MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VỀ CHÊNH LỆCH TGHĐ 2
1.Chế độ kế toán chênh lệch TGHĐ trước khi có VAS 10 2
1.1 Thông tư TT44/TC-TCDN 2
1.2 Thông tư số 77/1998/TT-BTC 4
1.3 Nhận xét 5
2.VAS 10 về chênh lệch tỷ giá hối đoái 6
2.1 Chênh lệch TGHĐ 6
2.2 Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính. 7
2.3 Nguyên tắc xử lý chênh lệch TGHĐ 8
2.4 Kế toán chênh lệch TGHĐ 10
3. So sánh VAS 10 và IAS 21- Ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái. 16
3.1 Chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài 3.1.1 Theo VAS-10 16
3.3 Nhận xét 18
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN VỀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TGHĐ 19
1. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ liên quan đến các khoản mục Nợ phải trả và Nợ phải thu theo TT105/2003/TT-BTC. 19
1.1 Nghiệp vụ liên quan đến TK Nợ phải thu 20
1.2 Nghiệp vụ liên quan đến TK Nợ phải trả 21
1.3 Kết luận 22
2. Xử lý chênh lệch TGHĐ đánh giá lại cuối năm tài chính trên TK 413 23
2.1. Nguyên tắc xử lý chênh lệch TGHĐ tại đoạn 3.1 TT105/2003/TT-BTC. 23
2.2 Cách xử lý 24
3.TK 007 - Ngoại tệ các loại. 24
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về chế độ hạch toán tỉ giá hối đoái ngoại tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối đoái
2.1 Chênh lệch TGHĐ
Trường hợp doanh nghiệp phát sinh các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán và lập báo cáo tài chính, thì khi quy đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái: là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một lượng ngoại tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.
* Có hai loại chênh lệch TGHĐ:
- Chênh lệch TGHĐ phát sinh trong kỳ(chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện) ở các doanh nghiệp bao gồm:
Chênh lệch TGHĐ thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hoàn thành tài sản cố định(giai đoạn trước hoạt động).
Chênh lệch TGHĐ thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng.
Chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính bao gồm:
Chênh lệch TGHĐ tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư xây dựng(giai đoạn trước hoạt động).
Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2 Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính.
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán(nếu được chấp thuận). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.
Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các TK: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, Tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả và TK007 “Ngoại tệ các loại”.
- Đối với TK thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí khác, bên Nợ các TK vốn bằng tiền,... khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Đối với bên có của các TK vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá bình quân gia quyền; tỷ giá nhập trước, xuất trước...)
- Đối với bên Có của các TK nợ phải trả, hoặc bên Nợ của các TK nợ phải thu
Khi phát các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ khi toán bằng Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch; Cuối năm tài chính các số dư Nợ phải trả hoặc dư Nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng được công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.
- Đối với bên Nợ các TK nợ phải trả hoặc bên Có của các TK nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.
- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT cuối năm tài chính.
- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo giá thực tế mua, bán.
2.3 Nguyên tắc xử lý chênh lệch TGHĐ
- Xử lý chênh lệch TGHĐ phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Toàn bộ chênh lệch TGHĐ phát sinh trong kỳ và chênh lệch TGHĐ đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính hoặc ngày kết thúc năm tài chính khác với năm dương lịch của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.
Đối với doanh nghiệp vừa có hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư XDCB, nếu phát sinh chênh lệch TGHĐ trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB thì cũng xử lý các chênh lệch TGHĐ này vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cua năm tài chính.
Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch TGHĐ đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục có gốc ngoại tệ.
- Xử lý chênh lệch TGHĐ phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng(giai đoạn trước hoạt động):
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch TGHĐ đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuói năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế trên bảng cân đối kế toán.
Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, chênh lệch TGHĐ thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng không tính vào giá trị TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động).
Chênh lệch TGHĐ đánh giá của khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và ở thời điểm quyết toán, bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng không tính vào giá trị TSCĐ hoàn thành đầu tư mà phân bổ vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu tài chính của các kỳ kinh doanh tiếp theo với thời gian tối đa là 5 năm ( kể từ khi công trình đưa vào hoạt động).
- Xử lý chênh lệch TGHĐ phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài:
Chênh lệch TGHĐ phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo được tính ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.
Chênh lệch TGHĐ phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập được phán ánh luỹ kế trên TK 413 và chỉ tính vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính khi doanh nghiệp thanh lý khoản đầu tư đó ở cơ sở nước ngoài.
