LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: 3
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY DỆT MAY 3
HÀ NỘI. 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 3
1.1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty. 3
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty. 4
1.2. Một số đặc điểm chủ yếu. 5
1.2.1. Đặc điểm máy móc, thiết bị. 5
1.2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 7
1.2.3 Đặc điểm về nguồn vốn: 8
1.2.4. Đặc điểm lao động. 9
1.2.5. Đặc điểm sản phẩm. 9
1.2.6. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty. 11
1.2.6.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Tổng công ty: 11
1.2.6.2. Bộ máy quản trị của Tổng công ty. 12
1.3. Kết quả kinh doanh thời gian qua và định hướng phát triển. 13
1.3. Kết quả kinh doanh thời gian qua và định hướng phát triển. 14
Đơn vị tính: Triệu đồng 14
PHẦN II: 17
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI THỜI GIAN QUA. 17
2.1. Kết quả xuất khẩu chung của Tổng công ty. 17
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu. 17
2.1.2. Thị trường xuất khẩu. 18
67 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và giảm được giá thành.
2.3.2. Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa kỳ.
Năm 2005, Hanosimex đã đầu tư thêm 165 tỷ đồng cho các dự án mở rộng nhà máy sợi và đổi mới dây chuyền sản xuất ống giấy; dự án đầu tư thêm một xí nghiệp chuyên may hàng dệt kim thời trang. Ngoài ra, công ty cũng đầu tư hoàn thiện và áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng quản lý từ khâu sản xuất đến công tác điều hành kinh doanh.
Việt Nam đã gia nhập WTO, các rào cản về thương mại, hạn ngạch xuất khẩu được dỡ bỏ, việc này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược mới trong sản xuất cũng như kinh doanh để tăng sức cạnh tranh trên mọi thị trường, từ thị trường nội địa đến thị trường xuất khẩu, mà Mỹ là một thị trường quan trọng.
Hiện nay, Hanosimex đã và đang triển khai nhiều kế hoạch cho các dự án đầu tư để tăng tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong đó, công ty sẽ tiếp tục đầu tư cho một số xí nghiệp dệt may với lớn với các công nghệ sản xuất hiện đại nhất hiện nay; đầu tư vào dự án nhà máy sợi mới có công suất 16.000 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 50 triệu USD… Đây là những dự án đầu tư chiến lược để Hanosimex thực sự là một doanh nghiệp mạnh trong ngành dệt may Việt Nam, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu, nhất là với những thị trường khó tính như Hoa kỳ.
2.3.3. Hoạt động quản lý chất lượng
Phương châm chất lượng của công ty là : “ Chất lượng sản phẩm là sự sống còn với công ty”. Tổng công ty Dệt May Hà nội đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. ISO 9002 là tấm vé đầu tiên để công ty có thể xuất khẩu sản phẩm may sang thị trường Hoa kỳ. Áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng này đã giúp công ty có được sự tin tưởng của khách hàng, nâng cao uy tín của công ty và tăng khả năng thu lợi nhuận cho công ty nhờ sử dụng tốt nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí, cải tiến các biện pháp kiểm soát các quá trình sản xuất đồng thời tạo thói quen làm việc hiệu quả cho cán bộ công nhân viên.
Cùng với ISO 14000, công ty cũng đã áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 – tiêu chuẩn về điều kiện lao động do tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế đưa ra giám sát nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn SA 8000 không những là công cụ đắc lực giúp công ty xuất khẩu sản phẩm may sang Mỹ mà nó còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông qua các tác động cụ thể như: thu hút sự nhìn nhận, sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng, tăng cường khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường. Và cuối cùng, công ty không phải tốn nhiều chi phí, thời gian và công sức vị không phải trải qua những đợt kiểm tra liên ngành, kiểm tra chéo và thanh tra về lao động.
2.3.4. Hoạt động Marketting trên thị trường Hoa kỳ.
Tổng công ty Dệt May Hà nội đã thực hiện nhiều biện pháp Marketing nhằm đẩy manh xuất khẩu sản phẩm may sang thị trường Hoa kỳ.
