Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp khởi sự doanh nghiệp của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. 3

LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÚP KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP 3

I. QUÁ TRÌNH KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP. 3

1. Nhận thức kinh doanh của bản thân. 4

2. Lập kế hoạch kinh doanh. 10

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRỢ GIÚP KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP. 18

1. Vai trò của doanh nghiệp và tự kinh doanh. 18

2. Những khó khăn cần trợ giúp khi khởi sự. 22

3. Thực trạng khởi sự doanh nghiệp ở Việt Nam. 26

III. TRỢ GIÚP KHỞI SỰ CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI. 32

1. Trợ giúp của cơ quan nhà nước. 33

2. Trợ giúp của hiệp hội. 33

3. Trợi giúp của Phòng Thương Mại. 34

CHƯƠNG II. 38

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP CỦA VCCI. 38

I. SƠ LƯỢC VỀ VCCI VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NỘI. 38

1. Sơ lược và lịch sử phát triển của VCCI. 38

2. Tình hình phát triển hội viên. 43

3. Tình hình tổ chức cán bộ. 44

4. Tình hình bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật. 45

II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP. 47

1. Thành lập cơ cấu hỗ trợ quốc gia 47

2. Hoạt động đào tạo khởi sự. 50

3. Hoạt động tư vấn khởi sự. 56

4. Hoạt động xúc tiến thương mại. 58

5. Tư vấn, đối thoại, góp ý với chính phủ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi. 64

6. Trợ giúp tài chính cho khởi nghiệp kinh doanh. 66

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP. 67

1. Ưu điểm đã đạt được. 67

2. Những vấn đề cần giải quyết. 69

CHƯƠNG III. 71

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP CỦA VCCI. 71

I. PHƯƠNG HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP KHỞI SỰ CỦA VCCI. 71

1. Đẩy mạnh tham mưu, tư vấn, với chính phủ để tạo lập môi trường thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tạo sự bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp. 71

2. Đẩy mạnh hỗ trợ kiến thức và kinh nghiệm khởi sự và phát triển doanh nghiệp cho toàn thể cộng đồng trên lãnh thổ Việt Nam bằng các hoạt động đào tạo khởi sự. 72

3. Định hướng cho hoạt động tư vấn khởi sự và kinh doanh. 73

4. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trợ giúp khởi sự như tăng cường hoạt động chắp mối cho các doanh nghiệp, tổ chức triển lãm trong và ngoài nước để khuếch trương doanh nghiệp Việt Nam qua đó nâng cao khả năng thành công, phát triển cho doanh nghiệp mới. 73

5. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp tiếp xúc, có được nguồn tài chính cần thiết cho khởi sự và được sự hỗ trợ trực tiếp về kiến thức quản lý tài chính của các tổ chức tài chính này. 74

6. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cung cấp thông tin cho người khởi sự và doanh nghiệp - nâng cao chất lượng và số lượng thông tin. 74

II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP CỦA VCCI. 75

1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý trợ giúp khởi sự doanh nghiệp của VCCI. 75

2. Xây dựng và thực hiện chiến lược hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp. 76

3. Giải pháp để đẩy mạnh hoạt động tham mưu, tư vấn chiến lược, chính sách, pháp luật kinh doanh nói chung và khởi sự nói riêng. 77

4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo khởi sự doanh nghiệp. 81

5. Giải pháp cho hoạt động xúc tiến thương mại. 83

6. Giải pháp để đẩy mạnh cung cấp thông tin kinh doanh. 85

7. Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp tài chính cho khởi sự doanh nghiệp. 88

