Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PR

1.1. Khái niệm PR

1.1.1. Nguồn gốc PR

1.1.2. Khái niệm PR

1.2. Chức năng của PR

1.3. Vai trò của PR

1.4. Nguyên tắc PR

1.5. Các công cụ của PR

1.5.1. Truyền thông

1.5.2. Ấn Phẩm

1.5.3. Phim giới thiệu

1.5.4. Bài phát biểu

1.5.5. Tài trợ

1.5.6. Tổ chức sự kiện

1.5.7. Một số công cụ khác

1.6. Quy trình PR

1.6.1. Nghiên cứu thị trường

1.6.2. Xác định mục tiêu

1.6.3. Xác định nhóm công chúng mục tiêu

1.6.4. Lập kế hoạch PR

1.6.5. Lựa chọn công cụ PR phù hợp

1.6.6. Hoạch định ngân sách

1.6.7 .Đánh giá kết quả

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR CHO CÁC SẢN PHẨM KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng phát triển của thị trường sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam trong những năm gần đây.

2.1.1. Vài nét về thị trường sản phẩm kỹ thuật số Việt Nam hiện nay

2.1.2. Đánh giá thị trường kỹ thuật số Việt Nam

2.2 Thực trạng hoạt động PR đối với các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam trong những năm gần đây

2.2.1. Vài nét về PR tại Việt Nam từ năm 1996 đến nay

2.2.2. Thực trạng các hoạt động PR đối với các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam

2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng PR cho các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG PR CHO CÁC SẢN PHẨM KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM

3.1. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động PR các sản phẩm kỹ thuật số từ một số quốc gia trên thế giới

3.1.1. Hoạt động PR cho các sản phẩm kỹ thuật số tại Nhật

3.1.2. Hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Trung Quốc

3.1.3. Hoạt động PR sản phẩm kỹ thuật số tại Mỹ

3.1.4. Bài học cho Việt Nam

3.2. Giải pháp đẩy mạnh PR cho các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam

3.2.1. Lựa chọn công cụ PR thích hợp

3.2.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động PR cho các sản phẩm kỹ thuật số ở Việt Nam

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤC LỤC 1: MỘT SỐ NGUỒN THÔNG TIN ĐỂ TÌM HIỂU VỀ CÁC SẢN PHẨM KỸ THUẬT SỐ

