Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẢT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

PHỤ LỤC

MỞ ĐẤU 1

ỉ. Sự cân thiết của đê tài nghiên cứu 1

2. Tông quan các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trông

nghiên cứu 3

2.1. Tông quan các công trình nghiên cứu nước ngoài 3

2.2. Tông quan các công trình nghiên cửu trong nước 14

2.3. Khoáng trông nghiên cứu 23

3. Mục tiêu nghiên cứu 26

3.1. Mục tiêu tông quát 26

3.2. Mục tiêu cụ thể 26

4. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu 27

4.1. Đối tượng nghiên cứu 27

4.2. Phạm vi nghiên cửu 27

5. Câu hòi nghiên cứu 27

6. Phương pháp và quy trình nghiên cứu 28

6.1. Phirơng pháp nghiên cửu 28

6.2. Quy trình nghiên cứu 29

7. Những đóng góp mới của Luận án 29

7.1. Nhừng đóng góp mởi về mặt học thuật, lý luận 29

7.2. Nhừng đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cửu 30

8. Ket cấu cùa Luận án 31

CHƯƠNG 1: 32LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRựe tiếp NƯỞC ngoài VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TỂ BẺN vũng và kinh nghiệm QUÓCTỂ 32

1.1. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 32

1.1.1. Khái niệm đẩu tư trực tiếp nước ngoài 32

1.1.2. Nguyên nhân và các hình thức chủ yêu của đàu tư trực tiẻp nước ngoài.34

 