8. Hoàn thiện hệ thống đánh giá kết quả trợ giúp khởi sự doanh nghiệp của VCCI. 88

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 92

LỜI CẢM ƠN! 93

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp khởi sự doanh nghiệp của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự doanh nghiệp của VCCI. I. Sơ lược về VCCI và Phân tích hoạt động hướng nội. 1. Sơ lược và lịch sử phát triển của VCCI. 1.1. Giới thiệu sơ lược Tên đơn vị: Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam. Tên tiếng Anh: Vietnam Chamber of Commerce and Industry. Tên viết tắt: VCCI Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội Tel : 84.4.5742022/5732121 Fax: 84.4.5742020/5742030 Email vcci@fmail.vnn.vn Website www.vcci.com.vn Ngày thành lập 27/4/1963 1.2. Khái quát hoạt động của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam trong 40 năm qua. a) Thời kỳ từ năm 1963 đến năm 1974 Đây là thời kỳ VCCI đã tích cực triển khai việc xây dựng bộ máy tổ chức bao gồm những bộ phận chính như giao dịch quốc tế, pháp lý, hộ chợ triển lãm, nghiên cứu và thông tin về thị trường. Hai hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hàng hải được thành lập bên cạnh VCCI. Công việc của VCCI đang được tiến hành thì cuộc chiến tranh miền bắc nổ ra, trong tình hình đó VCCI tiếp tục các hoạt động của mình nhằm duy trì quan hệ thương mại với một số nước và thị trường, chủ yếu là thị trường các nước TBCN để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu của đất nước. b) Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1985 Sau giải phóng miền nam, VCCI tiếp nhận cơ sở chi nhánh ở TPHCM. Trong những năm đầu của thời kỳ này có nhiều khó khăn như bao vây cấm vận của Mỹ và các nước khối khác với Việt Nam nhưng hoạt động của VCCI vẫn khá sôi động. Trong giai đoạn này VCCI đa thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như: Phòng thương mại quốc tế, phòng thương mại quốc gia và các hiệp hộ sản xuất kinh doanh, các tập đoàn công ty lớn ở các nước như Nhật bản, Hongkong, Tây Âu, Bắc mỹ… Giữa năm 1982 VCCI soạn thảo điều lệ theo đó VCCI là một tổ chức hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, không dựa vào ngân sách nhà nước. c) Thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1997 Là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và đầu tư, VCCI đã sớm nắm bắt tình hình mới đề ra những hoạt động thích hợp giúp doanh nghiệp chuyển hướng và thâm nhập vào những thị trường mới một cách có hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo ra đà tăng trưởng cao, đồng thời tập hợp ngày càng nhiều các doanh nghiệp và hiệp hội vào tổ chức của mình, nhằm hướng dẫn, phối hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trên các quan hệ trong nước và quốc tế. d) Thời kỳ từ năm 1997 cho đến nay Khủng hoảng kinh tế tài chính Châu á qua đi để lại hậu quả nặng nề ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp hội viên của VCCI nói riêng đã đưa đến những yêu cầu mới. Đứng trước những khó khăn đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp đã nỗ lực vượt qua khó khăn tăng cường hoạt động trợ giúp các doanh nghiệp đồng thời tự mình hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động. Khi nhà nước ta thực hiện chiến lược kinh tế định hướng xuất khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào các diễn đàn, tổ chức quốc tế. VCCI đã tích cực tham gia tư vấn, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp đưa ra những kiến nghị, đóng góp với nhà nước và chính phủ trong việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Trước yêu cầu hội nhập quốc tế VCCI đã hết sức nỗ lực trợ giúp các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp xúc, kêu gọi đầu tư nước ngoài. Với những đóng góp của mình VCCI đã được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng nhất năm 2003. Cũng chính quá trình hoạt động của mình VCCI đã không ngừng phát triển, số hội viên không ngừng tăng cao so với năm trước, văn phòng đã tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. 