MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 3
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM. 3
1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty. 3
1.1.2.chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam. 4
1.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam. 5
1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty thời gian gần đây 11
1.2.CÁC THÀNH CÔNG ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TY. 16
CHƯƠNG 2 MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG NÀY 19
2.1 ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 19
2.1.1 Khái niệm 19
2.1.2. Dược phẩm là hàng hóa đặc biệt, khó bảo quản 19
2.1.3.Giá cả cao không đồng nghĩa với chất lượng tốt 20
2.1.4.Dược phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người 20
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 21
2.2.1. Sức cầu về mặt hàng dược phẩm phụ thuộc phần lớn vào bác sĩ kê đơn 21
2.2.2. Sức cầu hiện nay chủ yếu đối với các mặt hàng ngoại 21
2.2.3. Doanh nghiệp Dược chịu sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y Tế 22
2.3. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẢU CỦA THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM TRONG NƯỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY 22
2.4.1. Nhóm các nước cạnh tranh về giá cả 22
2.4.2. Nhóm các nước cạnh tranh chủ yếu về chất lượng. 23
2.4.3. Về số lượng 25
2.4.4.Tình hình thị trường dược phẩm trong nước những năm gần đây 26
2.5. THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 29
2.6. ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ QUAN NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM, LẤY VD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 34
2.6.1 Ảnh hưởng của thuế suất nhập khẩu mặt hàng dược phẩm đối với thị trường dược phẩm. 34
2.6.2. Ảnh hưởng của cam kết về thuế nhập khẩu trong tổ chức WTO đến thị trường dược phẩm 37
2.6.3. các tác động khác ảnh hưởng đến thị trường dược phẩm nhập khẩu Việt Nam 40
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CÁC ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUẾ QUAN ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 43
3.1. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM 43
3.1.1. Thị trường dược phẩm thế giới 43
3.1.2. Thị trường dược phẩm trong nước 44
3.2. CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM. 46
3.2.1. Cơ hội 46
3.2.2. Thách thức 47
3.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 48
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM, NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU 49
3.4.1. Một số giải pháp từ công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (đại diện cho các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm ở Việt Nam) 49
3.4.2.Một số giải pháp từ bộ y tế 54
3.4.3. Một số giải pháp từ cơ quan Hải Quan. 55
KẾT LUẬN 58
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3061 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số những loại thuốc do Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia sản xuất, chúng ta có thể thấy được giá của các loại thuốc trên khá thấp. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của các sản phẩm đến từ các nước trên là tương đối lớn. Trong khi các loại thuốc do Việt Nam sản xuất cũng ở mức giá thấp, nhưng trình độ sản xuất của chúng ta chưa thực sự đủ mạnh nên đây là một nguy cơ lớn gây sức ép lên các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước. Nói cách khác khi vẫn còn các hàng rào thuế quan, chúng ta đã phải chịu sức ép cạnh tranh không nhỏ, vậy khi gia nhập WTO chúng ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn nhất là từ phía các nước sản xuất dược phẩm giá rẻ, chất lượng trung bình. (Xem bảng 2.1)
2.4.2. Nhóm các nước cạnh tranh chủ yếu về chất lượng.
Các quốc gia thuộc nhóm này bao gồm: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh,… chủ yếu là các thành phẩm từ các nước Châu Âu.
Sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm này là khá lớn, đặc biệt là đối với các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt mà các công ty dược trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng còn hạn chế như các loại kháng sinh liều cao, thuốc tiêu hoá, hạ nhiệt, giảm đau…
Tên nhà sx
Nước sx
Tên thuốc
Thành phần
Dạng bào chế
Giá bán lẻ tại VN
Synmedic Laboratories
India
Cimetidine
200mg
Viên nén
1,82 USD /100 viên
210đ/viên
Panion & BF Biotech INC.
