3. Những thế mạnh và hạn chế
a) Những thế mạnh
GDP có mức tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực đã được phát huy, đời sống nhân dân được cải thiện.
b) Những hạn chế
Hiện trạng Ninh Bình vẫn là một tỉnh nghèo trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương.
- GDP bình quân trên đầu người còn thấp (năm 2005 là 5,3 triệu động, gần bằng một nửa mức bình quân GDP của cả nước và thấp nhất ở Đồng bằng sông Hồng).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, tỉ trọng của khu vực I đã giảm nhưng vẫn
còn cao, tỉ trọng khu vực II đã tăng lên nhưng còn thấp so với cơ cấu kinh tế cả nước.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế: Tổng kim ngạch xuất khẩu rất thấp, năm 2005 chỉ đạt 21,9 triệu USD, mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu là nông sản và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao. Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài gần như còn bỏ trắng và cũng chưa có biện pháp cụ thể để tháo gỡ vấn đề này.
17 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo chủ đề trong môn Địa lí lớp 12 - Chuyên đề: Địa lí địa phương Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn kiến thức.
Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Nằm ở tây nam của Đồng bằng sông Hồng.
- Toạ độ địa lí:
+ Cực Nam 19057’B (Cửa Đáy, xã Kim Đông, huyện Kim Sơn).
+ Cực Bắc: 20028’ B (xóm Lạc Hồng, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan).
+ Cực Tây: 1050 32’30” Đ (núi Điện, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan).
+ Cực Đông: 105053’20” Đ (bến đò Mười, xã Xuân Thiện, huyện Kim Sơn).
- Tiếp giáp: + Phía Bắc giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.
+ Phía TB giáp 2 huyện Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình.
+ Phía nam là vịnh Bắc Bộ.
+ Phía đông và ĐB giáp huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
+ Phía tây và TN giáp huyện Thạch Thành, thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá.
+ Diện tích 1388,7 km2, chiếm khoảng 9% diện tích Đồng bằng sông Hồng.
- Sự phân chia hành chính: Gồm 6 huyện (Gia Viễn, Hoa Lư, Kim Sơn, Nho Quan, Yên Khánh và Yên Mô), 1 thị xã (Tam Điệp), 1 thành phố (Ninh Bình).
2. Ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
* Thuận lợi
- Nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Bộ rộng lớn, giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, điều đó có ảnh hưởng lớn việc phát triển kinh tế của tỉnh.
- Nằm án ngữ con đường giao thông huyết mạch ( quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam) nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội với các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là với thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời còn liên lạc trực tiếp và là cửa ngõ giao lưu của các tỉnh phía nam với vùng Tây Bắc giàu tiềm năng về tài nguyên, nhưng thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn, thiếu vốn và kỹ thuật Tỉnh có điều kiện thuận lợi để mở rộng các mối quan hệ nội vùng, ngoại vùng tạo nên động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
- Bờ biển của tỉnh không dài (16,5 km), nhưng giàu tiềm năng nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản.
* Khó khăn: Diện tích không lớn, lại nằm ngoài vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nên việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn.
--------------------
Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
II. Các đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình
Khá đa dạng, tuy nhiên đồng bằng chiếm trên 80% diện tích đất tự nhiên, còn vùng đồi núi chỉ chiếm gần 20% diện tích toàn tỉnh. Hướng dốc địa hình là hướng tây bắc - đông nam. Địa hình thể hiện khá rõ rệt tính chất phân bậc.
2. Khoáng sản
Khá đa dạng, trong đó có một số loại có giá trị:
- Đá vôi có diện tích tới 2 vạn ha, với trữ lượng hàng chục tỉ m3 và hàng chục triệu tấn đôlômít làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng và một số hoá chất. Đất sét làm gạch ngói rất tốt ở Sơn Hà, Xích Thổ (Nho Quan), Đồng Giao, Ghềnh (Tam Điệp) có thể cung cấp cho các xí nghiệp gạch ngói với công suất 20 – 30 triệu viên/năm. Ngoài ra còn có sét cao lanh làm nguyên liệu sành sứ, và sét để sản xuất xi măng.
