MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP. 2
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 2
2. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ VÀ NHẬN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP. 3
2.1. Đối với quốc gia đi đầu tư. 3
2.2. Đối với quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5
CHƯƠNG II
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 8
1. VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - NHẬT BẢN 8
2. NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN
VÀO VIỆT NAM. 10
2.1. Phía Việt Nam 11
2.2. Phía nhật bản 14
3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM. 15
3.1. Tốc độ đầu tư. 15
3.2. Cơ cấu, quy mô đầu tư. 19
3.3. Một vài đánh giá về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản
vào Việt Nam. 25
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN
VÀO VIỆT NAM 28
1.NHỮNG KHÓ KHĂN CẦN THÁO GỠ. 28
1.1. Phía Nhật Bản. 28
1.2. Phía Việt Nam 30
2. GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO
VIỆT NAM 33
KẾT LUẬN 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
41 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư trực tiếp của nhật bản vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(APEC). Cùng với sự hợp tác về kinh tế, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đang chi phối tất cả các hoạt động của đời sống con người.
2.1. Phía Việt Nam.
Trải qua một thời gian dài trong chiến tranh, sau chiến thắng 1975, Việt Nam bắt tay vào xây dựng lại đất nước. Tại Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam họp tháng 12/1986 đã đề ra chính sách đổi mới, trong đó chỉ rõ “phải kiên quyết chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, theo định hướng XHCN ( Lê Hồng Phục - Đỗ Đức Định - Một số vấn đề về kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển ở Châu á -Viện kinh tế Thế giới - Nhà xuất bản KHXH Hà Nội 1988
).
Về kinh tế, đề ra các chính sách kinh tế và đổ mới tổ chức quản lý kinh tế với những nội dung chủ yếu: điều chỉnh cơ cấu kinh tế, khai thác mọi nguồn vốn đầu tư và đổi mới cơ chế quản lý, phát huy vai trò động lực của khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại,...
Việc chuyển sang nên kinh tế thị trường làm kích thích sản xuất hàng hoá, tăng khả năng cành tranh, vốn nà kỹ thật hiên đại, đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nền kinh tế thị trường cũng tạo cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thấy một thị trường mở , đa dạng, chứa đựng nhiều lợi nhuận. Đây là nhân tố quan trọng để thu hút vốn, kỹ thuật trong và ngoài nước.
Về chính trị, ta vẫn thực hiện một Đảng cầm quyền duy nhất và đi theo đường lối dẫn dắt của Đảng, mở rộng quan hệ với các nước không phân biệt chế độ chính trị. Đây là bước thay đổi cơ bản của chính phủ Việt Nam. Trong khi các nước trong cùng khu vực đã có những bước nhảy vọt về kinh tế thì Việt Nam vẫn ở trong tình trạng chậm phát triển do quan hệ dựa vào chính trị là chính. Vì vậy, để có thể theo kịp các quốc gia này, Việt Nam cần phải mở rộng quan hệ hơn nữa, không chỉ bó buộc trong phạm vị khu vực mà trên toàn Thế giới. Tại Đại hội lần thứ VII, tháng 6/1991, Đảng đề ra khẩu hiệu “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển ”. Đảng ta đã thay đổi chính sách ưu tiên “Quan hệ quốc tế xã hội chủ nghĩa”, coi trọng quan hệ với các nước XHCN mà trung tâm là Liên Xô trước đây vào thực hiện chính sách ngoại giao đa phương dựa vào : ”Quan hệ quốc tế nói chung”, không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Quan hệ hợp tác quốc tế không chỉ mở rộng về quan hệ kinh tế quốc tế mà còn đảm bảo cho chúng ta một nền hoà bình ổn định, có hoà bình ổn định thì kinh tế mới phát triển.
Về pháp luật, chúng ta ban hành thêm nhiều luật mới trong đó có luật đầu tư nước ngoài ban hành tháng 12/1987 mở ra một phương thức mới trong hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo cơ sở pháp lý đưa nền kinh tế Việt Nam vào thị trường Thế giới theo luật này thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất cứ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác với Việt Nam hoặc tự mình kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Luật đầu nước ngoài Việt Nam quy định đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện qua 3 hình thức chủ yếu sau :
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Ngoài ra luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng quy định đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được đầu tư dưới một số các hình thức đặc biệt khác như :
Doanh nghiệp chế xuất
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao(BOT Bruld - Operate - Transfer - Operate Contact)
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO Build - Transfer - Operate Contact)
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT - Build - Transfer Contact)
Doanh nghiệp chế xuất (doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu)
Với luật này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có cơ hội để phát triển công việc kinh doanh của mình trên thị trường mới mẻ nhưng đa dạng về tài nguyên và nguồn lao động dồi dào.