2.3.4.1 Biện pháp xúc tiến, quảng cáo.
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty trong cơ chế thị trường. Chính sách này có phù hợp hay không sẽ quyết định tính thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Các hình thức công ty đã áp dụng trong chính sách xúc tiến bán hàng là: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, chào hàng trực tiếp, marketing trực tiếp.
Hiện nay công ty đang tăng cường thực hiện các hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện như: báo, tạp chí kinh tế, catalogue thương mại, internet để quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty. Hàng năm công ty đã chi cho hoạt động này khoảng 400 triệu. Tuy nhiên hình thức này vẫn chưa đem lại doanh số bán hàng cao. Vì thế công ty đã có dự định trong các năm tới sẽ thực hiện biện pháp quảng cáo mạnh hơn như: quảng bá sản phẩm bằng cách giới thiệu hoặc tài trợ cho các chương trình thời trang để tìm kiếm khách hàng mới. Tuy biện pháp này có hiệu quả cao song chi phí rất tốn kém.
Đối với sản phẩm sợi, đây không phải là sản phẩm tiêu dùng trực tiếp mà là nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp Dệt. Do đó Tổng công ty Dệt May Hà nội đã hướng vào các doanh nghiệp, đồng thời nêu được ưu điểm của sản phẩm sợi trong công ty với đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, Tổng công ty cũng đã tiến hành in catalogue giới thiệu thông tin một cách đầy đủ hơn về mặt hàng sợi mà công ty sản xuất, gửi tới các đối tượng và đối tác trong ngành dệt.
Đối với sản phẩm Dệt kim, khăn bông… là những sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Vì vậy nhiệm vụ quảng cáo là phải làm sao để nhãn hiệu sản phẩm của Tổng công ty trở nên quen thuộc với khách hàng. Do vậy Tông công ty đã tham gia các hội trợ triển lãm, tổ chức các hội chợ khách hàng hàng năm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Vào những dịp đặc biệt Tổng công ty có thể bán hàng khuyến mại, tặng quà tham gia tài chợ cho các hoạt động như thể thao, trình diễn thời trang…
2.3.4.2 Hoạt động định vị, tìm kiếm thị trường và dự báo nhu cầu khách hàng
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt May Việt Nam, với hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ, tiên tiến, Tổng công ty Dệt May Hà nội đã đưa ra những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Tổng công ty đã tạo được nhiều mối quan hệ gắn bó với nhiều bạn hàng ở thị trường Hoa kỳ.
Trong thời đại phát triển công nghệ thông tin hiện nay, công ty đã khai thác tích cực lợi thế của internet để quảng cáo, chào bán các mặt hàng may. Đây cũng là một trong các biện pháp tăng cường xuất khẩu trực tiếp của công ty. Công ty đã thiết kế trang web: www.hanosimex.com để thuận tiện cho việc giới thiệu các mặt hàng của công ty. Nhờ trang web này mà công ty có thêm nhiều giao dịch với khách hàng, đặc biệt khách hàng ở thị trường xuất khẩu, và nhờ đó, nhiều hợp đồng được ký kết. Mặt khác giao dịch qua internet cũng giúp cho công ty giảm nhiều chi phí và thời gian đàm phán, tăng hiệu quả kinh doanh.
Để thực hiện tốt chính sách xúc tiến bán hàng, công ty đã đặc biệt đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Công ty còn trang bị kiến thức về pháp luật, tiếng anh, tin học cho các cán bộ nhân viên phòng thương mại và xuất nhập khẩu bằng việc khuyến khích cán bộ tham gia các lóp đào tạo ngắn hạn về ngoại ngữ, tin học ở các trung tâm có uy tín và đào tạo có chất lượng và cấp 100% học phí. Cán bộ nhân viên ở hai phòng này thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường và các đối tác mà mình đảm nhận.
