MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ VÀ VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG HỌAT ĐỘNG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 2
1.NỘI DUNG, BẢN CHẤT, Ý NGHĨA, VỊ TRÍ CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DOANH NHIỆP 2
a.Nội dung 2
b. Bản chất của BCLCTT 4
c.Ý nghĩa của BCLCTT 5
d. Vị trí của BCLCTT trong hoạt động quản lý doanh nghiệp 6
2.PHƯƠNG PHÁP LẬP, KIỂM TRA BCLCTT 6
a. Phương pháp lập 6
b. Phương pháp kiểm tra BCLCTT 13
3.CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BCLCTT VÀ VIỆC SỬ DỤNG BCLCTT TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP 15
a. Việc phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp thông qua việc phân tích hệ số dòng tiền 15
b. Dự báo kế hoạch tiền tệ. 22
4. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ĐỐI VỚI CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VÀ NGOÀI DOANH NGHIỆP . 23
a. Chính sách tỷ giá hối đoái 24
b. Chính sách nợ của ngân hàng: 24
c. Chính sách bảo toàn và phát triển vốn 25
d. Chính sách bán chịu của doanh nghiệp : 25
e. Chính sách đầu tư của các nhà đầu tư: 26
5. SO SÁNH VIỆC LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ: 26
a. Chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế. 26
b. Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước kia 27
PHẦN II. 28
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 28
1.ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM 28
2.GIẢI PHÁP 31
a.Về phía Nhà nước 31
b.Về phía các doanh nghiệp 32
KẾT LUẬN 33
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đang chuyển” và các khoản “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn ”, “Chênh lệch ảnh hưởng thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ” phản ánh tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư của tiền và các khoản tương đương bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kì báo cáo. Nó được ghi số dương khi tỷ giá cuối kì cao hơn trong kì nghĩa là giá trị của các khoản ngoại tệ được đánh giá tăng thêm so với trong kì, và nó được ghi âm khi tỷ giá hối đoái cuối kì nhỏ hơn tỷ giá trong kì.
Mẫu lập BCLCTT theo quy định của Bộ Tài chính (trang sau)
b. Phương pháp kiểm tra BCLCTT
BCLCTT là tổng hợp các chỉ tiêu theo các tính chất, sắp xếp nó theo từng hoạt động của doanh nghiệp, giữa các chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, từ đó người ta sử dụng các mối quan hệ này để kiểm tra việc lập BCLCTT. Thêm nữa, BCLCTT nằm trong hệ thống báo cáo tài chính, nguồn số liệu của nó được lấy từ các báo cáo tài chính khác, từ sổ sách kế toán do đó mà giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ qua lại mặc dù về cách lập và đối tượng lập có khác nhau. Điều này thuận lợi cho việc kiểm tra các thông tin trên BCLCTT
Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên cùng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Theo phương pháp gián tiếp
Chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động” được lập căn cứ vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” cộng hoặc trừ với những khoản điều chỉnh không trực tiếp thu chi bằng tiền. Bởi vậy chỉ tiêu này có quan hệ chặt chẽ với số khấu hao TSCĐ, với chi phí dự phòng, chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện, lãi lỗ hoạt động đầu tư, chi phí lãi vay
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh” phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kì. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy “Lợi nhuận trước những thay đổi của vốn lưu động’’ trừ hoặc cộng các khoản vốn lưu động thay đổi.
Việc tăng các khoản phải thu, hàng tồn kho, tăng chi phí trả trước thì có nghĩa là lượng tiền ra của doanh nghiệp tăng lên như vậy lưu chuyển tiền thuần của hoạt động kinh doanh sẽ giảm đi vì lượng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng, tồn đọng tăng lên và ngược lại.
Theo phương pháp trực tiếp thì lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ bằng tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền thu khác trừ đi các khoản chi trả người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, người lao động, trả lãi vay, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp , chi khác từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào số tiền thu vào, chi ra thuộc hoạt động đầu tư trong kì
Ngay cả việc chi để mua sắm tài sản, xây dựng TSCĐ và tài sản dài hạn khác thì có thể cũng dẫn đến việc tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác do doanh nghiệp đầu tư tiền mua, lắp đặt dây chuyền công nghệ mới và thay thế các công nghệ cũ và cũng nảy sinh thêm các khoản vay bên ngoài.