Để sánh kịp với các quốc gia phát triển trong khu vực và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ để phù hợp với xu thế chung của Thế giới. Việc thu hút đầu tư nước ngoài là rất cần thiết đặc biệt là đầu tư trực tiếp của Nhật Bản - nền kinh tế lớn của Thế giới, nguồn dự trưc tài chính khổng lỗ và có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến nhất.
2.2. Phía nhật bản
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước trong khu vực Đông và Đông Nam châu á từ giữa những năm 80 bắt đầu tăng. Nguyên nhân nào khiến cho đầu tư trực tiếp của Nhật Bản chú trọng vào khu vực này?
Việc đồng yên lên giá làm cho chi phí sản xuất ở Nhật Bản tăng lên so với nước ngoài, hạn chế khả năng sinh lãi của chúng. Do vậy, để tồn tại và duy trì được sức cạnh tranh, các Công ty Nhật Bản, nhất là các Công ty chế tạo xuất khẩu, phải đầu tư ra nước ngoài để lợi dụng chi phí rẻ hơn.
Từ cuối những năm 70 lại đây, sự thâm nhập mạnh của các hàng xuất khẩu Nhật Bản đã gây ra những bất bình sâu sắc ở cả các nước phát triển lẫn đang phát triển Châu á. Tâm lý tẩy chay hàng Nhật Bản và bảo hộ ngày càng nổi rõ ở những nước bạn hàng của Nhật Bản, nhất là Bắc Mỹ và EU. Do đó, tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển các cơ sở sản xuất , nhất là những cơ sở chế tạo có tiềm năng xuất khẩu cao ra nước ngoài như là một cách để Nhật Bản lẫn tgránh xu hướng bảo hộ mậu dịch này.
Nhật Bản vốn vẫn phụ thuộc nặng vào các ngành nguyên nhiên liệu nhập khẩu cho các ngành công nghiệp của mình. Vì vậy, đầu tư ra nước ngoài để gây dựng các nguồn cung cấp nguyên nhiên lệu an toàn, ổn định và rẻ là chính sách sống còn của Nhật Bản.
Thiếu lao động nhất là lao động có trình độ cao đã bắt đầu trở thành một vấn đề lớn cho các ngành công nghiệp Nhật Bản. Ngoài việc thiếu lao động tuyệt đối là tình trạng không phù hợp của các kỹ năng trên thị trường lao động. Nạn thiếu lao động không lành nghề trong ngành chế tạo nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và ngành xây dựng nghiêm trọng hơn trong ngành dịch vụ. Các Công ty phải dựa ngày càng nhiều vào lao động một phần thời gian, lao động nữ và cả lao động nước ngoài. Như vậy, vấn đề thiếu lao động đã và sẽ là vấn đề sống còn cho các nhà chế tạo Nhật Bản, đặc biệt trong các ngành cần nhiều lao động. Để kiếm được lao động tốt và tương đối rẻ, học đã buộc phải phân bố lại các cơ sở sản xuất của mình sang những nơi có lợi thế về mặt này.
Vào cuối những năng 1980, tình hình kinh tế và tài chính ở Nhật Bản tiến triển khá đặc biệt, tạo điều kiện khá thuận lợi cho các Công ty Nhật Bản gây đuợc quỹ để đầu tư với lãi suất thấp cùgn với các chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính phủ, các Công ty có điều kiện mở rông kinh doanh của mình ra nước ngoài.
Với những lý do trên đã phần nào giải thích đầu tư trực tiếp Nhật Bản bắt đầu tăng rtong khu vực châu á, chúng cũng chính là lý do để Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam trong những năm 1990.
3. thực trạng đầu tư trực tiếp Nhật Bản vào Việt Nam.
3.1. Tốc độ đầu tư.
Nhật Bản bắt đầu đầu tư vào Việt Nam chỉ sau khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài tháng 12/1997.