Taiwan
Circulon F.C. Tablets
40mg
Viên nén bao phim
55.000 đ /hộp 100viên
550đ/viên
PT Dexa Medica
Indonesia
Glucodex
80mg
Viên nén
70520 đ /hộp 100 viên
705đ/viên
Bảng 2.1- Giá của một số thuốc tân dược trên thị trường
(Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam. )
Có thể nói, nhu cầu chữa bệnh của nhân dân là rất lớn trong khi các nhà sản xuất dược phẩm trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết này, và đó là một thị trường mở cho các công ty dược nước ngoài. Trong tổng số 59 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của cả nước thì 17 nhà máy là có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này chứng tỏ chất lượng của các loại thuốc ngoại được đảm bảo với độ tin cậy cao. Hơn nữa, về pháp lý, “sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế” thuộc danh mục khuyến khích đầu tư, theo đó các nhà đầu tư sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% áp dụng 15 năm và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Tận dụng được điều này, các công ty dược nước ngoài sẽ có được lợi thế, tăng sức ép cạnh tranh đối với các công ty dược trong nước.
2.4.3. Về số lượng
Trước hết chúng ta cần phải biết đối thủ cạnh tranh trực diện của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trực tiếp của chúng ta hiện nay là ai và lợi thế cạnh tranh của họ là gì. Hiện nay, các mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với các loại dược phẩm trong nước đó là các sản phẩm thuốc được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc của các doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở hoạt động tại Việt Nam.
Nhìn chung với chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, các doanh nghiệp dược nước ngoài đã tham gia vào thị trường dược phẩm Việt Nam với số lượng ngày càng tăng. Các doanh nghiệp nước ngoài đăng kí hoạt động nhiều nhất tại Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2008 là Ấn Độ (63 doanh nghiệp), Hàn Quốc (40 doanh nghiệp), Pháp (30 doanh nghiệp). Về số đăng kí thuốc nước ngoài thì các quốc gia này cũng chiếm một số lượng không nhỏ.
Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng số lượng số đăng ký của các loại thành phẩm tân dược từ nước ngoài có số lượng tương đối lớn. Trong đó Ấn Độ luôn là nước có số lượng nhóm thuốc đăng ký cao nhất (đạt 28.60% trong tổng số đăng ký thuốc nước ngoài năm 2009 ). Với những con số về số lượng các loại thuốc đăng kí như vậy ta có thể thấy việc các loại thuốc thành phẩm nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam là tương đối lớn và với số lượng ngày càng tăng cả về qui mô và chủng loại.
Không chỉ về số lượng, doanh số nhập khẩu dược phẩm của các nước vào Việt Nam cũng ở mức tương đối lớn. Đây là một điều tất yếu vì Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng và vẫn có thể tiếp tục khai thác, trong khi các doanh nghiệp trong nước còn chưa có đủ khả năng cung ứng thuốc đặc trị. Doanh số các loại dược phẩm cho chúng ta thấy khả năng cũng như sức mạnh của các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đối với thị trường dược phẩm trong nước.
Theo như biểu đồ 2.1, thì các quốc gia chiếm số lượng doanh số nhập khẩu vào Việt Nam đó là Pháp, Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc. Đây chủ yếu là các quốc gia có nền công nghiệp dược tương đối phát triển và cũng là những quốc gia chủ yếu xuất khẩu thuốc đặc trị sang Việt Nam
STT
Thời điểm
Nước
sản xuất
31/3/2007
31/3/2008
31/3/2009
SĐK
%
SĐK
%
SĐK
%
1
Ấn Độ
1244
26.62
1411
28.76
1546
28.60
2
Hàn Quốc
906
19.02
1000
20.38
1071
19.81
3
Pháp
436
9.15
382
7.78
439
8.12
4
Đức
277
4.91
248
5.05
283
5.24
5
Đài Loan
145
3.04
149
3.04
153
2.83
6
Thuỵ Sỹ
135
2.83
112
2.28
126
2.33
7
Italia
130
2.72
110
2.24
127
2.35
8
Hungary
126
2.64
120
2.44
132
2.44
9
Malaysia
121
2.54
160
3.26
163
3.02
10
Thái Lan
117
2.45
93
1.89
114
2.11
11
Các nước khác
662
13.90
1120
22.83
1251
23.15
Tổng Số
4762
100
4905
100
5405
100
Bảng 2.2- Số đăng ký thuốc nước ngoài tính theo nước sản xuất
(Nguồn: Cục Quản lý dược Việt Nam)
2.4.4.Tình hình thị trường dược phẩm trong nước những năm gần đây
Báo cáo thị trường của công ty Business Monitor International Ltd(BMI) cho biết, thị trường dược phẩm Việt nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng 25% mỗi năm và đạt giá trị gần 2 tỷ USD vào năm 2013. Trong thị trường dược phẩm Việt Nam, phân chia làm hai thị trường là thị trường thuốc ngoại và thị trường thuốc nội( thuốc sản xuất trong nước), tỷ lệ thuốc ngoại luôn chiếm tỷ lệ cao hơn thuốc sản xuất trong nước.
