Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”.

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 4

MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ FDI VÀ THU HÚT FDI 4

I. Giới thiệu chung về FDI 4

1. Khái quát chung về đầu tư nước ngoài 4

1.1. Đầu tư 4

1.2. Đầu tư quốc tế 4

1.3. Đầu tư nước ngoài 5

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6

2.1. Các khái niệm về FDI 6

2.2. Phân loại FDI 9

2.3. Các hình thức FDI 12

2.4. Cơ cấu FDI 15

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI ở một quốc gia 16

1. Lợi ích của nước đi đầu tư khi thực hiện hoạt động FDI 16

2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới luồng vốn FDI vào một quốc gia 17

2.1. Nhân tố khách quan 17

2.2. Nhân tố chủ quan 18

2.2.1. Chủ trương huy động vốn của nước chủ nhà 19

2.2.2. Môi trường đầu tư của nước chủ nhà 19

2.2.3. Quan hệ quốc tế của nước chủ nhà 24

III. Vai trò của vốn FDI đối với nước đang phát triển tiếp nhận đầu tư 25

1. FDI là nguồn đóng góp quan trọng cho vốn đầu tư phát triển kinh tế 26

2. FDI góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 28

3. FDI tạo điều kiện phát triển công nghệ 30

4. FDI thúc đẩy quá trình hội nhập của nước tiếp nhận 31

5. Các lợi ích khác 32

CHƯƠNG 2: 34

THỰC TRẠNG FDI TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 34

VÀ CHIẾN LƯỢC “TRUNG QUỐC +1” CỦA NHẬT BẢN. 34

I. Thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam 34

1. Tình hình kim ngạch FDI 34

1.1. Giai đoạn thăm dò 1988-1993 35

1.2. Giai đoạn bùng nổ 1994-1997 36

1.3. Giai đoạn suy thoái 1998-2002 38

1.4. Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ từ năm 2003 đến nay: 40

2. Cơ cấu FDI 44

2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành 45

2.2. Cơ cấu theo địa phương 48

2.3. Cơ cấu theo hình thức đầu tư 50

Mặc dù hình thức đầu tư FDI đã được chính phủ Việt Nam mở rộng dần ra nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn chủ yếu ưa chuộng các hình thức đầu tư truyền thống: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. 50

3. Qui mô dự án và hiệu quả đầu tư FDI 52

3.1. Qui mô dự án 52

3.2. Hiệu quả đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam 53

4.Nhận xét chung 55

II. Chiến lược “Trung Quốc +1” của các nhà đầu tư Nhật Bản 58

1. Động cơ của chiến lược “Trung Quốc+1” 58

2. Nội dung và tình hình thực hiện chiến lược “Trung Quốc+1” tại Việt Nam 62

CHƯƠNG 3: 67

CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM 67

HƯỚNG TỚI CHIẾN LƯỢC “TRUNG QUỐC+1” 67

I. Cơ hội, thách thức cho Việt Nam hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1” 67

1. Cơ hội 67

1.1. Môi trường đầu tư Việt Nam có những lợi thế nhất định 67

1.2. Môi trường đầu tư Việt Nam có những cải thiện đáng kể 71

2. Thách thức 74

2.1. Những tồn tại trong môi trường đầu tư Việt Nam 74

2.2. Cạnh tranh từ các quốc gia khác ngày càng gay gắt 84

II. Giải pháp cho Việt Nam hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1” 84

2. Quan điểm, định hướng của nước ta thu hút FDI Nhật Bản thời gian tới 87

3. Đề xuất một số giải pháp 88

3.1. Về khuôn khổ pháp lý 89

3.2. Về bộ máy hành chính 90

3.3. Về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI: 91

3.4. Về ngành công nghiệp phụ trợ 92

3.5. Về nguồn nhân lực có tay nghề và nhân lực quản lý 94

3.6. Về cơ sở hạ tầng, kĩ thuật 95

3.7. Về hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) và thông tin đầu tư 96

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 105

DANH MỤC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU 106

 