2.3.4.3 Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm là chính sách quan trọng hàng đầu trong chiến lược marketing hiện nay của công ty. Từ những thông tin tìm hiều về thị trường Hoa kỳ, công ty thiết kế và tạo mẫu về kiểu dáng quần áo, sử dụng chất liệu phù hợp. Sau đó công ty cho sản xuất thử mỗi lô tối đa là 6300 sản phẩm để chào hàng hoặc công ty tung ra thị trường những loại sản phẩm này để tìm thông tin phản hồi từ phía khách hàng thông qua các nhân viên tiếp thị có kinh nghiệm. Từ đó dựa vào khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị rường Hoa Kỳ, công ty sẽ quyết định sản xuất tiếp hay không và nếu tiếp tục sản xuất thì với số lượng là bao nhiêu.
Để tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Hoa kỳ công ty đã áp dụng các phương thức thiết kế mẫu sau:
- Thiết kế mẫu mới: trong điều kiện kinh doanh mang tính cạnh tranh quyết liệt như hiện nay đòi hỏi công ty phải đưa ra được những sản phẩm có mẫu mã mới. Nếu công ty chỉ sản xuất những sản phẩm truyền thống thì chắc chắn kinh doanh sẽ thất bại. Nguyên nhân ở đây là do đặc điểm của sản phẩm may có tính thời vụ và thị hiếu thay đổi liên tục của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ nên chu kỳ sống của sản phẩm cũng bị rút ngắn. Tuy nhiên hiện nay công ty chưa có phòng chuyên trách nghiên cứu và thiết kế mẫu mà công việc này được giao cho 3 phòng vì thế rất khó thực hiện và đạt hiệu quả chưa cao.
- Sao chép sản phẩm của các hãng nổi tiếng tại thị trường xuất khẩu : Đây là phương pháp công ty đang sử dụng nhiều do chi phí cho hoạt động này thấp và có thể khắc phục được những nhược điểm của phương thức trên. Tuy nhiên áp dụng hình thức này cũng phải gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh do xu hướng thay đổi nhanh chóng trên thị trường. Mặt khác nếu công ty sao chép quá nhiều sẽ làm mất hình ảnh riêng biệt của sản phẩm trên thị trường Hoa kỳ.
2.3.4.4 Chính sách giá bán
Mặc dù giá bán sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà nội bị chi phối và kiểm soát bởi khung giá của Bộ tài chính nhưng công ty có thể áp dụng các phương pháp định giá linh hoạt theo hệ số cho từng thời kỳ nhất định. Đồng thời công ty có thể sử dụng chiến lược phân biệt giá trên thị trường Hoa kỳ. Theo đó, công ty sử dụng chiên lược này theo khối lượng mua hàng và phương thức thanh toán: Khách hàng nào mua số lượng nhiều trên 50.000 sản phẩm dệt kim, khăn sẽ được chiết khấu 0.05% trên 100 tấn sơn sẽ được chiết khấu 0,01% theo giá bán ra, hay thanh toán nhanh trả ngay bằng tiền mặt sẽ được trừ 1.5% số tiền phải thanh toán. Ngoài ra đối với những nhóm khách hàng khác nhau như: khách quen, các đơn vị, kinh tế thuộc tổ chức trường học… công ty sẽ bán với mức giá thấp hơn mức thông thường hoặc có thể trả chậm nhưng phải đặt cọc trước. Việc làm giá phân biệt thể hiện sự phản ứng linh hoạt trong những điều kiện khác nhau. Mục tiêu của hình thức này nhằm kích thích vào nhu cầu tất cả các nhóm khách hàng có đặc điểm khác nhau để phát triển và mở rộng thị trường.