- Than dùng làm nguyên liệu cháy: Gồm có than bùn, than mỡ, than nâu trữ lượng ít phân bố ở Nho Quan, Tam Điệp.
- Nước khoáng nóng: Có giá trị như nguồn nước khoáng Kênh Gà (Gia Thịnh, Gia Viễn). Ngoài ra ở Nho Quan còn phát hiện ra suối nước nóng Kỳ Phú, ở Cúc Phương.
Đánh giá: Nếu so sánh với các tỉnh có nhiều đồi núi như Hoà Bình, Thanh Hoá thì Ninh Bình là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản kim loại cần thiết cho phát triển công nghiệp, nhưng nếu so sánh với các tỉnh đồng bằng thì Ninh Bình lại là một trong số ít tỉnh có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là đá vôi, sét, nước khoáng và than.
3. Khí hậu
Nằm trong đới gió mùa chí tuyến á đới có một mùa đông lạnh khô. Nền nhiệt cao, với nhiệt độ trung bình năm là 22,3 – 24,00C. Tổng nhiệt độ năm đạt tới 85000C. Trong năm có từ 8 đến 9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 200C.
- Thuận lợi: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có một mùa đông lạnh thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng, tạo khả năng đưa vụ đông lên thành vụ chính.
- Khó khăn: Tính chất thất thường của chế độ nhiệt, sự giao động về ngày bắt đầu và kết thúc các mùa gây trở ngại cho việc quy định thời vụ. Sự thất thường của chế độ mưa gây ra tác hại lớn (úng lụt vào mùa mưa bão; nắng nóng, khô hanh vào mùa hạ hoặc mưa phùn kéo dài cuối đông).
4. Thuỷ văn
Mạng lưới sông ngòi có mật độ khoảng 0,6 – 0,9 km/km2. Lượng nước sông ngòi khá dồi dào, dòng chảy trung bình đạt 30l/s/km2. Mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều, gồm hàng chục các con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 1000 km. Các sông chính là sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Bến Đang, sông Nho Quan, sông Vạc.
- Hồ: Có nhiều hồ, đầm như đầm Cút (Gia Viễn), hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang (Nho Quan), hồ Yên Thắng (Yên Mô). Các hồ này ngoài giá trị thuỷ lợi chứa và tưới nước, đều có cảnh quan đẹp, nằm trong quần thể các núi đá vôi, tiềm năng để phát triển du lịch.
- Thuận lợi: Sông ngòi dẫn nước sông có phù sa mầu mỡ cung cấp cho đồng ruộng, lại vừa có tác dụng tiêu nước trong đồng ruộng ra sông khi bị mưa úng lụt, tạo điều kiện cho giao thông đường thuỷ.
5. Thổ nhưỡng
Có 4 nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa: Có diện tích lớn nhất 74529,8 ha, chiếm 53% diện tích, phân bố chủ yếu ở Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Mô, thích hợp cho thâm canh lúa, cây ngắn ngày.
- Nhóm đất mặn: Có diện tích 14194,4 ha, chiếm 10,1% diện tích, phân bố ở vùng ven biển Kim Sơn. Đất mặn điển hình thích hợp cho phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi trồng hải sản. Đất mặn trung bình hoặc ít chủ yếu trồng cói, cải tạo mặn, sau đó trồng lúa.
- Nhóm đất xám bạc màu: Có diện tích 3481 ha, chiếm 2,5% diện tích, có ở Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn, Tam Điệp và rải rác ở các nơi khác.
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 24997,3 ha, chiếm 17,8% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ yếu ở xã Quang Sơn, Nông trường Đồng Giao của thị xã Tam Điệp, xã Quỳnh Lưu, Xích Thổ, Vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan và một phần huyện Gia Viễn, huyện Yên Mô.
6. Sinh vật
- Thực vật: Thảm thực vật tự nhiên nói chung còn lại rất ít, chủ yếu là các lùm cây bụi lúp xúp. Chỉ có rừng Cúc Phương nơi có địa hình núi đá vôi hiểm trở và được nhà nước quy hoạch bảo vệ từ lâu nên rừng còn phong phú cả về hệ sinh thái, về loài và về gen. Ngoài ra, ở một số nơi trên sườn núi đá vôi có thảm thực vật thứ sinh nghèo. Ở ven biển Kim Sơn có một ít rừng ngập mặn với cây sú, vẹt thưa thớt.
