích về mặt tài chính của dự án như trêngiúp cho ngân hàng thấy được tính đầy đủ, khả thi của một kế hoạch tài chính cho một dự án đầu tư. Để xem xét tính khả thi của toàn dự án Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ đã tiến hành phân tích hiệu quả của dự án. b.Phân tích hiệu quả của dự án: Hiệu quả của dự án bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Xác định hiệu quả tài chính: hiệu quả tài chính của dự án được thể hiện trong việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính như: Giá trị hiện tại thuần của dự án, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…. Giá trị hiện tại thuần của dự án ( NPV) là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng lợi ích và giá trị hiện tại của dòng chi phí đã được chiết khấu với mức lãi suất thích hợp. NPV= -Ivo + Trong đó Ivo : Tổng số vốn đầu tư ban đầu Bi : Khoản thu của năm i Ci : Khoản chi phí của năm thứ i n : Số năm dự án sẽ hoạt động SV : Giá trị còn lại của dự án r : tỷ suất chiết khấu được chọn Nếu NPV >0 thì dự án có lãi và ngân hàng có thể yên tâm đầu tư vốn của mình vào dự án đó. Nếu NPV = 0 thì dự án hoà vốn, để quyết định có nên đầu tư vốn hay không ngân hàng còn phải kết hợp với việc xem đến mục tiêu của dự án và các chỉ tiêu khác. Nếu NPV<0 thì dự án bị lỗ và ngân hàng không thể mạo hiểm vốn của mình để đầu tư vào các dự án không khả thi đó. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( IRR): là mức lãi suất nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu chi của dự án về mạt bằng hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi tức là NPV=0. Đây là một chỉ tiêu cơ bản nó cho biết mức lãi suất mà dự án có thể đạt được. IRR= r1 +(r2 –r1) Trong đó r1, r2 là tỷ suất dùng để tính thu nhập thuần của dự án r1 là lãi suất làm cho NPV1 >0 và gần 0 nhất r2 là lãi suất làm cho NPV2 <0 vàgần 0 nhất r2> r1 IRR phản ánh mức lãi suất vay cao nhất mà dự án có thể chấp nhận được, nếu IRR>= r vay ngân hàng thì dự án có hiệu quả ngân hàng sẽ yên tâm khi đầu tư vốn cho dự án. nếu IRR <r vay ngân hàng thì dự án không có hiệu quả bởi lãi suất do dự án đem lại không đủ bù đắp cho lãi suất đi vay, ngân hàng sẽ kiên quyết không đầu tư vốn cho các dự án trên. Điểm hoà vốn: là điểm mà tại đó doanh thu đạt được chỉ bù đắp chi phí bỏ ra, tại đó doanh nghiệp sẽ chưa có lãi và cũng chưa bị lỗ. Điểm hoà vốn tính bằng đơn vị hiện vật: x= Trong đó x: sản lượng hoà vốn f: Tổng định phí p: Giá bán một sản phẩm v: Biến phí tính cho một sản phẩm Điểm hoà vốn tính bằng đơn vị giá trị: Oh =p*x =p Trong đó Oh là doanh thu hoà vốn. Chỉ tiêu này là cơ sở phối hợp với các chỉ tiêu khác tính ở trên để phân tích mức độ khả thi và hiệu quả của dự án. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng lựa chọn những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính khác nhau cho phù hợp với từng dự án giúp Ngân hàng định giá chính xác , sâu sắc hiệu quả kinh tế của dự án. Hiệu quả xã hội của dự án: Việc phân tích hiệu quả xã hội của dự án chính là việc phân tích để thấy được những lợi ích về kinh tế xã hội do dự án đem lại. Việc phân tích tập trung vào một số nội dung như: Dự án có nằm trong mục tiêu ưu tiên phát triển của chính phủ, của ngành của địa phương hay không. Tính toán các chỉ tiêu phản ánh những đóng góp của dự án vào làm tăng khối lượng sản phẩm cho xã hội (NVA, NNVA) tăng việc làm cho người lao động,tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Dự án có tận dụng cá điều kiện sẵn có về điều kiện tự nhiên và xã hội sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có. Dự án có tạo điều kiện tiếp cận với ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước, cái thiện cơ cấu kinh tế vùng địa phương… c.Phân tích tính khả thi của dự án. Dự án khả thi chính là điều kiện để Ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn bởi khi cho vay điều Ngân hàng quan tâm nhất ở doanh nghiệp chính là khả năng trả nợ, nguồn vốn dùng trả nợ Ngân hàng chính là từ bản thân dự án. Do đó Ngân hàng cần quan tâm đến những vấn đề như thị trường của sản phẩm, công nghệ được sử dụng… Trước hết căn cứ vào kế hoạch trả nợ và khả năng tích luỹ của dự án, Ngân hàng sẽ xem xét khả năng trả nợ vốn vay của dự án.Sau đó Ngân hàng sẽ xem xét về thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm các nội dung như: Xem xét mô tả vắn tắt, ngắn gọn sản phẩm, dịch vụ của dự án về tính năng công dụng, kết cấu và những ưu điểm nổi bật. Đánh giá chung về tình hình thị trường sản phẩm: Như thị trường tiêu thụ dự kiến, cơ cấu khách hàng tiêu thụ, tổng nhu cầu của sản phẩm đó trong quá khứ, hiện tại và tương lai, đánh giá về các đối thủ cạnh tranh … Xem xét hệ thống và phương thức bán hàng : Hệ thống đại lý , phương thức bán hàng theo đơn đặt hàng hay theo hợp đồng, theo phương thức thanh toán. Đánh giá khả năng cung cấp đầu vào cho dự án. Tiếp đến xem xét về các công nghệ và tài sản cố định: Ngân hàng dựa vào các đánh giá của bộ KHCN&MT, các cơ quan quản lý ngành, kết quả thẩm định ở cấp nhà nước …Để đưa ra nhận xét về mức độ hiện đại của công nghệ, sự phù hợp của công nghệ với điều kiện thực tế và các yêu cầu sản xuất sản phẩm.Sự phù hợp về xây dựng cơ bản, mức độ hiện đại của máy móc thiết bị và các điều kiện bảo trì bảo dưỡng sau khi lắp đặt. Đây là một nội dung thẩm định khó yêu cầu cán bộ thẩm định, am hiểu về kỹ thuật, đối với dự án lớn trong quá trình thẩm tra về vấn đề này Ngân hàng thường thuê các chuyên gia để giúp Ngân hàng đánh giá đúng về nội dung này. Phân tích về tổ chức quản lý sản xuất. Ngân hàng thường tiến hành xem xét sự phù hợp về nội dung này theo từng dự án vì mỗi dự án đòi hỏi một cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất khác nhau. Nhưng nhìn chung Ngân hàng thường xem xét các nội dung như: Cơ cấu màng lưới tổ chức quản trị dự án, các phương thức điều hành, đánh giá về năng lực trình độ và khả năng quản lý của đội ngũ điều hành, đánh giá trình độ kỹ thuật của lực lượng lao động được sử dụng trong dự án. d. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay. Đây là nội dung thẩm định có tính chất tập trung của Ngân hàng bởi khi cho vay Ngân hàng thường đòi hỏi khách hàng phải có tài sản thế chấp nhằm giảm độ rủi ro cho Ngân hàng. Việc thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay giúp Ngân hàng đánh giá được giá trị thực của tài sản đó và kiểm tra tính hợp pháp của tài sản thế chấp tránh sự tranh chấp khi xử lý tài sản nếu rủi ro xảy ra. e. Đánh giá và kết luận. Tóm tắt lại toàn bộ những nội dung đã thẩm định theo những mẫu đã quy định sẵn trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị với người ra quyết định tín dụng về việc cho vay vốn đối với dự án của doanh nghiệp. Trên đây là toàn bộ những nội dung thẩm định cơ bản trong quá trình thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng No&PTNTVN đã ban hành mà chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ đã tiến hành việc thẩm định theo sát những nội dung trên. Để minh chứng cho công tác thẩm định tại chi nhánh, ta hãy xem xét việc thẩm định một dự án cụ thể qua báo cáo thẩm định của cán bộ thẩm định ở Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ.Đó chính là báo cáo thẩm định dự án đầu tư mở rộng sản xuất của công ty Long Giang. B. Hiện trạng thẩm định dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty Long Giang. 1.Báo cáo thẩm định dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty Long Giang. a. Thẩm định tư cách pháp lý của công ty Long Giang. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp: Công ty Long Giang. Trụ sở giao dịch: 539-Đường Minh Khai-Hai Bà Trưng-Hà Nội. Điện thoại : 8214476 Quyết định thành lập công ty số 2384/GP-UB ngày 23-6-1993 của UBND thành phố Hà Nội cấp. Vốn điều lệ ban đầu là 500000000đ Giấy phép đăng ký kinh doanh cấp ngày 24/6/1993 do uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp.Ngành nghề trong đăng ký kinh doanh là xây dựng gia công hàng hoá, thương mại. Người đại diện doanh nghiệp:Ông Trần Ngọc Tuấn giữ chức vụ giám đốc có trách nhiệm điều hành công việc của công ty và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Thời gian hoạt động là 30 năm kể từ tháng 6/1993. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp đã đầy đủ, mọi giấy tờ liên quan đều đúng và hợp lệ chứng tỏ doanh nghiệp đã có đầy đủ tư cách pháp nhân tham gia quan hệ tín dụng với chi nhánh. a.Phân tích tình hình tài chính của công ty Long Giang. Bảng 5:Bảng tổng kết tài sản của công ty Long Giang Đơn vị:Đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 7thángđầu/2001 I. Tổng nguồn vốn 36348058289 47721429467 56467099078 A. Nguồn vốn chủ sở hữu 16275893714 16726803814 24578345236 Vốn lưu động 9707251525 9831916224 9764894080 Vốn cố định 6568678189 6894887590 14813451156 B. Nợ phải trả 20072164575 30994625653 35875455935 Nợ ngắn hạn 16502164575 27594625653 32835455935 Vay ngắn hạn 4950649372 8574777403 9868404176 -Người mua trả tiền trước 6600865830 13194740993 15901617484 -Phải trả người bán 3135411269 4232492260 3304479145 - Thuế và các khoản phải trả 660086584 959081573 1433760172 -Phải trả khác 1155151520 633533424 2327194958 Nợ dài hạn 3570000000 3400000000 3400000000 - Vay dài hạn 3570000000 3400000000 3400000000 A.TSCĐ& đầu tư dài hạn 7158455198 8232223487 9749795227 -Tài sản cố định 6303741816 7377510105 8895081899 - Đầu tư tài chính dài hạn 854713382 854713382 854713382 B. TSLĐ& đầu tư ngắn hạn 29189603091 39487205980 46717303797 -Vốn bằng tiền 481298238 631827837 641058818 -Vật tư hàng hoá 14438947151 20802599685 22122660714 -Phải thu 14149033143 17624505054 21741496979 -TSLĐ khác 120324559 141521404 2212087186 II. Tổng tài sản 36348058289 47721429467 56467099078 ( Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ ) Đánh giá tình hình tài chính của công ty Long Giang: Tình hình nguồn vốn và cơ cấu sử dụng nguồn vốn: Qua bảng 5 ta có thể thấy nguồn vốn của công ty liên tục tăng từ năm 1999 đến 7 tháng đầu năm 2001 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những bước tiến triển tốt. Xét về cơ cấu nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm. Năm 1999 và 2000 vốn chủ sở hữu có sự tăng nhẹ từ 16275893714 lên 16726803814, nhưng 7 tháng đầu năm 2001 vốn chủ sở hữu có sự tăng lên đáng kể: 24578345236 qua xem xét sự tăng lên của nguồn vốn sở hữu này là phù hợp bởi doanh nghiệp có một số công trình nhận thầu nhưng chưa quyết toán và số vốn đó đã được đưa vào vốn chủ sở hữu. Nhìn chung với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng 5 chứng tỏ kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, tích luỹ của doanh nghiệp tăng lên. Mặt khác tổng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn đã vượt quá tổng tài sản cố định chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ một cách vững chắc, một phần vốn dài hạn được tài trợ cho tài sản lưu động. Trong cơ cấu tài sản ta thấy tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp( khoảng 80%) đây cũng là điều phù hợp vì công ty Long giang là công ty có lĩnh vực kinh doanh về xây dựng, gia công hàng hoá và thương mại, nhưng hoạt động chính của doanh nghiệp là thương mại. Kết quả kinh doanh của công ty Long Giang từ năm 1999 đến 7 tháng đầu năm 2001 được thể hiện qua bảng6 Bảng 6: Kết quả kinh doanh của công ty Long Giang. Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 199

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0156.doc
Tài liệu liên quan