- Tích cực hưởng ứng Nghị quyết 40 của Quốc Hội, chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ về: Ngành giáo dục thực hiện dạy sách giáo khoa mới theo phương pháp dạy học mới.
- Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010"Haikhông": nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
- Sách giáo khoa mới được biên soạn theo hướng tích hợp giữa 3 phân môn: ( Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn).
- Sách giáo khoa là công trình khoa học sư phạm của tập thể các nhà nghiên cứu đầu tư công sức biên soạn, thực nghiệm sửa chữa, hoàn thiện và được hội đồng thẩm định đánh giá thông qua. Vì thế chúng ta cần trân trọng công trình nghiên cứu này.
- Dạy Ngữ Văn theo phương pháp đọc hiểu văn bản. Đảm bảo nguyên tắc tích hợp - tích cực để phát huy hết được khả năng suy nghĩ tập thể . của mọi đối tượng học sinh được thể hiện khả năng tích cực của bản thân đóng góp ý kiến trong giờ học.
- Thực hiện dạy sách giáo khoa theo phương pháp mới là nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy ngữ văn ở trường THCS theo phương pháp Đọc - Hiểu văn bản đảm bảo nguyên tắc tích hợp - tích cực trong dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết ...."
- Theo em với vẻ đẹp của động sẽ thu hút những du khách nào?
- Cảm nhận của em về toàn cảnh động Phong Nha.
- Tác giả đã phát hiện những giá trị và tiềm năng của Phong Nha như thế nào?
- Lời nhận xét của nhà thám hiểm người Anh có ý nghĩa gì?
- Phong Nha có những triển vọng về những mặt nào?
- Trách nhiệm của mọi người đối với Phong Nha như thế nào?
- Năm 2003 di sản của Việt Nam được công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới.
- Kể một vài danh lam thắng cảnh khác.
* Hoạt động 5:
- Văn bản đề cập đến vẫn đề gì?
- Văn bản nhật dụng này thành công về những mặt nào?
- Học sinh quan sát.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nghe.
- Đọc diễn cảm.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Đọc phần 1.
- Suy nghĩ trả lời.
- Quan sát các hình ảnh.
- Suy nghĩ trả lời
(Giới thiệu về tác giả).
- Quan sát văn bản suy nghĩ trả lời
- Hoạt động cá nhân.
(Suy nghĩ trả lời).
(Suy nghĩ trả lời).
(Suy nghĩ trả lời).
- HS đọc phần văn bản tiếp theo.
- Quan sát hình ảnh.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
(Suy nghĩ trả lời).
(Suy nghĩ trả lời).
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
(Suy nghĩ trả lời).
- ý kiến học sinh.
- HS kể.
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân.
- Đó là một kỳ quan của thiên nhiên mới được phát hiện còn chưa được mọi người biết đến.
1. Đọc: thể hiện được sự ngạc nhiên, thú vị....
2. Hiểu nghĩa từ: đồng hang rộng ăn sâu vào núi.
3. Thể loại.
- Nội dung: vấn đề gần gũi, thiết thực với cuộc sống.
4. Bố cục (3 phần).
a. Vị trí địa lí, con đường vào động.
b. Cảnh tượng Động Phong Nha.
c. Giá trị tiềm năng của động.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Giới thiệu chung về Động Phong Nha.
- Thuyết minh: hai đường vào động, du khách nên đi đường thuỷ.
- Cảnh thiên nhiên tạo nhân tạo thật hài hoà.
- Cảnh vật lên thơ, hữu tình, gợi sự gần gũi.
- Nghệ thuật tả theo trình tự không gian, từ khái quát đến cụ thể, ngoài vào trong.
2. Cảnh sắc Động Phong Nha.
a. Hài hoà về cấu trúc.
b. Vẻ đẹp của động khô.
- Nguồn gốc: xưa là dòng sông ngầm.... đẹp tựa cung điện nguy nga.
- Hiện tại: là những vòm đá, vân nhũ .... tuyệt đẹp.
- Với liên tưởng độc đáo, so sánh, miêu tả tác giả đã thể hiện niềm say mê với Phong Nha.
c. Vẻ đẹp của động nước.