- Động vật: Có nhiều loại trong đó có một số loài động vật hoang dã có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ nguồn gen.
---------------------
Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư – lao động
III. Đặc điểm dân cư
1. Dân số và sự gia tăng dân số
- Dân số: 915,7 nghìn người, chiếm hơn 1,1% dân số cả nước, đứng thứ 10 trong 11 tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Hồng (năm 2005). Dân số thuộc loại trung bình của cả nước. Phân bố không đồng đều, tập trung đông nhất ở Kim Sơn, Nho Quan,, thị xã Tam Điệp có số dân ít nhất (năm 2005)
- Sự gia tăng dân số: Năm 1992 là 802,6 nghìn người, năm 2005 là 915,7 nghìn người. Từ năm 1995 trở lại đây, dân số đang có xu hướng tăng chậm lại.
- Kết cấu dân số theo độ tuổi: Năm 2005, số người dưới độ tuổi lao đông chiếm 28,3% dân số, trong độ tuổi lao động chiếm 59,4% dân số, quá độ tuổi lao động chiếm 12,3% dân số. Xu hướng thay đổi: giảm mạnh tỉ lệ nhóm tuổi dưới lao động, tăng tỉ lệ nhóm tuổi trong độ tuổi lao động và quá độ tuổi lao động.
- Sự phân bố dân cư: Năm 2005 mật độ dân số trung bình là 659 người/km2, gấp 2,6 lần mật độ dân số cả nước, nhưng thấp nhất so với các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Dân cư phân bố không đồng đều giữa khu vực phía đông và phía tây. Những huyện có mật độ dân số cao là Yên Khánh, Kim Sơn và Hoa Lư; còn Nho Quan, Gia Viễn và Tam Điệp có mật độ dân số thấp hơn. Dân cư nông thôn chiếm 86,4%, dân thành thị chiếm 13,6%.
2. Thuận lợi
- Nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn, lực lượng lao động trẻ năng động, nhạy bén.
3. Khó khăn
- Kết cấu dân số tạo nên sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đối với tài nguyên môi trường và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh.
- Gia tăng dân số gây khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho số lao động mới gia tăng.
- Phân bố dân cư không đều gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí lao động và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên của các khu vực trong tỉnh.
IV. Đặc điểm nguồn lao động
1. Thực trạng nguồn lao động
- Nguồn lao động tương đối dồi dào, năm 2005 số người trong độ tuổi lao động là 549.427 người (tăng 54.899 lao động so với năm 2000), chiếm 59% dân số,
- số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 460.439 người chiếm 84% tổng số lao động. Bình quân mỗi năm tăng hàng chục nghìn lao động.
- Năm 2006, lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 3,1%, trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 4,27%, tỉ lệ lao động qua đào tạo là 26%, trong đó tỉ lệ qua đào tạo nghề là 19%.
- Tỉ lệ lao động nông nghiệp cao, người lao động còn thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động và trình độ chuyên môn, tay nghề còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Hướng giải quyết
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho lao động.
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết
a) Thực trạng
Bình quân mỗi năm có hơn 12.000 lao động không có việc làm ( năm 2005 là 12.936 lao động không có việc làm). Theo kết quả điều tra ngày 01/7/2004, ở khu vực thành thị tỉ lệ lao động thất nghiệp là 3,94%, thiếu việc làm là 4,73%; ở khu vực nông thôn tỉ lệ thời gian thiếu việc làm là 24,2% (Đồng bằng sông Hồng năm 2005 có tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,61%, tỉ lệ thời gian thiếu việc làm ở nông thôn là 21,25%).
b) Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để khai thác tốt tiềm năng của mỗi vùng, tạo thêm việc làm cho người lao động.
- Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thâm canh, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, các hoạt động dịch vụ ở nông thôn, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông thôn.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề, nhất là cho lao động ở vùng giải phóng mặt bằng làm khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí cho lao động.
- Phát triển hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Mở rộng liên doanh hợp tác đầu tư nước ngoài.
- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, xây dựng cơ chế chính sách về đào tạo nguồn lao động để người lao động có cơ hội tìm việc làm tốt hơn, có thu nhập cao hơn.
