Mục Lục
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG 3
I. Những vấn đề về tiền lương, tiền công 3
1. Khái niệm về tiền lương, tiền công 3
2. Chức năng của tiền lương 5
II. Các hình thức trả công trong doanh nghiệp 6
1. Hình thức trả lương theo thời gian 6
1.1. Khái niệm: 6
1.2. Đối tượng áp dụng 7
1.3 Điều kiện áp dụng hình thức trả lương theo thời gian 7
1.4. Ưu,nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian: 8
1.5 Các hình thức cụ thể của lương thời gian: 9
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm: 14
2.1. Khái niệm: 14
2.2. Đối tượng áp dụng: 15
2.3. Điều kiện áp dụng: 15
2.4. Ưu, nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm: 16
2.5. Các hình thức cụ thể của lương sản phẩm: 17
PHẦN II: CÁC PHƯƠNG PHÁP TRẢ LƯƠNG THEO ĐỐI TƯỢNG 28
I. Trả lương cho khối gián tiếp 28
1. Nhân viên hành chính-sự vụ và các cấp quản trị 28
2. Mậu dịch viên 28
3. Đốc công hoặc kiểm soát viên 28
II. Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất 29
1. Trả lương theo giờ hay theo thời gian 29
2. Trả lương kích thích lao động theo sản phẩm 29
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5143 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về các hình thức trả công trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công việc không thể định mức lao động hoặc do tính chất sản xuất nếu trả lương theo sản phẩm sẽ khó đảm bảo chất lượng. Ví dụ: KCS, công việc sửa chữa...
Hay các công việc đòi hỏi chất lượng cao, các công việc mà năng suất chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị hay các hoạt động tạm thời, sản xuất thử.
Điều kiện áp dụng hình thức trả lương theo thời gian
Để việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đảm bảo hiệu quả, công bằng thì khi áp dụng hình thức trả lương này cần tuân theo các điều kiện sau:
-Doanh nghiệp cần bố trí đúng người, đúng việc:
Phải đảm bảo sự phù hợp giữa năng lực chuyên môn, kỹ thuật và đòi hỏi, yêu cầu của công việc. Tránh tình trạng bố trí nhầm người, nhầm vị trí. Làm như vậy mới nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc và hiệu quả của hình thức trả lương này.
-Doanh nghiệp phải có một hệ thống để theo dõi, kiểm tra việc chấp hành thời gian làm việc của người lao động. Hệ thống này sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện việc chấm công cho người lao động chính xác.
Bởi vì đặc thù của hình thức trả lương này là dựa trên cơ sở độ dài thời gian làm việc thực tế của người lao động. Thời gian làm việc thực tế nhiều thì người lao động được hưởng lương nhiều và ngược lại thời gian làm việc thực tế ít thì người lao động được hưởng lương ít. Do vậy, việc chấm công phải chính xác để đảm bảo công bằng cho người lao động.
-Doanh nghiệp phải làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho người lao động tránh khuynh hướng làm việc chiếu lệ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến kết quả công việc,
-Doanh nghiệp phải đánh giá chính xác mức độ phức tạp của công việc: để xác định được mức độ hao phí sức lao động mà người lao động bỏ ra trong quá trình lao động.
Công việc đơn giản thì mức độ hao phí sức lao động ít nên người lao động được trả lương thấp hơn so với công việc phức tạp.
Nếu doanh nghiệp áp dụng tốt các điều kiện trên thì sẽ phát huy được hiệu quả, ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian.
Ưu,nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian:
Mỗi một hình thức trả lương đều có ưu,nhược điểm riêng. Sau đây ta sẽ nghiên cứu ưu, nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian:
a. Ưu điểm:
-Dễ hiểu,dễ quản lý.
-Tạo điều kiện cho người quản lý, công nhân có thể tính toán tiền công một các dễ dàng.