Nếu doanh nghiệp đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, tiền cho vay, mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác ở kì trước thì kì này tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia của doanh nghiệp sẽ tăng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là sự chênh lệch giữa số tiền thu vào và chi ra thuộc hoạt động tài chính trong kì. Nếu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp liên doanh ở kì trước thì kì này doanh nghiệp sẽ phải tính mức cổ tức lợi nhuận trả cho chủ sở hữu làm luồng tiền chi ra tăng ở hoạt động tài chính
Bên cạnh đó ở chỉ tiêu “Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được” nếu kì trước doanh nghiệp tăng các khoản vay thì luồng tiền vào các hoạt động đầu tư tăng nhưng cũng tăng lượng tiền ra ở các hoạt động kinh doanh do phải trả lãi vay ở trong kì đó.
Nếu doanh nghiệp dùng tiền do nhận vốn góp của các chủ sở hữu để mua sắm tài sản cố định ngay thì sẽ có sự thanh toán bù trừ giữa luồng tiền vào ở hoạt động tài chính và luồng tiền ra ở hoạt động đầu tư.
Lưu chuyển tiền thuần trong kì chính là kết quả tổng hợp của lưu chuyển tiền thuần từ 3 mặt hoạt động của doanh nghiệp
Chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền cuối kì” trừ đi các khoản tiền và tương đương tiền đầu kì và cộng, trừ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ chính là lượng tiền thuần trong kì, là lượng tiền phát sinh trong kì của doanh nghiệp .
Như vậy trong cùng một BCLLTT thì các chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Ta thấy luồng tiền các doanh nghiệp tăng hay giảm trong kì này không chỉ là do ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại mà còn do cả các quyết định trong quá khứ nữa.
- Mối quan hệ giữa BCLCTT với các báo cáo tài chính khác
BCLCTT được lấy nguồn số liệu từ các báo cáo tài chính khác do đó BCLCTT có mối quan hệ chặt chẽ với các báo cáo tài chính khác
+ Chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” được lấy từ chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh trong kì báo cáo
+ Chỉ tiêu “Khấu hao tài sản cố định” được lấy từ số khấu hao tài sản cố định đã trích trong kì trên bảng tính và phân bổ khấu hao. Tài sản cố định và chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” và chỉ tiêu “ Chi phí khấu hao tài sản cố định” trên Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” được lấy số liệu từ chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền đầu kì”, “Tiền và tương đương tiền cuối kì” được lập căn cứ vào số dư đầu kì và cuối kì của chỉ tiêu “Tiền” gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển của Bảng cân đối kế toán và số dư của khoản tương đương tiền đầu kì, cuối kì trên sổ kế toán chi tiết tài khoản “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn”
+ Chỉ tiêu ‘Tăng giảm các khoản phải thu” bằng tổng số chênh lệch đầu kì và cuối kì của chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” và “Trả trước cho người bán” và các khoản phải thu khác: “Tạm ứng”, “ Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Bảng cân đối kế toán,
+ Chỉ tiêu “Tăng giảm chi phí trả trước” bằng tổng số chênh lệch đầu kì và cuối kì của chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” và “Chi phí trả trước” trên Bảng cân đối kế toán.