- Thuyết minh: số liệu miêu tả ...
- Độ sâu, trong dài của sông Ngâm có tới 14 buông nước thông nhau ...
- Ngôn ngữ miêu tả đặc sắc:
- Khối đã màu sắc huyền ảo lóng lánh .... tiếng chuông.
- Chi tiết về nhành phong lan, nói về sự sống tràn đầy trong động Phong Nha huyền bí.
- Các du khách nhà khoa học...
- Động với vẻ đẹp hùng vĩ, bí hiểm, hoang sơ, lộng lẫy... thật sứng là "Đệ nhất thiên kì quan".
3/ Giá trị tiềm năng của động phong nha.
- Động Phong Nha.
+ Kì quan đệ nhất động.
+ Bảy cái nhất.
- Đánh giá đúng đắn của người Việt Nam và du khách nước ngoài.
- Tiềm năng: khoa học, du lịch, giao lưu, hội nhập: Việt Nam với Thế giới.
- Trách nhiệm: tích cực bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của động.
- Hương tích (Hà Tây).
- Bích Động (Ninh Bình).
- Tam Thanh (Lạng Sơn)...
III. Tổng kết.
- Ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 6:
Bài 1: (ở lớp).
- Chia 3 nhóm - chọn 3 em tập làm hướng dẫn viên giới thiệu cho quý khách về Động Phong Nha.
- Tuyên dương học sinh làm tốt nhất.
- Muốn làm hướng dẫn viên tốt yếu tố nào?
- Giáo viên đánh giá.
Bài 2: (về nhà).
- Suy nghĩ về vấn đề bảo vệ môi trường qua 2 văn bản: Động Phong Nha và Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Giáo viên gợi ý).
Về thể loại thơ có văn bản sau:
Văn bản: Sang thu
- Hữu Thỉnh -
(SGK - Ngữ văn 9 - tập II).
Tuần: 25.
Tiết: 121.
I. Kết quả cần đạt:
- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu.
- Rèn luyện kỹ năng đọc và cảm thụ tác phẩm thơ.
II. Phương pháp.
- Đọc - hiểu văn bản.
- Phương pháp nêu vấn đề với tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Tích hợp kiến thức với tiếng việt (giải nghĩa từ) với tập làm văn (bình luận, phân tích, đánh giá ...) bài thơ.
III. Chuẩn bị.
- Giáo án, tranh ảnh về mùa thu.... bài viết về mùa thu.
IV. Quá trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hệ thống các hoạt động
Nội dung cần đạt.
* Hoạt động 1:
- ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- GV đánh giá, cho điểm.
* Hoạt động 2: (Giới thiệu bài).
- GV đọc một bài thơ về mùa thu.
(Thu về)
- HS nêu đặc sắc về mùa thu.
- Cảm nhận chung của em về bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh.
* Hoạt động 3:
- HS đọc chú thích SGK.
- HS thảo luận những nét chính về tác giả, tác phẩm?
- Hãy thực hiện những nét đặc sắc, độc đáo về nhà thơ Hữu Thỉnh.
- Hiện nay ông giữ cương vị nào trong nhà văn Việt Nam?
- HS suy nghĩ trả lời.
- Bài thơ được viết vào thời gian nào?
- Nêu đại ý bài thơ?
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS quan sát văn bản, tìm hiểu nghĩa của một số từ khó (SGK).
* Hoạt động 4:
- GV nêu cách đọc bài thơ?
- Nhắc nhở học sinh chú ý ở một số từ cần nhấn giọng ...
- GV đọc mẫu một đoạn.
- HS đọc tiếp bài.
- HS chú ý quan sát khổ thơ 1 (đọc thầm).
- Nêu cảm nhận khổ thơ.
- Đặt nhan đề cho khổ thơ.
- Qua việc đọc, cảm nhận em phát hiện gì về những từ ngữ nói lên tín hiệu về sự chuyển mùa của đất trời?
- Khi nào ta cảm nhận được "hương ổi".
- Gió se?
- Cảm nhận của nhà thơ khi nhận ra tín hiệu này bộc lộ như thế nào?
