Lời nói đầu 1
CHƯƠNG 1 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 4
1.1. Những vấn đề chung về tăng trưởng và phát triển kinh tế 4
. 4
1.1.1 TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 4
1.1.2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5
1.1.2.1. Các nhân tố kinh tế 5
1.1.2.2. Các nhân tố phi kinh tế: 5
1.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 6
1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 6
1.2.2.KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 7
1.2.3. TÁC DỤNG CHỦ YẾU CỦA FDI 9
1.2.3.1. Tác dụng đối với nước xuất khẩu FDI (nước chủ đầu tư). 9
1.2.3.2. Tác dụng đối với nước nhận đầu tư. 10
1.2.4. ĐỘNG CƠ CỦA FDI. 11
1.2. 5. ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA FDI HIỆN NAY. 12
1.2. 6. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI 15
1.2.6.1. ổn định môi trường kinh tế, chính trị. 15
1.2.6.2. Các chính sách kinh tế 15
1.2.6.3. Hệ thống pháp luật 16
2.6.4. Cơ sở hạ tầng 17
1.2.6.5. Cải cách thủ tục hành chính 17
1.2.7. ĐÁNH GIÁ BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 17
1.3. FDI VỚI TĂNG TƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 19
1.3.1.NHỮNG MẶT TÍCH CỰC CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 19
2. Những mặt trái của FDI 26
95 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nước của năm sau.
Ta có hàm hồi quy mẫu như sau:
Ln(VTN)(t) = 5,1168 + 0,60242 * Ln(VNN)(t-1)
Các kiểm định cho thấy mô hình đảm bảo được tính phù hợp và có các hệ số khác 0 một cách thực sự. Kết quả trên chỉ ra rằng, khi các điều kiện khác không đổi, trung bình khi vốn FDI tăng lên 1% sẽ làm cho vốn đầu tư trong nước năm sau tăng lên 0,602%.
Số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư tư nhân ở hầu hết các nước nhận được nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài, đều nhỏ hơn 30%. Điều này cũng lý giải lý do tăng tổng vốn đầu tư của nhiều nước ngoài vốn FDI còn có phần tăng vốn trong nước do tác dụng lan truyền của FDI (spillover effects). Sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ FDI như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền làm thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước. Sự xuất hiện của dự án FDI sẽ kéo theo sự xuất hiện của các doanh nghiệp trong nước làm nhiệm vụ cung cấp nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, phụ kiện, lao động, dịch vụ...cho dự án này đồng thời đặt ra yêu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo điều kiện cho sự hoạt động của các dự án này. Các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta phải sử dụng đường xá, cầu cống, bến cảng, đất đai, nhà ở, bệnh viện, trường học và các dịch vụ khác của ta và họ phải trả chi phí, như vậy đã làm cho đồng vốn bỏ vào các lĩnh vực này hoạt động náo nhiệt hơn và có hiệu quả hơn.
Ta sẽ ước lượng mô hình với biến độc lập là VNN(t-1) - vốn ĐTTTNN năm (t-1) và
biến phụ thuộc là VTN(t) - vốn đầu tư trong nước năm t để thấy rõ hơn tác động lan truyền của FDI.
Các kiểm định chẩn đoán chứng tỏ kết quả ước lượng mô hình có thể chấp nhận được và ta thu được phương trình hồi quy mẫu như sau :
VTN(t) = 19413,3 + 2,4691 X VNN(t-1)
Kết quả trên cho thấy, nếu các điều kiện khác không đổi, trung bình, khi thêm một đồng vốn FDI được đưa vào đầu tư ở nước ta sẽ làm cho vốn đầu tư trong nước năm sau tăng thêm 2,47 đồng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả ước tính của các chuyên gia kinh tế nước ta. Việc vốn FDI chỉ tác động nhiều đến vốn đầu tư trong nước ở năm sau có liên quan tới khái niệm “độ trễ của đầu tư”. Riêng đối với các dự án FDI, ngoài thời gian từ khi triển khai thực hiện dự án tới khi đưa dự án vào khai thác, chính thức hoạt động còn có khoảng cách thời gian từ khi các nhà đầu tư được cấp giấy phép đầu tư tới khi bắt đầu triển khai thực hiện vốn đầu tư. Các dự án ĐTNN chỉ thực sự tác động đến kinh tế trong nước khi triển khai xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động, do đó tác động của vốn FDI tới vốn đầu tư trong nước có “trễ”. Tuy nhiên, “độ trễ của đầu tư” là một vấn đề lớn và phức tạp, đòi hỏi một sự nghiên cứu nghiêm túc và khoa học cộng với sự đầy đủ, chính xác của số liệu. Cho đến nay, vẫn chưa có một công bố chính thức nào về kết quả nghiên cứu “độ trễ đầu tư” của toàn bộ nền kinh tế nói chung và cho các ngành kinh tế nói riêng. Các kết quả sử dụng trong nghiên cứu kinh tế chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở nhận định và suy đoán. Kết quả trên đây không có nghĩa ta kết luận độ trễ của FDI là 1thời kỳ mà chỉ là kết quả có được sau quá trình hồi quy thử nghiệm cùng với sự xem xét tính hợp lý của vấn đề.