pdf183 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị sẵn sàng và định hướng khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn lực sẽ tạo môi trường ổn định, hấp dẫn thu hút luồng FDI chất lượng cao. FDI chất lượng cao sẽ có tác động tích cực trở lại trong việc làm tăng năng lực sản xuất, 67 tạo điều kiện để khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. - Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư, phát huy vai trò cầu nối của các hiệp hội, tổ chức dịch vụ hỗ trợ đầu tư, hướng vào các nhà đầu tư mục tiêu, coi trọng chất lượng đầu tư thay vì số lượng. Bên cạnh việc chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hoàn thiện chính sách, luật pháp, thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của những nhà đầu tư chiến lược, công tác xúc tiến đầu tư và hoạt động của các hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm FDI gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, xúc tiến đầu tư là công cụ quảng bá, marketing hữu hiệu trong tiếp cận, giới thiệu năng lực, nhu cầu và ưu đãi đầu tư tới các nhà đầu tư chiến lược. Trong khi, việc bảo đảm môi trường và sự phát triển lành mạnh của các hiệp hội, các dịch vụ hỗ trợ FDI là điều kiện bảo đảm sự minh bạch thông tin, tạo dựng lòng tin và thu hút hiệu quả FDI chất lượng cao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế bền vững 68 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG FDI VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1988-2017 2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam Nhiều nghiên cứu chỉ ra để đạt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trong không ít trường hợp phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn, đòi hỏi quyết tâm cao, sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra từng thời kỳ của một quốc gia xuất phát từ cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện kinh tế - xã hội, sự sẵn sàng về nguồn lực, kịch bản phát triển trong tương lai và thường được xây dựng thành các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ... Do vậy, mục tiêu phát triển kinh tế bền vững chỉ được đặt ra khi nền kinh tế đạt được trình độ phát triển nhất định. Đây cũng chính là lý do, thuật ngữ “phát triển bền vững” chỉ xuất hiện vào đầu những năm 1980 và được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo cáo Brundtland. Tính đến nay, Việt Nam đã xây dựng và triển khai ba chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm. Trong đó, đã hoàn thành thực hiện hai chiến lược và hiện thực hiện được trên 1/2 lộ trình thời gian của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm lần thứ 3. 2.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 1991-2000 Năm 1991, nền kinh tế ở trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu, mang nặng tính chất tự cấp, tự túc; trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém; cơ cấu kinh tế mất cân đối nặng nề; nền kinh tế kém hiệu quả, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp để lại nhiều hậu quả cần khắc phục; năng suất lao động thấp, tích luỹ trong nước chưa đáng kể, còn lệ thuộc nhiều vào bên ngoài; khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài: lạm phát phi mã; sản xuất bấp bênh; thất nghiệp tăng; tiền lương không đủ sống; trật tự an toàn xã hội không được bảo đảm; tham nhũng và nhiều tệ nạn xã hội khác lan rộng, công bằng xã hội bị vi phạm; nếp sống văn hóa, tinh thần và đạo đức bị xói mòn; lòng tin vào Đảng và Nhà nước giảm sút, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đề ra “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (1991-2000) là “ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân”, “tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI”. Có thể thấy, mục tiêu phát triển kinh tế ở thời kỳ này chủ yếu tập 69 trung vào xóa đói, giảm nghèo, ra khỏi khủng hoảng, ổn định kinh tế. Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững chưa được đặt ra. Tuy nhiên, quan điểm hướng tới sự tăng trưởng bền vững đã được đưa ra, đó là “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường. Lấy phân phối theo lao động làm hình thức chính, khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm số người nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, thực hiện nam nữ bình đẳng, tạo cơ hội cho mọi người đều được cống hiến và được hưởng thành quả của sự phát triển” (Văn kiện VII, 1991). 2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2010 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (1991-2000) đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng, “nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hoá xã hội không ngừng tiến bộ; thế và lực của đất nước hơn hẳn 10 năm trước, khả năng độc lập tự chủ được nâng lên, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa”, (Văn kiện IX, 2001). Đây là tiền đề quan trọng để Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) được thông qua, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”. Từ xóa đói, giảm nghèo, ổn định kinh tế, Việt Nam đã xây dựng được mục tiêu phấn đấu ra khỏi tình trạng kém phát triển. Mặc dù giai đoạn này chưa bảo đảm các điều kiện nền tảng để đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển kinh tế bền vững đã thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quan điểm phát triển của Việt Nam đã có sự hoàn thiện hơn, từ “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường” đã chuyển qua “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tǎng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. 