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ CÔNG TY PR TẠI VIỆT NAM

PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤC VỤ KHểA LUẬN

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t trong những nghề “hot” nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghề PR đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, ngoài những yêu cầu về óc sáng tạo, sự bền bỉ, khả năng giao tiếp và kiến thức rộng, những kỹ năng nắm bắt, cập nhật, thẩm định và phân tích thông tin là không thể thiếu được. Do phần lớn là không được đào tạo cơ bản, các nhân viên PR gặp khá nhiều khó khăn vất vả và phải mất một vài năm để làm quen với công việc. Điều này gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp và cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng các hoạt động PR chất lượng chưa cao, chưa chuyên nghiệp hiện nay như đã nói ở trên. Trước đây, các cơ sở, tổ chức đã tổ chức các khoá ngắn hạn, đạo tạo trực tiếp các kỹ năng của PR. Tại Hà Nội, một số trung tâm giáo dục như THAME hay Victoria có cấp chứng chỉ đào tạo PR. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên Cứu Châu Á bắt đầu dạy khoá học PR theo trình độ quốc tế chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên từ các viện nghiên cứu, nhà báo, chuyên gia trong các lĩnh vực giao tế, lễ tân ... Họ giảng dạy một số nội dung như: quan hệ với báo chí, chính quyền, tổ chức họp báo, quảng cáo, phát biểu trước công chúng… Khoa Thương Mại du lịch trường ĐH Kinh Tế TP Hồ Chí Minh cũng có mở các khoá ngắn hạn. Học viên được học qua các kiến thức căn bản về tổ chức sự kiện, viết thông cáo báo chí, quan hệ ... ĐH Quốc tế RMIT cũng thường xuyên đạo tạo PR theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Từ năm 2006, ngành PR được chính thức đào tạo chính quy bậc đại học ở Việt Nam, tại Học viện Báo chí và tuyên truyền. Chương trình chuyên ngành này sẽ có những môn học như: chiến lược quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, thông tin nội bộ và cộng đồng, so sánh truyền thông, tạo dựng và quảng bá hình ảnh... Như vậy, mặc dù nhân viên PR hiện nay chưa có trình độ chuyên nghiệp cao như các quốc gia có ngành PR phát triển, nhưng nguồn nhân lực trẻ dồi dào cho thấy một tương lai phát triển chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn cho ngành PR Việt Nam. e/ Về môi trường chính trị xã hội Hiện nay các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tại thị trường Việt Nam ngày càng được hưởng một môi trường kinh doanh lành mạnh và thông thoáng, do có sự quan tâm rất lớn từ nhà nước Việt Nam. Số lượng các công ty, các doanh nghiệp gia tăng nhanh trong những năm gần đây, khi quy chế kinh doanh đơn giản hơn, rõ ràng hơn. Ngoài ra, Nhà nước, bộ Thương Mại ngày nay rất quan tâm đến vẫn đề xây dựng thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, sự phát triển của ngành PR là rất rộng mở dưới sự ủng hộ của nhà nước và sự thúc đẩy của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, tại Việt Nam, trong xã hội mà tiếng nói của mỗi cá nhân ngày càng được coi trọng, con người có quyền và thích được bày tỏ quan điểm, thì những hoạt động giao tiếp với các tầng lớp công chúng cũng ngày càng đa dạng. Hoạt động PR theo đó cũng có một môi trường thuận lợi để phát triển, đồng thời điều đó cũng đặt ra yêu cầu cho hoạt động PR phải đúng đắn, chuyên nghiệp nếu không muốn bị công chúng phê phán, tẩy chay. Trong vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành PR, số lượng các công ty PR và công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và các phòng ban PR nội bộ doanh nghiệp được thành lập gia tăng đáng kể. Sự phát triển đó đòi hỏi phải có sự quản lý bằng văn bản pháp luật để