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Các dự án của Nhật Bản nhìn chung tập trung vào những ngành công nghiệp nặng mũi nhọn mà Việt Nam chú trọng phát triển như: công nghiệp điện tử, vật liệu xây dựng, sản xuất ô tô, xe máy… (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư, 2007) Ngoài những nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, xu hướng dòng FDI Nhật Bản còn bắt nguồn từ những yếu tố lịch sử trong từng thời kì. Từ thập kỉ 70-80, Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong nước do hậu quả của quá trình công nghiệp hoá rút ngắn theo phương thức cổ điển. Vì thế, từ cuối thập niên 80, chiến lược đầu tư của Nhật Bản vào châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều nhằm vào khai thác nguyên liệu, dần chuyển giao những ngành Nhật Bản mất lợi thế cạnh tranh và những ngành gây ô nhiễm môi trường [7]. Hơn nữa, trong thời kì đầu mới mở cửa, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật của Việt Nam còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa thể trở thành nền móng để phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, không khuyến khích được đầu tư vào ngành này. Nguyên nhân chủ yếu của chuyển hướng đầu tư sau này vào các ngành công nghiệp cụ thể xuất phát từ những yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư Việt Nam cho sự phát triển các ngành công nghiệp nặng như: công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…và sức hút từ một thị trường Việt Nam tiềm năng với nhu cầu ngày càng lớn về nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình phát triển và đô thị hoá. Trong lĩnh vực dịch vụ, thời gian đầu, những cản trở về hạ tầng cơ sở, về thủ tục hành chính, về chất lượng lao động Việt Nam đã làm mất dần niềm tin của các nhà đầu tư Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trong nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Chính phủ Việt Nam đã có những quan tâm bước đầu cho việc tạo điều kiện thu hút FDI nói chung và FDI Nhật Bản nói riêng vào các ngành dịch vụ. Do đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đang dần quan tâm trở lại lĩnh vực này. Tóm lại, mặc dù có sự chuyển dịch từ công nghiệp khai thác sang công nghiệp sản xuất, chế biến, lĩnh vực công nghiệp luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư Nhật Bản. Bên cạnh đó, lĩnh vực dịch vụ cũng đang dần dành lại vị thế của mình. Hiện tại, xu hướng của các doanh nghiệp Nhật Bản là đầu tư nhiều vào sản xuất các mặt hàng nhằm xuất khẩu về Nhật Bản hoặc xuất sang các nước thứ 3, sử dụng nhiều nhân công như may mặc, tạp hoá, trang sức…Đồng thời, việc sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tại chỗ của thị trường Việt Nam cũng được chú trọng, như sản xuất ô tô, xe máy, đồ điện tử, cơ sở hạ tầng, khách sạn…[39]. Điều này đặt ra những thách thức cho việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như cơ sở hạ tầng Việt Nam để tạo điều kiện tăng thu hút FDI Nhật Bản. Như vậy, cơ cấu FDI theo ngành của Nhật Bản phản ánh rõ thế mạnh về trình độ công nghiệp phát triển cao của một quốc gia nắm giữ công nghệ nguồn. Đồng thời, điều này cũng phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam trên con đường hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2.2. Cơ cấu theo địa phương Cơ cấu theo địa phương của vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam biến đổi dần qua các giai đoạn theo chiều mở rộng hơn. Giai đoạn đầu, từ 1989-1993, vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư chủ yếu ở khu vực đồng bằng, nơi tập trung nhiều dân cư và nhu cầu tiêu dùng cao. Vào những năm đầu thập kỉ 90, dòng vốn FDI Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các tỉnh Đông Nam Bộ. Đầu tư của Nhật Bản cũng chỉ chú trọng vào những đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, còn