Đề án Bàn về chế độ hạch toán mua, bán tài sản cố định hữu hình

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I: Tổng quan về chế độ hạch toán mua, bán tài sản cố định hữu hình theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. 2

1.1. Một số quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam về kế toán mua, bán tài sản cố định hữu hình 2

1.1.1.Các thuật ngữ trong chuẩn mực 2

1.1.2.Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình 3

1.1.3.Phân nhóm tài sản cố định hữu hình 3

1.1.4.Nguyên giá tài sản cố định hữu hình 3

1.1.5.Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu 5

1.1.6.Xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu 6

1.1.7.Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định hữu hình 6

1.1.8.Quy định về nhượng bán và thanh lý tài sản cố định hữu hình được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán 6

1.2. Tài khoản sử dụng hạch toán 7

1.2.1.Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình ” 7

1.2.2.Tài khoản 211 chi tiết tài khoản cấp 2 7

1.3.Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình do mua sắm 7

1.3.1.Mua tài sản cố định hữu hình không qua lắp đặt 7

1.3.2.Mua tài sản cố định hữu hình cần qua lắp đặt (thời gian lắp đặt dài) 9

1.3.3.Mua tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp 10

1.3.4.Mua tài sản cố định hữu hình dưới hình thức trao đổi 10

1.3.5.Mua tài sản cố định hữu hình dùng vốn vay dài hạn 11

1.3.6.Mua sắm nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất 11

 

1.4. Hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình do nhượng bán, thanh lý 12

1.4.1.Giảm do nhượng bán tài sản cố định hữu hình 12

1.4.2. Giảm do thanh lý tài sản cố định hữu hình 13

Phần II: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán mua bán tài sản cố định hữu hình 14

2.1. Một số quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán mua, bán tài sản cố định hữu hình 14

2.2. Kinh nghiệm kế toán mua bán tài sản cố định hữu hình của Mỹ. 16

2.2.1.Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định 16

2.2.2.Phân loại tài sản cố đ ịnh 16

2.2.3.Xác định nguyên giá tài sản cố định (Historical Costs - Original Costs) 16

2.2.4.Hạch toán biến động tài sản cố định 17

2.3. Đánh giá chế độ kế toán mua bán tài sản cố định hữu hình Việt Nam hiện hành. 18

2.3.1.Chuẩn mực kế toán về mua bán tài sản cố định hữu hình Việt Nam và quốc tế_Sự hài hoà và khác biệt 18

2.3.2.Đánh giá chế độ kế toán mua bán tài sản cố định hữu hình Việt Nam hiện hành. 21