1. 3. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức. a) Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có những chức năng sau: Thứ nhất, đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động ở việt nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế, tham mưu tư vấn cho chính phủ, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam. Thứ hai, xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học – công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài. b) Những nhiệm vụ chủ yếu của VCCI: (1) Tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tham mưu cho nhà nước các vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế –xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. (2) Tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, tham dự các hội nghị, các đoàn đàm phán về kinh tế và thương mại phù hợp với quy định của nhà nước. (4) Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động với các cơ quan nhà nước, với đại diện người lao động và các tổ chức hữu quan khác ở trong và ngoài nước để trao đổi thông tin và ý kiến về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh. (5) Tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong các quan hệ kinh doanh trong nước và quốc tế. (6) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức và văn hoá kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động thuận hoà, bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội khác phù hợp vớ mục tiêu của phòng. (7) Tập hợp và liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp của phòng ở Việt Nam, hợp tác với các phòng thương mại và công nghiệp, các tổ chức hữu quan khác ở nước ngoài, tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế phù hợp với mục đích của phòng và giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong các tổ chức đó. (8) Tiến hành các hoạt động xây dựng, quảng bá và nâng cao uy tín doanh nghiệp, doanh nhân, hàng hoá, dịch vụ ở Việt Nam: thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ các doanh nghiệp quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước thông qua các biện pháp như: Chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hộ chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác. (9) Giúp đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và nước ngoài. (10) Tổ chức đào tạo bằng những hình thức thích hợp để nâng cao nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nhân nâng cao kiến thức, năng lực quản lý và kinh doanh. (11) Cấp giấy chứng nhận cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và chứng thực các chứng từ vần thiết khác trong kinh doanh. (12) Giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải hoặc trọng tài. (13) Thực hiện các công việc khác mà nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức khác uỷ thác. c) Mô hình tổ chức. Mô hình tổ chức của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam được thể hiện trong hình 7 dưới đây. Hình 7: Sơ đồ tổ chức của VCCI. Đại hội Hội đồng quản trị Ban thường trực Ban kiểm tra Các uỷ ban của Hội đồng quản trị. Uỷ ban về Quan hệ lao động. Hội đồng Doanh nhân nữ. Uỷ ban Doanh nghiệp Việt Nam – EU, Đông Âu và Nga. Uỷ ban Doanh nghiệp Việt Nam – Châu Mỹ. Uỷ ban Doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản và Đông Băc á. Uỷ ban Doanh nghiệp Việt Nam – ASEAN, Nam á và Châu Phi. Uỷ ban Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc, New Zealand và úc. Các tổ chức bên cạnh. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Ban phân bổ tổn thất. Các ban, trung tâm chuyên môn. Ban Quan hệ quốc tế. Trung tâm hội chợ triển lãm. Ban Hội viên và Đào tạo. Van phòng giới thiệu và sử dụng lao động. Ban pháp chế trọng tài. Ban Tài chính. Ban Tổ chức cán bộ. Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Văn phòng. Các chi nhánh và văn phòng đại diện. Chi nhánh TP.HCM. Chi nhánh Đà Nẵng. Chi nhánh Hải Phòng. Chi nhánh Cần Thơ. Chi nhánh Vũng Tỗu. Văn phòng đại diện tại TP. Vinh. Văn phòng đại diện tại Thanh Hoá. Các đơn vị trực thuộc. Công ty Thương Mại và Dịch Vụ (TSC). Công ty Dịch vụ kỹ thuật và XNK (TECHSMEX). Công ty tư vấn sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ (P&TB). Công ty Tư vấn ĐTư và TM quốc tế. Công ty phát triển thông tin. Công ty TNHH tổ chức triển lãm VCCI. Trường Cán bộ quản lý doanh nghiệp. Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp. Tạp chí Vietnam Business Forum. Trung tâm Xúc tiến Phát triển phần mềm doanh nghiệp. Trung tâm Thông tin kinh tế (BIZIC). Trung tâm Văn Hoá Doanh Nhân. 2. Tình hình phát triển hội viên. Hoạt động phát triển hội viên là một công tác hướng nội hết sức quan trọng. Những năm gần đây số lượng và chất lượng hội viên gia nhập VCCI mỗi năm một tăng: Bảng 1: Tình hình kết nạp hội viên. Năm Số hội viên kết nạp mới % tăng số hội viên mới. Tổng số hội viên. 1998 453 7% 3.004 1999 485 6.5% 3.489 2000 511 36.6% 4.000 2001 750 47% 4.750 2002 1.019 35.9% 5.769 2003 1.071 5% 6.840 Hình 8: Tình hình phát triển hội viên của VCCI. (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm, của Phòng, và báo cáo thành tích) Trong 4 năm trở lại đây Phòng đã thu hút thêm được hơn 3500 hội viên mới, đây là một con số lớn mà khó có một tổ chức nào có khả năng thu hút mạnh mẽ như vậy. Tốc độ tăng của số hội viên qua các năm cũng ở mức khá cao (trung bình trên 23%). Phòng đã tập trung vào việc phát triển hội viên là các hiệp hội doanh nghiệp, các công ty lớn làm cơ sở nâng cao khả năng liên kết và phục vụ doanh nghiệp. Hầu hết các hội viên của Phòng là các doanh nghiệp đã kinh doanh ổn định có chỗ đứng trên thị trường nội địa và đã bước đầu tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nước ngoài. Xét về cơ cấu hội viên, 40% là doanh nghiệp nhà nước. Trong số 60% doanh nghiệp dân doanh và hiệp hội doanh nghiệp thì có tới trên 50 hiệp hội doanh nghiệp lớn. Xét về cơ cấu lãnh thổ thì có 35% hội viên thuộc các tỉnh phía Bắc, 50% ở khu vực phía Nam và 15% là ở khu vực miền Trung. Chất lượng hội viên cũng đã có những chuyển biến đáng kể thông qua việc tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn, các hiệp hội doanh nghiệp trở thành hội viên của VCCI. Tính đến đầu năm 2002, 100% các doanh nghiệp là các tổng công ty 91, hầu hết các hiệp hội doanh nghiệp và các công ty 90, các hiệp hội doanh nghiệp toàn quốc đều là hội viên của VCCI bảo đảm cho VCCI thực sự là đại diện cho khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngoài số hội viên chính thức này, Phòng còn có trên 300 hội viên liên kết và trên 350 hội viên thông tấn là các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực có đóng góp tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp. 3. Tình hình tổ chức cán bộ. Để triển khai các hoạt động đại diện và hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam rất chú trọng tới việc phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ công tác của Phòng. Số cán bộ, nhân viên của hệ thống cơ quan Phòng tăng từ 380 người (năm 1997) lên trên 800 người (năm 2003), trong đó trên 80% có trình độ đại học và trên đại