Thị trường thuốc ngoại
Theo thống kê của Cục quản lý dược, Bộ Y tế, tính đến hết năm trước, cả nước có 20.165 số đăng ký thuốc còn hiệu lực, trong đó khoảng một nửa là thuốc xuất xứ nước ngoài. Như vậy, vẫn còn một khoản "sân" khá rộng cho khối doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia liên quan trực tiếp đến lĩnh vực dược phẩm thì trên thực tế, thuốc ngoại nhập thường xuyên chiếm từ 60-70% thị phần tại Việt Nam và có khuynh hướng tăng mạnh. Tại rất nhiều nhà thuốc, các loại thuốc mang mác ngoại được "ưu tiên" hơn hẳn thuốc sản xuất trong nước. Mặc dù thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 50% nhưng lại không được sử dụng đồng đều mà chỉ tập trung ở các tuyến bệnh viện cấp dưới. Bệnh viên tuyến trên sử dụng thuốc ngoại nhiều hơn. Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, trong tổng giá trị thuốc đấu thầu của các bệnh viện, thuốc nhập khẩu đắt tiền chiếm tới 90%. Đơn cử như Viện bỏng chiếm 92%, Viện Da liễu quốc gia chiếm 96%, Bệnh viện phụ sản Trung ương chiếm 86%, Bệnh viện Bạch Mai chiếm 95%...
Một số năm gần đây, khi các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước rơi vào tình trạng khốn đốn, Bộ Y tế đã phải áp dụng một số biện pháp "chữa cháy" để tiết giảm bớt "cơn lũ" thuốc ngoại tràn vào Việt nam. Nhờ đó, khối bệnh viện trong nước mới hạn chế được phần nào cơ số thuốc nhập khẩu. Thế nhưng, chính sách"ưu tiên" này có lúc vẫn phải "chào thua" cơ chế hoa hồng của các hãng dược phẩm nước ngoài. Theo thông lệ, tỷ lệ hoa hồng đối với hợp đồng nhập khẩu thuốc thường từ 0.5-2%, đặc biệt có những trường hợp lên đến 3-5% nếu hợp đồng thực hiện với số lượng nhiều và lâu dài.
Theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) của Việt Nam, từ 1/9/2009, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền mở chi nhánh tại Việt Nam và được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm. Thêm vào đó, Việt Nam đang tiếp tục phải giảm thuế cho sản phẩm y tế là 5% và 2,5% cho thuốc nhập khẩu trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO. Như vậy, thị trường dược đang mở rộng cửa cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là trong lĩch vực nhập khẩu và hậu cần(logistic). Trước đây các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) trong lĩnh vực dược vào Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất thì nay có khoảng 70%-80% doanh nghiệp FDI này chuyển dần sang lĩnh vực lưu thông phân phối dược phẩm.
Theo dự báo của BMI, vào năm 2013, kim ngạch nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD trong khi xuất khẩu dược phẩm chỉ đạt 216 triệu USD.