-Các mức thời gian được sử dụng cũng như ghi chép về số lượng sản phẩm sản xuất thực tế của cá nhân chỉ là nhằm mục đích kiểm tra chứ không dùng để tính toán trực tiếp tiền công, tiền lương.
b.Nhược điểm:
Trong hình thức trả lương này, thu nhập của người lao động chưa gắn với kết quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc.
Tuy nhiên có thể khắc phục nhược điểm này nhờ chế độ thưởng.
Các hình thức cụ thể của lương thời gian:
a.Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn:
Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn là hình thức trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ.
Hình thức trả lương này được áp dụng chủ yếu đối với: khu vực hành chính sự nghiệp hoặc đối với những công việc khó áp dụng chính xác mức lao động, khó đánh gía công việc chính xác.
Hiện nay ở Việt Nam có bốn loại lương thời gian. Đó là:
-Lương tháng
-Lương tuần
-Lương ngày
-Lương giờ
Sau đây ta sẽ nghiên cứu bốn hình thức trả lương trên:
*Hình thức trả lương tháng:
Đây là hình thức trả lương tính theo mức lương cấp bậc hoặc chức vụ tháng của công nhân viên chức.Hình thức trả lương này được áp dụng chủ yếu đối với công nhân viên chức làm việc trong khu vực Nhà Nước.
Công thức tính:
MLTháng=MLCBCV+PC=Hhsl*TLMin+PCTrong đó:
MLTháng: Mức lương tháng
MLCBCV: Mức lương cấp bậc, chức vụ
Hhsl: Hệ số lương
PC: Các khoản phụ cấp(nếu có)
TLMin: Tiền lương tối thiểu
Theo điều 55 của Bộ luật lao động quy định “mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định”.Mặt khác, mức lương tối thiểu là số tiền nhất định trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất, ở mức độ nhẹ nhàng nhất và diễn ra trong môi trường lao động bình thường.Công việc đơn giản nhất là những công việc mà người lao động có khả năng làm việc bình thường, không được đào tạo về chuyên môn kĩ thuật vẫn có thể làm được.
Lương tháng được trả cố định theo tháng,bảng lương Nhà nước ban hành hoặc theo mức lương thỏa thuận được ghi trong hợp đồng lao động. Lương tháng có thể trả lương cả tháng một lần,nhưng thường được trả làm hai kỳ trong tháng là đầu tháng và giữa tháng hoặc cuối tháng.
Ưu điểm của hình thức trả lương này là: đơn giản, dễ tính
Nhược điểm là: mang tính bình quân, chưa gắn tiền lương với hiều suất công tác của mỗi người.
*Hình thức trả lương ngày:
Hình thức trả lương ngày là hình thức trả lương tính theo mức lương cấp bậc hoăc chức vụ ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Công thức tính:
MLNgày=(MLtháng+PC)/Ncđ
Trong đó:
MLNgày: Mức lương ngày
Ncđ: Số ngày chế độ của tháng
PC: Các khoản phụ cấp( nếu có)
Tiền lương thời gian tháng của người lao động được xác định như sau:
TLTháng=MLNgày*Ntt
Trong đó:
TLTháng:Tiền lương thời gian tháng của người lao động
Ntt: Số ngày làm việc thực tế
Hình thức trả lương ngày được áp dụng với công nhân viên chức trong các cơ quan, đơn vị mà có thể tổ chức chấm công và hạch toán ngày công cho mỗi người được cụ thể, chính xác.
Mức lương ngày còn được áp dụng với người lao động theo hợp đồng thời hạn một tháng trở lên,thường thì cơ quan hợp đồng lao động hay doanh nghiệp tổ chức chấm công theo ngày và trả gộp 15 ngày một lần cùng kỳ với người hưởng lương tháng. Đối với lao động làm việc công nhật,hoặc làm công việc có tính tạm thời theo mùa vụ, làm công việc thời hạn dưới 3 tháng thì có thể trả ngay sau mỗi ngày làm việc nhưng phải tíng thêm cho họ khoản bảo hiểm xã hội, ít nhất là 15% tiền lương để người lao động tự lo vấn đề bảo hiểm cho mình.