học. Hầu hết cán bộ chuyên môn đều có khả năng sử dụng một đến nhiều ngoại ngữ. Hàng năm, khoảng 25% đội ngũ cán bộ của Phòng được cử đi đào tạo và đào tạo lại trong và ngoài nước. Cán bộ, nhân viên được bảo đảm đời sống, yên tâm, gắn bó với cơ quan (cụ thể tình hình được thể hiện trong bảng 5). Bảng 2: Hoạt động đào tạo cho nhân viên của VCCI Năm Lượt người Đào tạo trong nước Đào tạo ngoài nước 1999 95 84 11 2000 167 153 14 2001 156 144 12 2002 121 108 13 2003 103 95 8 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm, 2000 -2003; báo cáo thành tích đã dẫn). Chỉ tính riêng năm 2003, Phòng đã cử 103 cán bộ đi học tập ngắn hạn và dài hạn về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị ở trong và ngoài nước; cử 195 đoàn với 318 lượt cán bộ đi công tác nước ngoài. Ngoài ra Phòng còn chú trọng nhiều đến các chế độ về bảo hiểm, trợ cấp xã hội... 4. Tình hình bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật. Về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ quan Phòng đã và đang triển khai đầu tư xây dựng 6 Trung tâm xúc tiến thương mại - đầu tư ở các khu vực kinh tế trọng điểm trên toàn quốc, với tổng diện tích văn phòng sử dụng trên 40.000 m2 có thể bảo đảm cơ sở vật chất cho các hoạt động trong nhiều năm tiếp theo. Phương tiện và điều kiện làm việc cũng được tăng cường. Hệ thống tập hợp và xử lý thông tin của Phòng đã được củng cố và phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả phục vụ cộng đồng doanh nghiệp. Ngân sách của Phòng năm 2003 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 1997. Để có thể hoạt động độc lập không phụ thuộc ngân sách nhà nước phòng đã thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh như hoạt động của công ty Dịch vụ và Thương mại (TSC), công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu với siêu thị TECHSIMEX... Hình 9: Cân đối thu chi 1997-2003 (ĐVT: triệu VND). (Nguồn: Báo cáo của Ban tài chính thuộc VCCI, các năm 2001-2003, và tổng kết kỳ III). Nguồn thu tăng từ 27 tỷ đồng năm 1997 lên 48,3 tỷ năm 2001 (tăng khoảng 1,8 lần). Cũng như nhiệm kỳ 1993-1997, những năm gần đây VCCI tiếp tục duy trì chiến lược nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn ngân sách thể hiện rõ trong việc mặc dù tốc độ tăng nguồn thu của VCCI chỉ khoảng 1,8 lần trong khi các hoạt động của VCCI đều tăng hơn 2 lần thậm chí có hoạt động tăng nhiều lần. Xét ở khía cạnh quản lý tài chính, nhìn chung mức độ thu chi của VCCI vẫn bảo đảm ở mức thu lớn hơn chi. (Điều này được thể hiện rõ trong hình 9 trên đây) Hoạt động đầu tư của VCCI được tập trung trên cả hai phương diện là đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư cơ sở hạ tầng mềm bao gồm phát triển nguồn nhân lực, phát triển hệ thống thông tin, tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức và cơ quan trong và ngoài nước. Về cơ sở vật chất, cơ quan VCCI tiếp tục đầu tư xây dựng mạng lưới XTTMĐT trong đó có việc thành lập thêm Văn phòng đại diện tại Thanh Hoá, đầu tư xây dựng 5 Trung tâm XTTMĐT tại các địa phương là TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Vũng Tàu. Tính chung, trong giai đoạn 1997-2001, VCCI đã đầu tư hình thành một mạng lưới Trung tâm XTTMĐT trên toàn quốc với tổng diện tích lên đến 32.700 m2, hình thành một hệ thống cơ sở vật chất bảo đảm cho các hoạt động XTTMĐT và đào tạo phát triển doanh nhân cho nhiều năm tiếp theo. Phương tiện làm việc cũng được tăng cường, VCCI đã tiến hành đầu tư xây dựng mạng máy tính nội bộ tại trụ sở chính và các chi nhánh. Chỉ cần đến hết năm 2001, 100% cán bộ của VCCI đã được trang bị máy vi tính. Đối với cơ sở hạ tầng mềm, hệ thống tập hợp và xử lý thông tin của VCCI đã được củng cố đáng kể, toàn bộ máy tính