Thị trường thuốc nội
Đến nay, cả nước có trên 170 xí nghiệp dược phẩm tham gia sản xuất thuốc, trong đó gần 80 xí nghiệp đã được cấp chứng chỉ GMP theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, với kinh phí xây dựng hàng trăm tỷ đồng.
Trong sản xuất, nhiều công nghệ mới đã được đưa vào áp dụng, chất lượng, độ ổn định của chế phẩm ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, sản xuất thuốc trong nước hiện cũng còn gặp nhiều khó khăn như kinh phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển còn hạn chế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và trang thiết bị chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu. Về chất lượng, thuốc mới được đánh giá chủ yếu về các tiêu chí lý hoá, chứ chưa có điều kiện để đánh gia tương đương sinh học khi cần. Chưa hết, tình trạng khá phổ biến là có loại thuốc đã lạc hậu trên thế giới nhưng các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước vẫn đưa vào kế hoạch sản xuất dài hạn và coi là mặt hàng thuốc chủ lực.
Ngoài ra, sản xuất thuốc trong nước còn có những khó khăn đặc thù như tác động của nóng ẩm nhiệt đới đến độ ổn định và tuổi thọ của thuốc, hay quy định phải hạn chế tăng giá đầu ra trong khi giá đầu vào luôn biến động. Do đó, xét về tính khả dụng hoặc với những dạng thuốc ứng dụng công nghệ cao thì chất lượng thuốc sản xuất trong nước có thể chưa tương đương với thuốc nhập khẩu. Những hạn chế trên làm các doanh nghiệp dược phẩm của Việt Nam khó mà nhấc mình lên được, dù chỉ trong hoàn cảnh cạnh tranh bình thường, và dĩ nhiên càng khó hơn gấp bội trong một cơ chế cạnh tranh mạnh được, yếu thua.
Cho tới nay, bài toán mà các doanh nghiệp dược phẩm quốc doanh phải tìm cách giải đáp chung quy vẫn chỉ xoay quanh các ẩn số: vốn đầu tư, trang thiết bị, giá cả. Với đà tung hoành của dược phẩm nước ngoài như đã đề cập, thật khó có thể xác định bao lâu nữa các mặt hàng thuốc trong nước mới chiếm lĩnh
2.5. THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM
Các mặt hàng nhập khẩu của công ty.
Doanh mục hàng nhập khẩu của công ty khá đa dạng tuỳ thuộc vào nhu cầu của trong nước. So với mặt hàng xuất khẩu thì hàng nhập khẩu có chủng loại khá phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong các chủng loại hàng hoá nhập được phân làm ba loại chính, đó là các mặt hàng thuốc tân dược, các máy móc thiết bị y tế và hàng hoá khác như: thuốc bắc, cao đơn, hạt nhựa các loại, bột PVC, dầu Siangpure và hoá chất thí nghiệm. Trong đó mặt hàng thuốc tân dược nhập khẩu chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động nhập khẩu cuẩ công ty.
Mặt hàng
2005
2006
2007
2008
Giá trị (USD)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (USD)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (USD)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (USD)
Tỷ lệ (%)
Tân dược
2.614.395
37,71
1.665.875
15,32
2.090.509
21,76
2.348.283
32,81
Máy móc y tế
2.868.906
41,38
4.182.219
38,48
2.213.338
23,04
2.728.063
38,12
Hàng hoá khác
1.448.697
20,91
5.019.331
46,2
5.299.202
55,2
2.079.681
29,07
Tổng cộng
6.931.998
100
10.867.425
100
9.603.049
100
7.156.027
100
Bảng 2.3: Kết quả nhập khẩu theo mặt hàng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (2005-2008)
Nguồn:phòng tổng hợp
Phải nói rằng hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay. Kim ngạch nhập khẩu của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty .Năm 2005 nhu cầu về nhập khẩu thuốc tân dược và máy móc dụng cụ y tế khá lớn, nguyên nhân là do những mặt hàng này trong nước chưa sản xuất được và một số loại thuốc tân dược, máy móc dụng cụ y tế trong nước sản xuất ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước nên tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng này tương đối lớn chiếm 80% tổng kim ngạch nhập khẩu với giá trị 5.483.301 USD.