- Học sinh quan sát văn bản thảo luận nhóm về hệ thống hình ảnh đặc sắc, độc đáo thể hiện trong bài thơ của Hữu Thỉnh.
- Những gợi về mùa thu trong thơ của các tác giả khác?
- HS suy nghĩ thảo luận rồi đại diện nhóm trả lời.
- Bức tranh thiên nhiên giao mùa được tạo dựng như thế nào?
- Đánh giá những thành công về nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh, tu từ ... thể hiện ntn trong bài thơ?
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS thảo luận nhóm chọn những câu thơ hay nhất của bài thơ.
- HS trình bày cảm nhận về những câu thơ đó?
- Tìm hiểu nét đặc sắc ở hai câu thơ cuối bài.
* Hoạt động 5:
- Bài thơ đã thành công về nghệ thuật và nội dung ntn?
- HS suy nghĩ (cá nhân) trả lời.
- HS đọc nêu ý chính trong ghi nhớ (SGK).
* Hoạt động 6:
- HS phân tích, bình luận khổ thơ đầu của bài thơ.
- HS trình bày miệng.
- Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mùa.
(Cuối hạ - đầu thu).
I. Đọc tìm hiểu chú thích.
1. Tác giả.
- Nhà thơ Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942. Quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc.
- Nhà thơ viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống nông thôn, về mùa thu ...
- Từ năm 2000 Hữu Thỉnh là tổng thư ký nhà văn Việt Nam.
2. Bài thơ.
- Viết cuối năm 1977, với nhiều hình ảnh đặc sắc về thời gian giao mùa Hạ - Thu.
- Chú giải (Từ khó).
Chùng chình, dềnh dành .......................
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đất trời sang thu tín hiệu của sự chuyển mùa:
- Hương ổi.
- Gió se.
- Sương chùng chình qua ngõ.
- Hình như thu đã về
Với nghệ thuật chọn tả tinh tế, đặc sắc đã diễn tả cảm xúc, ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ khi "thu về"!.
2. Bức tranh giao mùa.
- Hình ảnh gợi cảm độc đáo.
+ Hương ổi - Phả - Gió se.
+ Sương thu - chùng chình.
+ Sông thu - dềnh dành.
+ Cánh chim - vội vã.
+ Mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu.
+ Nắng thu.
+ Vơi dần cơn mưa.
+ Sẩm bớt bất ngờ.
- Hệ thống sắc màu, hình ảnh, màu sắc độc đáo, tinh tế, âm thanh, đường nét sống động, từ biểu cảm đặc sắc, tu từ nhân hoá .... thành công. Nhà thơ đã tạo dựng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về khoảnh khắc giao mùa.
3. Câu thơ đặc sắc
"Sấm cũng bớt bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi"
- Tả thực: (Sấm - Hàng cây).
- Hàm ý: Con người từng trải sẽ vừng vàng hơn trước những tác động bất thường của cuộc đời.
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật.
- Nội dung.
- Ghi nhớ (SGK - Ngữ văn 9 - tập II - Trang 71).
IV. Luyện tập.
Bài 1:
- Đoạn đầu bài thơ.
Bài 2: (Về nhà)
- Tập sáng tác một bài thơ nhỏ nói đến về mùa thu.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- So sánh cách đọc: đọc - hiểu văn bản theo thể loại thơ và văn xuôi?
Phần C: Kết luận.
I. Kết quả thực hiện đề tài có so sánh đối chứng.
1. Số giờ tổ đã thực hiện đề tài này trong năm học 2008 - 2009 vừa qua được minh hoạ trong bảng sau:
Số giờ đã dự
Trung bình
Khá
Giỏi
Số giờ
Tỷ lệ %
Số giờ
Tỷ lệ %
Số giờ
Tỷ lệ %
100
12
12
47
47
41
41
- So sánh khi chưa thực hiện đề tài này, thì bảng minh hoạ trên cho thấy số xếp loại khá, giỏi tăng lên rõ rệt và số giờ xếp loại TB giảm đi rõ rệt.
* Đối với HS chất lượng cụ thể như sau:
Số học sinh được khảo sát
Học sinh không nắm được phương pháp học mới
Số học sinh nắm, vận dụng tốt phương pháp học mới.