ở trụ sở chính và các chi nhánh lớn của VCCI đã được nối mạng, hệ thống thông tin được củng cố trên cơ sở mở rộng quan hệ phối hợp công việc với các cơ quan Nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp. Những hoạt động của Phòng không chỉ đem lại doanh thu, lợi nhuận mà còn trực tiếp đóng góp vào ngân sách nhà nước: Bảng 3: Đóng góp ngân sách nhà nước của VCCI – (ĐV: VNĐ) Năm Thuế doanh thu Thuế lợi tức Thuế khác 1999 10.908.426.199 886.453.198 11.937.356.987 2000 9.996.335.919 761.049.717 7.138.450.220 2001 12.329.008.900 1.534.448.287 13.393.738.442 2002 11.258.964.354 1.121.236.489 14.025.367.845 2003 13.895.467.125 1.721.569.873 12.358.921.136 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2000 – 2003; Báo cáo năm của ban tài chính). II. Phân tích hoạt động trợ giúp khởi sự doanh nghiệp. Với uy tín, kinh nghiệm và thực lực hiện có, VCCI đã được nhà nước, các đối tác tin cậy chọn làm đơn vị thực hiện hoạt động trợ giúp khởi sự doanh nghiệp nhằm phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước. Với nỗ lực lớn của toàn bộ cấn bộ, nhân viên, Văn phòng đã thực hiện tương đối tốt những hoạt động của mình. Tuy vậy, do nhiều yếu tố, nguyên nhân nên vẫn còn tồn tại những vấn đề cần giải quyết, khắc phục trong thời gian tới. Dưới đây là phân tích, đánh giá của từng hoạt động cụ thể: 1. Thành lập cơ cấu hỗ trợ quốc gia Hoạt động trợ giúp Khởi sự doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có sự kết hợp, giúp đỡ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) bắt đầu thực hiện từ tháng 11 năm 1998. Ngay từ đầu ngoài cơ sở vật chất (phòng ốc, phương tiện làm việc...) Phòng Thương mại đã cử hai cán bộ chuyên trách và một giám đốc dự án quốc gia. Các chi nhánh của Phòng Thương mại tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng... cũng đóng góp không nhỏ trong việc thực hiện hỗ trợ tại các khu vực. Tháng 5 năm 2000, cùng với những kết quả khả quan thu được từ thực tế, nhận thức được sự cần thiết cần có sự tham gia tích cực hơn nữa của đối tác Việt Nam trong việc hoạch định chính sách, duy trì chương trình cũng như sự cần thiết của một cơ quan tiếp quản dự án, với sự đồng ý của ba bên (ILO, VCCI, SIDA) văn phòng trợ giúp khởi sự kinh doanh quốc gia trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã được thành lập. Tại các chi nhánh của Phòng Thương mại ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh các văn phòng trợ giúp khu vực tương ứng cũng được thành lập với chức năng thực hiện và giám sát trực tiếp hoạt động tại địa phương. Kể từ đây hoạt động đã chuyển sang một giai đoạn mới với sự tham gia tích cực và chủ động của Phòng Thương mại trong việc hoạch định chính sách cũng như thực hiện. Văn phòng hỗ trợ của ILO đóng vai trò hỗ trợ và tư vấn giám sát cho VCCI. Mô hình quản lý hoạt động hỗ trợ được thể hiện theo Hình 10 dưới đây: Theo đó hoạt động của VCCI bao gồm gần như toàn bộ các hoạt động: Giới thiệu Chương trình cho các tổ chức đối tác tiềm năng (các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ). Lựa chọn các tổ chức đối tác có khả năng thực hiện chương trình, lựa chọn giảng viên nguồn (cán bộ của các tổ chức đối tác này). Đào tạo và hỗ trợ sau đào tạo cho các tổ chức đối tác. Thiết lập mối liên kết với các tổ chức tín dụng và các cơ quan chính phủ, nhà tài trợ... Ban lãnh đạo Phòng Thương Mại Uỷ ban doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Bộ phận Trợ giúp khởi sự Quốc gia Trực thuộc VCCI. Bộ phận hỗ trợ chi nhánh Hà Nội Bộ phận hỗ trợ chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Bộ phận hỗ trợ chi nhánh Đà Nẵng. Tổ chức đối tác miền bắc Tổ chức đối tác miền nam Tổ chức đối tác miền trung Bộ phận trợ giúp của ILO