Năm 2006 tỷ trọng nhập khẩu thuốc tân dược giảm đáng kể, chỉ chiếm 15,32% kim ngạch nhập khẩu và giảm 948520 USD so với năm 2005. Nhưng về mặt hàng máy móc và dụng cụ y tế lại tăng đáng kể so với năm 2005 là 1.313.313USD. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng máy móc và dụng cụ y tế ngày càng tăng lên, mà những mặt hàng này đòi hỏi phải có trình độ công nghệ cao nên trong nước chưa sản xuất ra được do đó đòi hỏi nhu cầu nhập khẩu ngày càng lớn hơn. nhưng nếu xét về tỷ trọng nhập khẩu thì tỷ trọng nhấp khẩu máy móc và dụng cụ y tế lại có sự giảm sút so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu về nhập khẩu các hàng hoá khác, giá trị nhập khẩu các loại hàng hoá khác đạt 5.019.331 USD tỷ trọng 46,2% tổng giá trị nhập khẩu. Trong đó các mặt hàng nhập chủ yếu là thuốc bắc, cao đơn và dầu gió xanh con ó, giá trị đạt 4.762.426 USD và các mặt hàng khác như bột PVC, DOP, dầu Siangpure các loại và Cao Siangpure...
Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu của công ty giảm nhẹ so với năm 2006, giá trị nhập khẩu đạt 9.603.049 USD bằng 88,36% so với năm 2006. Trong đó giá trị nhập khẩu thuốc tân dược và máy móc dụng cụ y tế ở mức ổn định hơn 2 triệu USD nhưng giá trị nhập khẩu các mặt hàng khác lại có phần tăng hơn mà mặt hàng chủ yếu vẫn là thuốc bắc Cao đơn, dầu gió xanh Con ó, và hàng chương trình PMU, điều này cho thấy nhu cầu về sử dụng thuốc tân dược và máy móc dụng cụ y tế đã ổn định và một số mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ phục vụ nhu cầu trong nước.
Sang năm 2008 do thực hiện chính sách của nhà nước là hạn chế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu nhằm khuyến khích sản xuất trong nước phát triển do vậy kim ngạch nhập khẩu của năm 2008 giảm xuống rất đáng kể, thấp hơn so vớia kim ngạch nhập khẩu của năm 2006 và năm 2007. Nhu cầu về nhập khẩu thuốc và máy móc dụng cụ y tế vẫn ở mức ổn định đạt giá trị là 2.348.238 USD và 2.728.063 USD chiếm tỷ trọng tương ứng là 32,81% và 38,12% tổng giá trị nhập khẩu. Điều này là do giá trị nhập khẩu hàng hoá kháng giảm một cách đáng kể một phần là do sản xuất trong nước đã đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Đây là sự linh hoạt năng động cảu công ty trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thị trường nhập khẩu của công ty
Thị trường
2005
2006
2007
2008
Giá trị (USD)
Tỷ lệ
Giá trị (USD)
Tỷ lệ
Giá trị (USD)
Tỷ lệ
Giá trị (USD)
Tỷ lệ
Trung Quốc
1.037.926
2.852.754
968.772
2.135.426
Hồng Công
156.506
188.124
110.238
120.324
Đài Loan
65.714
64.755
54.780
47.875
ấn độ
132.751
128.321
243.690
256.972
Nhật Bản
629.438
1.916.320
1.502.698
983.216
Thái Lan
729.153
618.531
603.497
470.513
Singapore
154.686
729.432
184.498
158.802
Malaysia
59.729
88.017
9.705
17.670
Hàn Quốc
427.802
171.750
474.824
375.435
Anh
264.000
511.360
303.633
215.000
Pháp
616.318
956.990
613.026
730.250
Đức
1.204.805
1.305.747
1.246.382
960.342
Áo
10.000
1.649.748
57.621
Thuỵ sĩ
266.295
432.921
19.000
38.750
Hungari
189.933
223.034
5.717
23.180
Hà lan
46.140
2.555
Ba lan
250.000
130.000
240.530
Italia
12.673
54.490
NTT
112.257
221.500
125.949
275.239
Ship
6254
Canada
102.132
Mỹ
146.202
10.171
266.084
327.565
úc
616.219
349.384
705.400
650.123
Tiệp khắc
35.000
500.000
Philippin
41.124
Tổng cộng
6.931.998
10.867.497
9.603.049
7.156.027
Bảng 2.4: Kết quả nhập khẩu theo thị trường năm 2005-2008.