Ưu điểm của hình thức trả lương ngày là: Giảm bớt được tính bình quân trong trả lương,có tác dụng khuyến khích việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong tháng.
Nhược điểm là:chưa phản ánh được hiệu quả trong ngày làm việc.
* Hình thức trả lương tuần:
Công thức tính:
MLTuần=(MLTháng*12(tháng))/52(tuần)
Trong đó:
MLTuần: Mức lương tuần
MLTháng: Mức lương tháng
* Hình thức trả lương giờ:
Mức lương này được xác định như sau:
MLGiờ=(MLngày)/hcđ
Trong đó:
MLGiờ: Mức lương giờ
hcđ: Giờ chế độ/ngày
Đối với công việc có điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường thì giờ công quy đình là 8 giờ/ ngày. Đối với công việc có điều kiện lao động và môi trường lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì giờ công quy định là 6 giờ/ngày.
Theo khoản 2, điều 58, Bộ luât Lao động quy định: Người lao động được hưởng lương ngày, giờ, tuần, được trả lương sau giờ, ngày, tuần, làm công việc ấy hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
Điều 59 Bộ luật lao động quy định: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc”, “lương được trả bằng tiền mặt”. Việc trả lương bằng séc hoặc ngân phiếu do Nhà nước phát hành, do hai bên thỏa thuận với điều kiện không gây thiệt hại, phiền hà cho người lao động”.
Điều 60 Bộ luât lao động quy định: “người lao động co quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình”, “người sử dụng lao động... không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng”, “người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cắt lương của người lao động”.
Các doanh nghiệp khi trả lương cho người lao động cần phải tuân thủ theo luật pháp hiện hành.
b.Hình thức trả lương thời gian có thưởng:
Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng là sự kết hợp hình thức trả lương theo thời gian đơn giản với việc áp dụng các hình thức thưởng nếu cán bộ công nhân viên chức đạt được các chỉ tiêu và điều kiện thưởng quy định. Tiền thưởng có thể tính cho tất cả các sản phẩm được sản xuất, cũng có thể tính cho số sản phẩm vượt mức hoặc cho mức độ thực hiện công việc xuất sắc.
Hình thức trả lương này được áp dụng đối với công nhân phụ làm công việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị...Hoặc đối với những công nhân chính làm những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hóa cao, tự động hóa hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
Tiền lương của người lao động trả theo hình thức này được tính như sau:
TLtg=ML*Tlvtt+TThưởng
Trong đó:
ML: Mức lương thời gian của người lao động
Tlvtt: Thời gian làm việc thực tế của người lao động
TThưởng: Tiền thưởng
Ưu điểm của hình thức trả lương này là: không những phụ thuộc vào trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Vì vậy, nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình. Do vậy, cùng ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật, chế độ trả lương ngày càng được mở rộng.Rõ ràng hình thức trả lương này có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trả lương theo thời gian giản đơn.
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
2.1. Khái niệm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm giao nộp của người lao động, đơn gía trả lương, chất lượng sản phẩm đã quy định.
Như vậy tiền lương của công nhân phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đã nghiệm thu hoặc khối lượng công việc đã hoàn thành.
Tiền lương trả theo hình thức này được tính như sau:
TLsp=ĐG*Qtt
Trong đó:
TLsp: Tiền lương sản phẩm
Qtt: Số lượng sản phẩm thực tế
ĐG: Đơn giá trả lương sản phẩm
Mặt khác, đơn giá được tính theo 2 cách:
ĐG=(LCBCV+PC)*MTg
Hoặc:
ĐG=(LCBCV+PC)/MSL
Cụ thể:
LCBCV: Lương cấp bậc chức vụ
PC: Các khoản phụ cấp
MTg: Mức thời gian
MSL: Mức sản lượng
2.2. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng là những công nhân trực tiếp sản xuất thực hiện những công việc có thể định mức lao động được để giao việc cho họ.