Biểu số 2.8: Giá bán một số sản phẩm quần áo trên thị trường Hoa kỳ:
Đơn vị: USD
Tên sản phẩm
Giá bán
Ghi chú
Áo polo shirt ngắn tay nam
3,5
Áo polo shirt ngắn tay nữ
3
Áo polo shirt dài tay nam
4
Áo polo shirt dài tay nữ
3,5
Áo polo shirt ngắn tay trẻ em
2
Áo polo shirt dài tay trẻ em
2,5-3
Theo cỡ
Áo T-shirt ngắn tay nam
3
Áo T-shirt ngắn tay nữ
3
Áo Hi-neck nữ
4,5
Áo Hi-neck nam
5
Bộ thể thao người lớn
10-12
Theo cỡ
Bộ thể thao trẻ em
8-11
Theo cỡ
Quần áo xuân thu người lớn
3-5
Theo cỡ
Quần áo xuân thu trẻ em
2-4
Theo cỡ
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu
2.3.4 Hoạt động quản trị nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là một lợi thế mạnh của Tổng công ty Dệt May Hà nội. Hiện nay công ty có trình độ lao động đông đảo và có trình độ cao. Số lượng lao động luôn ổn định trong các năm gần đây. Các lao động luôn được đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho phù hợp với yêu cầu của chất lượng và mẫu mã sản phẩm ngày nay.
Biểu số 2.9: Số lượng lao động trong những năm qua
Đơn vị: Người
Lao động bình quân
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Khu vực Hà nội
3116
3550
3715
3800
3869
3956
Khu vực Hà Đông
658
773
656
669
685
698
Khu vực Vinh
598
566
633
649
349
375
Khu vực Đông Mỹ
280
299
377
356
354
361
Tổng số lao động
4652
4988
5381
5474
5257
5400
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Trong đó, nếu phân theo độ tuổi thì ta có bảng thống kê sau:
Biểu số 2.10: Thống kê lao động theo độ tuổi
Nội dung
Tổng
<30
31-40
40-50
>50
Tổng CBNV
1.CB quản lý
2. CB kỹ thuật
3. Mỹ thuật CN
4. Ngành khác
5. Công nhân
5400
323
448
35
73
4566
2179
48
156
25
14
2030
1890
160
191
10
34
1597
1122
87
77
-
24
927
66
28
24
-
1
12
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, hầu hết nguồn lao động của công ty đều ở độ tuổi trẻ, có 2179 người dưới 30 tuổi, 1890 người ở độ tuổi 30-40, còn lại 1122 người ở độ tuổi 40-50 và trên 50 thì chỉ có 66 người. Đạt được điều này là do công ty trong những năm gần đây có chính sách trẻ hóa đội ngũ lao động, nhằm tăng khả năng sáng tạo và phát triển, đồng thời giúp cho quá trình đào tạo của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Việc có một đội ngũ lao động trẻ sẽ giúp việc tiếp thu các công nghệ mới được tốt hơn, đồng thời đó cũng là tiềm năng trong việc đưa ra các sáng kiến, tạo bầu không khí làm việc thoái mái, nhiệt tình. Đây là một trong những điều kiện để tăng năng suất lao động.
Để tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, Tổng công ty Dệt May Hà Nội thường xuyên làm tốt công tác đào tạo mới, đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, nâng cao tay nghề và kỹ năng cho lực lượng công nhân, công nghệ, kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm. Nhằm đảm bảo có đủ đội ngũ cán bộ, công nhân cho mô hình quản lý mới, công ty đã chi một số tiền đáng kể tổ chức 26 lớp đào tạo nghề mới cho 588 người, tổ chức 116 lớp đào tạo nghề thứ 2 và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho 2.438 lượt cán bộ, công nhân, đồng thời tổ chức 54 lớp chuyên tu cho 528 lượt cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân giỏi đi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý kinh tế - kỹ thuật, điều hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị đầu ngành ở trong nước và nước ngoài. Nhờ đó, hiện nay Tổng công ty Dệt May Hà nội đã có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm và có trách nhiệm cao, đủ khả năng tiếp nhận, quản lý, vận hành hệ thống thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, đạt hiệu quả trong tiến trình đầu tư phát triển đồng bộ cùng một lúc ở cả các khu vực Hà nội, Hà đông, Hải phòng, Hưng Yên và Nghệ An.