Số HS
Tỷ lệ
Số HS
Tỷ lệ
140 em
32
23
108
77
* Số HS xếp loại giỏi môn Ngữ văn của toàn trường là 145 em.
* Số HS giỏi môn Ngữ văn cấp Huyện (khối 9) là 5 em (4 em được vào vòng 2 của Huyện).
* Học sinh giỏi môn Ngữ văn đi thi giỏi cấp Thành phố là 1 em.
2. So sánh đối chứng.
* Đối với giáo viên: nắm chắc phương pháp dạy học mới, đáp ứng với nhu cầu học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh hiện nay và số giờ được xếp loại khá, giỏi tăng lên, số giờ xếp loại TB giảm đi hẳn.
* Đối với học sinh: đã nắm vững phương pháp học tập mới, vận dụng tốt vào kĩ năng học tập và làm bài của các em. Giúp các em nắm vững kiến thức (SGK) được biên soạn theo hướng mới này.
3. Những bài học rút ra qua thực hiện đề tài này.
A. Ưu điểm:
Thực hiện đúng phương pháp đặc trưng bộ môn Ngữ văn thấm nhuần quan điểm tích hợp của bộ môn.
Giúp GV xác định đúng đắn mục đích, nội dung, mức độ, thời điểm và cách thức kết hợp của bộ môn.
Giúp HS rèn luyện và hiểu đúng giá trị của việc đọc văn, hiểu văn không chỉ trong trường mà còn trong đời sống hàng ngày của các em.
Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo trong việc học tập và làm bài của học sinh. Rèn luyện "tư duy tích hợp" cho các em.
Nâng cao kĩ năng nghe - nói - đọc - viết của học sinh, tạo hứng thú, khơi gợi cách học tốt bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS.
Thực hiện đề tài này giúp tôi và động nghiệp của tôi được nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện tay nghề ngày càng vững vàng hơn, để đáp ứng tốt với sự đổi mới chương trình SGK phục vụ các thế hệ học sinh ngày càng tốt hơn.
Dạy Ngữ văn theo phương pháp đọc - hiểu văn bản, đảm bảo nguyên tắc tích hợp, tích cực trong dạy học là một qúa trình chuyển đổi về tư duy. Vì thế có những quan điểm khác nhau, nhiều khi trái ngược nhau. Có quan điểm cho rằng đây là vấn đề đơn giản, có quan điểm cho rằng đây là vấn đề khó thực hiện. Vì thế cần phải có một quan điểm đúng đắn, khoa học thì mới thực hiện tốt vấn đề này.
Đối với học sinh ngại đọc văn bản, chỉ thụ động nghe, ghi chép đã gây cản trở cho việc thực hiện phương pháp dạy học đổi mới này .... Vì thế việc thực hiện đề tài này không hề dễ dàng, cần có quyết tâm cao mới vững vàng thực hiện tốt được.
Song tôi thiết nghĩ với sự nhận thức đúng đắn, với lòng yêu nghề, lo lắng quan tâm, trân trọng thế hệ trẻ thì những nhược điểm trên cũng không khó khắc phục đối với cả giáo viên và học sinh.
II. Thay lời kết luận.
Dạy Ngữ văn ở trường THCS theo phương pháp Đọc - Hiểu văn bản, đảm bảo nguyên tắc tích hợp tích cực là trách nhiệm, là nguồn cảm hứng của mỗi thầy cô giáo dạy văn, đặc biệt là đối với bản thân tôi.
Vì thế vấn đề này, cần được quan tâm đúng mức để hiệu quả giáo dục, chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn.
Đề tài này là kết quả của quá trình làm đề tài trước đây của tôi. Đó là những đề tài như: "Dạy học bằng phương pháp nêu vấn đề", "Phát huy tính tích cực của học sinh", "Lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học", "Dạy Ngữ văn theo phương pháp tích hợp tích cực".... Nhiều đề tài của tôi đã được công nhận đề tài cấp Tỉnh và xếp loại B, C.
Đến đề tài này, tôi đã đầu tư suy nghĩ, thăm dò, học hỏi bạn bè đồng nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn.