70 Trong Văn kiện Đại hội X của Đảng nhận định “Phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn. Tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển, không gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường”. Điều này thể hiện rõ mặc dù Việt Nam là nước đi sau, có xuất phát điểm kinh tế thấp, áp lực của mục tiêu phát triển kinh tế nhanh là rất lớn nhưng sớm nhận thức rõ sự thay đổi trong tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế, tầm quan trọng của phát triển kinh tế bền vững, nhận thức rõ được trách nhiệm của hiện tại với thế hệ tương lai nên đã sớm chuyển hướng mạnh mẽ trong quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam theo hướng bền vững. 2.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2020 Qua 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng chỉ rõ kinh tế Việt Nam phát triển chưa vững chắc hay thiếu bền vững, việc huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế. Trong thời gian tới Việt Nam cần “đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng”; “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Phải không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả”. Vấn đề hài hòa giữa tăng trưởng và phát triển, phát triển nhanh phải gắn liền với phát triển bền vững là yêu cầu đầu tiên, xuyên suốt được đặt ra trong quan điểm phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Việt Nam: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất 71 lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội”. Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam cũng được thể hiện rõ nét trong "Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. Chiến lược đã đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là: "Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính; chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực". Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam được giám sát và đánh giá thông qua Mười chỉ tiêu chủ yếu: “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR); Năng suất lao động xã hội; Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung; Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP; Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI); Cán cân vãng lai; Bội chi Ngân sách nhà nước; Nợ của Chính phủ; Nợ nước ngoài”. Và dựa trên Bốn định hướng lớn: “Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; Phát triển bền vững các vùng và địa phương” (Chính phủ Việt Nam, 2012). Mặc dù các chỉ tiêu đã được đưa ra nhằm giám sát và đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, nhưng lại thiếu các thước đo định lượng cụ thể cho các chỉ tiêu này. Tháng 7/2014, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến xây dựng Báo cáo nghiên cứu Việt Nam 2035, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, hướng tới mục tiêu đến năm 2035 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại, thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, với ba trụ cột: 1. Thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường; 2. Công bằng và hòa nhập xã hội; 3. Năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước. Nghiên cứu đã thu hút và huy động đông đảo các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham gia nghiên cứu, xây dựng, với sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Úc, Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Bộ Phát triển quốc tê Vương quốc Anh (DFID). 72 Nghiên cứu đã đề xuất một số chỉ tiêu định lượng để Việt Nam đạt được mục tiêu đó là: GDP bình quân đầu người đạt tối thiểu 18.000 USD vào năm 2035 (tính theo sức mua tương đương bằng đô-la Mỹ năm 2011); đa số người dân sống tại khu vực đô thị (trên 50%); tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 90% GDP và trên 70% lao động của nền kinh tế làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ; tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP chiếm tối thiểu 80%; chỉ số phát triển con người đạt trên 0,7. Báo cáo đưa ra một số chỉ tiêu để bảo đảm Việt Nam đạt mục tiêu vào năm 2035 đó là: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người từ 2016 đến năm 2035 tối thiểu phải đạt 6.0%/năm; tỷ lệ đô thị hóa đạt từ 34-35%/năm; các ngành phi nông nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh gấp đôi so với nông nghiệp; cần có những nỗ lực có ý nghĩa hơn để khuyến khích khu vực tư nhân phát triển nhằm bảo đảm mức đóng góp 80% GDP. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá mục tiêu, khát vọng, phân tích, đánh giá các cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nhóm Ngân hàng Thế giới đề xuất sáu khâu đột phá mà Việt Nam cần tập trung thực hiện: 1. Xây dựng thể chế hiện đại và nhà nước hiệu quả; 2. Hiện đại hóa nền kinh tế và phát triển khu vực tư nhân trong nước có năng lực cạnh tranh cao; 3. Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo; 4. Bảo đảm công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội; 5. Phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu; 6. Nâng cao hiệu quả của quá trình đô thị hóa, tăng cường kết nối giữa thành phố và các vùng phụ cận. Báo cáo Việt Nam 2035 phản ánh rõ nét hơn khát vọng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thịnh vượng của Việt Nam nói chung và mục tiêu phát triển kinh tế bền vững nói riêng, hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ vào năm 2035. Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững được cụ thể hóa thông qua một số chỉ tiêu, thước đo và mục tiêu cụ thể. 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, giai đoạn 1988-2017 Tính đến 20/12/2017, cả nước có 24.748 dự án FDI còn hiệu lực, đến từ 125 quốc gia và vũng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký đạt gần 319 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). FDI đã có mặt trên 63/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam; đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân [Phụ lục 2]. FDI tại Việt Nam chỉ thực sự được mở ra sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành ngày 29/12/1987. Đây là một bước ngoặt thực sự quan trọng trong thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế, tạo tiền đề FDI vào Việt Nam. Kể từ thời điểm đó, pháp luật về FDI và chính sách FDI không ngừng 73 được hoàn thiện theo hướng ngày càng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong 30 năm, FDI luôn là khu vực phát triển năng động và đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép Trong 3 năm đầu thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 1988-1990, sự xuất hiện của FDI còn khá khiêm tốn, chỉ với 211 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD, FDI chưa có tác động nhiều đến tình hình kinh tế-xã hội. * Giai đoạn 1991 - 2000: Trong giai đoạn 1991-1995, FDI có sự gia tăng đáng kể với 1.409 dự án và tổng vốn đăng ký cấp mới 17,6 tỷ USD, bước đầu có tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội. Với chi phí đầu tư, kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; giá nhân công rẻ, thị trường mới..., môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn này bắt đầu hấp dẫn các nhà đầu tư. Kết quả là FDI tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Năm 1995 lượng vốn FDI đăng ký đạt 6,9 tỷ USD, cao gấp 5,5 lần so với năm 1991. Năm năm 1996 - 2000, mặc dù số dự án đươc cấp phép và tổng vốn đăng ký cao hơn thời kỳ 1991-1995 với 1.724 dự án được cấp phép và hơn 25,5 tỷ USD vốn đăng ký, nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực (1996-1999), FDI đăng ký của giai đoạn này, có xu hướng năm sau ít hơn năm trước. Năm 1997, FDI chỉ bằng 61,8% năm 1996, năm 1998 bằng 81,8% năm 1997, và năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998. Các dự án thời kỳ này chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án FDI phải tạm dừng triển khai do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Nhưng, với 3.133 dự án FDI được cấp phép đầu tư; 43.888,7 triệu USD vốn đăng ký đầu tư và 27.357,2 triệu USD vốn thực hiện, giai đoạn 1991 -2000, FDI có vai trò không nhỏ đối với mục tiêu vượt qua khủng hoảng, ổn định kinh tế - xã hội, ra khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển của Việt Nam. * Giai đoạn 2001 - 2010: FDI vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi vào đầu những năm 2000. Giai đoạn 2001 - 2005, có 3.935 dự án được cấp phép, với tổng vốn đăng ký 20,8 tỷ USD, và vốn thực hiện là 13,8 tỷ USD. Vốn đăng ký cấp mới năm 2003 đạt 3,17 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD)tăng 42.9% so với năm 2003; năm 2005 vốn đăng ký tăng 50,8% so với năm 2004. 74 Xu hướng tăng nhanh vốn đăng ký tiếp tục duy trì tới năm 2008, năm 2006 tăng 75,4%, năm 2007 đạt 21,3 tỷ USD, tăng trên 77% so với năm 2006, và đạt mức kỷ lục vào năm 2008 với trên 71,7 tỷ USD tăng hơn gấp ba lần so với năm 2007, đây là năm có số vốn FDI đăng ký cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng. Trong hai năm 2009, 2010 vốn đầu tư đăng ký có xu hướng giảm mạnh nhưng vẫn đạt mức rất cao so với các thời kỳ trước. FDI giai đoạn 2001-2010 có sự gia tăng mạnh mẽ với 10.082 dự án được cấp phép, tổng số vốn đăng ký trên 168 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện giai đoạn này đạt gần 58,5 tỷ USD, đưa tỷ trọng FDI thời kỳ này lên mức trên 22,5% tổng mức đầu tư phát triển toàn xã hội, trong đó năm 2008 ở mức trên 30,9%, góp phần không nhỏ giúp Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình và hoàn thành nhiều mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn này. * Giai đoạn 2011-2015: FDI có sự gia tăng của 7.980 dự án được cấp phép, vốn đăng ký (kể cả đăng ký mới và tăng vốn) đạt trên 100 tỷ USD và vốn thực hiện đạt xấp xỉ 60 tỷ USDtăng gần 30% số dự án, 67,8% vốn đăng ký và trên 33% vốn thực hiện so với giai đoạn 5 năm trước đó. Hai năm 2016-2017, có 5.094 dự án FDI được cấp phép, tổng vốn đang ký đạt trên 60,7 tỷ USD và 33,3 tỷ USD vốn thực hiện. Trong đó, năm 2017 đạt 35,88 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 44,4% so với năm 2016, đạt mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Cùng với đó, vốn thực hiện đạt 17,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Bảng 2.1. FDI được cấp giấy phép theo từng giai đoạn Đơn vị tính: Triệu USD Năm Số dự án Vốn đăng ký (*) Tổng số vốn thực hiện Tổng số 26.500 375.470,01 171.992,9 1988-1990 211 1.603,5 1991-2000 3.133 43.888,7 20.668,2 2001-2010 10.082 