các tỉnh khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì không đáng kể. Cơ cấu đầu tư theo địa phương của Nhật Bản thời gian này phản ánh rõ xu hướng tập trung vào những khu vực, địa phương có môi trường thuận lợi, cơ sở hạ tầng đảm bảo và nguồn nhân lực được đào tạo và có trình độ [39]. Điều này bắt nguồn từ sự quan tâm chủ yếu của các nhà đầu tư Nhật Bản vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động, cần nền tảng cơ sở hạ tầng, kĩ thuật tương đối hoàn thiện hơn… Theo Cục đầu tư nước ngoài, đến cuối năm 1993, trong tổng số khoảng 50 dự án đầu tư thì thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn chiếm tỉ lệ cao nhất: 17 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 150 triệu USD, chiếm 43% tổng vốn đăng kí; số còn lại rải rác ở một số địa phương phía Bắc và vùng ven biển như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Trong giai đoạn từ 1993-1999, phạm vi đầu tư FDI của được mở rộng ra. Tính đến hết năm 1999, FDI của Nhật Bản đã có mặt ở 25 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, Đồng Nai đứng đầu với 27 dự án, chiếm 22%; Hà Nội đứng thứ 2 với 57 dự án, chiếm 21%; thành phố Hồ Chí Minh có nhiều dự án nhất với 106 dự án nhưng chỉ đứng thứ 3 về số vốn đầu tư, chiếm khoảng 19% [39]. Thời gian này, các dự án lớn của Nhật Bản cũng qui tụ về một số thành phố lớn. Chẳng hạn, liên doanh Yamaha Motor tại Sóc Sơn với 80 triệu USD; Daihatsu Vietindo với 32 triệu USD; liên doanh khách sạn Nikko Hà Nội 58,5 triệu USD… Các giai đoạn sau, dòng FDI Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng dịch chuyển ra miền Bắc do sự hình thành và phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, khu chế xuất trong khu vực này như: khu công nghiệp Thăng Long, khu công nghiệp Sài Đồng-Gia Lâm, khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Tây), khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng), khu công nghiệp Đại An (Hải Dương)…Nhật Bản là nước dẫn đầu về số lượng nhà máy nằm trong các khu công nghiệp và khu chế xuất. Đến giữa năm 2007, các doanh nghiệp Nhật Bản đã mở rộng phạm vi đầu tư ra gần 40 tỉnh, thành phố. (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư, 2007) Tính tổng tất cả các giai đoạn, FDI của Nhật vào Việt Nam nổi bật nhất vẫn là các thành phố lớn, các khu công nghiệp phát triển: Hà Nội đứng đầu với hơn 2,4 tỉ USD trong 217 dự án; thành phố Hồ Chí Minh vẫn thu hút được nhiều dự án nhất, đứng thứ 2 với gần 1,5 tỉ USD trong 278 dự án, tiếp đến là Đồng Nai với 69 dự án và 1,1 tỉ USD, Thanh Hoá, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Hải Phòng… Nhìn chung, cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ của Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng đi từ hai đầu đất nước tiến về miền Trung, từ ven biển dần sâu vào trong nội địa. Đây cũng là một tất yếu vì ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh ven biển, điều kiện về cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc và các điều kiện khác thuận lợi hơn. Vài năm gần đây, tuy đã có sự mở rộng và phân bố đều hơn so với trước nhưng do thay đổi về cơ cấu ngành từ khai thác nguyên liệu và kinh doanh dịch vụ sang tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo cần nhiều lao động tay nghề nên các vùng miền núi xa xôi lại khó đáp ứng được yêu cầu nên vẫn chưa thu hút được sự chú trọng đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản [39]. 