Năm 1989, Nhật Bản có 4 dự án đầu tư tại Việt Nam nhưng những dự án mang tính thăm dò khảo sát trong các ngành cơ khí, chế biến thực phẩm và khách sạn. Trong 9 tháng đầu năm 1994, các Công ty Nhật Bản cũng chỉ tham gia vào 21 dự án với tổng số vốn đầu tư là 162 triệu USD, tơi 107% so với năm 1997 ( Đỗ Đức Định - đã dẫn - trang 18
). Tính đến hết năm 1994, Nhật Bản đứng hàng thứ 5 trong số các nước chủ yếu đầu tư ở Việt Nam.
Đài Loan 2512 (Triệu USD)
Hồng Kông 2024
Singapor 1213
Hàn Quốc 1075
Nhật Bản 949
Ôxtralia 678
Malaixia 618
Mỹ 517
Nguồn : Uỷ ban hợp tác và đầu tư, từ 1988 - 3/1995
ở bảng trên cho thấy tốc độ đầu tư củ Nhật Bản vào Việt Nam là tương đối chậm chạp. So với đầu tư của Nhật Bản ở các nước đang phát triển khác ở Châu á thì số lượng đầu tư củ Nhật Bản ở Việt Nam là quá nhỏ. Nếu so sánh với đầu tư của Mỹ thì đầu tư của Nhật Bản ở Việt Nam là rất chậm, mặt dù “các Công ty Mỹ là người đến dự tiệc sau”. Vì mãi đến tháng 2/1994 chính quyền Mỹ mới bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam. Chỉ sau 1 năm, từ 3/1994 - 3/1995, đầu tư của Mỹ ở Việt Nam đã lên tới con số 517 triệu USD, đứng thứ 8 trong thứ tự các nước đầu tư ở Việt Nam từ năm 1988, sau Đài Loan với tổng số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, tiếp theo là Hồng Kông 2,02 tỷ USD, Xingapor 1,21 tỷ USD. Như vậy, lượng bằng hơn nửa số lượng mà các Công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam trong 7 năm từ 1988 -1994.
Thời gian tiếp theo, dưới tác động của đồng yên lên giá, Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều hứa hẹn đói với đầu tư ngắn hạn của Nhật Bản, đứng thứ 6 sau Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Inđinôxia, Malaixia và đứng thứ 2 trong số các nước có nhiều hứa hẹn về đầu tư dài hạn chỉ sau Trung Quốc (1994). Thực tế, trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3/1995 đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam, mặc dù còn nhỏ về số lượng tuyệt đối (176 triệu USD) nhưng đã tăng với mức cao nhất 275% so với mức tăng 223% ở Pilipin (668 triệu USD), 174% ở ấn Độ (96 triệu USD), và 52% ở Trung Quốc ( Đỗ Đức Thịnh đã dẫn - Trang 43
). Đầu tư của Nhật Bản ở Việt Nam đã tăng rất nhanh vào thời gian đầu 1995 từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong quý I, rồi vị trí thứ I với 754 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 1995( Nguyễn Xuân Chằng - quan hệ quốc tế Việt Nam - Nhật Bản một cách tiếp cận - TC kinh tế Châu á - TBD số (9) - Trang 25
). Tính đến tháng 10/1996, Nhật Bản đã có 145 dự án với tổng só vốn đầu tư là 2,3 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, sau Đài Loan, Singapor và Hà Quốc. Tuy vậy, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn rất nhỏ, chỉ chiếm 0,2% tổng đầu tư của Nhật ra nước ngoài và khoảng 0,7 % đầu tư của Nhật vào Châu á, Nhật Bản mới chỉ chiếm 11% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của tất cả các nước trên Thế giới vào Việt Nam ( Dương Phú Hiệp - đã dẫn - trang 8
). Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính từ 1/1/88 đến hết năm 1997, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 230 dự án với tổng số 3,215 tỷ USD và đến hết tháng 6/1998, đầu tư trực tiếp Nhật Bản tại Việt Nam đạt 3,43 tỷ USD với 260 dự án đang hoạt động trong đó có 107 dự án 100% vốn nước ngoài (trị giá 854,2 triệu USD), 140 dự án liên doanh (trị giá 2,18 tỷ USD) và 15 dự án hợp doanh (trị giá 401 triệu USD).