bảo vệ quyền lợi của những công ty này, đồng thời điều chỉnh hoạt động PR để không vi phạm luật pháp Việt Nam, không đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc và không cản trở sự phát triển của nhau. Hiện nay chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào quy định về hoạt động PR nhưng đã có một số văn bản quy định có liên quan đến các công cụ của PR và một vài hoạt động thuộc PR. Do vậy hiện nay, có thể coi hoạt động PR chịu sự điều chỉnh của những quy định này. Điều 30 Hiến Pháp năm 1992 đã quy định: Sách, báo cũng là một loại hình văn hoá phẩm đặc biệt, do vậy khi thực hiện các kế hoạch PR thông qua những kênh này cũng phải lưu ý nội dung và hình thức – không được chứa đựng tư tưởng phản động, đồi truỵ, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thông tư 65/BC ngày 06/10/1995 của Bộ Văn Hoá Thông Tin hướng dẫn thi hành Nghị định 133/HĐBT về họp báo và một số văn bản quy định về việc cung cấp thông tin lên mạng Internet. Pháp lệnh về Quảng cáo được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 16-11-2001, điều chỉnh hoạt động quảng cáo, điều 9 có quy định những phương tiện quảng cáo bao gồm khá nhiều công cụ của PR như: báo chí gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử; mạng thông tin máy tính; xuất bản phẩm gồm cả phim, ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh; chương trình hoạt động văn hoá thể thao; hội chợ triển lãm; bảng, biển, pa-no, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng… Như vậy, có thể thấy khá nhiều công cụ của PR được điều chỉnh bởi pháp lệnh này. Tuy nhiên, sử dụng văn bản pháp lệnh về quảng cáo để điều chỉnh hoạt động PR càng làm cho nhiều người tưởng lầm PR là quảng cáo, cần có một hành lang pháp lý cho hoạt động PR trước sự phát triển nhanh chóng của ngành này. Cách đây không lâu đã xảy ra vụ khủng hoảng sản phẩm Knorr của công ty Unilever. Chỉ vì sơ suất trong khâu kiểm duyệt mẫu bao bì, mẫu mã mà toàn bộ chiến dịch tiếp thị sản phẩm Knorr “tự nhiên hơn bột ngọt” bị phá sản. Tiếp đó là vụ khủng hoảng của một loạt những thương hiệu khác như: nước tương Chin-su, sữa Nestle, game “Võ lâm truyền kỳ”… Có một nguyên nhân đáng lo ngại: sự tham gia của các công ty PR trong việc khai thác sai lầm của đối thủ. Như đã có trình bày ở trên, các công ty PR không chỉ đánh bóng quá mức sự thật mà còn là công cụ tung tin đồn thất thiệt, nói xấu… để ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đối thủ. Do ngành PR còn khá mới, nhiều công ty PR đã lợi dụng khe hở pháp luật để kiếm lợi mà đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của PR. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó, kiến nghị lớn nhất của những doanh nghiệp làm PR chân chính là cần có một hành lang pháp lý cho hoạt động này. Chính phủ đã có văn bản luật quy định về hoạt động quảng cáo, đã có luật kinh doanh bảo hiểm để phạt những cá nhân có hành vi lừa đảo khách hàng hay cạnh tranh bất chính, thì cũng đến lúc cần phải có bộ luật tương tự cho hoạt động PR. f/ Về thị phần Có khá nhiều công ty nước ngoài nhìn thấy trước tiềm năng phát triển của ngành PR Việt Nam nên đã đầu tư vào nước ta từ lâu. Tuy nhiên các công ty nước ngoài cho đến nay không thu được nhiều thành công đáng kể, thị trường PR Việt Nam vẫn dành cho các công ty PR nội. Công ty PR nước ngoài đầu tiên đặt trụ sở tại Việt Nam là John Baily & Associates của Australia nay đã phải đóng cửa. Một vài công ty khác như Leo Activation và Ogilvy PR đã phải sớm rời khỏi thị trường Việt Nam vì không cạnh tranh nổi với các công ty trong nước. Lúc đầu, những công ty này chủ yến là phục vụ cho các khách hàng là các công ty lớn, và cũng của nước ngoài như: Milo, Dutch Lady... Nhưng