2.3. Cơ cấu theo hình thức đầu tư Mặc dù hình thức đầu tư FDI đã được chính phủ Việt Nam mở rộng dần ra nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn chủ yếu ưa chuộng các hình thức đầu tư truyền thống: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư, 2007) Cơ cấu FDI Nhật Bản theo hình thức đầu tư phản ánh quan điểm kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Tư tưởng làm ăn của người Nhật là ưa thích sự tự chủ, độc lập, ăn chắc và lâu dài. Các doanh nhân Nhật Bản thường muốn thành lập các cơ sở vật chất chắc chắn trước khi tiến hành kinh doanh hơn là kiểu kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo số liệu thống kê của Cục ĐTNN, trong tất cả các năm, hình thức doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm một phần rất nhỏ, thường dưới 10%. Hình thức doanh nghiệp liên doanh phát triển khá sớm và nhanh chóng trong thời kì đầu nhưng sau đó dần nhường chỗ cho hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thời gian đầu mới mở cửa, đất nước Việt Nam còn đang phải chống phá với nhiều thế lực thù địch từ nhiều phía trong khi hệ thống luật pháp Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, do những lo ngại về khả năng khống chế chính trị, xã hội thông qua các hoạt động kinh tế, các chính sách, qui định về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng hạn chế cho phép hình thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chưa hiểu biết nhiều về môi trường đầu tư tại Việt Nam nên hình thức doanh nghiệp liên doanh được ưa chuộng hơn. Theo Cục ĐTNN, tính tới năm 1996, Nhật Bản đã đầu tư vào 115 dự án liên doanh, chiếm 51,8% tổng số dự án. Thời gian sau, một phần do đã dần dần thích ứng với môi trường làm việc tại Việt Nam; mặt khác, từ năm 1997, hạn chế về hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được xoá bỏ, các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng thể hiện xu hướng “ưa thích” độc lập trong quản lý. Với hình thức này, các nhà đầu tư có toàn quyền tự quyết định các hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với môi trường đầu tư, tránh được những bất đồng có thể nảy sinh. Số doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản tăng nhanh. Đặc biệt, trong 8 năm trở lại đây, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài luôn chiếm vị trí chủ đạo, trên dưới 80% tổng dự án đầu tư. Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến năm 2007, trong tổng số 891 dự án đăng kí đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có tới 655 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chiếm 73,56%, tiếp đến mới là doanh nghiệp liên doanh với 207 dự án, chiếm 23,3%. Điều này có thể là do phương châm độc quyền trong điều hành, quản lý doanh nghiệp của người Nhật Bản nhưng xét theo một khía cạnh khác, lại có thể thể hiện sự không tin tưởng của các nhà đầu tư Nhật Bản về khả năng đồng hành của các đối tác Việt Nam. Một điểm đáng chú ý nữa là các nhà đầu tư FDI của Nhật Bản rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt các thay đổi trong luật đầu tư và xu hướng đầu tư. Theo Cục ĐTNN, mới nửa năm 2007, khi Luật đầu tư mới cho phép các nhà FDI đầu tư dưới hình thức công ty cổ phần, Nhật Bản đã đăng kí tới 5 dự án đầu tư theo hình thức này với tổng vốn đăng kí là 40,1 triệu USD. Đây là sự hưởng ứng tích cực của các nhà đầu tư Nhật Bản đối với những động thái mở rộng thu hút FDI của chính phủ Việt Nam. 3. Qui mô dự án và hiệu quả đầu tư FDI 3.1. Qui mô dự án Qui mô dự án hay qui mô đầu tư cũng là một nhân tố quan trọng thể hiện tình hình đầu tư của một quốc gia. Theo Cục ĐTNN, trước năm 1994, qui mô vốn trung bình của một dự án FDI Nhật Bản là 6 triệu USD, tương đối thấp so với mức bình quân của toàn bộ các dự án FDI lúc bấy giờ là 9 triệu USD. Đến năm 1995, năm bùng nổ đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, mức vốn trung bình cho một dự án được mở rộng ra, đạt 25,6 triệu USD, gấp gần 3 lần so với thời kì trước. Cũng từ năm này, Nhật Bản bắt đầu chú ý đến một số dự án lớn tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp quan trọng, như: thăm dò khai thác dầu khí, xi măng, hoá chất, luyện