Mặc dù số dự án cũng như số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng, nhưng nếu so sánh giữa các nước có nhiều triển vọng nhận đầu tư trực tiếp của Nhật Bản thì Việt Nam còn thua xa các nước khác. Theo thống kê của Ngân hàng Eximbank - Nhật Bản, năm 1996 có 4 nước thành viên ASEAN là Thái Lan, Indinoxia, Malaixia và Philipin là các nước hấp dẫn hàng đầu đối với 361 Công ty của Nhật trong đó Thái Lan (120 Công ty), Inđinôxia (119 Công ty), ấn độ (113 Công ty); Mỹ (112 Công ty)Việt Nam đứng vị trí hàng cuối cùng (87 Công ty) còn Trung Quốc là quốc gia được các Công ty của Nhật đặc biệt chú ý (240 Công ty) ( Dương Phú hiệp - Ngô Xuân Bình - Trần Anh Phương - 25 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 1973 1998 - Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội 1999
).
Với nền kinh tế đứng ở vị trí thứ hai trên Thế giới sau Mỹ vậy mà số dự án cũng như số vốn đầu tư của Nhật vào Việt Nam còn rất hạn chê. Nguyên nhân nào dẫn đến các Công ty Nhật Bản chậm chạp trong hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Nếu như môi trường dầu tư của Việt Nam kém phát triển thì tại sao các nền kinh tế khác nhỏ hơn Nhật Bản như Đài Loan, Hồng Kông, Singapor và Hàn Quốc lại đầu tư nhanh và nhiều hơn Nhật Bản. Hay do Nhật Bản không đủ mạnh về kinh tế ? Một số lý do sau đây sẽ lý giải các câu hỏi trên.
Thứ nhất, do bị chi phối bởi lệnh cấm vận của Mỹ chống Việt Nam, dù sao lợi ích kinh tế của Nhật Bản cần gắn liền và phụ thuộc vào chiến lược kinh tế của Mỹ.
Thứ hai, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản vẫn còn hạn chế và mới chỉ thực sự được cải thiện, thúc đẩy sau chuyến thắm chính thức của thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt sang thăm nv đầu năm 1993. Do vậy hạn chế trong quan hệ cũng góp phần hạn chế đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam.
Thứ ba, đầu tư nước ngoài lúc nào và ở đâu cũng là một cuộc cạnh tranh quyết liệt về việc thu hút vốn đầu tư củ các nước trên toàn thế giới, các nền kinh tế mới công nghiệp hoá mới (NIES), các nước ASEAN và Trung Quốc luôn là đối thủ cạnh tranh nhau quyết liệt trong việc thu hút vốn đầu tư của nhật. Trong khi môi trường đầu tư nước ngoài của các này rõ ràng hơ hẳn ở Việt Nam cho đến nay, không chỉ có các nhà đầu tư nhật bản, mà cả các nhà đầu tư nước ngoài khác noí chung vẫn còn kêu ca, phán nàn về hệ thống hạ tầng cơ sở (đường xá, cầu cống, cảng yếu kém, hệ thống pháp luật chư hoàn thiện và giá nhà đất cho thuê quá đắt mặc dù luật đầu tư ở Việt Nam tự do hơn ở các nước khác, nhưng lại thiếu một hệ thống hành chính hoàn chính để thực hiện luật.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu á đã tác động đến các nền kinh tế trong khu vực, gây bất ổn định khiến các nhà đầu tư vào các khu vực khác an toàn hơn cuộc khủng hoảng này làm cho các nền kinh tế lớn của khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến khó khăn về tài chính. Thêm nữa là đồng yên nhật bị giảm giá đã kích thích các nhà đầu tư quan tâm đến lợi ích thị trường trong nước. Phía Việt Nam tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp của cuốc khủng hoảng nhưng cũng gặp khó khăn va chậm chễ trong việc giải ngân vốn nước ngoài, mà một nửa vốn chư được giải ngân lại nằm trong các dự án phát triển bất động sản (khác sạn, nhà hàng, du lịch...) từ những khó khăn do cuộc khủng hoảng gây ra nên đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong hai năm 1997& 1998 so với đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam các năm trước đó giảm nhiều măc dù năm 1997 Nhật Bản đứng thứ hai về số dự án đầu tư ở việt nam (sau Đài Loan 64dự án) và đứng thư hai vè tổng số vốn đầu tư (sau Hồng Công gần 695triệu USD )với 54 dự án và gần 606 triệu USD ( Dương Phú Hiệp - Ngô Xuân Bình - Trần Anh Phương đã dẫn - Trang 178
) bước sang năm 1998, chỉ tính riêng năm tháng đầu năm, đầu tư nước ngoài của các nước châu ánói chung cũng như của nhật bản nói riêng váo các thành phố lớn của Việt Nam đều giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. trong năm 1998 đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam chỉ còn 138 triệu USD với 13 dự án.