Nguồn: phòng thống kê
Nguồn cung cấp hàng nhập khẩu của công ty có nhiều thị trường khác nhau trên thế giới nhưng tập trung chủ yếu tại một số nước Châu á. Nguyên nhân chủ yếu là do vị trí địa lý thuận tiện cho việc vận chuyển giao dịch, mặt khác những hàng hoá nhập về từ thị trường này là một số loại thuốc đông dược cao hơn và một số loại thuốc phù hợp với tiêu dùng trong nước và một số máy móc dụng cụ y tế hiện đại với giá cả rẻ hơn ở các thị trường khác trong khi đó chất lượng cũng đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Một số thị trường cung cấp hàng hoá chính cho công ty là các thị trường Trung Quốc, Nhật Bnả, Hàn Quốc, Đài Loan, ấn Độ, Pháp, Đức, Mỹ, úc... các thị trường này cung cấp cho công ty một số lượng hàng hoá lớn và ổn định, đáp ứng được một số yêu cầu tiêu thụ trong nước... Bên cạnh các thị trường cung cấp hàng hoá chính của công ty là một số thị trường nhỏ cung cấp cho công ty một số loại hàng hoá đặc biệt mà thị trường lớn khong có như một số loại thuốc biệt dược, tuy khối lượng và giá trị hàng hoá từ các thị trường này không lớn nhưngnó cũng góp phần làm đa dạng và phong phú dang mục hàng hoá nhập khẩu của công ty.
Hiện nay công ty vẫn đang nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường mới, nhằm tìm kiếm và mở rộng các nguồn hàng mới để đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu ở trong nước và nó cũng làm tăng mối quan hệ kinh tế của công ty với các bạn hàng quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và thương mại quốc tế
2.6. ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ QUAN NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM, LẤY VD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM
2.6.1 Ảnh hưởng của thuế suất nhập khẩu mặt hàng dược phẩm đối với thị trường dược phẩm.
Tác động đến giá cả
Việc áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nhập khẩu sẻ làm cho giá cả của các mặt hàng nhập khẩu tăng lên. Chính sách thuế nhập khẩu dược phẩm, Việt Nam chỉ có ba mức thuế: 0% với thuốc hiếm, 5% với thuốc đặc trị, 10% với thuốc thông thường (trên giá CIF). Việc áp thuế nhập khẩu làm tăng giá cả hàng nhập khẩu là một hình thức làm tăng ngân sách nhà nước và vừa là bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hiên nay, Việt Nam là thành viên của WTO nên theo cam kết sẻ cắt giảm thuế quan đối với các nước trong khu vực, vì thế ảnh hưởng của thuế quan đến giá cả hàng nhập khẩu không còn cao như trước. Nhưng dù sao việc áp thuế suất nhập khẩu cũng góp phần làm tăng giá cả hàng nhập khẩu trong nước.
Tác động đến thị trường nhập khẩu
Việt Nam là một thành viên chính thức của WTO, ASEAN… điều này đã mở ra các quan hệ song phương giửa Việt Nam và các nước trong khu vực. chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với các nước trong khu vực này thấp hơn so với các nước ngoài khu vực nên thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là các nước thành viên trong các tổ chức như WTO, ASEAN……
Tác động đến loại hàng nhập khẩu.