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề ở các nhà trường, các trung tâm học tập cộng đồng, hoạt động giới thiệu việc làm, giúp cho người lao động có thể tự tạo việc làm hoặc dễ t́m việc làm hơn.
----------
Chủ đề 4: Khái quát về tình hình phát triển kinh tế
V. Quá trình phát triển kinh tế
- Thời kì cơ chế bao cấp (1954 – 1986): Nhìn chung nền kinh tế chậm phát triển, mang nặng tính chất tự cung tự cấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Thời kỳ đổi mới (1986 đến nay): Đây là thời kỳ thăng hoa của nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng. Công cuộc Đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước diễn ra được 8 năm thì tỉnh Ninh Bình tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh. Mười năm xây dựng và phát triển (1992 – 2007), vượt lên mọi khó khăn và trở ngại, kinh tế – xã hội Ninh Bình đã có nhiều đổi thay đáng trân trọng, nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục.
VI. Hiện trạng về kinh tế
Những thành tựu đã đạt được về kinh tế từ khi tái lập tỉnh (năm 1992) đến năm 2005.
1. Sự tăng trưởng của tổng sản phẩm (GDP)
Từ 1995 – 2005 tổng sản phẩm đã tăng liên tục và khá cao, mức gia tăng trung bình là 10,6%/năm, cao hơn mức gia tăng trung bình cùng thời kỳ của cả nước (7,4%).
2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế: Chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I từ 63% (năm 1992) xuống còn 30,6% (năm 2005), tăng tỉ trọng khu vực II từ 25,4% (năm 1992) lên 35,2% (năm 2005) và tăng tỉ trọng khu vực III từ 21,6% (năm 1992) lên 34,2% (năm 2005).
- Trong nội bộ từng ngành kinh tế cũng có sự biến động rõ rệt: Ở khu vực I, giảm dần tỉ trọng của trồng trọt từ 74% (năm 1995) xuống còn 64% (năm 2005), tỉ trọng chăn nuôi tăng dần từ 24,9% (năm 1995) lên 34,4% (năm 2005). Ở khu vực II, cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng hơn; tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp khai thác.
- Cơ cấu thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế cá thể luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và ít biến động (chiếm 33,9% năm 2000 và 32,9% năm 2005), kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước có tỉ trọng tăng lên (tương ứng là 4% lên 17,3% và 29,2% lên 31,8%), tỉ trọng của thành phần kinh tế tập thể lại giảm mạnh (từ 32,9% năm 2000 xuống còn 18,0% năm 2005).
- Cơ cấu lãnh thổ kinh tế: Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, cơ cấu lãnh thổ kinh tế của tỉnh cũng có những bước đột phá đáng kể. Trong nghiệp đã hình thành một số vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, điển hình là vùng lúa đặc sản (Yên Khánh, Kim Sơn), vùng cây ăn quả (Tam Điệp, Nho Quan), vùng chăn nuôi trâu bò lấy thịt (Nho Quan), vùng nuôi lợn sữa, lợn siêu nạc (Yên Khánh), vùng nuôi cá nước ngọt (Gia Viễn), vùng nuôi tôm nước lợ (Kim Sơn). Trong công nghiệp đã quy hoạch hai khu công nghiệp (Ninh Phúc, Tam Điệp) và 20 cụm công nghiệp.
- Vị trí về kinh kế so với cả nước: Khả năng đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm của cả nước rất nhỏ, chiếm khoảng 0,56% (năm 2005 theo giá thực tế).
3. Những thế mạnh và hạn chế
a) Những thế mạnh
GDP có mức tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực đã được phát huy, đời sống nhân dân được cải thiện.
b) Những hạn chế
Hiện trạng Ninh Bình vẫn là một tỉnh nghèo trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương.
- GDP bình quân trên đầu người còn thấp (năm 2005 là 5,3 triệu động, gần bằng một nửa mức bình quân GDP của cả nước và thấp nhất ở Đồng bằng sông Hồng).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, tỉ trọng của khu vực I đã giảm nhưng vẫn
còn cao, tỉ trọng khu vực II đã tăng lên nhưng còn thấp so với cơ cấu kinh tế cả nước.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế: Tổng kim ngạch xuất khẩu rất thấp, năm 2005 chỉ đạt 21,9 triệu USD, mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu là nông sản và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao. Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài gần như còn bỏ trắng và cũng chưa có biện pháp cụ thể để tháo gỡ vấn đề này.