Tuy nhiên khi nền kinh tế ổn định trở lại, chắc chắn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng lên một cách đáng kể và sẽ dẫn đầu trong 10 các quốc gia đầu tư lớn nhất váo Việt Nam.
3.2. Cơ cấu, quy mô đầu tư.
Thời gian đầu Nhật Bản chủ yếu đầu tư trong các ngành cơ khí, chế biến thực phẩm và khách sạn. tính đến 1994, Nhật Bản đầu tư cao nhất vào hai lĩnh vực là dầu khí (9,4%) và khách sạn du lịch(9,4%), dưới đó là các ngành dịch vụ(4,7%), công nghiệp (4,6%) và ngư nghiệp ( Đỗ Đức Thịnh - đã dẫn - Trang 32
) đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam không chỉ thấp về mức vốn mà còn về quy mô dự án.
Bảng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam (1994)
Lĩnh vực đầu tư
Dự án
Tổng số vốn (Triệu USD)
% của Nhật Bản trong tổng số vốn
Tổng số
Nhật Bản
Tổng số
Nhật Bản
Công nghiệp
492
40
3838,2
175,4
4,6
Dầu khí
25
4
1284,9
121,4
9,4
Nông lâm nghiệp
75
5
385,8
7,7
2,0
Ngư nghiệp
20
-
60,4
-
-
Giao thông vận tải
Bưu điện
21
-
636,8
-
-
Khách sạn, du lịch
104
5
1954,1
9,4
Dịch vụ
127
12
729,6
4,7
Tài chính ngân hàng
15
-
176,6
-
Các ngành khác
51
-
1647,6
-
Tổng số
930
66
9554,0
5,5
Nguồn : Nguyễn Xuân Trình, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư
So với tổng số vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đầu tư Nhật Bản chỉ chiếm 5,5% trong cả thời ký 1988 --> 1994. Sau đó đầu tư của Nhật Bản đã dần dần mở rộng ra lĩnh vực khác như chế biến thực phẩm, điện tử và khai thác dầu khí. Các Công ty Nhật Bản đã thành lập 11 liên doanh chế biến thực phẩm để xuất khẩu sang Nhật Bản và chuyển một phần cơ sở chế biến từ Thái Lan sang Việt Nam. Sỡ dĩ Nhật Bản thường đầu tư vốn nhỏ vào Việt Nam là vì cho mãi đến tháng 2/1994, sau khi Mỹ đã xoá bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam thì Nhật Bản vẫn còn ở trong giai đoạn xem xét, thăm dò, họ chưa thực sự tin tưởng vào thị trường Việt Nam. Đa số các dự án vốn đầu tư nhỏ đều sử dụng nhiều lao động mà không có sự khác biệt về chất lượng công nghiệp Việt Nam và công nghiệp Nhật Bản, trong khi đó giá thành lao động của công nghiệp Việt Nam rất rẻ. Điều đó chứng tỏ Nhật Bản rất quan tâm đến nguồn lao động tiền lương của Việt Nam.