Về thuế nhập khẩu dược phẩm, Việt Nam chỉ có ba mức thuế: 0% với thuốc hiếm, 5% với thuốc đặc trị, 10% với thuốc thông thường (trên giá CIF). Thuốc thông thường là chủng loại thước được sử dụng thường xuyên nhất và cũng là chủng loại thuốc chủ yếu mà nên công nghiệp dược nước ta sản xuất được. Nguyên nhân của viếc áp thuế cao đối với nhóm thuốc thông thường là bảo hộ và khuyến khích nền sản xuất dược phẩm trong nước. Áp thuế cao đối với thuốc thông thường làm cho giá cả của thuốc ngoại và thuốc nội có sự chênh lệch, thuốc nội có giá thấp hơn cùng với chất lượng không thua kém thuốc ngoại.
Vi dụ sản phẩm Klacid của Abotte - Anh giá 32.000 đồng/viên, trong khi sản phẩm Clarithromycin Stada của một Cty LD với VN chỉ có giá 5.480 đồng. Việc áp các mức thuế khác nhau đối với từng các nhóm thuốc dẩn đến có sự khác nhau đối với tỷ lệ nhập khẩu các loại thuốc ngoại vào Việt Nam. Nhóm thuốc được nhập khẩu nhiều về Viêt Nam chủ yểu là các nhóm thuốc trong nước chưa sản xuất được hoặc chất lượng sản xuất trong nước kém. Những lô hàng có giá trị nhập khẩu cao là vắc-xin ngừa loét dạ dày Rotarix hộp/liều, vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung Cervarix hộp/liều, Puregon (Follitropin Beta) Inj 600 Iu/0.72ml của Singapore... Tất cả những lô hàng này đều có trị giá trên 1 triệu USD. Bên cạnh đó, nhóm thuốc được nhập về nhiều nhất vẫn là kháng sinh, tiếp đến là nhóm sinh phẩm và vắc-xin. Riêng nhóm thuốc tiêu hóa thì chỉ số nhập khẩu vẫn chậm, thuốc sản xuất trong nước đang tăng tốc. Hiện nay, thuốc tiêu hóa là một trong những nhóm thuốc thiết yếu mà VN đang sản xuất khá thành công. Có thể nói, lượng sản xuất thuốc tiêu hóa trong nước hiện chỉ đứng sau nhóm thuốc kháng sinh và nhóm chống viêm – giảm đau – hạ nhiệt. Đây chính là những nguyên nhân khiến tốc độ nhập khẩu nhóm thuốc này giảm hơn so với những nhóm hàng khác. Năm 2008, có đến trên 30 thị trường cung cấp thuốc tiêu hóa vào VN và trong năm 2009 , nhóm thuốc này nhập vào nước ta từ 27 thị trường.
Tác động đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty (lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam)
Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và chính sách thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dược phẩm nhập khẩu của nhà nước. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các nhóm thuốc tân dược chủ yếu là.
kháng sinh
hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm,
Tim mạch
Tiêu hóa
Vitamin
Dịch truyền và một số loại khác.ngoài ra còn có một số thuốc đông dược và các thiết bị y tế khác nhưng chiếm tỷ lệ nhập khẩu thấp.
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty chủ yếu là các nước thuốc châu á như China, Korea, Đai loan, Thái Lan, Ấn Độ. Các nước có nên công nghiệp dược phát triển như Pháp, Hà Lan, Đức, Áo, ÚC.
2.6.2. Ảnh hưởng của cam kết về thuế nhập khẩu trong tổ chức WTO đến thị trường dược phẩm
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ, tham gia 86 hiệp định thương mại, 46 hiệp định hợp tác đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trên 70 nước, chính thức là thành viên thứ 150 của WTO năm 2006.