3.Các chỉ tiêu phân tích tài chính thông qua BCLCTT và việc sử dụng BCLCTT trong các hoạt động quản lí doanh nghiệp
Mục đích chính, quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều chú ý là lợi nhuận kinh doanh và khả năng chi trả. Với Báo cáo kết quả kinh doanh chỉ ra những thành công và thất bại của doanh nghiệp . Và với Bảng cân đối kế toán ta cũng thấy được khả năng chi trả của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu tổng tài sản lưu động, nợ ngắn hạn…Tuy nhiên để đánh giá chính xác về khả năng thanh toán, về lượng tiền mà doanh nghiệp thu được trong một kì từ những nguồn gốc nào, chi phí nào phát sinh trong năm và phát sinh nhiều nhất ở hoạt động nào…thì chúng ta cần tiến hành hoạt động phân tích tài chính đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nội dung của phân tích BCLCTT là phân tích các hệ số dòng tiền và dự báo kế hoạch tiền tệ
a. Việc phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp thông qua việc phân tích hệ số dòng tiền
- Nguyên tắc phân tích BCLCTT là nên xem xét trong hệ thống báo cáo liên tục, không nên dừng lại ở một báo cáo. Việc BCLCTT trong nhiều kì liên tiếp sẽ tạo ra một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về tình hình tài chính doanh nghiệp , đây chính là nguyên tắc hoạt động liên tục của kế toán. Chúng ta phải chú ý đến việc phân tích các dòng tiền tệ trong mối liên hệ giữa các hoạt động. Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh thì lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là lớn nhất và phải là dòng tiền dương thì doanh nghiệp làm ăn mới có hiệu quả. Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh sẽ duy trì các hoạt động của doanh nghiệp, và có thể kéo theo các hoạt động khác từ đầu tư và tài chính. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư, tài chính là âm thì vẫn có thể chấp nhận được tuỳ theo tình hình hoạt động cụ thể của doanh nghiệp . Một điểm nữa là khi phân tích BCLCTT thì chún ta cần phân tích nó gắn liền với những báo cáo khác để có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp .
- Phân tích các hệ số dòng tiền: là việc phân tích các hệ số dòng tiền của từng hoạt động so với tổng dòng tiền vào. Phân tích hệ số thanh toán của doanh nghiệp , phân tích hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng lưu chuyển dòng từ hoạt động kinh doanh.
Hệ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào.
Hệ số này nêu ra tỷ trọng tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp . Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở là dòng tiền thu vào của hoạt động kinh doanh. So với tổng các dòng tiền có được trong kì của doanh nghiệp . Thông thường tỷ lệ này chiếm rất cao (trên 80%) và là nguồn tiền chủ yếu chi trả cho các hoạt động đầu tư dài hạn và trả cổ tức cũng như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Tỷ lệ này thể hiện ở các chỉ tiêu lợi nhuận ròng trong kì cao, thu hồi được khoản nợ nhiều, chi phí thấp, điều này tạo ra sự ân tâm cho người quản lí về tình hình thanh toán nợ, sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của doanh nghiệp . Đối với các nhà đầu tư thì tỷ lệ này cao khiến họ tin tưởng vào tình hình tài chính của công ty, an tâm về mức độ cổ tức kì vọng được chia trong tương lai sẽ cao và đầu tư vào doanh nghiệp nhiêu tiền hơn. Tuy nhiên khi phân tích cần phải xem xét các hệ số kì báo cáo so với kì trước để thấy xu hướng tăng trưởng hay mức độ ổn định và so sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu của ngành về đặc điểm dòng lưu ngân.
(2). Hệ số dòng tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào
=
Doanh nghiệp thường đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn như mua sắm, xây dựng tài sản cố định, các tài sản dài hạn khác, mua các công nợ của các đơn vị khác, góp vốn liên doanh… nhằm mục đích thu lợi từ các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng đến. Hệ số dòng tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền thể hiện khả năng tạo tiền từ hoạt động đầu tư. Tuỳ từng điều kiện kinh doanh, chiến lược kinh doanh, các khoản đầu tư đến hạn thu hồi mà các hệ số này có sự thay đổi. Vì nếu hệ số này cao chứng tỏ dòng thu tiền từ hoạt động đầu tư cao, doanh nghiệp nhận được tiền thu từ việc thanh lí, nhượng bán tài sản cố định thu hồi vốn vay, thu lãi cho vay. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã tối thiểu được chi phí sử dụng vốn, tận dụng các khoản tiền nhàn rỗi, thu lợi từ hoạt động đầu tư. Và nếu thu được luồng tiền lớn từ hoạt động đầu tư mà chưa có kế hoạch tái đầu tư thì doanh nghiệp nên sử dụng để trả các khoản nợ dài hạn, ngắn hạn nhằm giảm chi phí vay. Nhưng chúng ta cần chú ý là hệ số này cao do luồng thu nhập từ hoạt động nào, nếu là hoạt động thanh lí, nhượng bán tài sản cố định thì có thể doanh nghiệp đang bán các tài sản cố định để trang trải các chi phí khác do làm ăn không có lãi.