Hiện nay công ty đang quan tâm đến vấn đề đào tạo công nhân, trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ hoàn thành tốt công việc.
Hàng năm công ty cử hàng trăm công nhân đi học tại các trường cao đẳng công nghiệp nhẹ Hà nội và làm hồ sơ cho hàng chục cán bộ đi học tại chức tại các trường đại học như đại học kinh tế quốc dân, đại học bách khoa. Ngoài ra công ty thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề.
Để phục vụ cho việc áp dụng thành công hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, Tổng công ty cũng đã đầu tư kinh phí đào tạo bồi dưỡng nhận thức về chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty. Một số cán bộ của công ty được đào tạo các chương trình nâng cao kỹ thuật thông qua các đợt tập huấn tại các nước có công nghệ mới như Nhật bản, Đức, Italia… Vì vậy công ty đã nâng cao được trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân viên thì công ty cũng đang bắt đầu quan tâm và đào tạo nâng cao trình độ tin học cho cán bộ. Thông qua các lớp tin học được tổ chức trong công ty. Điều này thể hiện tầm nhìn vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty sang thị trường Hoa Kỳ.
2.4.1. Thuận lợi:
2.4.1.1 Môi trường kinh doanh trong nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới, hiện tại và trong tương lai, Việt Nam cùng một số nước trong khu vực châu Á vẫn tiếp tục được xem là trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn của thế giới. Trong đó, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa kỳ dự định đạt 6,1 tỷ USD vào năm 2008. Nếu đạt mức kim ngạch xuất khẩu nói trên, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ hai về cung cấp hàng dệt may vào thị trường Hoa kỳ, chỉ xếp sau Trung Quốc.
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước được xem là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may nói chung và của Tổng công ty Dệt May Hà nội nói chung. Nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển, trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để khuyến khích đầu tư và mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2008 tại Quyết định 36/2008/QĐ-TTg. Chiến lược đưa ra mục tiêu cụ thể giai đoạn 2008-2910, ngành Dệt May tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16 – 18% , tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%. Giai đoạn 2011 – 2020, tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 12 -14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%. Doanh thu toàn ngành đến năm 2010 đạt 14.8 tỷ USD, tăng 22,5 tỷ USD vào năm 2015 và lên 31 tỷ trong đó xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu đó cần sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Dệt May và sự giúp đỡ từ phía Nhà nước.
Môi trường đầu tư thông thoáng là một yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư vào ngành dệt may. Việc Việt Nam banh hành Luật đầu tư nước ngoài và Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi đã chứng tỏ chính phủ rất quan tâm đến các nhà đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư của họ. Sau khi luật đầu tư nước ngoài sửa đổi ra đời, các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư đã được cải thiện, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và cho ngay cả bản thân các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình liên doanh với các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành đã thật sự tạo động lực to lớn, huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế trong cả nước cùng đầu tư vào ngành dệt may.
2.4.1.2 Điều kiện tự nhiên.
Với điều kiện địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, Việt Nam là đã trở thành quốc gia có nhiều ưu thế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nằm ở bán đảo Đông Dương, trung tâm của tuyến đường biển quốc tế quan trọng, cùng với hệ thống hải cảng dọc theo bờ biển cho phép tàu biển có thể ra, vào quanh năm, vì thế Việt Nam có một vị trí rất thuận lợi trong giao thương quốc tế. Bên cạnh đó, với hệ thống chính trị ổn định, Chính phủ Việt Nam luôn đạt được sự nhất trí cao trong việc ban hành các chính sách nhằm mở cửa hơn nữa nền kinh tế Việt Nam để từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Đây là một nhân tố hết sức thuận lợi, bởi hiện nay chính trị là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư luôn đặt lên hàng đầu khi quyết định bỏ vốn đầu tư. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi của công ty khi đặt quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, trong đó có Hoa kỳ.