Các cam kết chủ yếu trong lĩnh vực dược phẩm khi Việt Nam gia nhập WTO
Cam kết về thuế suất nhập khẩu
Theo dự kiến mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0- 5% so với mức thuế 0- 10% như trước đây. Theo cam kết về lộ trình giảm thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO, thì phần lớn các mặt hàng dược phẩm sẽ được cắt giảm thuế còn 0%.
Mức thuế trung bình sẽ là 2.5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Việt Nam là một nước đang phát triển và đồng thời nền kinh tế thị trường còn chưa thực sự được công nhận chính vì vậy việc thực hiện các nghĩa vụ đối với các nước thành viên trong cộng đồng WTO sẽ được gia hạn sau 5 năm kể từ ngày gia nhập (đối với lĩnh vực dược phẩm nói riêng). Điều đó có nghĩa là khi gia nhập WTO, giá thuốc sẽ giảm xuống và trên bình diện chung, người dân sẽ có lợi rất nhiều.
Như vậy sau khi Việt Nam cắt giảm mức thuế quan xuống còn 0-5% thì các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn. Đồng thời giá của các loại thuốc tân dược nước ngoài hiện nay giảm đi càng làm gia tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này
Thế nhưng, ngành Dược Việt Nam chủ yếu là công nghiệp bào chế, sản xuất các thuốc gốc, chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu để sản xuất thuốc. Thuốc sản xuất trong nước chỉ bảo đảm được khoảng 652/1.563 hoạt chất. Vì thế, theo phân tích của nhiều doanh nghiệp, việc giảm giá thành dược phẩm khi gia nhập WTO tuy lớn nhưng sẽ chỉ tùy thuộc vào một số mặt hàng. Đối với các dòng thuốc hiếm, nhất là các thuốc chuyên khoa mà Việt Nam chưa sản xuất được, việc giảm giá chỉ có thể xảy ra khi các công ty đa quốc gia có ý định giảm.
quyền kinh doanh
kể từ ngày 1/1/2009 , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Viêt Nam được trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm
quyền phân phối trực tiếp
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ không được tham gia phân phối trực tiếp dược phẫm tại Việt Nam.
Các thuốc do doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhập khẩu trực tiếp sẻ được bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng phân phối ( kể từ ngày 1/1/2009)
Ảnh hưởng tích cực đối với các cam kết trong lĩnh vực dược phẩm khi Việt Nam gia nhập WTO
Việc gia nhập WTO đã mở ra một môi trường đầu tư kinh doanh, thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn giủa Việt Nam và các nước thành viên. đối với thị trường dược phẩm, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội mới cho thị trường
Thuận lợi trong việc tiếp cận các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ từ ngày 1/1/2007, theo cam kết, các doanh nghiệp nước ngoài sẻ được quyền mở chi nhánh tại Việt Nam ( tăng cường cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết)
Cam kết không cho các doanh nghiệp nước ngoài phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam là cam kết vĩnh viễn
Cam kết giảm thuế suất đối với tất cả các loại mặt hàng, thuộc mọi lĩnh vực ( trong đó có dược phẩm) nhằm đảm bảo sự thuận lợi và dễ dàng trong lưu thong hàng hoá của các nước thành viên
Ảnh hưởng tiêu cực đối với các cam kết trong lĩnh vực dược phẩm khi Việt Nam gia nhập WTO
Đối với nguyên liệu nhập khẩu, Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu làm thuốc: có 3 dòng thuế, mức thuế suất nhập khẩu giảm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mức giảm 5% với thời gian cam kết thực hiện từ 3-5 năm.
Do trước và sau khi gia nhập WTO thuế suất nguyên liệu chủ yếu là 0% nên không có ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp sản xuất phải nhập khẩu nguyên liệu, tuy nhiên sẻ gây ảnh hưởng lớn tới một số doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu của Việt Nam.
Đối với thuốc thành phẩm, Việt Nam cam kết giảm thuế suất nhập khẩu đối với thuốc thành phẩm: có 47 dòng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 47.DOC