168.880,5 58.478 2011-2015 7.980 100.355,6 59.546,7 2016-2017 5.094 60.741,7 33.300 Nguồn: Tổng cục Thống kê (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước 75 Có thể nói, mặc dù số dự án được cấp phép và số vốn FDI thực hiện luôn có sự gia tăng của thời kỳ sau so với thời kỳ trước, nhưng, nếu xét theo từng năm, các con số này thường có sự biến động, thể hiện sự phụ thuộc vào việc điều chỉnh chính sách của Việt Nam trong từng giai đoạn và tình hình kinh tế, tài chính khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó luôn có sự biến động thất thường của vốn FDI đăng ký vào Việt Nam; tổng vốn FDI còn khiêm tốn. Đây là một trong những dấu hiệu tăng trưởng chưa ổn định của tình hình cấp phép đối với các dự án FDI. Hình 2.1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1991-2017 Nguồn: Tồng cục Thống kê 2.2.2. Tình hình tăng vốn đăng ký Sự gia tăng quy mô FDI, bên cạnh sự tham gia của các dự án, doanh nghiệp đầu tư mới, còn bao gồm việc mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư của nhiều dự án, doanh nghiệp FDI sau khi hoạt động hiệu quả, nhất là kể từ năm 2001. Tính đến hết năm 2017 có khoảng 10.753 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm trên 77,57 tỷ USD, chiếm trên 40% dự án đầu tư và trên 20% tổng vốn đăng ký. Năm 2017 (tính đến 20/12/2017) có 1.188 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là gần 8,42 tỷ USD. Giai đoạn 1988-1990, số lượng doanh nghiệp FDI còn khiêm tốn và việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có. Trong thời kỳ 1991-1995, số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD và tăng gần gấp đôi ở giai đoạn 1996-2000 (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 76 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD tăng 69% so với 5 năm trước và vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002, từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, và con số này của các năm 2008, 2009 là trên 5 tỷ USD. Sau hai năm 2010, 2011 sụt giảm, năm 2012 và năm 2013, lượng vốn tăng thêm của các dự án là gần 8 tỷ USD mỗi năm. Năm 2014, 2015, 2016, 2017 lượng vốn đăng ký tăng thêm lần lượt là 5,41; 7,18; 5,64 và gần 8,42 tỷ USD. Bảng 2.2: Số dự án FDI điều chỉnh vốn đầu tư Đơn vị tính: Triệu USD Năm Số dự án Số vốn tăng thêm Tính đến 2007 4.100 18.900 2008 397 5.225,99 2009 355 5.871 2010 402 1.967,2 2011 403 3.360,13 2012 550 7.731,71 2013 590 7.869,46 2014 749 5.410 2015 814 7.180 2016 1.205 5.641,64 2017 1.188 8.416,84 Tổng số 10.753 77.573,97 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong giai đoạn 2006 - 2015 vốn đăng ký tăng thêm của các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng đều đạt trên 70% tổng số vốn đăng ký tăng thêm hàng năm.Tỷ lệ này chỉ sụt giảm vào năm 2009, còn khoảng 29%, khi lượng vốn tăng thêm vào các dự án dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng đột biến, đạt gần 4 tỷ USD, chiếm tới 66,5%. Năm 2010, tỷ lệ tăng vốn 77 lĩnh vực công nghiệp và xây dựng phục hồi ở mức xấp xỉ 90%, và đạt trên 90% tổng vốn tăng thêm vào các năm 2012, 2013. Chỉ tính riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, con số này là 70,7% và 66,9% tương ứng với hai năm 2014, 2015. Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (70%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, 66,8% trong giai đoạn 1991-1995; 67% trong giai đoạn 1996-2000; 70,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 72,1% và 80%. Sau sự sụt giảm tỷ trọng tăng vốn của các nhà đầu tư Châu Á vào năm 2008 chiếm khoảng 40%, và năm 2009 chiếm trên 24%, từ năm 2010 số vốn đăng ký tăng thêm của các nhà đầu tư Châu Á tăng trở lại. Năm 2010, số vốn này chiếm trên 80% tổng số vốn đăng ký tăng thêm, năm 2011 là 65,8 %, năm 2012 là 76,3. Đặc biệt, năm 2013, với sự đăng ký tăng vốn lớn của nhà đầu tư Nhật Bản và Singapore, tỷ lệ này là trên 94%. Hình 2.2: Tình hình tăng vốn đầu tư của các dự án FDI Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Những năm trước đây, việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án FDI: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 55,5% trong giai đoạn 1991-1995; 68,1% trong thời kỳ 1996- 2000 và 71,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%. Tỷ lệ này có sự sụt giảm mạnh vào năm 2008, chỉ chiếm trên 26%, do sự gia tăng tỷ lệ của các khu vực khác, đặc biệt riêng các dự án đầu tư vào Quảng Ngãi chiếm trên 46% tổng vốn tăng thêm. Năm 2009, với sự gia tăng đột biến của vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đầu tư trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu, tỷ lệ vốn đăng ký 78 tăng thêm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm trên 84%. Ở những năm tiếp theo từ 2010-2014 tỷ lệ này đều đạt dưới 50%, năm 2012 đạt 33%, năm 2013 chỉ đạt 25% và năm 2014 là 35,7%. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 1991-1995: 36,7%; 1996-2000: 20,4%; 2001-2005: 21,1%; 2006: 24%; 2007: 20%; 2008: 22,3%; 2009: 9,8%; 2010: 24,4%; 2011: 31,9%; 2012: 22,8%; 2013 là 33,8%; 2014 là 32%. Qua khảo sát của JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp FDI của Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Kết quả khảo sát, công bố ngày 08/11/2017 củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_nguyentiendung_1379_2045654.pdf
Tài liệu liên quan