Tuy nhiên, phải thấy rằng, tác động dây chuyền của vốn ĐTTTNN ở nước ta như vậy còn khá nhỏ. Sự gia tăng của dòng vốn FDI chưa thực sự tạo ra được động lực mạnh mẽ kích thích nguồn vốn đầu tư trong nước tăng trưởng. Các nhà đầu tư trong nước chưa mạnh dạn và nhanh nhạy nắm bắt, khai thác các cơ hội mà hoạt động ĐTTTNN tạo ra. Việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng mặc dù đã được nhà nước quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác xây dựng các công trình ngoài hàng rào như điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc chậm và thiếu đồng bộ, gây trở ngại rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù việc này ngoài tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư còn góp phần rất tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu các nhà đầu tư trong nước cũng như Chính phủ khai thác một cách tốt hơn mối quan hệ giữa hai dòng vốn này thì có thể làm tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nước đồng thời khuyến khích nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh đó, với các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của mình, thông qua việc nộp ngân sách, tạo thu nhập cho người lao động, kích thích các doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển, khu vực FDI còn góp phần gia tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế, nâng cao năng lực tái đầu tư mở rộng sản xuất, tăng khả năng tự chủ về kinh tế của đất nước. Cùng với sự gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, tích lũy của nền kinh tế liên tục tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ lệ so với GDP. Năm 2000, tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế ước đạt 25% GDP.
Bảng 10 : Tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế (% GDP)
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Tỷ lệ
10.1
13.8
14.5
17.1
18.2
17.2
20.1
21.4
24.6
Nguồn : Kinh tế Việt Nam 1991-2000, Bộ KH - ĐT, tháng 5-2000.
Ta sẽ thấy rõ hơn mối quan hệ giữa tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế với dòng vốn ĐTTTNN qua kết quả ước lượng mô hình kinh tế lượng dưới đây, trong đó TLUY là tỷ lệ tích lũy, VNN là lượng vốn FDI, T là biến xu thế và C là hệ số chặn của mô hình. Các biến TLUY và VNN được lấy dưới dạng logarit cơ số e.
Ta có hàm hồi quy mẫu như sau:
Ln(TLUY) = 1,3275 + 0,06561 5 T + 0,1096 5 Ln(VNN)
hay TLUY = e 1,3275 5 VNN 0,1096 5 e 0,06561 .T
Các kiểm định chứng tỏ kết quả ước lượng mô hình có thể chấp nhận được . Từ kết quả trên ta thấy rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi vốn FDI tăng lên 1% sẽ làm cho tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế tăng 0,11%. Đồng thời, tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế nước ta có xu hướng tăng lên qua các năm. Khi các yếu tố khác giữ nguyên như năm trước, tỷ lệ tích lũy năm sau sẽ tăng gấp 1,052 lần (e0,06561 lần). Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta vì chỉ thông qua việc nâng cao tỷ lệ tích lũy, chúng ta mới có thể tạo ra khả năng tự lực về kinh tế cho mình trong các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Những kết quả phân tích trên cho thấy trong những năm qua, vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng GDP
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới và phương thức sản xuất kinh doanh mới, từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, tăng tổng sản phẩm quốc nội và làm cho nền kinh tế nước ta từng bước chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước. Năm 1995, chỉ số phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 114,98% thì chỉ số phát triển chung của cả nước là 109,54%. Số liệu tương ứng của năm 1996 là 119,42% và 109,34%, của năm 1997 là 120,75% và 108,15%, của năm 1998 là 116,88% và 105,8%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao. Trong giai đoạn 1991-1997, nước ta đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 8,4%. Trong giai đoạn này nguồn vốn FDI chiếm khoảng 26% -30% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Những tính toán sơ bộ cho thấy nếu thời gian qua không có nguồn vốn này thì mức tăng trưởng có thể không vượt quá 5% bình quân năm và nếu không có cả nguồn ODA thì mức tăng trưởng hàng năm có thể chỉ khoảng 3% - 4% trong điều kiện phát huy tốt nội lực.
Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP ngày càng gia tăng và có xu hướng tương đối ổn định, từ 2% năm 1992 lên trên 9% năm 1997 và đạt 11,75% năm 1999. Điều đó cho thấy hoạt động FDI giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta.
Bảng 11: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm (%)
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tốc độ
8.7
8.08
8.83
9.54
9.34
8.15
5.76
4.77
6.75
Đóng góp của FDI
2.0
3.6
6.1
6.3
7.39
9.07
10.03
11.75
Nguồn : Kinh tế VN và Thế giới 2000-2001 - Thời báo kinh tế Việt Nam
Bên cạnh đó, ta thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng của GDP và xu hướng vận động của dòng vốn FDI tương đối chặt chẽ và là tương quan thuận chiều, nghĩa là sự tăng lên của vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm tăng GDP.
Ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua ước lượng mô hình với các biến GDP và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (VNN). Trong mô hình còn có mặt biến xu thế T vì tổng sản phẩm trong nước theo các năm là một chuỗi có tính xu thế, tăng dần theo thời gian.
Từ kết quả hồi quy mô hình ta thu được hàm hồi quy mẫu như sau:
Ln(GDP) = 9,5712 + 0,14459 5 T + 0,20277 5 Ln(VNN)
hay GDP = e 9,5712 5 VNN 0,202775 e 0,14459 .T
Các kiểm định chẩn đoán cho thấy mô hình đảm bảo được các giả thiết của ước lượng bình phương nhỏ nhất và không có khuyết tật. Các hệ số của mô hình đều phù hợp với nội dung kinh tế và đều khác 0 một cách thực sự. Hệ số của biến Ln(VNN) bằng 0,20277 tức là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi vốn ĐTTTNN tăng lên 1% sẽ làm cho GDP của nước ta tăng lên 0,202%. Đồng thời từ năm này sang năm tiếp theo, GDP sẽ tăng lên gấp 1,119 lần ( e0,14459 ), với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên như năm trước. Đây thật sự là các kết quả có ý nghĩa, cho thấy vai trò to lớn của vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư nước ngoài nói riêng trong sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nước ta.
Một số lượng lớn các dự án FDI sau thời gian chuẩn bị triển khai và xây dựng cơ bản đã đi vào hoạt động, tạo ra sản phẩm và nguồn thu đáng kể. Doanh thu của khu vực FDI liên tục gia tăng với tốc độ nhanh chóng, từ 151 triệu USD năm 1991 lên 2063 triệu USD năm 1995, 3910 triệu USD năm 1998 và đạt 5500 triệu USD trong năm 2000. Tổng doanh thu thời kỳ 1998-2000 đạt 21.641 triệu USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước: 195 triệu USD năm 1995, 263 triệu USD năm 1996, 317 triệu USD năm 1998. Trong giai đoạn 1988-2000, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách tổng cộng khoảng 1749 triệu USD, đây là một con số thực sự có ý nghĩa, góp phần làm giảm bớt tình trạng thâm hụt và nâng cao khả năng chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.
Số liệu về doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước của khu vực FDI:
Bảng 12: Doanh thu và nộp NSNN của khu vực FDI
Đơn vị : triệu USD
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Doanh thu
228
505
1026
2063
2743
3851
3910
4600
5500
Nộp NSNN
-
-
128
195
263
315
317
271
260
Nguồn : Kinh tế VN và Thế giới 2000-2001 - Thời báo kinh tế Việt Nam
Ta sẽ đi xem xét cụ thể hơn vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự tăng trưởng của các ngành kinh tế nước ta trong những năm vừa qua:
Đối với ngành công nghiệp
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những chiếm tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực FDI luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực này đạt được từ 25,1% năm 1995; 26,73% năm 1996; 28,9% năm 1997 đã tăng lên 31,98% năm 1998; 34,73% năm 1999 và 35,5% năm 2000.