Hình 10: Mô hình quản lý trợ giúp khởi sự. Ngoài ra Văn phòng trợ giúp quốc gia của Phòng Thương Mại còn có nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm lên kế hoạch và chỉ đạo các văn phòng trợ giúp khu vực triển khai các hoạt động, hoạch định chiến lược triển khai trên toàn bộ lãnh thổ Việt nam. Quản lý hỗ trợ các văn phòng khu vực phát triển và hoàn thiện kế hoạch triển khai Chương trình tại khu vực. Văn phòng quốc gia cũng xác định rõ việc đào tạo và các nguồn năng lực cần thiết cho các cán bộ VCCI thực hiện chương trình đào tạo khởi sự tại khu vực để các cán bộ này phát huy vai trò của VCCI trong việc triển khai hoạt động tại khu vực như tại Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.v.v... cung cấp hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp tới các Văn phòng khu vực để nâng cao hiệu quả đào tạo, đưa Chương trình đến với cả những doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể. Tiến hành các công việc kết nối, liên kết với các quỹ tín dụng, các ngân hàng để có thể tìm ra giải pháp tốt, giúp đỡ cho những hộ nông dân nghèo vùng xa, vùng sâu, muốn kinh doanh nhưng chưa có vốn. Xúc tiến các hoạt động kết nối chặt chẽ giữa văn phòng quốc gia, các văn phòng khu vực và các tổ chức đối tác. Với vai trò này, Phòng Thương Mại đã và đang chủ động trong việc thực hiện chương trình trợ giúp khởi sự tại Việt Nam. Là cơ quan đầu mối, tiếp quản chương trình, Phòng Thương Mại cam kết tiếp tục hỗ trợ các tổ chức đối tác, thực sự đưa chương trình khởi sự kinh doanh vào chương trình hành động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ của Phòng. Với chức năng là cơ quan đầu mối, vấn đề chất lượng và đánh giá kiểm tra ảnh hưởng của chương trình được đặt ra hàng đầu đối với Phòng Thương mại. Phòng Thương Mại đã phát triển hai bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình dành cho cán bộ của Phòng và cán bộ của các tổ chức đối tác với mục đích nhằm tạo ra cơ chế cũng như tiêu chuẩn duy trì và đánh giá chất lượng dịch vụ của hoạt động trợ giúp. Những chỉ dẫn thực hành cụ thể rõ ràng, các công cụ lập kế hoạch, chọn lựa đối tượng, báo cáo... trong cẩm nang cho phép chương trình trợ giúp có thể tiếp tục tồn tại và duy trì trên một cơ sở bền vững về mặt chất lượng kể cả khi không còn được sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế. Các ban điều hành cấp quốc gia/tỉnh để quản lý hệ thống. Nhóm làm việc của Chương trình bao gồm lãnh đạo và cán bộ điều phối chương trình tại các Văn phòng khu vực và các địa bàn liên quan được nhóm họp thường kỳ. Các cuộc họp này nhằm mục đích đánh giá kết quả hoạt động trong thời gian vừa qua, rút ra bài học kinh nghiệm và lập kế hoạch, chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới. Ban tư vấn quốc gia được nhóm họp thường niên. Ban tư vấn quốc gia là hội đồng các bên thực hiện dự án (Phòng Thương Mại và đại diện tổ chức đối tác tại các khu vực), các cơ quan hỗ trợ xúc tiến (Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Lao động...), đại diện doanh nghiệp đã tham gia vào các hoạt động trợ giúp. Tại các cuộc họp này đại biểu trao đổi tích cực kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động trợ giúp khởi sự, tư vấn cho dự án trong hoạch định chính sách thực hiện, các phương án duy trì chương trình trên cơ sở bền vững. 2. Hoạt động đào tạo khởi sự. Đào tạo khởi sự doanh nghiệp là một nội dung quan trọng nhất trong hoạt động trợ giúp của Phòng. Nó bao gồm tổng thể các hoạt động từ xây dựng tài liệu đào tạo khởi sự kinh doanh, thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên chân rết đến đào tạo trực tiếp cho người khởi sự kinh doanh trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Đây