Theo số liệu của vụ Quản lý dự án, Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đén 31/12/1998 thì thấy rằng, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam đã bắt đầu có sự đa dạng trong các ngành được đầu tư. Với những ngành có số dự án cao trong thời gian đầu đến nay đã có nhiều dự án về các ngành khác xuất hiện, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp bao gồm một số ngành công nghiệp then chốt như điện tử, lắp rắp ô tô, sản xuất xi măng và thép. Cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh theo lương ngày càng hợp lý, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp then chốt
(Bảng đầu tư của Nhật vào Việt Nam theo ngành (tính đến 31/12/1998))
Đầu tư của Nhật vào Việt Nam theo ngành (Tính đến 31/12/1998)
Ngành
Số dự án
Tổng số vốn đầu tư
Vốn thực hiện
Công nghiệp nặng
96
1784
645
Công nghiệp dầu khí
4
131
40
Xây dựng hạ tầng KCN-KCX
1
53
14
Công nghiệp nhẹ
51
250
168
Công nghiệp thực phẩm
14
52
25
Nông lâm nghiệp
16
51
19
Khách sạn, du lịch
7
128
45
Xây dựng văn phòng, căn hộ
13
173
76
Giao thông vận tải, bưu điện
17
405
41
Xây dựng
18
421
95
Văn hoá - y tê - giáo dục
6
34
9
Thuỷ sản
4
14
11
Tài chính - ngân hàng
2
21
15
Nguồn : Báo đầu tư
Về hình thức đầu tư, Việt Nam tiến bộ hơn một số nước khác trong khu vực về hình thức đầu tư vì Việt Nam có quy định cả hình thức đầu tư theo phương thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong khi đó các nước khác như : Myanma, Láo, Campuchia ... thì không có. Trong số các dự án đầu tư của Nhật Bản, có tới 42% là các dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Mặc dù vốn thực hiện của nhóm dự án này mới đạt khoảng 250 triệu USD, nhưng doanh thu đạt khá lớn (khoảng 576 triệu USD). Điều này chứng tỏ hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có hiệu quả rất cao và là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư Nhật Bản ưa thích bởi tính độc lập , khả năng kiểm soát và hưởng toàn bộ lợi nhuận. Hình thức này chủ yếu là các dự án đầu tư vào sản xuất hàng tiêu dùng và lĩnh vực dịch vụ. Nhóm các dự án liên doanh chiếm khoảng 52% số dự án và 62% tổng số đầu tư, với tổng số vốn thực hiện đạt 911 triệu USD và doanh thu khoảng 870 triệu USD. Như vậy, hiệu suất doanh thu trên vốn thực hiện của nhóm các dự án này đạt 90% chủ yếu là các đa chế biến p công nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Hình thức còn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu đầu tư vào các dự án thăm dò khai thác dầu khí. Việt Nam đang khuyến khích doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào những ngành, lĩnh vực cao vào có định hướng xuất khẩu.
Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ cũng đã có chuyển biên tích cực. Thời gian đầu, đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam, đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đều có dự án đầu tư nước ngoài, các tỉnh phía Bắc đã tập trung được gần 29% số dự án với 39% vốn đầu tư. Riêng thành phố Hồ Chí Minh tập trung được nhiều dự án cũng như vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất, với hơn 90 văn phòng đại diện của các hãng và ngân hàng Nhật Bản, ở Hà Nội có khoảng 60. Đặc biệt là những năm gần đây, có nhiều dự án lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như khu chất xuất Tân Thuận, Linh Trung, dự án Bắc nhà bè - Nam Bình Chánh, dự án đô thị mới Nam Sài Gòn và dự án nhà máy nước Bình An. Tuy nhiên , đến năm 1997, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh bị chững lại vàcó pgần suy giảm. Năm 1997, tổng số vốn đầu tư chưa bằng một nửa của năm 1996, chiếm khoảng 1,3 tỷ USD. Đầu tư vào Hà Nội, trong 5 tháng đầu của 1997 mặc dù có tăng về số dự án (21 dự án), nhưng số vốn không còn vào ồ ạt như trước nữa. Trong số 21 dự án, chỉ có 1 dự án lắp rắp xe máy Yamaha Co, của Nhật Bản là có vốn đầu tư nhiều nhất (80 triệu USD), còn lại các dự án khác đều có giá trị dưới 10 triệu USD. Năm 1996, Nhật Bản có 31 dự án với 342 triệu USD vốn đầu tư vào Hà Nội, đứng thứ 2 về số dự án (sau Hồng Kông) và đứng thứ 5 về vốn đầu tư (sau Hàn Quốc 744 triệu USD, Singapor 586 triệu USD, úc : 399 triệu USD, Thuỵ Điển : 387 triệu USD).( Dương Phú Hiệp - Trần Anh Phương đã dẫn - Trang 183
)
Quy mô trung bình củ các dự án đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đến năm 1994 là 4 triệu USD cao hơn một chút ít so với quy mô trung bình 3,5 triệu USD của các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam năm 1998 và thấp hơn một nửa quy mô trung bình của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam tính đến năm 1994, với giá trị mỗi dự án là 10 triệu USD. Trong số những dự án này, có nhiều dự án chỉ sử dụng nhiều lao động chứng tỏ các dự án này mang tính chất thăm dò vì đối với các nhà đầu tư Nhật Bản , Việt Nam là thị trường có độ rủi ro cao.