Tỷ trọng khu vực FDI trong GTSX công nghiệp (%)
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tỷ trọng
26.2
26,4
26,2
25,1
26,7
28,9
32
34,7
35,5
Trong ngành công nghiệp khai thác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có vị trí hàng đầu, với tỷ trọng 79% giá trị sản xuất của toàn ngành. Tiêu biểu mức tỷ trọng ở một số năm như sau: 77,8% (năm 1995); 78% (năm 1996); 77,7% ( năm 1997) và 81,4% (năm 1998). Đặc biệt, giá trị sản xuất của ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra, với các mức cụ thể như sau: 99,7% năm 1995; 99,7% năm 1996; 99,8% năm 1997 và 99,8% năm 1998.
Trong công nghiệp chế biến, tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 22% và có xu hướng ngày càng tăng, từ 18,1% (năm 1995); 20,1% (năm 1996); 22,9% (năm 1997) lên 25,3% (năm 1998). Trong đó, ở một số ngành quan trọng, tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp FDI như sau: 71% trong ngành sản xuất và sửa chữa xe có động cơ (trong đó 100% trong sản xuất và lắp ráp xe máy, ô tô); 44,3% trong ngành sản xuất sản phẩm bằng da và giả da; 100% trong ngành sản xuất tụ điện, máy in, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa không khí, đầu video, sản xuất sợi PE, PES; 67,6% trong ngành sản xuất radio, tivi, thiết bị truyền thông; 31% trong ngành sản xuất kim loại; 22,2% trong sản xuất thiết bị điện, điện tử; 20,1% trong ngành sản xuất hóa chất; 19,1% trong ngành may mặc và 18,6% trong ngành dệt. Các số liệu trên chứng tỏ khu vực FDI có vai trò thực sự quan trọng trong ngành công nghiệp của nước ta và đang nắm giữ hầu hết các ngành ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
Đối với ngành nông nghiệp
Tính đến nay, còn 298 dự án ĐTTTNN đang hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 2 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản hàng hóa. Vốn FDI còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế CNH-HĐH. Nếu như trước đây đầu tư nước ngoài chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản.. thì những năm gần đây nhiều dự án đã đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giống, trồng trọt, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mía đường, trồng rừng, sản xuất nguyên liệu giấy, chăn nuôi...
Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần rất lớn vào những thành tựu về tăng trưởng kinh tế mà chúng ta đạt được trong thời gian qua và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước các giai đoạn tiếp theo.
2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Trong các mục tiêu kinh tế vĩ mô, quan trọng hàng đầu là tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có quan hệ mật thiết với nhau: tăng trưởng khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế; ngược lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng, nếu chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ phù hợp với những điều kiện kinh tế đất nước và quan hệ quốc tế của mỗi thời kỳ sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, các quan hệ kinh tế quốc tế tạo ra động lực và điều kiện cho sự dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Trong đó ĐTTTNN là một động lực mạnh mẽ, có ý nghĩa to lớn đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng chiến lược CNH-HĐH của nước ta.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế. Hai khu vực này luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn khu vực nông nghiệp, chỉ trừ năm 1998, nhịp tăng của dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội giảm xuống còn 5,08% và năm 1999 còn 2,25%, thấp hơn so với khu vực nông nghiệp mà nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp là do sự giảm sút luồng FDI đã ảnh hưởng đến vốn đầu tư, gián tiếp đến công ăn việc làm, thu nhập và như vậy làm giảm sức mua trong nước. FDI giảm kéo theo lượng khách du lịch (kết hợp với kinh doanh) giảm, gián tiếp làm giảm doanh thu ngành vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng... Điều này một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI.