là hoạt động nhằm khắc phục nguyên nhân trong thất bại khởi sự là kiến thức và kỹ năng quản lý. 2.1. Biên tập các tài liệu đào tạo khởi sự. Được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, VCCI đã thực hiện biên soạn bộ tài liệu đào tạo khởi sự kinh doanh tương đối hoàn chỉnh với hai nội dung lớn là Khởi sự doanh nghiệp bước đầu và Đảm bảo tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp đã khởi sự. Tài liệu về khởi sự gồm hai phần: Phần 1: Nhận thức về kinh doanh: cung cấp kiến thức chung về kinh doanh, các phẩm chất cần có của người doanh nhân, ước tính số tiền có để khởi sự kinh doanh và lựa chọn một ý tưởng kinh doanh mang tính khả thi. Phần 2: Lập kế hoạch kinh doanh: hướng dẫn học viên cách thức lập bản kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hành động để khởi sự một công việc kinh doanh. Tài liệu Phát triển doanh nghiệp sau khởi sự (gọi tắt là tài liệu tăng cường khả năng kinh doanh) bao gồm các học phần: Marketing; Mua hàng; Quản lý tồn kho; Tính chi phí; Sổ sách kế toán; Quản lý nhân sự. Mục đích của học phần này là tăng cường khả năng thành công trong khởi sự, tăng cường tính cạnh tranh của doanh nghiệp bằng việc chú trọng đến yếu tố con người. Ngoài hai bộ tài liệu chính, chương trình còn xây dựng tài liệu cho các nhóm đối tượng khác nhau như phụ nữ, nông thôn, miền núi. Về cơ bản, cả hai bộ tài liệu đào tạo đều có những đặc tính của những tài liệu quốc tế, như tính linh hoạt cao (có thể xây dựng các chương trình học khác nhau tuỳ theo nhu cầu của nhóm đối tượng), phương pháp học mang tính thực hành cao, khuyến khích người học học tập kinh nghiệm lẫn nhau khi giải quyết các vấn đề trong kinh doanh. Nhằm bảo đảm tính thực tiễn của khởi sự, đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng, VCCI đã liên kết với một số ngân hàng, quỹ tín dụng có đối tượng vay phù hợp (ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng người nghèo, quỹ việc làm quốc gia, các mô hình tín dụng nhỏ của các tổ chức, dự án quốc tế...). Mục đích của liên kết này về lâu dài là để tạo dựng điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn kinh doanh nhưng trước mắt là để có sự tham gia, góp ý của các tổ chức tín dụng đối với nội dung của tài liệu đào tạo. Những nội dung về đánh giá khả năng tài chính, khả năng bồi hoàn vốn, yêu cầu về báo cáo tài chính... đều được xây dựng với sự hỗ trợ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng đối tác. Các biên bản ghi nhớ hợp tác đã được ký kết giữa các bên. Theo tinh thần của những biên bản ghi nhớ này, cán bộ của ngân hàng, quỹ tín dụng được cử tham gia các khoá đào tạo giảng viên do chương trình tổ chức nhằm giám sát và hiểu hơn nữa tài liệu cũng như phương pháp giảng dạy chương trình đào tạo khởi sự. Những cán bộ này cũng đóng vai trò tích cực trong duy trì liên kết giữa chương trình đào tạo và chương trình tín dụng, hình thành hệ thống giới thiệu học viên và khách hàng vay vốn. Tại các lớp đào tạo cho doanh nghiệp, học phần giới thiệu về các chương trình tín dụng cũng được sử dụng tích cực. Để cung cấp thêm thông tin về các nguồn tín dụng, VCCI đã phát triển riêng một tài liệu về cách thức vay vốn nhỏ dành cho doanh nhân cũng như cho các tổ chức đối tác (Cẩm nang vay vốn nhỏ và cẩm nang tư vấn doanh nghiệp vay vốn nhỏ). Trong các tài liệu này doanh nhân và cán bộ đào tạo của các tổ chức đối tác có thể tìm thấy danh sách, quy mô và bản chất của các nguồn tín dụng nhỏ, đối tượng và cách thức vay vốn... Như đã nêu trên, học phần Quản lý nhân sự là tài liệu mới được phát triển trong chương trình. Học phần này giúp doanh nghiệp nhỏ nâng cao tính cạnh tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4.doc
Tài liệu liên quan