2.4.Một số ý kiến đề xuất 21

KẾT LUẬN 23

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về chế độ hạch toán mua, bán tài sản cố định hữu hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị thanh lý của chúng. 1.1.2. Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình Các tài sản được ghi nhận là TSCĐHH phải thỏa mãn đồng thời tất cả (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Quyết định số 206/2003_BTC 12/12/2003: TSCĐHH có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. TSCĐHH có giá trị từ 10.000.000 trở lên. 1.1.3. Phân nhóm tài sản cố định hữu hình Kế toán TSCĐHH được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; TSCĐHH khác. 1.1.4. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình TSCĐHH phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá TSCĐHH được xác định khác nhau trong từng trường hợp: TSCĐHH mua sắm Nguyên giá TSCĐHH mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Đối với TSCĐHH hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). Trường hợp mua TSCĐHH là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐVH. Trường hợp TSCĐHH mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐHH (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác … nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐHH. Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự định được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐHH nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. Ví dụ: Việc trao đổi các TSCĐHH tương tự như trao đổi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐHH khác. 1.1.5.Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu Các chi phí phát sinh sau ghi nhận TSCĐHH được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐHH được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như: Thay đổi bộ phận của TSCĐHH làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng; Cải tiến bộ phận của TSCĐHH làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra; Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước. Trường hợp trong giá mua TSCĐHH đã bao gồm nghĩa vụ của doanh nghiệp phải bỏ thêm các khoản chi phí để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì việc vốn hoá các chi phí phát sinh sau cũng phải căn cứ vào khả năng thu hồi chi phí. Ví dụ khi mua một ngôi nhà đòi hỏi doanh nghiệp phải sửa chữa trước khi sử dụng thì chi phí sửa chữa ngôi nhà được tính vào nguyên giá của tài sản nếu giá trị đó có thể thu hồi được từ việc sử dụng ngôi nhà trong tương lai. 1.1.6. Xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐHH được xác định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Trường hợp TSCĐHH được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐHH được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước. 1.1.7. Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định hữu hình Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH phải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh giá thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thì phải điều chỉnh mức khấu hao. 1.1.8.Quy định về nhượng bán và thanh lý tài sản cố định hữu hình được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐHH được xác định bằng số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng (+) giá trị còn lại của TSCĐHH. Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hay chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. 1.2. Tài khoản sử dụng hạch toán 1.2.1. Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình ” Nợ: - Nguyên giá TSCĐHH tăng do tài sản cố định hữu hình tăng. - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐHH do lắp đặt, trang bị thêm hoặc cải tạo, nâng cấp. - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐHH do đánh giá lại. Có: - Nguyên giá TSCĐHH giảm do TSCĐHH giảm. - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐHH do TSCĐHH giảm - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐHH do đánh giá giảm. Dư nợ: Phản ánh về nguyên giá TSCĐHH hiện có ở doanh nghiệp (đầu kỳ hoặc cuối kỳ). 