2.3. Điều kiện áp dụng:
Hình thức trả lương theo sản phẩm sẽ phát huy đầy đủ tác dụng và đem lại hiệu quả khi trả lương nếu thực hiện tốt những điều kiện sau:
-Doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống các mức lao động có căn cứ khoa học để tạo điều kiện tính toán các đơn giá trả công cho chính xác.Vì đơn giá là chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, là căn cứ để tính lương sản phẩm cho người lao động.
Việc tính toán đơn giá trả công cần căn cứ vào những công thức đã giới thiệu ở trên.
Ngoài việc xây dựng một hệ thống các mức lao động, thì doanh nghiệp cần thực hiện việc xác định chính xác cấp bậc kỹ thuật đối với các khâu công việc trong doanh nghiệp.Hơn nữa, các khoản phụ cấp được tính trong đơn giá phải được xác định đúng đắn.Những phụ cấp được xác định trong đơn giá là: phụ cấp chức vụ bổ nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp thu hút, phụ cấp làm đêm, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp lưu động.
Nếu thực hiện tốt các điều kiện đó thì việc xác định đơn giá trả lương sẽ rất chính xác.
-Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc để hạn chế tối đa thời gian ngừng việc, tạo điều kiện để người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức lao động.
Phục vụ nơi làm việc bao gồm: phục vụ chuẩn bị sản xuất, phục vụ dụng cụ, vận chuyển năng lượng, điều chỉnh thiết bị, sửa chữa, kiểm tra, kho tàng, sinh hoạt và văn hóa trong sản xuất. Việc tổ chức phục vụ tốt sẽ góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của hình thức trả lương sản phẩm.
-Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra vì thu nhập của người lao động phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đã sản xuất ra và đơn giá.
-Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, ý thức trách nhiệm và đánh giá thực hiện công việc đối với người lao động để tránh khuynh hướng chỉ chú ý tới số lượng mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.
-Phải có một đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về tiền lương.
Nhằm triển khai công tác tổ chức tiền lương đạt hiệu quả, xác định đúng đắn, chính xác các yếu tố cấu thành đơn giá sản phẩm.
2.4. Ưu, nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm:
a. Ưu điểm:
-Quán triệt nguyên tắc trả lương theo lao động, vì tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng năng suất lao động.
-Trả lương theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo... để năng cao khả năng làm việc và năng suất lao động.
-Trả lương theo sản phẩm có vai trò đóng góp vào việc không ngừng hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động làm việc của người lao động và tập thể người lao động.
-Việc tính toán tiền công đơn giản và có thể giải thích dễ dàng đối với người lao động.
b.Nhược điểm:
-Việc trả công theo sản phẩm có thể dẫn đến tình trạng người lao động ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, sử dụng hợp lý máy móc.Nhiều trường hợp người lao động không muốn làm những công vịêc đòi hỏi trình độ lành nghề cao vì khó vượt mức lao động.
-Trong những giờ ngừng việc vì lý do từ phía doanh nghiệp như: dây truyền bị ngừng trệ, thiếu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị hỏng... người lao động không được hưởng tiền công theo thời gian hoặc một lượng tiền bằng với mức tiền công sản phẩm trung bình mà đáng ra họ có thể kiếm được trong khoảng thời gian đó.
Do vậy, việc trả tiền công theo sản phẩm chỉ phù hợp với những công việc mà ở đó dây truyền sản xuất đảm bảo liên tục, các công việc có thể định mức được, có tính lặp đi lặp lại và không đòi hỏi trình độ lành nghề cao, năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực của người lao động và việc tăng năng suất không gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm.
2.5. Các hình thức cụ thể của lương sản phẩm:
a. Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân:
Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm hay chi tiết sản phẩm mà người lao động làm ra.
Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân được áp dụng đối với những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong các đơn vị kinh tế mà quá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối, công việc có thể định mức lao động và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt. Tiền lương của họ do chính năng suất lao động cá nhân quyết định.