rồi những công ty lớn này cũng dần dần chuyển sang những công ty PR trong nước có chất lượng dịch vụ không hề thua kém mà mà giá cả lại mềm hơn rất nhiều. Những yếu tố chủ chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường PR là: Sáng tạo, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp với kách hàng và hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Căn cứ vào 5 tiêu chí đó có thể thấy rõ lợi thế của các công ty PR nội, khi hoạt động trên một thị trường thân thuộc và đã hiểu quá rõ. Trong 15 công ty PR và công ty tổ chức sự kiện hàng đầu ở Việt Nam năm 2004, hoàn toàn không có một công ty nước ngoài nào, theo nghiên cứu thị trường của công ty nghiên cứu thị trường FTA. Qua khảo sát của FTA năm 2006 về độ tín nhiệm, Max Communications là công ty đứng đầu danh sách (chiếm 58%), bỏ xa công ty thứ nhì là Venus (32%), Galaxy (29%), Đất Việt (25%), và Goldsun (21%).Tiếp theo mới đến các công ty khác như Cát Tiên Sa, VMC, AVC, Metan và Storm Eye. truy cập ngày 04/09/2007 Trong khi các công ty quảng cáo nước ngoài chiếm gần 90% thị trường Việt Nam thì các công ty PR gần như chiếm lĩnh hoàn toàn PR trong nước. truy cập ngày 04/08/2007 Hiện tượng này có thể giải thích là do một số nguyên nhân sau: Các công ty PR Việt Nam nắm vững tâm lý của người dân Việt Nam, có sẵn nhiều mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, cơ quan ngôn luận và các doanh nghiệp khác. Các công ty PR nước ngoài chưa nhạy bén với bối cảnh trong nước. Chi phí để thuê các công ty PR trong nước vẫn thấp hơn các công ty nước ngoài. Hiện nay, trong ngành PR, một số công ty lớn và có uy tín gần như chiếm lĩnh thị trường, có thể kể đến một vài ví dụ điển hình như: Max communications, Galaxy, Đất Việt, Goldsun, Masso Group, Cát Tiên Sa... (xin xem phụ lục 2). h/ Về tiềm năng phát triển Trong một nền kinh tế thế giới đang vận động theo xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu, rất nhiều vấn dề nảy sinh cần đến sự xử lý chuyên nghiệp và khéo léo của ngành PR. Như chương 1 đã nêu rõ, PR có tác dụng rất hữu hiệu trong việc giải quyết, đối phó với rủi ro, khủng hoảng, hơn nữa, PR chuyên nghiệp sẽ giúp sự truyền tải thông điệp giữa tổ chức và công chúng dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Tiềm năng phát triển của ngành PR là rất lớn, và người làm PR cần phải luôn tìm tòi sáng tạo để đạt được hiệu quả lớn hơn trong hoạt động PR. Trong tương lai, người làm PR không thể quên yếu tố quốc tế, mà người ta vẫn gọi là “PR quốc tế” để phù hợp với môi trường kinh tế mới. Các chuyên gia đã phân tích và chỉ ra rất nhiều biến đổi sẽ xảy ra sau khi Việt Nam thực thi triệt để chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế” và đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu lớn trên thế giới. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu cho mình, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của công chúng. PR được trông đợi rất nhiều để góp phần thực hiện nhiệm vụ lớn đó. Như vậy có thể nói, sự cạnh tranh, sự phát triển và sự hội nhập trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay cho thấy trước một tương lai đầy biến động nhưng phát triển mạnh mẽ của ngành PR Việt Nam. 2.2.2. Thực trạng các hoạt động PR đối với các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam. Hoạt động PR cho các sản phẩm kỹ thuật số dựa trên nền tảng của sự phát triển của các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam và sự phát triển của ngành PR Việt Nam. Trong một cuộc khảo sát của tác giả khoá luận, khi được đặt câu hỏi “Lí do nào khiến bạn lựa chọn một sản phẩm kỹ thuật số?” 78,6% trả lời đó là vì các sản phẩm kỹ thuật số có nhiều công dụng, 45,6% mua căn cứ vào thương hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy các nhà kinh doanh sản phẩm số rất chú ý đến xây dựng thương hiệu và nhấn mạnh vào công dụng mà sản phẩm mang lại. Công cụ hữu hiệu để xây dựng thương hiệu chính là PR, và cách tốt nhất để truyền thông điệp về “những lợi ích mang đến cho người tiêu dùng” cũng chính là PR. Vì vậy, so với những mặt hàng khác, có thể nói hoạt động PR cho các sản phẩm số phát triển khá mạnh. Về quy mô, chất lượng cũng như một số đặc điểm khác, những hoạt động này cũng có những đặc điểm chung của ngành PR Việt Nam như đã trình bày ở trên. Ở phần này tác giả chỉ đi vào phân tích một số điểm đáng lưu ý trong các hoạt động PR đối với các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam hiện nay. a/ Về hoạt động truyền thông trong PR Trước tiên có thể kể đến một lợi thế lớn mà hoạt động PR cho các sản phẩm số có được đó là sự quan tâm của các giới truyền thông và giới trí thức trẻ. Các sản phẩm kỹ thuật số được coi như biểu tượng của sự phát triển về công nghệ, sự hiện đại và mỗi một sản phẩm mới ra đời mang theo nó bao nhiêu những điều mới lạ, những điều kì diệu và những bước tiến của sự phát triển ngành công nghệ hiện đại. Người tiêu dùng ưa thích đồ hiện đại, mong muốn sở hữu những chiếc máy nhiều chức năng và tiện ích nhất luôn dõi theo những sản phẩm này. Và vì thế mà giới truyền thông rất ưu ái cho các hoạt động PR cho các sản phẩm số. Tất nhiên không thể phủ nhận công sức của các nhà PR từ các công ty chuyên nghiệp hay từ chính các doanh nghiệp đằng sau tất cả những thông tin đó, đặc biệt là sự tác động từ các doanh nghiệp lớn. Thông thường một sản phẩm mới ra đời có thể phải tốn rất nhiều công sức và chi phí để quảng cáo, để giới thiệu và được giới truyền thông để mắt đến. Nhưng một sản phẩm kỹ thuật số mới ra đời sẽ nhanh chóng được truyền hình, báo chí, các câu lạc bộ, các diễn đàn bàn tán và truyền tai nhau. Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều tờ báo và chương trình truyền hình được ưa thích luôn cập nhật các thông tin về sản phẩm số. Ngoài ra, những buổi họp báo công bố sản phẩm của các hãng kỹ thuật số cũng được nhiều nhà báo, phóng viên đến từ các tòa soạn khác nhau quan tâm hơn. Hầu hết các sản phẩm mới khi ra mắt tận dụng điểm này để tổ chức họp báo để công bố sản phẩm, chỉ sau một ngày tin tức này đã đến với những người quan tâm. Hiện nay chưa nhiều người hiểu biết về các sản phẩm số, hơn nữa các sản phẩm số lại thay đổi mẫu mà và nâng cấp chức năng thường xuyên, vì vậy việc giới thiệu kiến thức về các sản phẩm số cho người tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ của các nhà PR cho sản phẩm số. Hầu hết các báo điện tử đều có mục dành riêng để cập nhật những tin tức mới nhất về kỹ thuật số, những sản phẩm số mới nhất. VTV1 có chương trình “Cuộc sống số”, VTV2 có chương trình “7 ngày công nghệ”, báo Dân trí điện tử www.dantri.com có mục Sức mạnh số, báo điện tử www.vnexpress.net thậm chí còn có một trang riêng dành cho các sản phẩm số: www.sohoa.net, ... giới thiệu những sản phẩm và sự kiện công nghệ mới nhất. Ngoài ra còn rất nhiều website, sách báo chuyên về các sản phẩm số như: báo Sức mạnh Số – XHTT của VNPT, báo Thế giới số (thuộc báo Tin Học và Đời Sống), PC World Việt Nam, Các diễn đàn như: diễn đàn về Tin học & Cuộc sống số diễn đàn Trào Lưu Việt (Chi tiết xem phụ lục 1). Đây có thể coi là một trong những kênh thông tin mà các nhà PR sử dụng để truyền đạt thông tin tới người tiêu dùng, đồng thời giáo dục người tiêu dùng. Những thông tin được truyền tải bằng hình ảnh, âm thanh phong phú hấp dẫn, rất dễ gây được sự chú ý. Họ đặc biệt khôn khéo khi chọn cách đưa thông tin đến người tiêu dùng, ví dụ như khi giới