2.4 Kế toán chênh lệch TGHĐ
2.4.1 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”: dùng đê phản ánh số chênh lệch TGHĐ phát sinh trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch TGHĐ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài và tình hình xử lý số chênh lệch TGHĐ đó.
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (nếu có);
- Chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);
- Chênh lệch TGHĐ khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lỗ tỷ giá);
- Kết chuyển chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào doanh thu hoạt động tài chính;
- Kết chuyển chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào doanh thu hoạt động tài chính, hoặc phân bổ dần;
- Kết chuyển chênh lệch TGHĐ khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lãi tỷ giá) vào doanh thu hoạt động tài chính khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó ở cơ sở nước ngoài.
Bên Có:
- Chênh lệch tỷ TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ(lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB(nếu có);
- Chênh lệch TGHĐ phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ(lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB(giai đoạn trước hoạt động);
- Chênh lệch TGHĐ khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lãi tỷ giá);
- Kết chuyển chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh vào chi phí tài chính;
- Kết chuyển chênh lệch TGHĐ phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi hoàn thành đầu tư giai đoạn trước hoạt động) vào chi phí hoạt động tài chính hoặc phân bổ dần;
- Kết chuyển chênh lệch TGHĐ khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lỗ tỷ giá) vào chi phí tài chính khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó ở cơ sở nước ngoài.
Tài khoản 413 có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.
Số dư bên Nợ:
- Số chênh lệch TGHĐ phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính;
- Số chênh lệch TGHĐ từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài chưa xử lý ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính.
Số dư bên Có:
- Số chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính;
- Số chênh lệch TGHĐ từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài chưa xử lý ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính.
2.4.2 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
a) Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong doanh nghiệp SXKD(kể cả hoạt động đầu tư XDCB trong SXKD).
*Doanh nghiệp áp dụng tỷ giá thực tế.
ØKhi phát sinh các nghiệp vụ tăng ngoại tệ.
- Bán hàng thu ngoại tệ:
Nợ TK 1112, 1122, 131: tỷ giá thực tế lúc nghiệp vụ phát sinh.
Có TK 511, 515,711: tỷ giá thực tế lúc bán
- Thu nợ, vay nợ bằng ngoại tệ:
Nợ TK 1112, 1122: tỷ giá thực tế tại thời điểm vay, thu
Có TK 131, 136, 138: tỷ giá thực tế lúc cho nợ
Có TK 311, 341: tỷ giá thực tế lúc vay
- Mua ngoại tệ bằng tiền Việt Nam:
Nợ TK 1112, 1122: tỷ giá thực tế lúc mua
Có TK 1111, 1121, 331: tỷ giá thực tế lúc mua
- Đồng thời với các nghiệp vụ trên ghi:
Nợ TK 007: nguyên tệ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
ØKhi phát sinh các nghiệp vụ giảm ngoại tệ
- Mua hàng thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ TK 151, 152, 153,156, ...: tỷ giá lúc mua
Nợ TK 211, 213: tỷ giá thực tế lúc mua
Nợ TK 623, 627, 641, 642: tỷ giá thực tế lúc mua
Nợ TK 133(phương pháp khấu trừ): tỷ giá thực tế lúc mua
Có TK 1112, 1122: tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ
Có TK 331, 311, 341: tỷ giá thực tế lúc nợ, lúc vay
Có TK 515 hoặc Nợ TK 635: số chênh lệch
- Trả nợ bằng ngoại tệ:
Nợ TK 331, 334, 336, 338: tỷ giá thực tế lúc nợ
Nợ TK 311, 315, 341, 342: tỷ giá thực tế lúc vay
Có TK 1112, 1122: tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ
Có TK 515 hoặc Nợ TK 635: số chênh lệch
- Bán ngoại tệ thu tiền Việt Nam:
Nợ TK 1111, 1121, 131: tỷ giá thực tế lúc bán
Có TK 1112, 1122: tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ
Có TK 515 hoặc Nợ TK 635: số chênh lệch
- Đồng thời ghi: Có TK007: nguyên tệ chi tiết tiền mặt, tiền gửi
* Doanh nghiệp sử dung tỷ giá hạch toán
ØKhi phát sinh các nghiệp vụ tăng ngoại tệ
- Thu ngoại tệ :
Nợ TK 1112, 1122, 131: tỷ giá hạch toán
Có TK 515, 511, 711: tỷ giá thực tế lúc bán
Có TK 3331: tỷ giá thực tế
Có TK 515 hoặc Nợ TK 635: số chênh lệch
- Thu nợ, vay nợ bằng ngoại tệ:
Nợ TK 1112, 1122: tỷ giá hạch toán
Có TK 131, 136, 138: tỷ giá hạch toán
Có TK 311, 341: tỷ giá hạch toán
- Mua ngoại tệ bằng tiền Việt Nam:
Nợ TK 1112, 1122: tỷ giá hạch toán
Có TK 515 hoặc Nợ TK 635: số chênh lệch
- Đồng thời ghi: Nợ TK 007: nguyên tệ chi tiết tiền mặt, tiền gửi
ØKhi phát sinh các nghiệp vụ làm giảm ngoại tệ
- Mua hàng thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213,...: tỷ giá thực tế lúc mua
Nợ TK 133(phương pháp khấu trừ): tỷ giá thực tế
Có TK 1112, 1122: tỷ giá hạch toán
Có TK 331, 311, 341:tỷ giá hạch toán
Có TK 515 hoặc Nợ TK 635: số chênh lệch
- Trả nợ bằng ngoại tệ:
Nợ TK 331, 334, 336, 338,...: tỷ giá hạch toán
Nợ TK 311, 315, 341: tỷ giá hạch toán
Có TK 1112, 1122: tỷ giá hạch toán
- Bán ngoại tệ thu tiền Việt Nam:
Nợ TK 1111, 1121, 131: tỷ giá thực tế lúc bán
Có TK 1112, 1122: tỷ giá hạch toán
Có TK 515 hoặc Nợ TK 635: số chênh lệch
- Đồng thời ghi: Có TK 007: ngoại tệ chi tiết tiền mặt, tiền gửi
* Hạch toán xử lý chênh lệch TGHĐ
- Nếu lãi về TGHĐ:
-TGHĐ tăng đối với các khoản tiền và các khoản phải thu
- TGHĐ giảm đối với các khoản nợ, phải trả
Nợ TK 1112, 1122, 131, 136, 138,...: số chênh lệch tăng do tỷ giá tăng
Nợ TK 311, 315, 331, 334, 336, 341,...: số chênh lệch giảm do tỷ giá giảm
Có TK 413(4131): số chênh lệch
- Nếu lỗ về TGHĐ:
- TGHĐ giảm đối với tiền và các khoản phải thu
- TGHĐ tăng đối với các khoản phải trả
Nợ TK 413(4131): Số chênh lệch
Có TK 1112, 1122, 131, 136, 138,...: số chênh lệch giảm do tỷ giá giảm
Có TK 311, 315, 331, 336, 341, ...:số chênh lệch tăng do tỷ giá tăng
- Xử lý chênh lệch TGHĐ: sau khi bù trừ bên nợ, bên có của TK 4131
+ Nếu TK 4131 dư có: lãi về tỷ giá hối đoái
Nợ TK 4131: số chênh lệch
Có TK 515: số chênh lệch
+ Nếu TK 4131 dư nợ: lỗ về tỷ giá hối đoái
Nợ TK 635: số chênh lệch
Có TK 4131: số chênh lệch
b) Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB( trước khi đi vào hoạt động).
* Hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ phát sinh trong kỳ
- Mua vật vật tư thiết bị, dịch vụ, nhận công trình giao thầu hoàn thành, thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ TK 151, 152, 153, 211, 213, 214: tỷ giá thực tế ngày giao dịch
Nợ TK 133(phương pháp khấu trừ): tỷ giá thực tế
Có TK 1112, 1122: tỷ giá xuất ngoại tệ
Có hoặc Nợ TK 413(4132): số chênh lệch
- Thanh toán các khoản nợ bằng ngoại tệ:
Nợ TK 331, 315, 334, 336, 338, 341, ...:tỷ giá thực tế lúc nợ, vay
Có TK 1112, 1122: tỷ giá xuất ngoại tệ
Có hoặc Nợ TK 413(4132): số chênh lệch
* Xử lý chênh lệch TGHĐ
- Khi kết thúc giai đoạn đầu tư bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng cho SXKD thì số dư trên TK 4132 được xử lý như sau:
+ Nếu TK 4132 dư có: lãi về tỷ giá hối đoái
Nợ TK 413(4132): số chênh lệch
Có TK 515( nếu giá trị nhỏ)
Có TK 3387(nếu giá trị lớn để phân bổ dần)
Khi phân bổ dần: Nợ TK 3387:
Có TK 515:
+ Nếu TK 4132 dư nợ: lỗ về tỷ giá hối đoái
Nợ TK 635(nếu giá trị nhỏ)
Nợ TK 242(nếu giá trị lớn để phân bổ dần)
Có TK 413(4132): số chênh lệch
Khi phân bổ dần: Nợ TK 635:
Có TK 242:
3. So sánh VAS 10 và IAS 21- Ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái.
Trong VAS 10 ta thấy phần quy định về phương pháp chuyển đổi các báo cáo tài chính của các họat động ở nước ngoài là một vấn đề mới, thể hiện sự tiến bộ trong quá trình cải cách chế độ kế toán, đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của nền kinh tế.