Công thức tính:
TLSPi=ĐG*Qi
Trong đó:
TLSPi: Tiền lương sản phẩm của công nhân i
Qi: Sản lượng(hoặc doanh thu) của công nhân i trong một thời gian xác định (tháng, ngày...)
ĐG: Đơn giá(đã được giới thiệu ở phần hình thức trả lương thời gian)
Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất và quan điểm khuyến khích lao động của doanh nghiệp, người lao động có thể được trả công theo đơn giá cố định, lũy tiến hay lũy thoái.
Ưu điểm của hình thức trả lương này là:Gắn được thu nhập tiền lương với kết quả lao động, năng suất, chất lượng lao động do đó khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động. Đồng thời, chế độ trả lương này đơn giản, dễ hiểu, dễ tính, công nhân có thể tự tính được số tiền lương của mình.
Nhược điểm: Nếu thiếu những quy định chặt chẽ, hợp lý, công nhân sẽ ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc, thiết bị. Trong một số trường hợp, công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng.
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể (tổ, đội, nhóm...)
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc trả cho tập thể.
Hình thức trả lương này được áp dụng đối với những công việc hoặc sản phẩm do đặc điểm về tính chất của sản phẩm (hay công việc) phải có sự phối hợp của một nhóm công nhân cùng thực hiện.Sản phẩm lao động hoàn thành là kết quả của tập thể lao động
Để tính lương cho người lao động cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1:Tính đơn giá của lương sản phẩm tập thể:
Công thức tính:
ĐGtt=(∑(LCBCV+PC))/MSL
Hoặc:
ĐGtt=(∑LCBCV+PC)*MTG
Trong đó:
ĐGtt: Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tập thể
∑(LCBCV+PC): Tổng số tiền lương và phụ cấp tính theo cấp bậc công việc của tổ.
MSL: Mức sản lượng của tổ
MTG: Mức thời gian của tổ
Bước 2: Tính tổng tiền lương sản phẩm cho cả nhóm công nhân:
Công thức tính:
TLSPTT=ĐGtt*Qtt
Trong đó:
TLSPTT: Tiền lương sản phẩm tập thể
Qtt: Sản lượng hoặc doanh thu đạt được của cả tổ
Bước 3: Tính lương cho từng người:
Ta có thể chia lương sản phẩm tập thể cho từng công nhân theo những phương pháp sau:
-Theo phương pháp dùng hệ số điều chỉnh:
+Bước 1: Tính tiền lương thời gian thực tế của từng công nhân
TLTG Thực tế CN i=MLTGCNi*TLVTTCNi
Trong đó:
TLTG Thực tế CNi: Tiền lương thực tế của công nhân i
MLTGCNi: Mức lương thời gian của công nhân i
TLVTTCNi: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i
+Bước 2: Tính hệ số điều chỉnh
Hdc=(∑TLSPTT)/(∑TLTGTT)
Trong đó:
Hdc: Hệ số điều chỉnh
∑TLSPTT: Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm
∑TLTGTT: Tổng tiền lương thời gian của tổ, nhóm
+Bước 3: Tính TLSP cho từng công nhân
TLSPCNi=Hdc+TLTG Thực tế CNi
-Theo phương pháp dùng thời hệ số: Để tiến hành chia lương ta tiến hành theo 3 bước
+Bước1: Tính thời gian làm việc thực tế quy đổi của từng công nhân hoặc là thời gian hệ số của từng công nhân
Tqđ CNi= HLCBCNi* TLVTTCNi
Trong đó:
Tqđ CNi: Thời gian làm việc thực tế quy đổi của công nhân i
HLCBCNi: Hệ số lương cấp bậc của công nhân i
TLVTTCNi: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i
+Bước2: Tính tiền lương sản phẩm cho 1 đơn vị thời gian quy đổi
TL1TGHS= (∑TLSPTT)/(∑TQĐ i)