kim…Trong đó có các dự án lớn đáng chú ý như: liên doanh sản xuất phân bón hoá học ở phía Nam với vốn đầu tư là 35 triệu USD, nhà máy cán thép Vinakyoei với vốn đầu tư trên 46 triệu USD, công ty kính Nippon Sheet Glass với vốn đầu tư là 118 triệu USD hoạt động trong 50 năm, công ty nhựa Mitsui Vina Plastic với vốn đầu tư trên 90 triệu USD hoạt động trong 30 năm… Tuy nhiên, vào những năm tiếp theo, qui mô dự án lại nhanh chóng thu hẹp lại. Tới cuối năm 1997, tính trung bình, mỗi dự án của Nhật Bản có lượng vốn 13,4 triệu USD, thấp hơn mức trung bình của các dự án FDI vào Việt Nam là 16,1 triệu USD. Các dự án của Nhật Bản có mức vốn dưới 5 triệu chiếm tới 55,1%; dự án từ 5 đến 10 triệu USD chiếm 19,3%; dự án trên 10 triệu chỉ chiếm 25,6%. Năm 2006, năm có dấu hiệu bùng nổ đầu tư lần thứ hai của Nhật Bản vào Việt Nam, qui mô bình quân của một dự án cũng chỉ đạt 9,4 triệu USD, một con số khá khiêm tốn. Trong những năm gần đây, mặc dù các công ty lớn Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm đến những dự án qui mô lớn nhưng nhìn chung các nhà FDI Nhật Bản vẫn ưa thích các dự án đầu tư qui mô vừa và nhỏ là chủ yếu [39]. Qui mô vốn đầu tư bình quân một dự án Nhật Bản hiện khoảng 10,5 triệu USD [32]. Rõ ràng, theo thời gian, qui mô các dự án ngày càng nhỏ lại. Nguyên nhân một phần là do các dự án kiểu này cần nhiều lao động với tiền lương thấp, phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản [39]. Nhưng mặt khác, việc các nhà FDI Nhật Bản chưa dám bỏ vốn nhiều thể hiện họ vẫn chưa thực sự tin tưởng vào khả năng sinh lời, vào độ an toàn của môi trường đầu tư Việt Nam. 3.2. Hiệu quả đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam Hiệu quả đầu tư là một nhân tố vô cùng quan trọng phản ánh chất lượng thực của quá trình đầu tư, là một trong những yếu tố cân nhắc hàng đầu khi nhà đầu tư đưa ra quyết định hay xem xét qui mô đầu tư. Trong những năm qua, hoạt động của các công ty Nhật Bản ở Việt Nam là tương đối khả quan, nhiều doanh nghiệp đã có những sản phẩm thay thế nhập khẩu và tham gia tích cực vào làm tăng lượng hàng xuất khẩu. Hiệu quả đầu tư FDI của Nhật Bản được thể hiện rõ qua số vốn thực hiện cao, tỉ lệ vốn thực hiện cao, tỉ lệ dự án giải thể trước thời hạn thấp…[39] Thứ nhất, trong khi vốn đăng kí đầu tư chỉ là con số danh nghĩa mà nhà đầu tư cam kết đầu tư thì vốn thực hiện mới thể hiện nhà đầu tư thực tế đã bỏ ra bao nhiêu. Lượng vốn này mới thực sự tác động tới nền kinh tế của nước tiếp nhận. Hàng năm, vốn thực hiện của các dự án FDI Nhật Bản luôn ở mức cao và đặc biệt trong những năm gần đây liên tục tăng. Theo Cục đầu tư nước ngoài, con số này trong năm 2004 là 489 triệu USD, tăng 23% so với năm 2003; sang năm 2005 tăng thêm 130 triệu USD, tương đương với 26,6%; và đến năm 2006 đã đạt 840,5 triệu USD, tăng 35,85. Tính đến 22/9/2007, tổng vốn đầu tư thực hiện của Nhật Bản là hơn 5,2 tỉ USD, cao nhất trong tất cả 81 các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư và chiếm tới 16,83% tổng vốn đầu tư thực hiện vào Việt Nam. Thứ hai, mặc dù Nhật Bản chỉ là nhà đầu tư có vốn đăng kí FDI lớn thứ 4 vào Việt Nam nhưng tỉ lệ vốn thực hiện lại cao nhất. Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến 22/9/2007, tỉ lệ chung vốn thực hiện trên vốn đăng kí của FDI vào Việt Nam là 42,4%. Với Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, ba quốc gia giữ vị trí đầu bảng về vốn FDI đăng kí vào Việt Nam thì tỉ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng kí chỉ lần lượt là 27,3%, 41,2% và 32,6%. Trong khi đó, con số này của Nhật Bản là 59,8%. Thứ ba, hàng năm, tỷ lệ dự án giải thể trước thời hạn so với dự án được cấp phép của dòng FDI Nhật Bản vào Việt Nam đều ở mức thấp và có xu hướng giảm. Tính đến năm 2002, Nhật Bản chỉ có 9% tỉ lệ dự án giải thể trên