3.1 Chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài
3.1.1 Theo VAS-10
Khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo thì phải tuân theo những quy định sau (đoạn 24).
- Tài sản và nợ phải trả (cả khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ) được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ.
- Các khoản mục về doanh thu, thu nhập khác và chi phí, được quy đổi theo tỷ
giá ngày giao dịch. Trường hợp báo cáo của cơ sở ở nước ngoài được báo cáo bằng đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm phát thì được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ.
- Tất cả các khoản chênh lệch hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo phải được phân loại như là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp báo cáo cho đến khi thanh lý khoản đầu tư đó.
Ngoài ra ở đoạn 25 còn có quy định: Trường hợp tỷ giá trung bình xấp xỉ tỷ giá thực tế thì tỷ giá trung bình được sử dụng để chuyển đổi các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí của cơ sở ở nước ngoài.
Đoạn 26 chỉ ra 3 trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài:
Chuyển đổi các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, các tài sản và các khoản nợ phải trả theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ.
- Chuyển đổi khoản đầu tư thuần đầu kỳ tại cơ sở nước ngoài theo một tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được phản ảnh ở kỳ trước.
- Các khoản thay đổi khác liên quan đến vốn chủ sở hữu tại cơ sở nước ngoài.3.1.2 Theo IAS 21
Kế toán sẽ áp dụng phương pháp tỷ giá cuối ngày hay còn gọi là tỷ giá hiện hành để chuyển đổi các báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài, theo đó :- Tất cả tài sản và nợ được quy đổi theo tỷ giá cuối ngày (ngày lập bảng cân đối kế toán).- Doanh thu, thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ giá vào ngày giao dịch thực sự. Tỷ giá xấp xỉ hoặc tỷ giá trung bình cũng được phép áp dụng.- Các nguyên tắc đặc biệt sẽ ấp dụng cho các đơn vị nước ngoài ở những nước có siêu lạm phát.
Mọi kết quả về chênh lệch tỷ giá được đưa trực tiếp vào vốn. (Dự trữ giao dịch ngoại tệ).
- Khi thanh lý khoản đầu tư thuần, số dự trữ giao dịch ngoại tệ sẽ được công nhận trong thu nhập.
3.2 Chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo.
Quy định của VAS-10 trong vấn đề này cũng phù hợp với IAS-21, theo đó:- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ.- Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch.
- Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác địh giá trị hợp lý.
- Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ giá tại ngày giao dịch (hoặc tỷ giá bình quân thích hợp).
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động được tính vào thu nhập hay chi phí của năm tài chính, tức là tính vào kết quả lãi, lỗ của họat động ở nước ngoài.
3.3 Nhận xét
So sánh VAS-10 với IAS-21 ta thấy rõ hơn nguồn gốc của khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái cũng như việc quy đổi khoản tiền mà doanh các cơ sở ở nước ngoài có đặc thù là thu và chi bằng ngoại tệ, tiền thu được có thể dùng để tái đầu tư, chuyển đổi hay chia cho công ty mẹ. Quá trình hạch toán thu, chi không có sự chuyển đổi tức thời nào của tài sản hay nợ phải trả từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác. Việc chuyển đổi báo cáo tài chính của các cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo chỉ đơn giản là chuyển các số liệu đã được đo lường bằng đồng tiền của nước sở tại, nơi cơ sở nước ngoài hoạt động thành đồng tiền báo cáo. Như vậy khi chuyển đổi các loại tài sản, nợ phải trả, các khoản mục doanh thu, thu nhập và chi phí khác thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa phát sinh, dù căn cứ quy đổi có khác nhau. Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến các khoản mục của báo cáo tài chính đã được chuyển đổi mà cụ thể là bảng cân đối kế toán sẽ được ghi nhận khi so sánh giá trị tài sản thuần của đơn vị ở nước ngoài, theo 2 cách tính khác nhau:
- Tính chênh lệch giữa tổng tài sản và nợ phải trả, theo đơn vị tiền tệ nước ngoài rồi quy đổi thành đơn vị tiền tệ của doanh nghiệp báo cáo, theo tỷ giá hối đoái lúc cuối kỳ.