- Hoạt động du lịch và dịch vụ: Hoạt động du lịch chưa có hiệu quả, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, đội ngũ lao động du lịch còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Số lượng khách đến hàng năm còn ít, doanh thu chưa cao (năm 2005 mới có trên 1 triệu lượt khách và doanh thu là 63 tỷ đồng).
4. Hướng phát triển
- GDP thời kỳ 2005 – 2010 bình quân mỗi năm tăng 14,5%, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần.
- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra những bước ngoặt có tính đột phá, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế sẽ là: Khu vực I chiếm 17,0%, khu vực II chiếm tỉ trọng 48,0%, khu vực III chiếm 35%.
- Xây dựng một cơ chế chính sách đồng bộ và phù hợp để thu hút nguồn vốn trong nhân dân, ở tỉnh ngoài và nước ngoài vào hai ngành kinh tế mũi nhọn là công nghiệp và du lịch.
- Gắn sản xuất với chế biến và vấn đề môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trên quy mô toàn tỉnh.
- Về du lịch: Khai thác có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu đạt 350 tỉ đồng.
---------------------
Chủ đề 5: Địa lí một số ngành kinh tế chính
VII. Địa lí nông – lâm nghiệp và thuỷ sản
1. Điều kiện phát triển
a) Điều kiện tự nhiên
* Địa hình, đất đai
- Thuận lợi:
+ Đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng, vừa có vùng ô trũng và đất mặn ven biển.
+ Vùng đồi núi tập trung chủ yếu ở các huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp và một phần thuộc huyện Gia Viễn, Hoa Lư..., ở đây có đất feralít phát triển trên đá vôi, đá phiến và các loại đá mẹ khác, thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, trồng rừng và chăn thả gia súc lớn.
+ Vùng đồng bằng tập trung chủ yếu ở thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, Kim Sơn và một phần thuộc các huyện Yên Mô, Gia Viễn, Hoa Lư..., có đất phù sa màu mỡ do sông ngòi bồi đắp, rất thuận lợi cho trồng lúa và các cây công nghiệp hàng năm, vùng ô trũng Gia Viễn có thể kết hợp trồng lúa một vụ với nuôi trồng thuỷ sản.
+ Vùng ven biển huyện Kim Sơn, trên đất phù sa mới bồi tụ thích hợp với trồng rừng ngập mặn để chắn sóng và gió bão, ngoài ra có thể kết hợp nuôi tôm sú, cua bể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa nước hoặc cói.
- Hạn chế: Vùng đồi núi đất dốc dễ bị xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa; vùng ven biển đất bị nhiễm ặn, phèn phải cải tạo tốn kém.
* Khí hậu, sông ngòi
- Thuận lợi:
+ Chế độ khí hậu tương đối đồng nhất, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc và đông nam, với nhiệt độ trung bình năm cao từ 230C – 240C, lượng mưa khá lớn trung bình từ 1800mm – 2000mm tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể quay vòng đất làm nhiều vụ trong năm, để tăng khối lượng nông sản trên một diện tích đất canh tác.
+ Hệ thống sông ngòi khá phong phú, với tổng chiều dài khoảng 1000 km. Trong đó có sông Đáy chạy dọc tỉnh, ngoài ra còn sông Hoàng Long, sông Lạng, sông Vạc..., có tác động lớn trong việc cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp và tạo môi trường để nuôi trồng thuỷ sản, bồi đắp phù sa tăng thêm độ màu mỡ cho đất. Vùng biển tiếp cận tuy không rộng, nhưng gần ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh, tạo điều kiện đánh bắt thuỷ sản.
- Hạn chế: Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, bão lụt xảy ra hàng năm, gây ngập úng ở vùng trũng trong mùa mưa, vùng đồi núi bị hạn hán, thiếu nước trong mùa khô. Khí hậu nóng ẩm còn tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi, làm cho sản xuất nông – lâm nghiệp và thuỷ sản bấp bênh, không ổn định.