Bảng 13: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế
Năm
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước
Nông lâm nghiệp & Thủy sản
Công nghiệp & Xây dựng
Dịch vụ
1991
2.18 %
7.71 %
7.38 %
1992
6.88 %
12.79 %
7.58 %
1993
3.28 %
12.62 %
8.64 %
1994
3.37 %
13.39 %
9.56 %
1995
4.80 %
13.60 %
9.83 %
1996
4.40 %
14.46 %
8.80 %
1997
4.33 %
12.62 %
7.14 %
1998
3.53 %
8.33 %
5.08 %
1999
5.23 %
7.68 %
2.25 %
2000
4.04 %
10.07 %
5.57 %
Nguồn : Kinh tế VN và Thế giới 2000-2001 - Thời báo kinh tế Việt Nam
Cơ cấu vốn FDI ngày càng thay đổi phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, phân bố FDI thực hiện đến nay cho thấy: công nghiệp, xây dựng chiếm 48,5%; dịch vụ chiếm 47,5%. Tính đến ngày 15/03/2001, trong số các dự án FDI còn hiệu lực thì khu vực công nghiệp có 1715 dự án, với tổng vốn đầu tư 19430,413 triệu USD, chiếm 53,5% tổng vốn FDI cả nước; tiếp theo là ngành dịch vụ với 638 dự án và lượng vốn đầu tư 14796,008 triệu USD, chiếm 40,73%; khu vực nông lâm nghiệp có 348 dự án với số vốn đầu tư 2103,353 triệu USD, chiếm 5,77%. Vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành như trên đã biểu hiện phù hợp các chỉ số của cơ cấu kinh tế hiện đại, công nghiệp hóa: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.
Những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào khu vực công nghiệp ngày càng gia tăng (khoảng 2/3 nguồn vốn đầu tư) đã nâng tỷ trọng khu vực FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp lên khoảng 34,7% vào năm 1999. Trong những năm 1996-1999, giá trị sản xuất công nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá cao đạt mức 22,3% bình quân năm. Nguồn vốn FDI cũng góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển, nâng tỷ trọng của ngành này trong GDP lên trên 42% vào những năm 1995-1997.
Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể: nông nghiệp tăng khá về giá trị tuyệt đối, song tỷ trọng trong GDP giảm từ 38,7% năm 1990 xuống còn khoảng 25% vào năm 2000, tương ứng công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,7% lên khoảng 34,5% và dịch vụ từ 38,6% lên 40,5%.
Bảng 13: Cơ cấu ngành kinh tế qua các năm (đơn vị %)
Cơ cấu ngành kinh tế
Năm 1990
Năm 1995
Năm 2000
(ước tính)
Thay đổi
sau 10 năm
Tổng số
100,0
100,0
100,0
Nông lâm ngư nghiệp
38,7
27,2
25,0
- 13,7
Công nghiệp và xây dựng
22,7
28,8
34,5
+ 11,8
Dịch vụ
38,6
44,0
40,5
+ 1,90
Nguồn : Tổng kết tình hình thực hiện chiến lược 10 năm (1991-2000) - Bộ KH & ĐT
Nhà nước ta đã có chính sách thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau tài trợ cho các vùng chậm phát triển, vùng khó khăn. Xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã từng bước lan ra các vùng ngoài các vùng phát triển trọng điểm. Nếu trong những năm đầu khi có Luật đầu tư nước ngoài, ở các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án với 20% tổng vốn đầu tư, thì đến hết năm 1999 các tỉnh phía Bắc thu hút trên 30% số dự án với trên 35% vốn đầu tư. Đến nay đã có 59 trong tổng số 61 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân hàng năm trong 10 năm qua, nhanh nhất là Trung du miền núi phía Bắc, khoảng 19% năm, các vùng khác từ 15-17% / năm.
Bên cạnh đó, ĐTTTNN còn góp phần chủ yếu đẩy nhanh quá trình hình thành các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), vùng kinh tế trọng điểm, ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Đến cuối tháng 7/1998, Việt Nam đã có 54 KCN, KCX trong đó 48 KCN-KCX đã đi vào hoạt động, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam. Đến hết tháng 6/1998 trong các KCN đã có 609 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 5,8 tỷ USD, vốn thực hiện 3,5 tỷ USD, thu hút 120.000 lao động, đạt giá trị sản xuất công nghiệp 890 triệu USD, xuất khẩu 552 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 1998. ĐTNN đã góp phần hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm của 3 miền Bắc-Trung-Nam, mỗi vùng là một khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh, có tác dụng đầu tàu đối với kinh tế Việt Nam. Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ bước đầu có sự chuyển biến theo hướng khai thác thế mạnh của từng vùng, các vùng phát triển trọng điểm. Năm 1999, ba vùng kinh tế trọng điểm tạo ra khoảng 48% GDP, 69,2% giá trị gia tăng công nghiệp.