Năm nay, tôi xin mạnh dạn trình bày cùng các đồng chí, đồng nghiệp, cùng các bậc đàn anh và những nhà chuyên môn, để mong được trao đổi và đánh giá để đề tài được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Và tôi mạnh dạn bày tỏ lòng nhiệt thành với nghề và đồng nghiệp của mình.
Được như vậy tôi xin chân thành cảm ơn!
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các đồng nghiệp ở các trường bạn đã giũp đỡ tôi.
Cuối cùng tôi xin mạnh dạn góp ý kiến, khi thực hiện đề tài này là:
SGK cần tinh giản hơn nữa (vì có phần kiến thức còn nặng), thể hiện khoa học hơn tính tích hợp trong từng đơn vị bài học (tuần học) một cách hợp lý. Nâng cao giá trị đọc văn thành văn hoá đọc. Mong PGD&ĐT và Sở GD&ĐT nên có nhiều chuyên đề ở mỗi kỳ về phương pháp dạy học, chương trình học, SGK để bạn bè, đồng nghiệp được rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung, thống nhất.... những vấn đề mà chương trình đặt ra theo tinh thần đổi mới trong SGK.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trường THCS Dân Hoà - Thanh Oai
Tháng 4 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Hà
ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại
của Hội đồng khoa học cơ sở
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên, đóng dấu)
Nội dung đề tài
" Dạy ngữ văn ở trường THCS theo phương pháp Đọc - Hiểu văn bản
đảm bảo nguyên tắc tích hợp - tích cực trong dạy học"
Phần A: Cơ sở của đề tài ( Lý do chọn đê tài)
I - Cơ sở lý luận:
- Tích cực hưởng ứng Nghị quyết 40 của Quốc Hội, chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ về: Ngành giáo dục thực hiện dạy sách giáo khoa mới theo phương pháp dạy học mới.
- Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010"Haikhông": nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
- Sách giáo khoa mới được biên soạn theo hướng tích hợp giữa 3 phân môn: ( Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn).
- Sách giáo khoa là công trình khoa học sư phạm của tập thể các nhà nghiên cứu đầu tư công sức biên soạn, thực nghiệm sửa chữa, hoàn thiện và được hội đồng thẩm định đánh giá thông qua. Vì thế chúng ta cần trân trọng công trình nghiên cứu này.
- Dạy Ngữ Văn theo phương pháp đọc hiểu văn bản. Đảm bảo nguyên tắc tích hợp - tích cực để phát huy hết được khả năng suy nghĩ tập thể ... của mọi đối tượng học sinh được thể hiện khả năng tích cực của bản thân đóng góp ý kiến trong giờ học.
- Thực hiện dạy sách giáo khoa theo phương pháp mới là nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
II. Cơ sở thực tiễn.
1. Tình hình dạy và học.
- Thực tế giáo viên dạy sách giáo khoa mới được 8 năm 6; 7năm lớp 7; 6năm lớp 8 và 5năm lớp 9 nên kinh nghiệm tích luỹ được còn hạn chế.
- Giáo viên còn lúng túng về nhiều mặt, về kiến thức ở một số tác phẩm, bài học mới đưa vào SGK, đặc biệt là về phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
Về phương pháp dạy Ngữ văn theo phương pháp đọc - hiểu văn bản đảm bảo nguyên tắc tích hợp, tích cực trong dạy học còn nhiều lúng túng. Một là quá gò bó, gượng ép. Hai là lạm dụng tích hợp mà không đi sâu vào phân môn - tiết học đang thực hiện.
Nhiều giáo viên nhận thức tốt bản chất của phương pháp này, rèn cho học sinh kỹ năng đọc - hiểu văn bản, nhận thức tốt bản chất của hướng tích cực, tích hợp mong muốn thức hiện vấn đề này một cách tốt nhất, nhưng chưa có một quy trình khoa học, hợp lý để vận dụng trong giảng dạy.
Thực tế SGK Ngữ văn mới tiếp tục được biên soạn theo hướng tích cực đã có truyền thống trong việc giảng dạy và học văn, giúp học sinh nhận thức được giá trị tác phẩm văn chương đích thực. Tránh xa vào phương pháp xã hội học dung tục, giản đơn. Đặc biệt phải coi trọng việc nhận thức tác phẩm ở một cấp độ bản chất, chỉnh thể.