chỉ số 15% của toàn khối FDI Báo quốc tế điện tử (2002), Tiến tới Hiệp định đảm bảo đầu tư, . Theo Cục ĐTNN, đến năm 2005, tỉ lệ này đã giảm xuống 6,7%; con số này của Hàn Quốc, nước đầu tư lớn nhất vào năm này tại Việt Nam là 8,6%. Đặc biệt, năm 2006, tỉ lệ dự án giải thể của Nhật Bản chỉ còn 2,5%. Điều này thể hiện xu hướng thực tế hoá trong đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, giảm dần những con số danh nghĩa. Ngoài ra, doanh thu của các dự án đầu tư trên vốn thực hiện đạt con số rất cao: 2,2 lần trong khi con số chung của FDI vào Việt Nam là 1,7 lần [39]. Những con số này cho thấy tiềm năng trong kinh doanh tại môi trường Việt Nam đối với các công ty Nhật Bản, là dấu hiệu khả quan nhất lôi cuốn các nhà đầu tư tương lai. Những phân tích trên đây đã thể hiện rõ nét hiệu quả của hoạt động FDI của Nhật Bản tại Việt Nam, cho thấy Nhật Bản thực sự là một đối tác tiềm năng xứng đáng với một chiến lược trọng tâm thu hút trong dài hạn. 4.Nhận xét chung Sự thành công của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Nhật Bản được coi là một trong những yếu tố nổi bật của quá trình tăng trưởng kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam-Nhật Bản trong những năm qua [39]. Điều này trước hết là nhờ tiềm năng, những yếu tố tích cực bên trong nền kinh tế thị trường Việt Nam với 83 triệu dân, tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào, trình độ văn hoá cao, giá nhân công thấp…, bên cạnh đó còn là những nỗ lực của Việt Nam để khai thông các dòng FDI và những nhân tố tác động bên ngoài tạo nên lực đẩy chúng vào Việt Nam. Việc mở cửa của Việt Nam cho đầu tư nước ngoài năm 1987 là thời điểm thích hợp, đặt Việt Nam vào trong mối liên hệ của các lực hấp dẫn như sự chuyển hướng chiến lược đầu tư, gia tăng luồng vốn FDI của các công ty Nhật Bản vào các nước châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á, sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản buộc các công ty Nhật Bản tăng cường tìm kiếm, tranh thủ thị trường mới, vai trò cầu nối, “trạm trung chuyển” của Singapo trong dòng lưu chuyển vốn của công ty xuyên quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam…[32] Do cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm: giai đoạn thăm dò 1989-1993, giai đoạn bùng nổ 1994-1997, giai đoạn suy thoái 1998-2002 và giai đoạn hồi phục và phát triển mạnh từ 2003 đến nay. Tuy nhiên, có thể nói, xu hướng chung trong những năm gần đây là gia tăng. Cho đến nay, nguồn vốn này đã chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, bổ sung đáng kể vào nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội (gần 12% tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam), tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ. Tính đến năm 2006, các công ty Nhật Bản cũng đã tạo ra được trên 85.056 việc làm [32], tiến hành nhiều khoá đào tạo kĩ thuật chuyên sâu, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Dù người Nhật Bản không phải là những doanh nhân đầu tiên đến làm ăn tại Việt Nam song với triết lý “Người Nhật đi sau nhưng bao giờ cũng đến trước”, đến nay, họ đã trở thành nhà đầu tư đứng thứ 4 và vị trí thứ 1 nếu xét về vốn thực hiện và hiệu quả đầu tư [8]. Tuy nhiên, có thể thấy, vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của Nhật Bản và nhu cầu phát triển kinh tế của hai nước. Qui mô các dự án nhìn chung còn nhỏ, tỷ trọng FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong tổng vốn vào châu Á vẫn khá khiêm tốn. Điều này phần nhiều là do các nhân tố nội sinh của môi trường đầu tư Việt Nam còn thiếu hấp dẫn. Về cơ cấu ngành, dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tập trung cao vào các lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng và có sự dịch chuyển từ các ngành công nghiệp khai thác sang