Như vậy, bên cạnh vai trò là nguồn bổ sung vốn quan trọng, góp phần đáng kể vào tăng trưởng GDP, hoạt động ĐTTTNN còn có tác động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
2.2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với hoạt động xuất nhập khẩu và quá trình mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hóa sản xuất tại Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành “cầu nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ mạnh của thế giới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài. Đối với những hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, vô hình chung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam. Sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Từ các thị trường truyền thống thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây mà chủ yếu là các nước Đông Âu, thị trường xuất khẩu đã mở rộng sang các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và các nước Nics. Với sự giúp đỡ thông qua uy tín và hệ thống marketing sẵn có của các nhà đầu tư nước ngoài, các hàng hóa xuất khẩu của chúng ta có thể thâm nhập vào thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn.
Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục có sự tăng trưởng với tốc độ khá cao. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu tăng 24% so với năm 1999. Tỷ trọng xuất khẩu/ GDP giai đoạn 1991-1999 cho thấy xu thế mở cửa của nền kinh tế Việt Nam ngày càng gia tăng. Đến năm 1999, tỷ trọng xuất khẩu so với GDP đạt mức 40,7%.
Bảng 14: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu
(triệu USD)
2581
2985
4054
5449
7256
9145
9361
11540
14308
Xuất khẩu so GDP (%)
26,1
23,3
26,1
26,3
29,5
35
34,3
40.7
_
Tốc độ tăng trưởng (%)
23,7
15,7
35,8
34,4
33,2
26,6
1,9
23,3
24
Nguồn : Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển KT-XH
Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 - Viện chiến lược phát triển
Nhờ có những lợi thế trong hoạt động thị trường thế giới nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của các doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn tốc độ tăng KNXK của cả nước và cao hơn hẳn KNXK của các doanh nghiệp trong nước. Năm 1996, KNXK của các doanh nghiệp FDI tăng 78,6% so với năm trước, thì KNXK của cả nước tăng 33,2%, còn KNXK của các doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 29,5%. Số liệu tương ứng của năm 1997 là: 127,7%; 26,6% và 14%; của năm 1998 là: 10,7%; 2,4% và 1,8%; năm 1999 là: 30,2%; 23% và 21,1%. Về số tuyệt đối, KNXK của các doanh nghiệp FDI đã tăng một cách đáng kể qua các năm. Nếu năm 1991 đạt 52 triệu USD, năm 1995 đạt 445 triệu USD, năm 1997 đạt 1790 triệu USD thì năm 1999 đạt 2590 triệu USD và năm 2000 đạt tới 3320 triệu USD. Như vậy, KNXK của các doanh nghiệp loại này đạt được trong năm 2000 gấp 7,4 lần của năm 1995 và gần bằng 64 lần của năm 1991.
Về số tương đối, tỷ trọng KNXK của các doanh nghiệp có vốn FDI trong tổng KNXK của cả nước đang có xu hướng tăng lên. Năm 1992 chiếm 4,3%, năm 1996 chiếm 12,7% và đến năm 2000 đã chiếm 23,2% tổng KNXK của cả nước.
Theo số liệu của Vụ quản lý dự án Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số hơn 6 tỷ USD giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI thu được trong vòng 10 năm trở lại đây, không kể phần xuất khẩu dầu thô của liên doanh VietsoPetro và xuất khẩu dịch vụ, thì giá trị xuất khẩu của các nhà đầu tư công nghiệp nhẹ là lớn nhất (3 tỷ USD), tiếp đến là các nhà đầu tư công nghiệp nặng (gần 2,3 tỷ USD), sau đó đến công nghiệp thực phẩm (405 triệu USD), nông lâm nghiệp (325 triệu USD), dầu khí (101 triệu USD) và thủy sản (67 triệu USD). Ưu điểm hơn hẳn của hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp ĐTNN so với hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ở chỗ chúng chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến và chế tạo, trong đó có nhiều sản phẩm thuộc công nghệ cao như bản mạch in điện tử, máy thu hình, video...
Bảng 15: Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu
(triệu USD)
112
269
352
445
920
1790
1982
2590
3320
So với cả nước (%)
4,3
9
8,7
8,1
12,7
19,6
21,2
22,4
23,2
Nguồn : Vụ Quản lý dự án ĐTNN - Bộ KH-ĐT
Như vậy, các doanh nghiệp ĐTTTNN đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Kết quả đáng khích lệ đó một phần do nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp, một phần do chính sách Nhà nước ngày một thông thoáng nhằm khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp FDI tham gia sản xuất và xuất khẩu. Khoảng gần 2/3 số dự án mới cấp phép trong hơn một năm nay là đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và đều gắn với mục tiêu x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0005.doc