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
* Thuận lợi:
- Lực lượng lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp, khai hoang lấn biển; có khả năng tiếp thu và làm chủ kỹ thuật mới, phương thức sản xuất mới để tạo ra nhiều nông sản hàng hoá.
- Chính sách Đổi mới của Đảng, đặc biệt chính sách giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại..., có tác dụng tích cực đối với sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân làm giàu.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn được tăng cường đầu tư, nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng kiên cố, một số dự án lớn cũng được triển khai thực hiện như nâng cấp đê Hoàng Long, công trình phân lũ cho huyện Nho Quan, Gia Viễn, kênh týới ðýờng 12B..., cùng các cõ sở thú y, trại giống, trạm bảo vệ thực vật, góp phần quan trọng vào phát triển nông, ngý nghiệp của tỉnh.
- Thị trýờng tiêu thụ ðýợc mở rộng, thúc ðẩy sản xuất, ða dạng hoá sản sản phẩm nông nghiệp.
* Hạn chế: Cõ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp lạc hậu, ðời sống nhân dân khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới việc đầu tư sản xuất, chế ngự thiên tai và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường.
2. Tình hình phát triển và phân bố
a) Nông nghiệp
- Diện tích đất nông nghiệp là 67.465 ha chiếm 48,5% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh (năm 2005), nhỏ hơn nhiều so với trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp trong những năm qua tăng trưởng chậm, trung bình 2,4%/năm (thời kỳ 2000 – 2005), thấp hơn so với vùng đồng bằng sông Hồng (4,3%/năm).
* Trồng trọt
- Cây lương thực chiếm ưu thế trong ngành trồng trọt, riêng cây lương thực có hạt năm 2005 đã chiếm tới 80,2% diện tích gieo trồng cây hàng năm, nhưng đang có xu hướng thu hẹp diện tích từ 89.670 ha (năm 2000) xuống còn 85.835 ha (năm 2005). Tuy nhiên nhờ đầu tư phân bón, khoa học kĩ thuật và giống tốt cho năng suất cao nên sản lượng vẫn tăng từ 445.394 tân (năm 2000) lên 478.571 tấn (năm 2004), năm 2005 giảm nhẹ so với năm 2004 do chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão số 6 và số 7.
- Lúa là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng ở khắp các huyện, thị trong tỉnh với diện tích 80.106 ha (năm 2005), những huyện có diện tích lúa cả năm cao nhất hiện nay là Kim Sơn (16.531 ha), Yên Khánh (13.970 ha), Gia Viễn (13.026 ha), Yên Mô (12.733 ha). Năm 2005 sản lượng lúa đạt 398.146 tấn, năng suất đạt 49,6 ta/ha (thấp hơn so với năng suất trung bình của Đồng bằng sông Hồng là 54,4 tạ/ha).
- Cây ngô: Diện tích trồng ngô có nhiều biến động, gần đây được quan tâm phát triển, nên diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng. Trong thời kỳ 2002 – 2005 diện tích trồng ngô tăng từ 4.882 ha lên 5.729 ha, sản lượng ngô hiện đã vượt 18.000 tấn mỗi năm. Năm 2005 các huyện có diện tích trồng ngô lớn nhất là Nho Quan (2.716 ha), Yên Khánh (1.001 ha), thấp nhất là Hoa Lư (37 ha). Năng suất ngô trung bình toàn tỉnh tăng từ 24,52 tạ/ha (năm 1995) lên 31,82 tạ/ha (năm 2005), nhưng vẫn thấp so với Đồng bằng sông Hồng (40,9 tạ/ha năm 2005).
- Các cây sắn, khoai lang cũng được triển khai trên diện tích trồng cây hàng năm để phục vụ chăn nuôi. Diện tích dao động từ 2.700 ha đến 3.000 ha và đang có xu hướng giảm nhẹ. Khoai lang được trồng chủ yếu trong vụ đông, các huyện trồng nhiều là Nho Quan (7.210 ha), Yên Mô (5.528 ha), Yên Khánh (3.145 ha). Diện tích sắn tăng từ 815 ha (năm 2000) lên 946 ha (năm 2005); sắn được trồng trên diện tích đất đồi núi của huyện Nho Quan, Gia Viễn và thị xã Tam Điệp...