Đối với học sinh việc học tập, tiếp thu SGK mới, các em cũng chưa định hình rõ vấn đề phương pháp học tập đổi mới, để theo kịp với sự đổi mới trong chương trình của SGK mới.
2. Khảo sát thực tế.
Quá trình tìm hiểu những giờ dạy của giáo viên và khảo sát thực tế những số liệu sau đã phản ảnh rõ nét tình hình thực tế.
Số giờ đ ã dự giờ
Số giờ không áp dụng PP trên
Tỷ lệ %
Số giờ áp dụng đúng mức
Tỷ lệ %
Số giờ đạt yêu cầu tốt
Tỷ lệ %
100
73
73
15
15
12
12
Số giờ XL
Trung bình
Khá
Giỏi
100
77
77
13
13
10
10
Rõ ràng bảng số liệu trên đã nói lên số giờ đạt yêu cầu dạy Ngữ văn theo phương pháp đổi mới là còn ít. Vì thế số giờ đạt khá, giỏi cũng chưa nhiều.
Việc dạy học theo hướng đổi mới trong các giờ học, là những yêu cầu quan trọng của việc đánh giá, xếp loại giờ đạt loại giỏi. Bởi nó là nhu cầu cấp thiết, cơ bản quan trọng của phương pháp dạy và học theo SGK mới.
* Đối với học sinh:
Số học sinh được khảo sát
Số học sinh khống năm được phương pháp dạy - học theo hướng mới
Số học sinh biết và nắm được phương pháp dạy học mới.
Số học sinh biết vận dụng tốt
140 em
90 em
28 em.
22 em
- Đây là kết quả phản ánh tình trạng chung của giáo viên trong việc giảng dạy đối với học sinh.
- Vì điều này khiến tôi suy nghĩ: Nhà giáo THCS cũng phải có tư thế của nhà nghiên cứu khoa học, không chỉ đơn thuần là một giáo viên theo nghĩa; tiếp thu ý kiến của người khác để truyền thụ cho học sinh.
Từ đó tôi đã nghiên cứu các giờ dạy thành công của đồng chí, đồng nghiệp giáo viên giỏi, đồng nghiệp yêu nghề, của những người đi trước có tâm huyết, và nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu, tạp trí giáo dục, báo văn học tuổi trẻ... Tôi đã lựa chọn, chắt lọc và thể nghiệm được đồng nghiệp và những người đi trước hết sức động viên, góp ý, giúp tôi thực hiện nghiên cứu thể nghiệm vào viết đề tài này.
3. Mục tiêu của đề tài.
Tìm ra được một quy trình khoa học hợp lý để thực hiện tốt hướng dạy và học theo phương pháp đọc - hiểu văn bản, đảm bảo nguyên tắc tích hợp - tích cực trong giờ học, giúp cho quá trình nhận thức của học sinh với bộ môn Ngữ văn ngày càng tốt hơn.
III. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài.
Đây là đề tài mà tôi đã nghiên cứu từ khi SGK mới xuất hiện một dòng chữ (đọc - hiểu văn bản). Trong cuốn SGK lớp 6 của môn Ngữ văn. Tôi đã ấp ủ, suy ngẫm, tìm ra phương pháp đọc - hiểu trong SGK thực ra là một phương pháp như thế nào? Tôi nghĩ đến nay, tôi đã khá nắm vững phương pháp này và mong muốn những năm tiếp theo tôi sẽ ngày càng hoàn thiện tốt phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn của mình.
Phần B: Quá trình thực hiện đề tài, những biện pháp, nội dung chủ yếu thực hiện đề tài.
I. Tìm hiểu nghiên cứu khái niệm, bản chất của phương dạy ngữ văn theo phương pháp đọc - hiểu văn bản, theo nguyên tắc tích hợp - tích cực trong dạy học.
1. Phương pháp đọc - hiểu văn bản là như thế nào?
Đây là điều giáo viên còn lúng túng nhất.