thiệu máy ảnh, chiếc máy ảnh được giới thiệu kèm với một cô người mẫu rất xinh xắn, ăn mặc và trang điểm tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm. Hình 2.2: chiếc máy ảnh gợi cảm Canon IXUS 850 IS truy cập ngày 12/09/2007 Những thông tin về sản phẩm mới cũng nhanh chóng được cập nhật như tin tức nóng hổi và thu hút được rất nhiều người quan tâm. Những tin tức thế này thường xuyên xuất hiện trên các trang báo: bài báo “Palm ra mắt điện thoại thông minh giá rẻ” (đăng ngày 29/09/2007 trên website của Đài truyền hình Việt Nam. truy cập ngày 30/09/2007 Qua những bài báo như thế này, không những tin tức về sản phẩm mới được truyền tải đến người tiêu dùng, mà ấn tượng “đây là một chiếc điện thoại chất lượng, nhiều tiện ích nhưng giá cả lại phải chăng” cũng theo đó được xác lập trong suy nghĩ của người đọc. Ngoài những kênh thông tin này, các doanh nghiệp còn sử dụng các website của doanh nghiệp để thực hiện công tác PR. Như đã phân tích, khách hàng chính của các công ty này là những trí thức và những người có thu nhập cao, đa phần trong số họ dành khá nhiều thời gian để online, nên hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này đều có website riêng. Hiện nay nhiều website của các doanh nghiệp trong nước đa phần chỉ dùng để giới thiệu sản phẩm mới, hoặc cung cấp dịch vụ mua bán qua mạng, chưa chú ý nhiều đến yếu tố PR. Tuy nhiên một số nhà PR cho sản phẩm kỹ thuật số khá nhanh nhạy đã nắm bắt được công cụ hữu hiệu này để đưa những hình ảnh đẹp, những thông điệp hay đến người tiêu dùng. Có rất nhiều website trở thành công cụ chính trong phân phối, Marketing, PR của các nhà bán buôn bán lẻ các sản phẩm số. Tiêu biểu có thể kể đến Thế Giới Di Động: là nhà bán lẻ điện thoại di động (và sau này các sản phẩm di động khác) đã xây dựng một thương hiệu Thế Giới Di Động khá thành công nhờ website www.thegioididong.com . Website này cung cấp các thông tin đầy đủ về các loại điện thoại di động trên thị trường, người tiêu dùng có thể tìm thấy ở website này gần như mọi thứ liên quan, tham khảo giá, nơi bán, lựa chọn điện thoại yêu thích, các kiến thức để sử dụng điện thoại, bảo dưỡng điện thoại, các dịch vụ đi kèm... Thật sự là thế giới của những chiếc di động! Quan tâm đến nhu cầu của người tiêu dùng và cung cấp cho họ những lợi ích nhất định thông qua website, đó là cách mà thegioididong.com đã thu hút và xây dựng hình ảnh thân thiện và hữu ích cho mình. Ngoài Thế giới Di Động, có nhiều website đã sử dụng website để PR cho mình như: www.didong.vn, ... (chi tiết xem phụ lục 1). Tuy nhiên cũng có khá nhiều doanh nghiệp sử dụng website chưa hiệu quả, thông tin không cập nhật, ngay cả giá trên website cũng không còn là giá doanh nghiệp giao dịch trên thị trường. Lúc này website không những không hỗ trợ được cho hình ảnh công ty, không những không sử dụng để tiến hành các hoạt động PR mà còn làm ấn tượng về doanh nghiệp xấu đi. Những nhà làm PR cũng rất khéo trong việc kể những câu chuyện về sản phẩm kỹ thuật số, làm cho sản phẩm kỹ thuật số ngày càng trở lên gần gũi và thiết thực với người tiêu dùng. Sản phẩm kỹ thuật số có được sự phát triển nhanh như ngày nay, phổ biến như ngày nay có một phần công không nhỏ của những công tác PR này. Những câu chuyện, những bài báo như thế trên báo giấy, báo mạng khiến người đọc tiếp nhận một cách tự nhiên do tính khách quan của bài báo, lại cảm thấy thu được nhiều kiến thức có ích, mà không biết rằng mình đã dần dần bị ảnh hưởng bởi cách nhìn của tác giả. Ví dụ: bài báo “Điện thoại hot nhất tháng 7” trên website Tuổi trẻ online đã đưa ra top những điện thoại mà theo báo là được nhiều người ưa chuộng nhất. Trong 10 điện thoại đó có đến 6 sản phẩm là của Nokia, và những