các ngành công nghiệp chế tạo, cần nhiều lao động. Các nhà đầu tư Nhật Bản khi tiến hành đầu tư vào châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều tập trung vào ba mục tiêu cụ thể: thứ nhất là khai thác ưu thế của thị trường trên cơ sở kĩ thuật tiên tiến của Nhật Bản để sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu nội địa hiệu quả, với lãi suất cao; hai là sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của nước thứ ba; ba là khai thác nguyên nhiên liệu và sản xuất hàng hoá phục vụ chính nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Dựa vào thế mạnh là một quốc gia hàng đầu về công nghệ sản xuất với nguồn vốn khổng lồ, Nhật Bản đang xúc tiến quá trình phân công lao động quốc tế mà Nhật Bản là nơi thực hiện công đoạn có trình độ công nghệ cao, sản xuất linh kiện lắp ráp. Để đón bắt xu hướng này, Việt Nam cần tích cực nâng cao trình độ lao động và hạ tầng nhằm đáp ứng được các yêu cầu chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản. Về hình thức đầu tư, ban đầu, các công ty Nhật Bản thâm nhập vào thị trường Việt Nam chủ yếu thông qua con đường liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước, sau đó, khi đã thích ứng được với môi trường đầu tư thì dần chuyển sang ưa chuộng thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Hiện nay, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm đa số trong các dự án đầu tư của Nhật Bản. Điều này một mặt đặt ra yêu cầu cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho hình thức này phát triển, mặt khác, nâng cao nội lực, trình độ đối tác Việt Nam để thu hút FDI Nhật Bản vào các hình thức khác. Các công ty Nhật Bản cũng chủ yếu tập trung vào đầu tư ở những địa bàn có cơ sở hạ tầng đảm bảo, nguồn nhân lực được đào tạo và có trình độ. Đặc biệt, hiện nay, Nhật Bản là một trong những nước dẫn đầu về số lượng các nhà máy nằm trong các khu công nghiệp và khu chế xuất. Điều này đòi hỏi phải nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu đầu tư cũng như mở rộng phạm vi đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện nay, Việt Nam cùng một số quốc gia châu Á khác đang nằm trong tầm ngắm của các doanh nghiệp Nhật Bản muốn phân tán đầu tư với chiến lược “Trung Quốc +1”. Nhiều đại gia Nhật Bản đã bắt đầu khảo sát thị trường Việt Nam và bắt tay vào xây dựng những cơ sở sản xuất kinh doanh lớn. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức cho việc nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư trong nước. II. Chiến lược “Trung Quốc +1” của các nhà đầu tư Nhật Bản 1. Động cơ của chiến lược “Trung Quốc+1” Với qui mô thị trường rộng lớn, sức tăng trưởng cao và tích cực ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn cũng như cải thiện môi trường đầu tư, trong một thời gian dài, Trung Quốc luôn chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong dòng FDI ra của Nhật Bản vào châu Á. Trong cả giai đoạn từ 2003 đến nay, nguồn vốn này vào Trung Quốc đã chiếm tới 50% tổng dòng FDI của Nhật Bản tới các quốc gia châu Á Thống kê của Jetro (2007), . Theo Bộ tài chính Nhật Bản, năm 2005, Trung Quốc chiếm khoảng 14% tổng vốn FDI của Nhật Bản ra thế giới, đứng thứ hai, chỉ sau Mĩ (khoảng 27%) [44]. Tuy nhiên, sau một giai đoạn đầu tư ồ ạt sang Trung Quốc, các công ty Nhật Bản giờ đây nhận thấy rằng không nên quá tập trung vào một thị trường, “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, mà cần phân tán các cơ sở sản xuất, tăng cường đầu tư vào các nước khác vừa để mở rộng thị trường, vừa để tránh rủi ro. Cụm từ “Chiến lược Trung Quốc + 1” được nhắc đến lần đầu trong tờ Thời báo châu Á phát hành ngày 21/6/2006 và nhanh chóng trở thành tiêu điểm của nhiều cuộc thảo luận về hoạt động FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Theo bài báo này, chiến lược của