- Trước đây dạy văn học chủ yếu là nhằm làm cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm văn chương. Những cái hay cái đẹp đó là do chính giáo viên cung cấp, cảm nhận và phân tích hộ cho học sinh. Các giờ văn chủ yếu thuyết trình, giảng giải cho học sinh nghe những điều thầy cô hiểu và cảm nhận được về tác phẩm ấy. Còn bản thân học sinh hiểu và cảm nhận như thế nào thì chưa được chú ý đúng mức.
Học sinh không cần đọc tác phẩm cũng được, đi thi miễn là nói dùng miễn là đã nghe và ghi chép được trên lớp hoặc học thuộc những tài liệu tham khảo ...
Đây là một hạn chế khiến cho học sinh bị động, thiếu tính sáng tạo.
Với chương trình và SGK Ngữ văn THCS mới, dạy văn thực chất là dạy cho học sinh phương pháp đọc văn. Đọc văn cần được hiểu một cách toàn diện. Đó là quá trình bao gồm việc tiếp xúc văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hảm ẩn, cũng như thấy được vai trò tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết và cả giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật.
Đọc văn thao tinh thần đó thực chất là toàn bộ quá trình tiếp nhận, mà văn bản (kể cả hiểu và cảm thụ).
Muốn thế các em học sinh phải được trang bị trên hai phương diện: những kiến thức để đọc văn và phương pháp đọc văn. Những kiến thức và phương pháp này chỉ có thể có được, qua việc thực hành trong quá trình đọc văn thông qua các văn bản, tác phẩm cụ thể tiêu biểu cho các thể loại ở từng giai đoạn lịch sử văn học.
Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học Ngữ Văn THCS là tập trung hình thành cho học sinh cách đọc văn, phương pháp đọc văn theo thể loại, để dần dần các em có thể tự đọc được văn, hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn.
Điều này, phải thông qua hệ thống văn bản - tác phẩm tiêu biểu (như là những văn liệu, ngữ liệu). Và cần trang bị cho học sinh các kiến thức Việt Ngữ với tất cả các đơn vị và cấp độ ngôn ngữ như: từ, câu, đoạn văn, tng, văn bản ....
Bởi chính những đơn vị ngôn ngữ này tạo nên thế giới hình tượng của tác phẩm văn học. Do đó việc phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học thông qua các đơn vị ngôn ngữ trong mỗi tác phẩm đó.
Các kiến thức này, là chìa khoá giúp các em đọc - hiểu tác phẩm văn học có hiệu quả hơn.
Dạy đọc văn chính là trang bị cho học sinh văn hóa đọc văn. Ngược lại qua việc dạy, đọc văn mà hình thành và củng cố những tri thức Ngữ Văn liên quan. Cũng qua đó, mà thực hiện nhiệm vụ cao cả của môn học là giáo dục tâm hồn, tư tưởng, óc thẩm mĩ, lòng nhân ái, xây đắp những tình cảm, lối sống tốt đẹp cho học sinh.
Chính vì thế, một nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học Ngữ Văn là tập trung hình thành cho học sinh cách đọc văn, để phục vụ nhu cầu đọc văn trong cuộc sống hàng ngày của các em.
Dạy đọc - hiểu văn bản không đối lập dạy theo kiểu giảng văn, nhưng có nhiều điểm khác nhau.
Đó là những điểm khác nhau sau đây:
Giảng văn
Đọc - hiểu văn bản
- Nghiêng về công việc của thầy.
- Thầy nói cái hay mà thấy cảm nhận được cho học sinh nghe.
- Nghiêng về khai thác nội dung, tư tưởng của văn bản.
- ít chú ý ngôn từ và các hình thức nghệ thuật cụ thể.
- Nhiều khi học sinh không cần đọc văn bản.
- Học sinh hiểu biết các văn bản được học trong trường.
- Tổ chức cho trò thực hiện.
- Trò tự khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn bản theo ý mình.
- Tập trung khai thác vẻ đẹp nội dung qua hình thức văn bản.
- Bám sát câu chữ của văn bản để chỉ ra nội dung, tư tưởng.
- Học sinh bắt buộc phải đọc văn bản.
- Học sinh có phương pháp đọc - hiểu các tác phẩm văn học trong và ngoài nhà trường.