1.2.2. Tài khoản 211 chi tiết tài khoản cấp 2 TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc. TK 2112: Máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh. TK 2113: Phương tiện vận tải truyền dẫn. TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý. TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. TK 2118: TSCĐHH khác. 1.3.Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình do mua sắm (Doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ ) 1.3.1. Mua tài sản cố định hữu hình không qua lắp đặt Mua trong nước BT 1: Ghi tăng TSCĐHH mua sắm Nợ TK 211 : Nguyên giá (Không có VAT ). Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331, 341…: Tổng giá thanh toán. VAT được khấu trừ = Giá không thuế * Thuế suất VAT BT 2: Kết chuyển nguồn vốn Nếu TSCĐHH mua bằng nguồn vốn kinh doanh hoặc vốn khấu hao nằm trong vốn kinh doanh thì không cần ghi bút toán kết chuyển nguồn vốn. Nếu TSCĐHH mua bằng tiền vay dài hạn thì chưa ghi bút toán kết chuyển, nguồn vốn sau này dùng để trả nợ mới xác định có ghi bút toán kết chuyển nguồn vốn hay không. Nếu TSCĐHH mua sắm bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản hoặc các phí xí nghiệp thì cần giảm các nguồn vốn này và tăng nguồn vốn kinh doanh. Nợ TK 441: Nguyên giá mua bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nợ TK 414: Nguyên giá mua bằng quỹ đầu tư phát triển. Nợ TK 4312: Nguyên giá mua bằng quỹ phúc lợi sản xuất kinh doanh. Có TK 411: Nguyên giá. Nhập khẩu TSCĐHH BT 1: Tăng TSCĐHH nhập khẩu Nợ TK 211 : Nguyên giá không có VAT . Có TK 331 : Giá mua. Có TK 3333: Thuế nhập khẩu phải nộp. Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu. BT 2: VAT của hàng nhập khẩu trực tiếp Nợ TK 133: VAT phải nộp. Có TK 333: VAT phải nộp. VAT phải nộp = Giá mua hàng nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu * Thuế suất VAT BT 3: Kết chuyển nguồn vốn: Tương tự như trên. 1.3.2. Mua tài sản cố định hữu hình cần qua lắp đặt (thời gian lắp đặt dài) Trước hết kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm lắp đặt theo từng đối tượng: Nợ TK 241: tập hợp chi phí thực tế. Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ. Có TK 331, 341, 111, 112 Khi hoàn thành đưa vào sử dụng kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐHH: Nợ TK 211: Ghi tăng nguyên giá TSCĐHH. Có TK 241: Kết chuyển chi phí mua sắm. Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn: Nợ TK 414, 441, 431(4312): Giảm nguồn vốn sử dụng. Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh. Các khoản chi không hợp lý trong quá trình lắp đặt không được tính vào nguyên giá TSCĐHH mà phải xem xét nguyên nhân để có quyết định xử lý. Căn cứ quyết định xử lý kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 138, 334: Phần do tổ chức hay cá nhân bồi thường do chi sai, chi vượt. Nợ TK 632: Phần chi còn lại tính vào giá vốn hang bán sau khi trừ đi số bình thường hay thu hồi từ phía các cá nhân, tổ chức. Có TK 241: Tổng số chi không hợp lý. 1.3.3. Mua tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp Trước hết kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐHH theo giá mua trả ngay (không bao gồm lãi trả chậm, trả góp) cùng các chi phí liên quan đến việc đưa TSCĐHH vào trạng thái sẵn sàng sử dụng: Nợ TK 211: Nguyên giá (giá mua trả ngay và chi phí khác có liên quan). Nợ TK 133: VAT đầu vào. Nợ TK 242: Lãi do mua trả chậm, trả góp. Có TK 331: Tổng giá mua trả góp phải trả. Kết chuyển nguồn vốn: Nợ TK 441, 414, 431 (4312): Giảm nguồn vốn sử dụng. Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh. 1.3.4. Mua tài sản cố định hữu hình dưới hình thức trao đổi Khi đem TSCĐHH đi trao đổi để lấy về một TSCĐHH khác hai bên phải thống nhất giá trao đổi của TSCĐHH Trao đổi 2 TSCĐHH tương tự, giá trao đổi của TSCĐHH bằng nhau (trao đổi TSCĐHH tương tự không tạo doanh thu): Nợ TK 214 : Giảm giá trị hao mòn của TSCĐHH đưa đi trao đổi. Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐHH nhận về từ trao đổi. (ghi theo giá trị còn lại của TSCĐHH đưa đi trao đổi) Có TK 211: Nguyên giá TSCĐHH đưa đi trao đổi. Trao đổi 2 TSCĐHH không tương tự, giá trao đổi khác nhau doanh nghiệp phản ánh như trường hợp nhượng bán thanh lý. Phần chênh lệch về giá trao đổi doanh nghiệp sẽ phải trả hoặc phải thu với đối tác. Cụ thể ghi: BT 1: Ghi giảm TSCĐHH đưa đi trao đổi Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn luỹ kế. Nợ TK 811 : Giá trị còn lại. Có TK 211: Nguyên giá. BT 2: Phản ánh giá trao đổi của TSCĐHH đem đi Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán của TSCĐHH đem đi. Có TK 711: Giá trao đổi theo thoả thuận. Có TK 3331: VAT tương ứng. BT 3: Ghi tăng TSCĐHH nhận được từ trao đổi. Nợ TK 211: Nguyên giá (chưa có VAT). Nợ TK 133: VAT của TSCĐHH nhận về. Có TK 131: Tổng giá thanh toán của TSCĐHH nhận về. 1.3.5. Mua tài sản cố định hữu hình dùng vốn vay dài hạn Kế toán chỉ phản ánh biến động tăng nguyên giá TSCĐHH : Nợ TK 211: Nguyên giá tăng thêm. Nợ TK 133: VAT được khấu trừ. Có TK 341: Số tiền vay dài hạn để mua sắm. Khi thanh toán tiền vay dài hạn, tuỳ theo kế hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư, kế toán mới ghi BT kết chuyển nguồn vốn tương tự như trên. 1.3.6. Mua sắm nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất Trong trường hợp này, cần phải phân định rõ ràng giá trị quyền sử dụng đất để ghi tăng nguyên giá TSCĐVH của nhà cửa, vật kiến trúc để ghi tăng nguyên giá TSCĐHH. Căn cứ vào chứng từ có liên quan kế toán ghi các BT: BT 1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐHH Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐHH. Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐVH. Nợ TK 133: VAT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331, 341: Tổng giá thanh toán. BT 2: Kết chuyển nguồn tương ứng. 1.4. Hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình do nhượng bán, thanh lý 1.4.1. Giảm do nhượng bán tài sản cố định hữu hình Khi có TSCĐHH không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả, doanh nghiệp cần làm đủ mọi thủ tục, chứng từ để nhượng bán. Căn cứ chứng từ có liên quan kế toán ghi: BT 1: Xoá sổ TSCĐHH nhượng bán Nợ TK 214: Ghi giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐHH nhượng bán. Có TK 211: Nguyên giá TSCĐHH nhượng bán. BT 2: Phản ánh nhượng bán TSCĐHH Nợ TK 111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán. Có TK 711: Giá nhượng bán (chưa có VAT). Có TK 331, 111, 112: Chi phí nhượng bán. Đối với trường hợp nhượng bán TSCĐHH dùng hoạt động sự nghiệp, dự án căn cứ vào chứng từ có liên quan, trước hết bút toán xoá sổ TSCĐHH nhượng bán: Nợ TK 466: Giảm nguồn kinh phí đã hoàn thành TSCĐHH theo giá trị của TSCĐHH nhượng bán. Nợ TK 214: Giảm giá trị hao mòn TSCĐHH bị nhượng bán. Có TK 211; Giảm nguyên giá TSCĐHH nhượng bán. Các khoản thu và chi về nhượng bán cũng như chênh lệch về nhượng bán TSCĐHH đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án được xử lý và hạch toán theo quyết định nhượng bán, căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán ghi các bút toán sau: BT 1: Xoá sổ TSCĐHH nhượng bán. Nợ TK 431: Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ theo giá trị còn lại. Nợ TK 214: Hao mòn luỹ kế của TSCĐHH nhượng bán. Có TK 211: Nguyên giá TSCĐHH nhượng bán. BT 2: Phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐHH Nợ TK 131, 111, 112: Tổng giá thanh toán. Có TK 431: Giá nhượng bán (chưa có VAT). Có TK 3331: VAT phải nộp. BT 3: Phản ánh các khoản chi về nhượng bán TSCĐHH Nợ TK 431: Ghi giảm quỹ phúc lợi. Nợ TK 133: VAT được khấu trừ. Có TK 111, 112 1.4.2. Giảm do thanh lý tài sản cố định hữu hình TSCĐHH thanh lý là những TSCĐHH hư hỏng không sử dụng được mà doanh nghiệp xét thấy không thể sửa chữa để khôi phục hoạt động nhưng không có lợi về mặt kinh tế hoặc những TSCĐHH lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được. Khi có TSCĐHH thanh lý đơn vị phải lập hội đồng thanh lý TSCĐHH để thực hiện việc thanh lý theo đúng trình tự và thủ tục tài chính quy định. Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐHH và các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau: BT 1: Xoá sổ TSCĐHH (tương tự như nhượng bán). BT 2: Số thu hồi về thanh lý Nợ TK 111, 112: Thu hồi bằng tiền. Nợ TK 152, 153: Thu hồi vật liệu, dụng cụ nhập kho. Nợ TK 131, 138: Phải thu người mua. Có TK 711: Thu nhập về thanh lý. Có TK 3331: VAT phải nộp (nếu có). BT 3: Tập hợp chi phí thanh lý Nợ TK 811: Chi phí thanh lý thực tế phát sinh. Nợ TK 133: VAT được khấu trừ (nếu có) . Có TK 111, 112, 331, 334… Phần II: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán mua bán tài sản cố định hữu hình 2.1. Một số quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán mua, bán tài sản cố định hữu hình Chuẩn mực này quy định cho tất cả các loại nhà xưởng, máy móc và thiết bị. Nhà xưởng, máy móc và thiết bị là những TSCĐHH được doanh nghiệp giữ để sản xuất, cung cấp hàng hoá và dịch vụ, cho thuê hoặc cho mục đích quản lý hành chính và thường được sử dụng trong nhiều kỳ. Ví dụ đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tàu bè, máy bay… Hạch toán kế toán: TSCĐHH có thể được ghi theo những phương pháp sau: Nguyên giá trừ đi khấu hao luỹ kế và lỗ luỹ kế do giảm tài sản; tức là giá trị ghi sổ. Giá trị được định giá lại là giá trị hợp lý của tài sản trừ đi khấu hao luỹ kế và lỗ luỹ kế do giảm giá trị tài sản. Một số khoản mục nhà xưởng, máy móc và thiết bị được ghi nhận một tài sản theo quy định chung của IAS nếu: Doanh nghiệp có khả năng thu được lợi ích trong tương lai từ tài sản này. Nguyên giá tài sản cần được tính toán một cách tin cậy từ chính giao dịch liên quan. Những nguyên tắc sau được áp dụng cho việc kết hợp hoặc tách biệt tài sản: Những khoản nhỏ không đáng kể có thể hợp thành những khoản mục tài sản duy nhất. Những phụ tùng chuyên dùng và thiết bị đi kèm được tính là nhà xưởng, máy móc và thiết bị. Thiết bị phụ tùng được hạch toán như những khoản mục riêng biệt nếu những tài sản liên quan có thời gian sử dụng khác nhau hoặc mang lại lợi ích kinh tế theo những cách thức khác nhau. Tài sản an toàn và môi trường được xác định là một khoản mục nhà xưởng, máy móc và thiết bị nếu những tài sản này giúp cho doanh nghiệp tăng thêm lợi ích kinh tế trong tương lai từ những tài sản có liên quan so với những gì thu được nếu không có những tài sản an toàn và môi trường này. Nguyên giá một khoản mục nhà xưởng, máy móc và thiết bị được xác định là tất cả các chi phí trực tiếp có liên quan, bao gồm giá mua và thuế đã trả. Tuy nhiên, cả chi phí quản lý và chi phí chung cũng như chi phí chạy thử không được tính vào. Nguyên giá của những tài sản tự xây dựng bao gồm nguyên vật liệu, nhân công và các loại chi phí đầu vào khác. Khi tài sản được trao đổi, những tài sản không tương tự như tài sản đưa đi trao đổi được ghi theo giá hợp lý của tài sản nhận được. Các khoản mục tương tự như tài sản đem đi trao đổi được ghi theo giá trị ghi sổ của tài sản đem đi trao đổi. Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu cho máy móc và thiết bị được ghi nhận là một khoản chi phí khi phát sinh nếu chi phí đó khôi phục tiêu chuẩn hoạt động. Những chi phí này được ghi tăng nguyên giá tài sản nếu chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế của tài sản so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó. 2.2. Kinh nghiệm kế toán mua bán tài sản cố định hữu hình của Mỹ. 