vị trí đứng đầu cũng là của hãng Nokia. Người đọc dễ dàng “nhận thức” rằng Nokia đang là nhãn hiệu được ưa chuộng nhất thị trường. ngày 02/09/2007 Một ví dụ khác: Bài báo về loại máy ảnh kỹ thuật số chịu được mọi loại thời tiết trên website Số hoá của vnexpress. Bài báo sau khi đưa ra những lời phàn nàn về loại sản phẩm mẫu mã xấu hay không chịu được nước, gió và mưa liền đưa ra sản phẩm Olympus Mju 790SW vừa có kiểu dáng đẹp vừa chịu được mọi loại thời tiết. Kèm theo đó là rất nhiều bức ảnh mô tả chiếc máy ảnh trong môi trường nước, hoặc người dùng mang theo khi đi nô đùa cùng làn nước. truy cập ngày 01/10/2007 Không chỉ những bài mang tính ca ngợi sản phẩm, các nhà PR còn đưa ra những tình huống người thật việc thật và hấp dẫn hơn rất nhiều để kể câu chuyện về sản phẩm kỹ thuật số của mình: trên tạp chí Thế giới Số số 41 ra ngày 02/07/2007, trang 6, bài “Mỗi người là một trang tin”, tác giả Trần Gia có viết: “...Một nhân viên của một hãng sản xuất van nước tận Hà Tây, trong một lần tình cờ chứng kiến cảnh chiến sỹ cảnh sát giao thông Hà Nội kiên quyết đeo bám trên chiếc taxi điên cuồng lao trên phố, rút chiếc Nikon D200 luôn mang theo bên mình ra bấm với tốc độ 5 hình/giây. Thế là sáng ngày mai, tấm ảnh ấy thành tin nóng trên tất cả các đầu báo cả nước...” Với những cách truyền thông khéo léo như thế, sản phẩm kỹ thuật số đã thâm nhập vào cuộc sống của người tiêu dùng với tốc độ chóng mặt, vượt xa các mặt hàng mỹ phẩm hay thực phẩm khác. b/ Về hoạt động tài trợ Ngoài sử dụng công cụ truyền thông, một công cụ khác của PR cũng được sử dụng rộng rãi là hoạt động tài trợ. Người tiêu dùng nay đã khá quen với những chương trình do Nokia hay Sam Sung, LG, Acer... là nhà tài trợ chính thức. Những ai yêu thích môn thể thao vua bóng đá hẳn là sẽ chưa thể quên sự tài trợ hào phóng của Samsung Vina trong đợt Asian Cup vừa rồi tại Việt Nam. Trước khi vào vòng chung kết, Samsung Vina đã tuyên bố thưởng đội tuyển Việt Nam 50.000 USD cho mỗi trận thắng. Tin này đã được lần lượt tất cả các báo nhắc đi nhắc lại, và đặc biệt đưa lên top đầu ngay sau trận thắng đầu tiên của đội tuyển quốc gia trong vòng chung kết trước đối thủ UAE. Không chỉ giới hâm mộ bóng đá sẽ luôn ghi nhớ hành động đó, người dân Việt Nam cũng sẽ không quên sự hào phóng, thân thiện và lòng nhiệt tình với thể thao nước nhà của Samsung Vina. Hay giới sinh viên tp Hồ Chí Minh cũng vẫn còn nhớ sự tài trợ của SoundMax cho chiến dịch “mùa hè xanh”, IBM tổ chức trại hè EXITE cho nữ sinh vừa qua. Hầu hết các nhà phân phối chính thức của sản phẩm số tại Việt Nam đều là những doanh nghiệp lớn, do vậy hoạt động tài trợ của các doanh nghiệp này khá được chú ý và đạt được những hiệu quả nhất định. Ấn tượng về sự lớn mạnh của những thương hiệu này cũng từ đó được thành lập trong nhận thức của khách hàng/ công chúng. c/ Về hoạt động tổ chức sự kiện Trong những năm gần đây, hàng loạt các sự kiện PR đã được các công ty PR chuyên nghiệp tổ chức, thu hút sự quan tâm của khá nhiều người. Riêng các sự kiện PR cho các sản phẩm kỹ thuật số thường có quy mô lớn, do giá trị của những mặt hàng này cao, tập trung vào những người có thu nhập cao. Đặc biệt, có những sự kiện đã được tổ chức hàng năm như: triển lãm VN Telecom chu kỳ tổ chức 02 năm một lần tại Tp Hồ Chí Minh, bình chọn sản phẩm số “Vietnam Digital Award” hàng năm, hoặc các triển lãm, sự kiện tổ chức có quy mô khác như: triển lãm và hội nghị Truyền Thông Quốc tế - Vietnam comm 2007, chợ Công nghệ và Thiết bị Techmart Việt Nam 2007 tổ chức tại Đà Nẵng, triển lãm công nghệ cao của Nokia tại Việt Nam 2004... Cách đây không lâu, hãng điện thoại di động Motorolla tung ra dòng máy V3 màu đen đã chọn công ty Masso đảm nhận