(3).Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào
=
Dòng tiền vào và ra của hoạt động tài chính tương ứng với nghiệp vụ tăng, giảm các khoản phải vay, phát hành cổ phiếu, mua lại trái phiếu, cổ phiếu, trả cổ tức, lợi nhuận giữ lại. Nếu lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh không đáp ứng đủ nhu cầu tiền cho hoạt động đầu tư buộc doanh nghiệp phải huy động từ hoạt động tài chính. Hệ số này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh. Chủ nợ và các nhà đầu tư sẽ rất lo sợ khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp mà không tạo đủ tiền từ hoạt động kinh doanh vì có liên quan đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp với các khoản nợ, tiền trả lãi vay.Tuy nhiên, muốn thu hút được nguồn thu từ hoạt động tài chính tốt ngoài việc tạo ra nguồn tiền dương từ hoạt động kinh doanh, cần chú ý đến nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp dù trả nợ vay, đầu tư mua sắm, xây dựng tài sản cố định để cân đối các nguồn nay một cách hợp lí. Nếu tỷ trọng này âm chứng tỏ doanh nghiệp đã trả được nợ nhiều hơn khoản đi vay, không vay mới hoặc trả được các khoản lãi, cổ tức trong kì hay tình hình tài chính của công ty rất lành mạnh, an toàn cho đầu tư.
Hệ số dòng tiền của hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền thu phải là lớn nhất thì mới chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Nếu hệ số dòng tiền của hoạt động đầu tư và tài chính chiếm tỷ trọng lớn thì doanh nghiệp và người cho vay cần phải tìm hiểu nguyên nhân, kiểm tra lại tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhất là hoạt động kinh doanh để có nhứng điều chỉnh cho hợp lí
(4). Hệ số thanh toán của doanh nghiệp
Các chủ nợ, nhà cho vay và những nhà đầu tư đặc biệt quan đến hệ số này vì nó cung cấp nhiều thông tin về khả năng trả nợ thực tế của doanh nghiệp hơn so với hệ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành. Nó gồm:
Hệ số thanh toán tức thời
=
Hệ số thanh toán tức thời chỉ ra rằng doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ hay không từ lượng tiền thu ở hoạt động kinh doanh. Hệ số này càng cao thì khả năng chi trả nợ càng tốt, điều này là rất hợp lí do các khoản vay ngắn hạn có thể đáp ứng được nhu cầu thiếu tiền mặt tạm thời, nó hay dùng để mua nguyên vật liệu, trả các chi phí kinh doanh. Do vậy lượng tiền thuần thu từ hoạt động kinh doanh nhất thiết phải trả được các khoản nợ trên. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ tình hình tài chính của công ty rất tốt do công ty có khả năng thanh toán nợ cao và ít nhất không phải đi vay vốn bên ngoài do hoạt động kinh doanh đã đáp ứng được các nhu cầu về vốn cho sản xuất
=
Hệ số này chỉ ra cụ thể hơn cho chúng ta về tình hình doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả lãi hay không, các khoản lãi vay ngắn hạn và dài hạn đều nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vì vậy mà điều quan trọng nhất ở đây là lượng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ bù đắp được gấp bao nhiêu lần so với chi phí lãi vay. Nếu hệ số này thấp chứng tỏ chi phí lãi vay cao, doanh nghiệp có rất nhiều khoản lãi vay do đó nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp hiện nay và khả năng thanh toán trong tương lai. Chi phí này thấp làm giảm hứng thú cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp , khi họ thấy được một tình hình tài chính không lấy gì làm khả quan lắm, đồng vốn đầu tư của họ đầy biến động, mức trả cổ tức thấp.