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định Khái niệm: TSCĐ bao gồm đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác được sử dụng trên 1 năm để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho doanh nghiệp. Phân biệt TSCĐ với hàng hoá và đầu tư dài hạn: Đất đai mà trên đó xây dựng nhà xưởng của doanh nghiệp được gọi là TSCĐ nhưng đất đai được duy trì để mở rộng hoạt động sản xuất trong tương lai lại được xếp vào đầu tư dài hạn. 2.2.2. Phân loại tài sản cố đ ịnh TSCĐHH (Tangible fixed assets) bao gồm: Nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, đất đai và nguồn lực tự nhiên (mỏ than, mỏ khí đốt). TSCĐVH (Intangible fixed assets) bao gồm: Bằng phát minh, sáng chế (Patents); Bản quyền (Copyright); Nhãn hiệu (Trademarks); Chi phí thành lập (Organization costs); Đặc quyền (Franchises) và Sự tín nhiệm của khách hàng (Goodwill). Tuy nhiên, sự tín nhiệm chỉ được ghi nhận khi toàn bộ doanh nghiệp được mua lại. 2.2.3. Xác định nguyên giá tài sản cố định (Historical Costs - Original Costs) Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các phí tổn bình thường và hợp lý để hình thành TSCĐ và đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng, bao gồm giá mua trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán sớm cộng các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử... Đất đai: Nguyên giá của đất đai mua bao gồm giá mua, hoa hồng môi giới, phí trước bạ, các chi phí thu dọn, cải tạo... Do đất đai được sử dụng vô hạn nên nó không được tính khấu hao. Nhà cửa, thiết bị tự xây dựng: Nguyên giá là giá trị công trình được xây dựng, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình xây dựng. 2.2.4. Hạch toán biến động tài sản cố định Hạch toán tăng TSCĐ Khi mua TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK Đất đai, Nhà xưởng, Máy móc thiết bị Có TK Tiền mặt, Phải trả người bán Chú ý: Trong trường hợp mua nhà cửa trên đất đai thì phải xác định riêng biệt giá trị nhà cửa với giá trị đất để ghi nhận vào các tài khoản riêng biệt. TSCĐ được biếu tặng, giá trị TSCĐ được biếu tặng được ghi tăng doanh thu: Nợ TK Nhà xưởng, Máy móc thiết bị Có TK Doanh thu do được biếu tặng TSCĐ tăng do tự xây dựng: Kế toán ghi nhận các chi phí xây dựng phát sinh: Nợ TK Xây dựng cơ bản Có TK Tiền mặt, Nguyên vật liệu, Lương phải trả Khi công trình hoàn thành, kế toán xác định giá trị công trình và ghi: Nợ TK Nhà cửa, Thiết bị Có TK Xây dựng cơ bản Hạch toán giảm TSCĐ: TSCĐ giảm do nhượng bán: Kế toán xác định số khấu hao phải trích bổ sung tính đến thời điểm nhượng bán, ghi: Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ Phản ánh kết quả bán TSCĐ Nợ TK Tiền mặt: Giá bán Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ: Giá trị hao mòn tính đến thời điểm bán Nợ TK Lỗ về bán TSCĐ: Lỗ Có TK TSCĐ: Nguyên giá Có TK Lãi về bán TSCĐ: Lãi Chú ý: Khoản lãi hoặc lỗ do bán TSCĐ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí hoạt động khác trên Báo cáo thu nhập. 2.3. Đánh giá chế độ kế toán mua bán tài sản cố định hữu hình Việt Nam hiện hành. 2.3.1. Chuẩn mực kế toán về mua bán tài sản cố định hữu hình Việt Nam và quốc tế_Sự hài hoà và khác biệt Sự tương đồng Chi phí sau ghi nhận ban đầu IAS 16 và VAS 03 đều quy định chi phí sau ghi nhận ban đầu nếu làm tăng lợi ích kinh tế tương lai thì ghi tăng tài sản, nếu không thì ghi nhận là chi phí trong kỳ phát sinh. Nhượng bán và thanh lý TSCĐHH IAS 16 quy định Lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐHH được xác định bằng số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng (+) giá trị còn lại của TSCĐHH. Số lãi hoặc lỗ này được ghi nhận là khoản thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Sự khác biệt Ghi nhận TSCĐHH IAS 16 ghi nhận TSCĐHH không đề cập đến tiêu chuẩn về thời gian sử dụng ước tính và tiêu chuẩn về mặt giá trị vì đã đề cập ở phần định nghĩa. VAS 03 quy định TSCĐHH phải có thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm và có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. IAS 16 không đề cập phân loại TSCĐHH do tên chuẩn mực đã thể hiện điều đó. VAS 03 đề cập cách phân loại theo nhóm tài sản cùng tính chất, cùng mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để thuận lưọi cho việc hạch toán vào các tài khoản cấp 2. IAS 16 quy định bất động sản, thiết bị được mua sắm vì mục đích an toàn hoặc bao vệ môi trường, mặc dù không trực tiếp tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng chúng lại cần thiết cho các TSCĐHH khác, mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp nếu đủ tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐHH thì được xem là TSCĐHH của doanh nghiệp. VAS 03 quy định các tài sản này chỉ được ghi nhận là TSCĐHH nếu nguyên giá của chúng và các tài sản có liên quan không vượt quá tổng giá trị có thể thu hồi từ các tài sản đó và các tài sản khác có liên quan. Xác định giá trị ban đầu IAS 16 quy định nguyên giá TSCĐHH bao gồm chi phí ước tính để tháo dỡ và di dời TSCĐHH và trả lại mặt bằng sau khi ngừng hoạt động được vốn hoá ghi nhận như một khoản dự phòng theo IAS 37 “Dự phòng nợ bất thường, tài sản bất thường”. VAS 03 không đề cập đến vấn đề này. IAS 16: chi phí lãi vay phát sinh trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế TSCĐHH được tính vào giá trị ban đầu nếu thoả mãn các tiêu chuẩn được đề cập trong IAS 23 “Chi phí đi vay”. VAS 03 không đề cập đến vấn đề này. IAS 16: không đề cập đến quyền sử dụng đất. VAS 03 lại quy định trường hợp mua TSCĐHH là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐVH. IAS 16 quy định giá trị còn lại của bất động sản, nhà xưởng thiết bị được ghi giảm khi các khoản trợ cấp của Nhà nước theo IAS 20 “Kế toán các khoản trợ cấp và trình bày về các khoản trợ cấp của Nhà nước”. VAS 03 không đề cập đến các khoản trợ cấp của Nhà nước. IAS 16 có quy định trường hợp TSCĐHH có thể trao đổi được với một TSCĐ tương tự như TSCĐ đem trao đổi đã xuống cấp thì nguyên giá TSCĐ mới là giá trị còn lại sau khi điều chỉnh giảm giá trị bị xuống cấp. VAS 03 không đề cập đến trường hợp này. IAS 16 quy định trường hợp trao đổi TSCĐHH lấy một TSCĐHH tương tự nhưng không ngang giá thì nguyên giá của TSCĐHH nhận được sẽ bằng giá trị còn lại của TSCĐHH đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền phải bù thêm hoặc nhận được. VAS 03 không đề cập đến trường hợp trao đổi lấy TSCĐHH tương tự nhung không ngang giá. 2.3.2. Đánh giá chế độ kế toán mua bán tài sản cố định hữu hình Việt Nam hiện hành. Ưu điểm Đã kế thừa và phát huy các thành tựu của chuẩn mực kế toán quốc tế về hạch toán mua, bán TSCĐHH song cũng đã có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hạn chế Chưa có quy định cụ thể để xác định giá trị TSCĐHH và TSCĐVH khi hạch toán tăng TSCĐHH do mua sắm nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất. Chưa có quy định hạch toán trong trường hợp trao đổi một TSCĐHH lấy một TSCĐHH tương tự nhưng không ngang giá. 2.4. Một số ý kiến đề xuất Những đánh giá trên đã chỉ ra một số điểm chưa hợp lý của chế độ kế toán Việt Nam trong hạch toán mua bán TSCĐHH và em xin đề xuất một số ý kiến về sự chưa hợp lý này như sau: Thứ nhất: Hạch toán mua sắm nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất. Trước hết phải nói ngay là ở Việt Nam, doanh nghiệp hoặc cá nhân không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sở hữu quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất không có hình thái vật chất, vì thế được coi là tài sản cố định vô hình. Khi chúng ta mua một tài sản gắn liền với đất đai, chúng ta phải tách rời giá trị của tài sản- thành phần hữu hình và phần vô hình. Về lý thuyết là vậy, nhưng trong thực tế, là rất khó khăn. Ví dụ khi doanh nghiệp mua một toà nhà 3 tầng (diện tích đất 100 mét vuô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36090.doc
Tài liệu liên quan