các công ty Nhật Bản tăng cường đầu tư vào các quốc gia khác nhằm tránh sự lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc được gọi là “Chiến lược Trung Quốc + 1”. Chiến lược này xuất phát từ những bất ổn trong môi trường đầu tư Trung Quốc và nhu cầu mở rộng thị trường, phân tán rủi ro của các đại gia Nhật Bản. Khuynh hướng này bắt đầu có dấu hiệu từ năm 2003 nhưng gần đây mạnh hơn, xuất phát từ một số động cơ, nhân tố tác động, cả nhân tố kinh tế cũng như các nhân tố chính trị, xã hội khác: Trước hết, theo nhận định của cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Bắc Kinh, khuynh hướng này một phần là do đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc, sau một thời gian bùng nổ, đã đạt đến mức tập trung, thị trường đã dần trở nên bão hoà. Chẳng hạn, theo kế hoạch kinh doanh của công ty Daikin, công ty hàng đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực điện tử gia dụng, kim ngạch đầu tư sản xuất điện gia dụng vào Trung Quốc năm 2006 ước tính giảm 42%, trong lĩnh vực công nghệ cũng giảm 38% [44]. Theo nghiên cứu của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) năm 2006, có tới 45,9 % các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng thị trường Trung Quốc hiện nay đang phải chịu áp lực cạnh tranh cao. Trong khi đó, con số này ở Việt Nam chỉ là 15,7%; ở Ấn Độ là 25,3%. Rõ ràng, các thị trường châu Á khác chứa nhiều tiềm năng hơn nhiều. Hơn nữa, sự lan tràn của dịch SARS ở Trung Quốc trong năm 2003 cũng là những nhân tố khiến các công ty Nhật Bản nhận thức được sự cần thiết phải phân tán đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Thứ hai, các công ty Nhật có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc đang lo ngại tình trạng chi phí nhân công và giá thành sản xuất tăng. Nhiều địa phương Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm nâng mức lương tối thiểu cho người lao động, 28 trên tổng số 31 tỉnh, thành, khu tự trị của Trung Quốc đã thực hiện chính sách này. Mặc dù năng suất lao động của công nhân Trung Quốc cũng tăng lên nhưng không theo kịp mức tăng lương [44]. Theo nghiên cứu của Scott Brixen, nhà phân tích của một ngân hàng đặt tại Hồng Kông, năm 2005, mức lương của một công nhân trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, bao gồm cả chi phí an sinh xã hội ở Thượng Hải là 350 USD/tháng, ở Thâm Quyến là 250 USD/tháng; trong khi mức lương của một công nhân tương tự Manila (Philippin) là 200 USD, ở Băng Cốc (Thái Lan) là 150 USD, ở Batam (Inđônêxia) là 100 USD. Mỗi năm, tiền lương cho công nhân ở những khu vực phát triển tăng lên với tốc độ 2 con số, mức tăng lương của các giám đốc còn cao hơn rất nhiều [43]. Đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng đã nâng giá thuê đất đối với các doanh nghiệp và đang xem xét nâng mức thuế với các dự án có trên 50% vốn đầu tư nước ngoài từ 10% lên 24-27% [44]. Thứ ba, tốc độ phát triển kinh tế Trung Quốc quá nóng khiến nhiều công ty Nhật Bản nhận thấy môi trường đầu tư tại Trung Quốc không những kém hấp dẫn hơn mà còn nhiều rủi ro hơn trước. Chính sách tăng giá đồng Nhân dân tệ vào 21/7/2005 cũng báo hiệu những biến động sắp tới của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời, tỉ lệ tăng tỉ giá quá thấp (chỉ 2,1%) lại ngầm chứa khả năng sẽ tăng mạnh trong tương lai, làm các công ty Nhật Bản ở Trung Quốc mất đi lợi thế xuất khẩu. Theo AFP, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2007 của Trung Quốc đã tăng 6,5%, cao hơn nhiều so với mục tiêu chính thức cả năm là 3%. Văn phòng quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, cũng trong tháng 8/2007, tỉ lệ lạm phát của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 11 năm qua và thặng dư thương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA2123.doc
Tài liệu liên quan