(5) . Hệ số dòng tiền ra để trả nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào
=
Người ta còn quan tâm đến chỉ tiêu này vì nó gắn liền với một chiến lược nào đó của doanh nghiệp . Trả nợ dài hạn đến với các khoản nợ chưa đến hạn trả làm hệ số dòng tiền tăng cao. Thông thường tỷ lệ thanh toán này rất thấp (từ 5%- 10%) và mang tính ổn định qua các năm. Nhưng hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt vì doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn, làm giảm chi phí lãi vay. Tuy vậy ta cần chú ý một điều là có thể doanh nghiệp kiếm một khoản nợ dài hạn khác để trả cho khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả của doanh nghiệp thì hệ số này có thể có sự xê dịch đôi chút. Do đó hệ số này thay đổi đột ngột thì cần quan tâm tìm hiểu nguyên nhân.
(6). Phân tích triển vọng tương lai của doanh nghiệp và khả năng về tình hình tài chính để doanh nghiệp hoạt động liên tục
Một trong các vấn đề cần chú ý khi phân tích tài chính doanh nghiệp đó là doanh nghiệp có khả năng hoạt động liên tục hay không, các chiến lược phát triển của doanh nghiệp như thế nào? Vì các nhà đầu tư, người cho vay mong muốn đồng vốn đầu tư của họ được bảo toàn, phát triển và đem lại lợi ích trong tương lai. Để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai thì người ta sử dụng hai chỉ tiêu: khả năng chi trả và khả năng sinh lời. Để trả lời các vấn đề trên thì người ta dùng các chỉ tiêu:
Hệ số tài trợ
Hệ số tài trợ =
Hệ số này thể hiện một điều là doanh nghiệp có sẵn vốn để đầu tư phát triển hay không. Chỉ tiêu càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ việc đầu tư cho tài sản chủ yếu là lấy từ vốn doanh nghiệp mà không cần nguồn tài trợ, nó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng mở rộng phát triển và sản xuất kinh doanh đến đâu
Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh
=
Các nhà đầu tư, cổ đông rất quan tâm đến chỉ tiêu này vì nó thể hiện hiệu quả kinh doanh làm ăn có lãi của doanh nghiệp . Bởi vì doanh nghiệp làm ăn có lãi thì cổ tức trả cho cổ đông mới cao được và khuyến khích cổ đông góp vốn vào công ty. Đây là chiến lược của công ty vì có liên quan đến việc bổ sung nguồn vốn, nhu cầu đầu tư, uy tín của công ty. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng phải thật cảnh giác vì hệ số này cao thì mức trả cổ tức cao nhưng có phải thực sự mức lợi nhuận được chia lấy từ hoạt động kinh doanh không, để dám chắc doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Vì có thể doanh nghiệp đi vay từ các nguồn khác để trả cổ tức cao nhằm thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp mà thực sự làm ăn không có lãi.
- Tỷ số trả hết các khoản nợ
=
Tỷ số này thể hiện khoản nợ phải trả có lấy từ thu nhập hoạt động kinh doanh hay không và cũng thể hiện lượng thời gian cần thiết để trả hết các khoản nợ này. Trong một doanh nghiệp thì thường tỷ số này nhỏ hơn 1 vì lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh khó có thể bù đắp hết các khoản nợ được. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tình hình tài chính công ty rất tốt và gây niềm tin cho các nhà đầu tư, người cho vay, ngân hàng… khi thấy doanh nghiệp làm ăn có lãi, đủ sức trả hết các khoản nợ và tình hình tài chính chuyển biến có lợi.