2.4.1.2 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công thấp cũng là một lợi thế trong cạnh tranh của Tổng công ty với sản phẩm may của các nước khác. Tổng công ty Dệt May Hà nội có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công thấp, người lao động cần cù chịu khó đã tạo ra lợi thế lớn cho công ty. Với lợi thế này, doanh nghiệp có thể giảm giá thành sản phẩm, trong khi vẫn giữ được chất lượng cao, giúp Tổng công ty có thể đứng vững được trên thị trường xuất khẩu, ngay cả với thị trường khó tính, tiềm ẩn nhiều rủi ro như Hoa kỳ.
Biểu số 2.11: Tiền công lao động trong ngành dệt may ở một số nước
Đơn vị tính: USD/h
Thứ tự
Nước
Tiền công
1
Nhật
16,31
2
Mỹ
10,33
3
Đài Loan
5
4
Trung Quốc
0,34
5
Việt Nam
0,18
6
Ấn độ
0,54
7
Malaixia
0,95
Nguồn: Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi các nước ASEAN vẫn phải nhập khẩu lao động dệt may Việt Nam thì giá nhân công thấp vẫn đang là một lợi thế của nguồn nhân lực của Tổng công ty Dệt may Hà nội. Bên cạnh đó, do đặc thù của công nghiệp may là sử dụng nhiều lao động giản đơn, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, do đó có thể khẳng định cho dù còn nhiều hạn chế song nguồn nhân lực vẫn đang là một lợi thế cơ bản và quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ trong thời gian tới của Tổng công ty.
2.4.1.2 Thuận lợi từ việc Việt nam gia nhập WTO
Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO và được đối xử bình đẳng như các thành viên khác của tổ chức này. Từ chỗ chỉ được xuất khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ, bây giờ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có Tổng công ty Dệt May Hà nội có thể xuất khẩu theo năng lực thị trường mà không lo về hạn ngạch. Bởi vậy Tổng công ty Dệt May Hà nội có điều kiện thâm nhập mạnh hơn vào thị trường Hoa kỳ để tăng thêm kim ngạch nhập khẩu.
Trở thành thành viên WTO, Việt Nam có cơ hội thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là vào các ngành dệt may và các lĩnh vực hạ tầng phục vụ cho sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế cũng như ngành dệt may phát triển hơn nữa. Đây là một thuận lợi không chỉ đối với Tổng công ty Dệt May Hà nội mà còn đối với các doanh nghiệp Dệt May nói chung. Do đó, công ty sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận trình độ quản lý và công nghệ kỹ thuật mới.
2.4.1.2 Công nghệ sản xuất của Tổng công ty Dệt May Hà nội tương đối hiện đại.
Giá trị còn lại của máy móc thiết bị của Tổng công ty Dệt May Hà nội khoảng 73%. So với thế giới thì máy móc thiết bị của công ty còn nhiều hạn chế nhưng so với mặt bằng chung của cả nước thì hệ thống máy móc này là tương đối hiện đại.
Tổng công ty đã biết làm gia tăng giá trị sản phẩm may của mình. So với một số nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn vào Hoa kỳ như Trung Quốc, Băng-la-đét, chi phí tiêu dùng dành cho một số sản phẩm may của Việt Nam cao hơn cả chi phí trung bình của thế giới. Với xu hướng tiêu dùng hiện nay, người tiêu dùng tại Hoa kỳ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn để lựa chọn các sản phẩm may từ cotton. Do vậy, chênh lệch giá từ các sản phẩm may từ cotton cao hơn nhiều so với các sản phẩm dệt may từ vải sợi tổng hợp…dẫn đến lợi nhuận từ mặt hàng này cũng cao hơn. Sản phẩm tiêu biểu của Tổng công ty Dệt May Hà nội nhờ áp dụng khoa học công nghệ hiện đại là các loại vải thun 4 chiều và đa chức năng. Đây là sản phẩm có tính khác biệt và có giá trị gia tăng cao so với các sản phẩm truyền thồng của công ty.