- Lấy phần vốn chủ sở hữu lúc đầu kỳ cộng với phần lợi nhuận để lại lúc cuối kỳ, đã được chuyển đổi theo đúng quy định, của đơn vị nước ngoài.Giá trị các khoản mục tài sản, nợ phải trả dù thể hiện theo đơn vị tiền tệ nước nào cũng đều là một khoản tiền cố định. Do đó ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái trong việc chuyển đổi báo cáo tài chính, theo phương pháp tỷ giá hiện hành, chỉ có thể tính vào vốn chủ sở hữu của đơn vị nước ngoài. Tức là ảnh hưởng đến khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo. Điều này cũng có nghĩa là vốn cổ phần của cơ sở ở nước ngoài được quy đổi theo tỷ giá lịch sử. Và như vậy, sự thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo hơn là đối với các khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ riêng lẽ của cơ sở ở nước ngoài.
Khác với trường hợp chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài, trong trường hợp chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với doanh nghiệp báo cáo thì sự thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến từng khoản mục tiền tệ của họat động ở nước ngoài hơn
là khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo trong hoạt động đó. Khoản đầu tư này cũng được quy đổi theo tỷ giá ban đầu.
Như vậy, quy định của VAS 10 về việc chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài và của các hoạt động ở nước ngoài là phù hợp với IAS 21.
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN VỀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TGHĐ
1. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ liên quan đến các khoản mục Nợ phải trả và Nợ phải thu theo TT105/2003/TT-BTC.
Theo thông tư 105/2003/TT-BTC, nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ liên quan đến các khoản mục tiền tệ được hướng dẫn ở đoạn 2.4 và 2.5 như sau:
“Đối với bên Có của các TK nợ phải trả hoặc bên Nợ của các TK nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch”
“Đối với bên Nợ của TK nợ phải trả hoặc bên Có của các TK nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán tỷ giá trên sổ kế toán”
Hướng dẫn như vậy là chưa đúng trong một số trường hợp và trong những trường hợp đó nếu vận dụng như Thông tư hướng dẫn sẽ hạch toán sai tỷ giá.
1.1 Nghiệp vụ liên quan đến TK Nợ phải thu
Giả sử có một bút toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ:
Nợ TK 1112, 1122
Có TK 131
Nếu bút toán phản ánh số tiền khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp, theo hướng dẫn của Thông tư, bên Có của TK nợ phải thu được ghi theo tỷ giá ghi
trên sổ kế toán, bút toán sẽ được ghi:
Nợ TK 1112, 1122: Ghi theo TGHĐ tại ngày giao dịch
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 131: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá)
Nếu là phản ánh số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp thì hướng dẫn của Thông tư không còn đúng nữa. Bên Có của TK nợ phải thu trong trường hợp này không thể ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, mà phải được ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Bởi vì, mặc dù nghiệp vụ kinh tế này phát sinh liên quan đến bên Có của Tài khoản nợ phải thu nhưng không phải là ghi giảm một khoản nợ phải thu đã được ghi nhận trước đó, mà đây là nghiệp vụ được ghi nhận ban đầu và được coi như một khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng và trừ vào số tiền đã nhận ứng trước. Như vậy, nghiệp vụ này làm phát sinh tăng một tài sản đồng thời phát sinh tăng một khoản nợ phải trả. Đến cuối kỳ kế toán, nếu doanh nghiệp chưa bán hàng cho khách hàng thì khoản nhận ứng trước này sẽ được báo cáo ở chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” (mã số 313) thuộc phần Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Vậy trong trường hợp này bên Có của Tài khoản nợ phải thu phải được ghi theo TGHĐ tại ngày giao dịch và không có phát sinh chênh lệch tỷ giá:
Nợ TK 1112, 1122: Ghi theo TGHĐ ngày giao dịch
Có TK 131: Ghi theo TGHĐ ngày giao dịch
Khi doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng và trừ vào số tiền khách hàng đã ứng trước, kế toán sẽ định khoản bút toán doanh thu:
Nợ TK 131
Có TK 511
Lúc này, bên Nợ Tài khoản nợ phải thu không ghi theo TGHĐ tại ngày giao dịch như hướng dẫn của Thông tư, mà phải ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, tỷ giá ghi trên sổ kế toán ở đây chính là tỷ giá mà doanh nghiệp đã ghi ban đầu khi nhận ứng trước tiền của khách hàng. Khi đó bút toán trên sẽ được ghi:
Nợ TK 131: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán
Nợ TH 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 511: Ghi theo TGHĐ tại ngày giao dịch
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá)
1.2 Nghiệp vụ liên quan đến TK Nợ phải trả
Giả sử có một bút toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36119.doc