Phân tích trực tiếp các khoản chi bằng tiền từ các dòng doanh thu trong kì
Tiền chi cho từng nội dung phát sinh trong kỳ
Tổng dòng thu tiền trong kỳ
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
=
Tổng dòng tiền thu vào trong kì có thể là lượng tiền thuần xác định cho từng hoạt động hay cho cả ba hoạt động. Từ đó ta có thể có các chỉ số sau:
.Hệ số tiền mặt dùng mua sắm tài sản cố định
.Hệ số tiền mặt thanh toán cả gốc và lãi vay trong kì
.Hệ số tiền mặt thanh toán nợ ngắn hạn ( hoặc nợ dài hạn )
Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã chi dùng nhiều tiền cho các nội dung này. Tuỳ theo tình hình kinh doanh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp , các khoản nợ đến hạn thanh toán mà ta có thể đánh giá các tỷ lệ này cao thấp là tốt hay xấu phù hợp với tình hình thực tế. Bởi nếu doanh nghiệp có ý định phát triển sản xuất thì tỷ số tiền mặt đầu tư cho tài sản cố định là cao như các doanh nghiệp sản xuất, bán hàng là chính thì tỷ lệ này thường là chiếm 30% - 40% nếu doanh nghiệp đang tiến hành đổi mới trang thiết bị máy móc, nhưng các doanh nghiệp thương mại thì thường rất thấp do nhu cầu về vốn lưu động cao. Nhưng cần chú ý là đầu tư cho TSCĐ có sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh hay không, hay chi dùng cho những tài sản khác. Tỷ số tiền mặt thanh toán cả gốc và lãi vay trong kì, hay thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (dài hạn) nhìn chung cao là chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt. Nhưng cũng cần căn cứ vào tổng số tiền thu trong kì từ hoạt động nào để đánh giá cho phù hợp vì có thể doanh nghiệp sẽ đi vay hoặc chiếm dụng vốn của người bán, ngân hàng để trả các khoản nợ đến hạn.
Phân tích trực tiếp khoản tiền thu vào trong tổng số thu trong kì
Số tiền bán hàng thu trong kỳ
Tổng số thu từ hoạt động kinh doanh
=
Hệ số tiền bán hàng
thu vào trong kì
=
Số tiền bán hàng thu đựoc trong kỳ
Tổng doanh thu bán hàng trong kỳ
Hệ số tiền bán hàng thu được trong
tổng doanh thu bán hàng trong kì
Các hệ số trên cho thấy thực tế trong kì doanh nghiệp đã thu được bao nhiêu tiền từ việc bán hàng hoá hay nói cách khác là cách quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp có tốt không. Hệ số tiền bán hàng thu vào trong kì cho chúng ta thấy được phần tiền thu từ bán hàng hoá trong kì của doanh nghiệp có chiếm tỷ lệ bao nhiêu, thường ở các doanh nghiệp hệ số này rất cao trên 80%, nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpcó tốt không. Hệ số tiền bán hàng thu được trong tổng doanh thu bán hàng trong kì là một chỉ tiêu quan trọng cho chúng ta thấy được lượng tiền mà doanh nghiệp thực thu trong kì chiếm bao nhiêu trên tổng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này cũng chỉ ra có thể doanh nghiệp bán được nhiều hàng, có mức lợi nhuận cao nhưng tình hình thanh toán chưa chắc đã tốt,vì có thể để tăng lượng hàn bán doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng mua chịu nhiều, đây cũng là nguy cơ dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Ngược lại nếu hệ số này cao quá chưa chắc đã tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp thu được tiền bán hàng ngay nhưng đó là chính sách bán hàng cứng nhắc, khó có khả năng mở rộng thị trường. Các hệ số này ở các loại hình công ty khác nhau thì khác nhau nhưng ở tong doanh nghiệp cụ thể thì các hệ số này có sự thay đổi không đáng kể qua các thời kì.
Các hệ số trên đã đưa ra cho chúng ta một cái nhìn khái quát chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chúng ta hiểu được phần nào các chiến lược, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp có phù hợp với tình hình thực tế không và hơn nữa tình hình tài chính của công ty có đáng tin cậy không, lành mạnh không mà ra các quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp vào thời điểm này không. Ngoài việc sử dụng các kỹ năng phân tích tài chính như trên thì mục đích sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ là còn lập kế hoạch tiền mặt cho doanh nghiệp . Việc lập này áp dụng cho kế toán quản trị là chủ yếu. Và yêu cầu rất lớn cho việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là các thông tin đưa ra phải xác thực, tin cậy và lập được kế hoạch thu chi tiền cho từng lĩnh vực hoạt động trong tương lai.
b. Dự báo kế hoạch tiền tệ.