Với sự trở lại của các Công ty lớn ở Việt Nam trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo đã được đầu tư quy mô lớn. Vì dụ : Công ty Misubitsi cùng với Công ty Yokohama Rubber Co và một Công ty Việt Nam với dự án đầu tư ước tính khoảng 60 triệu USD sẽ sản xuất lốp xe ô tô, sản xuất và lắp ráp ô tô, Công ty Naruberi quan tâm đến các dự án về cơ sở hạ tầng như mỏ than Hồng Gai, khai thác dầu và trạm điện ở Phú Mỹ và Phả lại , dự án xây dựng xi măng Hoành Bồ và Hoàng Thạch, nhà máy sản xuất mỳ ăn liền, dịch vụ vận tải, nhà máy dệt và các máy móc xây dựng cho thuê.
Tính đến tháng 10 năm 1996, quy mô dự án lớn nhất của Nhật Bản là xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn với tổng số vốn lên tới 317 triệu USD ký kết với Mitsubisi Co., dự án xây dựng nhà máy ô tô Toyota ở Mê Linh và dự án xây dựng khu công nghiệp Nomura ở Hải Phòng. Hiện nay, hai dự án đầu tư của Nhật Bản đã đi vào hoạt động tại Đồng Nai là Công ty Shirasaki và Công ty máy tính Fuyisu Việt Nam là hai Công ty hoạt động đầu tiên của đầu năm 1999 trong các dự án đầu tư nước ngoài và Fugisu Việt Nam có dự án đầu tư với vốn lớn nhất trong 27 dự án của Nhật tại Đồng Nai.
Hầu hết các tập đoàn công nghiệp lớn Nhật Bản đã có vốn đầu tư tại Việt Nam như Mitsubishi, Sony, Nissho, Toyota, Honda, Suzuki ... Ngoài các ngân hàng lớn của Nhật Bản như : ngân hàng Tokyo, ngân hàng công nghiệp Nhật Bản, ngân hàng Sakuia và ngân hàng Fugitsu cũng có mặt tại Việt Nam. Như vậy là các tổ chức kinh tế - tài chính này đã tìm thấy những lợi nhuận và thuận lợi trong kinh doanh ở Việt Nam nên bắt đầu chú trọng đầu tư.
3.3. Một vài đánh giá về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam.
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình đổi mới toàn diện được bắt đầu từ năm 1986 đã làm cho nền kinh tế thay đổi một cách cơ bản. Những thành tựu đạt được mới là bước đầu, nhưng rất quan trọng, nó sẽ là sự mở đầu tốt đẹp cho một quá trình cải cách và xây dựng đất nước lâu dài để có thể bắt kịp với nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Những khó khăn trong quá trình đổi mới sẽ không thể vượt qua được nếu chỉ dựa vào những nỗ lực của bản thân chính phủ và nhân dân Việt Nam. Nỗ lực của bản thân tất nhiên là nhân tố chính nhưng cũng cần có sự hợp tác và viện trợ quốc tế.
Mặt tích cực, đầu tư trực tiếp Nhật Bản đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng đi vào ổn định và phát triển kinh tế ,đóng góp đáng kể vào sự thành công của công cuộc đổi mới. Nó cung cấp cho thị trường một lượng hàng hoá lớn, nhất là những hàng hoá thay thế nhập khẩu như xi măng, sắt thép, điện tử, điện dân dụng, hàng tiêu dùgn ... góp phần bình ổn cung cầu và igá cả thị trường. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản chủ yếu đầu tư và khu vực công nghiệp, dầu khí, dịch vụ, khách sạn góp phần nâng cao tỷ trọng của các khu vực này trong nền kinh tế. Đặc biệt nhờ có đầu tư trực tiếp của Nhật Bản, nhiều ngành mũi nhọn của nền kinh tế đã xuất hiện như thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất, lắp rắp ô tô, xe máy... Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Nhiều công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như chế tạo máy và sản phẩm cơ khí điều khiển theo chương trình; dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử. Nhìn chung, phần lớn các trang thiết bị đã có trong nước là thuộc loại phổ cập ở các nước công nghiệp trong khu vực. Hoạt động chuyển giao công nghệ đã tạo ra nhiều sản phẩm tốt, kiểu dáng đẹp, chất lượng đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản không chỉ góp phần phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất mà còn hình thành quan hệ sản xuất mới : đó là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn. Sự xuất hiện này đã thúc đẩy sự hợp tác và nâng cao sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế. Nó còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động , tham gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức mua trong nước, cải thiện mức sống của người lao động : lương trung bình cao hơn 30% đến 50% so với công nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0082.doc