Chính vì sự khác nhau trên mà các bước chuẩn bị giáo án, hệ thống câu hỏi các bước lên lớp (tổ chức các hoạt động dạy - học) cần có những thay đổi phù hợp với phương pháp đọc - hiểu văn bản.
2. Đảm bảo nguyên tắc tích hợp - tích cực dạy học.
a. Tích hợp.
- Ngay tên môn học: Ngữ văn đã thể hiện quan điểm tích hợp và chương trình đã khẳng định: "Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp".
- Ba phân môn (Văn - Tiếng việt - Tập làm văn) phải hướng vào một là Ngữ văn và môn Ngữ văn hàm chứa cả ba phân môn trên.
Vì thế việc giảng dạy theo điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kĩ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc từng phân môn thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ Văn.
- Làm sao kết hợp thật tốt việc hình thành cho học sinh năng lực phân tích bình giảng và cảm thụ văn học với việc hình thành kĩ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết, vốn là quá trình gắn bó hữu cơ và hỗ trợ nhau hết sức đắc lực.
- Vì thế giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết thực hiện mọi yêu cầu một cách linh hoạt, sáng tạo. Mấu chốt của sự sáng tạo đó là luôn luôn suy nghĩ về mục tiêu của bộ môn Ngữ văn để tìm ra những yếu tốt đồng quy giữa ba phân môn, tích hợp trong từng thời điểm, theo từng vấn đề. Tích hợp theo từng thời điểm (là tiết học, bài học) là tích hợp ngang giữa ba phân môn.
Ví dụ: Khi dạy các bài thơ trữ tình Trung đại của Việt Nam và Trung Quốc (có thơ chữ Hán), Tiếng việt có từ Hán Việt, tập làm văn hợp về đặc điểm về văn bản biểu cảm.
Tích hợp (theo từng vấn đề) là tích hợp đọc, là tích hợp về nội dung đang giảng dạy của một phân môn có liên hệ đến nội dung khác hoặc sẽ học ở phân môn kia hoặc chính vì ở phân môn đó. Nhằm củng cố kiến thức đã học, để giới chí tò mò, tạo hứng thú cho học sinh học tập.
Quan điểm tích hợp phải quán chiệt ở mọi khâu kể cả khâu kiểm tra, đánh giá. Vì thế khi đề bài giáo viên cũng phải chú ý đến kiến thức tích hợp để học sinh tích cực làm bài.
b. Tích cực:
Là phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh, chủ thể học tập ở tất cả các khâu: từ việc chuẩn bị bài, sưu tầm tài liệu, phát biểu trong tổ nhóm .... tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn.....
- Học sinh biết chủ động tiếp cận tác phẩm theo hướng đọc - suy nghĩ - suy ngẫm, liên tưởng. Việc đọc - hiểu văn bản (gồm cả cảm thụ).
- Học sinh có thể trả lời hệ thống câu hỏi ở cấp độ khác nhau. Từ cụ thể đến khái quát, từ dễ đến khó, từ những vấn đề trong bài học đến những vấn đề ở ngoài bài học có báo hoạt động Ngữ văn, họat động về văn nghệ ....
Bề sâu là sự suy nghĩ đào sau về những vấn đề cụ thể, tỉ mỉ như suy ngẫm kỹ về từng chú thích, tra cứu nghĩa từ khó, lập hồ sơ, bình luận, bình giảng....
- Tổ chức những hình thức hoạt động học tập phong phú tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập (các trang thiết bị dạy học), đồ dùng dạy học góp phần cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích hợp - tích cực: tranh ảnh, máy chiếu, bảng phụ, kênh hình.
Tóm lại, dạy ngữ van theo phương pháp Đọc - Hiểu văn bản phải đảm bảo nguyên tắc tích cực trong dạy học.
II. Thực hành áp dụng vào giảng dạy
Đề tài này, đã được tôi và các thành viên trong tổ do tôi chỉ đạo thực hiện từ những năm học 2001 - 2002 đến nay. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể, các văn bản được dạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dạy ngữ văn ở trường THCS theo phương pháp Đọc - Hiểu văn bản đảm bảo nguyên tắc tích hợp - tích cực trong dạy học.doc