phần PR. Dựa trên nền đen sang trọng và đối tượng khách hàng thuộc thành phần cao cấp, chương trình PR rất ấn tượng với màn trình diễn thời trang cao cấp do các top model trình diễn tại một khách sạn sang trọng. Sự kiện này rất ấn tượng với những người tham gia và nhờ đó thu hút được sự chú ý của giới truyền thông. Một ví dụ khác, giữa tháng 8 vừa qua, hãng Canon đã tổ chức cuộc thi “ngày sáng tác ảnh nhanh” với hai chủ đề “dấu ấn lịch sử” và “bánh xe” ngày 02/09/2007 . Cuộc thi này đã thu hút sự chú ý của khá nhiều nhiếp ảnh gia, những nhà nhiếp ảnh không chuyên và người dân Hà Nội. Giới nhiếp ảnh thường cho là máy ảnh kỹ thuật số không thể thay thế được máy ảnh truyền thống vì máy ảnh số không thể chụp được những bức ảnh nghệ thuật, thậm chí có một thời gian các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp còn tẩy chay dùng máy ảnh kỹ thuật số. Những cuộc thi như trên đã khiến ấn tượng này dần dần phai mờ, ngày nay những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thậm chí còn rất thích sử dụng máy ảnh kỹ thuật số cao cấp, cho phép chỉnh sửa cự li, ánh sáng và góc nhìn như máy ảnh truyền thống. Tuy nhiên, có khá nhiều sự kiện PR cho sản phẩm số được tổ chức với quy mô lớn nhưng chưa tận dụng hết cơ hội để nâng cao hiệu quả, đôi lúc là lãng phí nguồn lực. Đối với riêng sản phẩm kỹ thuật số, theo khảo sát trên 500 người của tác giả khóa luận, trên 50% người tỏ ra không hay đến xem các chương trình triển lãm, nếu có đến xem thì trên 54% chỉ có mục đích tham quan và tò mò. Mặc dù vậy, có khá nhiều triển lãm, hội chợ được tổ chức cho các sản phẩm kỹ thuật số, đa số người xem tập trung vào các gian hàng bán đồ có giá trị thấp, hoặc những nơi miễn phí, nhưng nơi bắt mắt. Điều này có thể giải thích rằng triển lãm với mục đích PR không phải là vì mục đích bán hàng, tuy nhiên hoạt động PR trong mỗi gian hàng này là khá yếu. Chính sự mâu thuẫn này dẫn đến khá nhiều hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ được xem như thất bại, cho dù đó là công cụ của PR hay xúc tiến bán hàng. Hiện tượng nhiều triễn lãm chỉ có chủ và vài người khách ít ỏi cũng đã từng xảy ra với những hội chợ và triển lãm công nghệ. Nhiều gian hàng trình bày đơn điệu, trông giống hệt như một cửa hàng bình thường, trong khi đa phần những người đến với triễn lãm chỉ là để thăm quan và “xem” sản phẩm. Vì thế muốn gây ấn tượng và thu hút khách hàng trong những triển lãm thì cần phải chú ý vào hình ảnh và dịch vụ, cũng như thái độ và cung cách đón tiếp của nhân viên trong gian hàng. Tại triển lãm VN computer World Expo năm 2007 tại Tp Hồ Chí Minh, gian hàng của ASUS trưng bày chiếc xe hơi thể thao “Lamborghini” - là chiếc xe nổi tiếng mà nhiều người đã từng tiếm kiếm và mới nhập khẩu vài chiếc vào Việt Nam. Gian hàng lập tức thu hút rất đông người tham quan, và đó là lúc nhân viên giải thích cho họ: “Có mối liên hệ nào giữa ASUS và Lamborghini?”. ASUS là hãng sản xuất máy tính xách tay nổi tiếng trên thế giới, và cho dù là giải thích bằng cách nào thì điều quan trọng là mọi người đến hội chợ không thể quên thương hiệu ASUS với hình ảnh chiếc xe Lamborghini sành điệu, khỏe khoắn. Theo điều tra của tác giả khóa luận, khi đặt câu hỏi với gần 500 người: “Hoạt động nào gần đây của các hãng kinh doanh sản phẩm kỹ thuật số mà bạn nhớ?” Thì đến hơn 60% không thể nhớ ra hoạt động nào, trong 40% còn lại, hơn một nửa nghĩ ngay đến các chương trình khuyến mại khá rầm rộ: 5 công ty máy tính ở Hà Nội đồng loạt giảm giá linh kiện máy tính, Appple tung ra Ipod Touch và giảm giá iPhone, Laptop đang giảm giá... Chỉ một số rất ít chỉ ra những chương trình, s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTMK00 (80).doc
Tài liệu liên quan