2.4.2 Khó khăn
2.4.2.1 Hoa kỳ tiếp tục giám sát hàng dệt may Việt Nam đến hết năm 2008
Từ ngày 11/2/2007, hàng dệt may Việt Nam không còn phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ, nhưng dưới áp lực của các nhà sản xuất dệt may Hoa kỳ, Bộ thương mại nước này đã đưa ra một rào cản mới đó là việc xây dựng cơ chế giám sát nhập khẩu và tự khởi động điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào Hoa kỳ. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trương kinh doanh khi thị trường Mỹ chiếm đến trên 50% thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng như của Tổng công ty Dệt May Hà nội.
Hiện nay, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ bị nước này đối xử thiếu công bằng so với các nước khác là thành viên của WTO. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng chương trình giám sát hàng dệt may của Việt nam đến hêt năm 2008. Mặc dù cơ chế này chỉ đánh giá khối lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ 6 tháng/lần nhưng đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng vào thị trường này, làm cản trở đầu tư nâng cấp năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, ngăn cản các khách hàng Hoa kỳ đặt hàng từ Việt Nam. Điều này gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Các chuyên gia cho rằng nếu không có chương trình giám sát này thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang Hoa kỳ còn tăng mạnh hơn nữa.
Bộ Thương mại Hoa kỳ chưa đưa ra bất kỳ một hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của Chương trình giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như không giảm bớt mặt hàng trong diện bị giám sát và cũng không nêu các tiêu chí điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt nam. Thêm vào đó yếu tố chính trị nội bộ của Hoa kỳ làm tăng thêm nguy cơ khiến các nhà nhập khẩu càng e ngại trong việc đặt hàng tại các doanh nghiệp Dệt May Việt nam, cản trở đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hàng Dệt May, trong đó có Tổng công ty Dệt may Hà nội trong những năm tới.
2.4.2.2 Sự biến động của thị trường tiền tệ
Cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu khác, Tổng công ty Dệt May Hà nội đang ở trong thời điểm rất khó khăn. Sự biến động của thị trường tiền tệ đang ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thời gian qua, tất cả các nguyên liệu, hàng hóa trên thị trường đều tăng mạnh chỉ duy nhất có đồng USD giảm. Do đó công ty mất từ 500-600 đồng/USD. Trong khi đó, giá hàng hóa tăng rất cao. Trước kia, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng đã từng bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường tiền tệ nhưng còn có sự trợ giá từ nguồn ngân sách của Chính phủ cho các mặt hàng nguyên liệu thiết yếu. Với tình hình hiện nay, khi doanh nghiệp giao dịch xuất khẩu bằng đô la Mỹ thì lợi nhuận của Tổng công ty cũng như của toàn ngành Dệt May Việt Nam coi như bằng không.
2.4.2.2 Nguồn nguyên liệu chủ yếu còn phải nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty dệt may Hà nội tăng, kéo theo nhu cầu sản xuất và sử dụng vải sợi trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Trong khi đó nguồn nguyên liệu tại chỗ của Việt nam còn rất hạn chế. Nhu cầu sử dụng bông của nước ta vào khoảng 200.000 tấn/năm, nhưng nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 15000 tấn, còn lại 185.000 tấn bông phải nhập khẩu. Tuy nhiên do ảnh hưởng thời tiết, sản lượng bông thu hoạch giảm trong thời gian gần đây khiến giá mặt hàng này tăng cao. Giá các mặt hàng bông tăng từ 10-15% so với năm trước tại hầu hết các khu vực. Tại Tổng công ty Dệt May Hà nội, nguyên liệu bông nhập khẩu cho sản xuất chiếm tới 87%. Bởi vậy giá bông tăng là một bất lợi lớn trong việc duy trì sản xuất của công ty.
2.4.2.3 Giá sản phẩm còn cao so với các nước
Mặc dù giá lao động rẻ là một lợi thế của chung ngành Dệt may Việt nam, nhưng đó chỉ là một lợi thế nhất thời , không ổn định trong cạnh tranh. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, các quá trình sản xuất được tự động hóa thì giá nhân công rẻ không còn là lợi thế mạnh như trước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0044.doc