- Cây thực phẩm, rau, đậu: Có diện tích trồng năm 2005 là 6.437 ha, chiếm 6% diện tích cây hàng năm và có xu hướng tăng nhẹ. Vùng trồng rau chủ yếu với diện tích và sản lượng cao là Nho Quan, Yên Khánh.
- Cây công nghiệp.
+ Đậu tương: Diện tích tăng mạnh từ 1.337 ha (năm 2000) lên 2.163 ha (năm 2005). Các địa phương dẫn đầu với quy mô sản xuất hàng hoá lớn là Yên Khánh, Yên Mô.
+ Lạc: Diện tích 5.691 ha năm 2005, các huyện dẫn đầu về diện tích và sản lượng là Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô.
+ Cây mía: Diện tích 1.478 ha, trồng nhiều nhất ở Nho Quan (chiếm gần 90% diện tích mía toàn tỉnh), thị xã Tam Điệp, Gia Viễn.
+ Cây cói: Diện tích tăng từ 985 ha năm 2000 lên 2.023 ha năm 2003, gần đây giảm mạnh còn 1.003 ha năm 2005. Cói được trồng chủ yếu trên đất nhiễm mặn của huyện Kim Sơn và một phần nhỏ ở huyện Yên Mô.
+ Đay và vừng có diện tích, sản lượng không nhiều (vài chục ha), đang có xu hướng giảm mạnh. Các huyện trồng nhiều đay là Yên Khánh, Kim Sơn...
+ Chè được trồng trên đất feralít của vùng đồi núi thuộc Tam Điệp, Nho Quan. Diện tích chè năm 2005 là 237 ha.
* Chăn nuôi
Chiếm 34,4% giá trị sản xuất nông nghiệp, cao hơn trung bình cả nước hiện nay (hơn 25,0%), tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2000 – 2005 là 7,4%/năm.
Năm 2005, đàn trâu là 20,4 nghìn con, bò 24,4 nghìn con, lợn 248,5 nghìn con, dê 22,7 nghìn con, gia cầm 1.993 nghìn con.
- Trâu, bò được nuôi nhiều nhất ở Nho Quan (27.218 con), Yên Mô (11.161 con), Yên Khánh (9.299 con).
- Lợn được nuôi nhiều ở Yên Khánh, Kim Sơn, Yên Mô, ít nhất là thị xã Tam Điệp.
- Đàn gia cầm chủ yếu là gà, vịt được nuôi phân tán trong dân, gần đây phát triển chăn nuôi gà công nghiệp.
- Dê được nuôi ở huyện Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn.
* Ngành ngư nghiệp
- Chiếm 13% giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp năm 2005. Nhưng gần đây được phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 31%/năm (thời kỳ 2001 – 2005), gấp hơn 2 lần so với vùng Đồng bằng sông Hồng (12,1%).
- Nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích tăng từ 3.720 ha năm 2000 lên 7.604 ha năm 2005 (chiếm 90,1% ngành thuỷ sản). Sản lượng tăng từ 5.221 tấn năm 2000 lên 11.312 tấn năm 2005. Các vùng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt ở Nho Quan, Gia Viễn, Yên Khánh; nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ ở Kim Sơn.
- Khai thác thuỷ sản: Sản lượng năm 2005 đạt 2.703 tấn, trong đó chủ yếu là cá biển (1.677 tấn). Việc khai thác chủ yếu ở Kim Sơn.
* Ngành lâm nghiệp
Chiếm 3,2% tổng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thuỷ sản. Hoạt động lâm nghiệp được thực hiện trên phạm vi 22.349 ha, chiếm 16,1% diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và vùng ven biển của huyện Kim Sơn.
b) Địa lí công nghiệp
* Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp
- Điều kiện tự nhiên
+ Nguồn đá vôi và đôlômít có trữ lượng lớn làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và làm phôi chế tác đá mỹ nghệ. Đất sét nằm rải rác ven đồi núi thấp của thị xã Tam Điệp, huyện Gia Viễn, Yên Mô dùn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia li 12_12474676.docx