Trong đó:
TL1TGHS: Tiền lương của 1 đơn vị thời gian quy đổi (thời gian hệ số)
∑TLSPTT: Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm
∑TQĐ i: Tổng thời gian quy đổi (hệ số) của tổ, nhóm
+Bước 3: Tính TLSP cho từng công nhân
TLSPCNi= TLSP/ 1 đơn vị TQĐ*YQĐ CNi
-Theo phương pháp chia lương theo bình điểm và hệ số lương:
Thực chất phương pháp này là căn cứ vào năng suất, kết quả lao động của mỗi người lao động, những người co trách nhiệm sẽ tiến hành bình bầu và cho điểm dùng để trả lương. Trình tự tiến hành theo phương pháp này như sau:
+Bước 1: Quy đổi điểm được bình bầu của từng công nhân:
ĐQĐCNi= Đdbcni* HLCBCNi
Trong đó:
Đdbcni: Điểm được bình của công nhân i
HLCBCNi: Hệ số lương cấp bậc của công nhân i
ĐQ ĐCNi: Điểm quy đổi của công nhân i
+Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho 1 điểm quy đổi:
TLSP1Đ= (∑TLSPTT)/(∑ ĐQĐCNi)
Trong đ ó:
TLSP1Đ: Tiền l ương cuả 1 điểm quy đổi
∑TLSPTT: Tổng tiền l ương sản phẩm ủa tổ, nhóm
∑ ĐQĐCNi: Tổng điểm quy đổi của tổ, nhóm
+B ước 3: Tính tiền lương sản phẩm của từng công nhân
TLSPCNi= TLSPLĐ* ĐQĐCNi
Trong đ ó:
TLSPCNi: Tiền lương sản phẩm của công nhân i
TLSPLĐ: Tiền l ương của 1 điểm quy đổi
ĐQĐCNi: Điểm quy đổi của công nhân i
Mức độ chính xác của phương pháp chia lương này phụ thuộc rất lớn vào số điểm được bình bầu của công nhân. Điểm được bình bầu của mỗi công nhân dựa trên hệ thống tiêu chí mà doanh nghiệp quy định.
Ưu điểm của phương pháp trả lương sản phẩm tập thể: Có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ nhóm để tổ nhóm đó làm việc hiệu quả hơn. Hơn nữa, nó còn khuyến khích tổ nhóm lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động tự quản.
Nhưng phương pháp này có nhược điểm là: nếu việc phân phối tiền lương của nhóm không chính xác có thể gây mất đoàn kết nội bộ và làm giảm động lực lao động.
c. Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp là hình thức trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ phụ trợ như công nhân điều chỉnh và sửa chữa máy móc thiết bị, phục vụ vận chuyển, kho tàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm... căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động của công nhân chính.
Công thức tổng quát tính đơn giá tiền lương sản phẩm gián tiếp của công nhân phụ, phụ trợ:
ĐGPi= (LCBCNP+ PCp)* MTGi* HPVi
Hoặc:
ĐGPi= ((LCBCNP+ PCP)/MSLi)* HPVi
TLSPCNP = ∑( ĐGPi* Qi)
Trong đó:
ĐGPi: Đơn giá tiền lương sản phẩm của công nhân phụ khi phục vụ công nhân thứ i.
LCBCNP: Lương cấp bậc công nhân của công nhân phụ.
PCp: Ph ụ cấp của công nhân phụ
MTGi: Mức thời gian của công nhân chính thứ i được công nhân phụ phục vụ
MSLi: Mức sản lượng của công nhân chính thứ i được công nhân phụ phục vụ
HPVi: Hệ số phục vụ của công nhân phụ đối với công nhân chính thứ i, đây là tỷ lệ thời gian mà công nhân phụ phục vụ công nhân chính đó trong tổng số thời gian làm việc của công nhân phụ.
TLSPCNP: Tiền lương sản phẩm của công nhân phụ
Qi: Sản lượng hoàn thành của công nhân chính thứ i
Ưu điểm của phương pháp này như sau: Khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính. Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.