Phân tích dự báo kế hoạch tiền tệ còn gọi là hoạch định ngân sách, là việc căn cứ vào kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ hiện hành để lập kế hoạch thu chi tiền cho từng mặt hoạt động. Việc phân tích dự báo này phụ thuộc vào các giả định có tính khoa học và khả năng phân tích của người làm kế hoạch. Cơ sở để xây dựng kế hoạch tiền tệ là mối liên hệ giữa tiền mặt với các khoản mục khác từ đó đề ra các kế hoạch tài chính ngắn hạn.
- Bản chất mối quan hệ.
Ta có phương trình kế toán cơ bản sau:
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định.
Nợ phải trả = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
Tài sản lưu động + Tài sản cố định = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Tiền mặt + Khoản phải thu + Hàng tồn kho + Tài sản cố định = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu,
Nên ta có :
Tiền mặt = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu – (Khoản phải thu + Hàng tồn kho + Tài sản cố định)
Như vậy muốn tăng vốn vốn chủ sở hữu thì ta phải tăng tiền mặt tương ứng bằng phát hàng chứng khoán, đi vay. Mặt khác khi tăng khoản mục tài sản nào đó thì lượng tiền mặt sẽ giảm đi. Như vậy lưu lượng tiền mặt tỷ lệ thuận với khoản mục nguồn vốn, tỷ lệ nghịch với khoản mục tài sản. Điều này cũng chỉ ra rằng nhiều khi doanh nghiệp bán được nhiều hàng, có lợi nhuận cao nhưng chưa chắc có khả năng thanh toán tốt. Vì khi bán được hàng, doanh thu được ghi nhận nhưng khách hàng nợ nhiều nhưng lượng tiền thu về không cao, không chi trả được các khoản chi phí sản xuất, hoạt động đầu tư, tài chính. Chất lượng của lợi nhuận được đánh giá qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ là vì vậy.
- Kế hoạch tài chính ngắn hạn:
Kế hoạch tài chính ngắn hạn được lập ra để phục vụ cho một kỳ kinh doanh thường là quý, năm. Thời gian lập càng ngắn thì kế hoạch này càng chính xác và gắn với thực tế nhiều hơn. Bởi vì thị trường kinh doanh cũng như lượng tiền ra vào doanh nghiệp luôn biến động do đó nếu lập trong thời gian ngắn thì càng dễ điều chỉnh.
Kế hoạch tài chính ngắn hạn được dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu về tài chính tiền tệ thuộc kỳ trước có được thông qua phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Như vậy kế hoạch tài chính ngắn hạn là đưa ra kế hoạch thu chi tiền của doanh nghiệp , đưa ra kế hoạch vay vốn, huy động vốn và sử dụng vốn trong một thời gian ngắn. Kế hoạch tài chính ngắn hạn được lập theo một trình tự các bước sau:
+ Dự báo doanh thu từ sản xuất kinh doanh là dự báo khả năng tiêu thụ sản phẩm, để có kế hoạch chi tiêu cho sản xuất kinh doanh. Đây là chỉ tiêu cơ bản quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch khác và các dự báo có liên quan khác. Sau đó ta dự báo tiếp các khoản phải thu, phải trả khác trong kỳ tới như thu nợ khách hàng, trả nợ người bán, trả nợ vay căn cứ theo các phương thức thanh toán của hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với các bên có liên quan.
+ Lập báo cáo tài chính dự toán gồm bảng cân đối dự toán và báo cáo thu nhập dự toán.
+ Xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp trong kỳ tới để xem xét doanh nghiệp thừa vốn hay thiếu vốn mà có kế hoạch đầu tư hay bổ sung các nguồn vốn khác một cách hợp lý, khoa học, tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn vay
4. ảnh hưởng của việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ đối với các chính sách tài chính trong và ngoài doanh nghiệp .
ở trên, ta đã phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thông qua các hệ số dòng tiền, nhưng việc phân tích được sử dụng với mục đích như thế nào lại tuỳ thuộc vào người sử dụng thông tin đó. Nhưng chắc chắn một điều là các quyết định được đề ra nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo và phát triển nguồn vốn của doanh nghiệp. Ta sẽ xem xét các ảnh hưởng của phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ đối với các chính sách này.
a. Chính sách tỷ giá hối đoái
Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì các chỉ tiêu liên quan đến tỷ giá hối đoái là “Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33803.doc