Nhưng nhược điểm của phương pháp này là: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào năng suất lao động của công nhân chính. Năng suất lao động của công nhân chính cao thì tìên lương sản phẩm của công nhân phụ cao và ngược lại. Do vậy, tiền lương của công nhân phụ nhiều khi phản ánh không chính xác kết quả lao động của công nhân phụ.
d. Hình thức trả lương sản phẩm khoán:
Hình thức trả lương sản phẩm khoán là hình thức trả lương cho một người hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán.
Hình thức trả lương sản phẩm khoán được áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận thì sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định.Hình thức trả lương này được áp dụng khá phổ biến trong nghành nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, cung ứng vật tư, thương nghiệp dịch vụ, hoặc một số nghành nghề khác khi công nhân làm các công vịêc mang tính chất đột xuất, công việc không thể xác định mức lao động ổn định trong thời gian dài.
Đối tượng khoán có thể là cá nhân hay một nhóm lao động
Tiền lương sản phẩm khoán được tính như sau:
TLSPK= ĐGK* QK
Trong đó:
TLSPK: Tiền lương sản phẩm khoán
ĐGK: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc, hoặc cũng có thể là đơn gía trọn gói cho cả khối lượng công việc hay công trình.
Đơn giá khoán được tính toán dựa vào sự phân tích từng khâu công việc hoặc toàn bộ công vịêc, công trình.
QK: Khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành.
Việc trả lương khoán có thể tạm ứng lương theo phần khối lượng công việc đã hoàn thành trong từng đợt, và thanh toán lương sau khi đã hoàn thành xong toàn bộ công việc theo hợp đồng khoán. Nếu tập thể nhân khoán thì chia lương như chế độ trả lương sản phẩm tập thể.
Ưu điểm của hình thức trả lương này là: khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng khoán chặt chẽ.Nội dung của hợp đồng khoán phải ghi rõ tên công việc, khối lượng khoán, chất lượng sản phẩm phải đảm bảo, điều kiện lao động định mức, đơn giá...Hơn nữa, nó còn khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để tối ưu hóa quá trình lao động.
Nhược điểm của hình thức trả lương này là: Việc xác định đơn giá khoán đòi hỏi phải phân tích kỹ, tính toán phức tạp. Nếu công tác kiểm tra, nghiệm thu thực hiên thiếu chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
e. Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng:
Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng là hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp thực hiện các hình thức tiền thưởng nếu công nhân đạt được tiêu chuẩn thưởng quy định. Nhằm tác động vào khâu yếu trong dây chuyền sản xuất để giải quyết sự đồng bộ trong sản xuất và thúc đẩy năng suất lao đọng của những khâu khác có liên quan trong dây chuyền sản xuất.
Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng được áp dụng đối với công nhân hưởng lương theo sản phẩm mà công việc hoặc sản phẩm có vai trò quan trọng hoặc yêu cầu bức xúc góp phần vào việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị.
Khi áp dụng hình thức trả lương này, toàn bộ sản phẩm đều được trả một đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thưởng.
Tiền lương sản phẩm có thưởng được xác định như sau:
TLspt = L + (L*m*h)/100
Trong đó:
TLspt: Là tiền lương trả theo sản phẩm thưởng.
L: Là tiền lương theo đơn giá cố định.
m: Tỷ lệ thưởng cho 1% vượt mức chỉ tiêu thưởng.
h: % vượt mức chỉ tiêu thưởng.
Ưu điểm của hình thức trả lương sản phẩm có thưởng: Là khuyến khích người lao động tích cực làm việc, tích cực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành vượt mức sản lượng.
Nhược điểm: Chỉ tiêu thưởng, các điều kiện thưởng, tỷ lệ thưởng nếu xác định không hợp lý sẽ làm tăng chi phí tiền lương và bội chi quỹ lương.
f. Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến:
* Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến: là hình thức trả lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bàn về các hình thức trả công trong doanh nghiệp.DOC