MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 2
I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 2
1. Khái niệm và tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình 2
2.Phân loại tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp 3
3.Nguyên giá tài sản cố định 3
4. Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình: 5
II. HAO MÒN VÀ TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 7
1. Hao mòn tài sản cố định hữu hình 7
2. Khấu hao tài sản cố định hữu hình 7
III.NGUYÊN TẮC TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 8
IV.PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐHH 9
1Phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng 9
2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: 11
V. HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH 15
1. Chứng từ, sổ sách hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình 15
2. Tài khoản sử dụng 15
3. Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình 16
4.Bảng tính và phân bổ khấu hao 17
5.Trình bày báo cáo tài chính 17
Phần II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐÓNG GÓP VỚI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KHẤU HAO TSCĐHH 18
I.SO SÁNH VỚI KẾ TOÁN QUỐC TẾ 18
1 So sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 18
2 So sánh với kế toán MỸ 20
II.NHẬN XÉT VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KHẤU HAO TSCĐHH. 22
1.Về ưu điểm 23
2 Về nhược điểm 24
III Ý KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỂ HOÀN THIỆN VỀ CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐHH 26
KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
32 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về chế độ kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào chi phí khác
Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao. Bao gồm: tài sản cố định thuộc dự trữ của Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, giữ hộ; tài sản cố định phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ...; những tài sản cố định phục vụ nhu cầu toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê cập, cầu cống, đường xá.. mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố định cho thuê
Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính phải trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trong trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
Việc trích và thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.
IV.PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐHH
Tài sản cố định trong một doanh nghiệp nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại. Vì vậy mà việc áp dụng một phương pháp khấu hao đúng cho các ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp là rất khó. Việc áp dụng một phương pháp khấu hao nó còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp và đặc biệt nó còn ảnh hưởng đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Chính điều này mà trong các văn bản quy định từ trước tới nay về tính và trích khấu hao tài sản cố định được Bộ Tài chính quy định một cách chặt chẽ.
1Phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng
a.điều kiện áp dụng:TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng “Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc,thiết bị,dụng cụ làm việc đo lường,thí nghiệm,thiết bị và phương tiện vận tải,dụng cụ quản lý,súc vật, vườn cây lâu năm.Khi thực hiện trích khấu hao nhanh,doanh nghiệp phải đảm bảo có lãi
b.Nội dung phương pháp :
1- Căn cứ các quy định trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định;
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định
trung bình hàng năm = ––––––––––––––––––––––––––
của tài sản cố định Thời gian sử dụng
Theo chuần mực VASo3 thì công thức tính khấu hao tài sản cố định hữu hình theo phương pháp đường thẳng là :
Mức trích khấu hao NG của TSCĐ –giá trị thu hồi ước tính
trung bình hàng năm = ––––––––––––––––––––––
của tài sản cố định Thời gian sử dụng
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
2. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.
3. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.
Trên thực tế hiện nay, phương pháp khấu hao đường thẳng được áp dụng phổ biến. Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
Theo quy định chung, để đơn giản cách tính thì tài sản cố định hữu hình tăng trong tháng, tháng sau mới trích khấu hao. Tài sản cố định hữu hình giảm trong tháng, tháng sau mới thôi trích khấu hao. Do vậy, để xác định khấu hao của tháng sau phải căn cứ vào tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình của tháng này. Vì số khấu hao của tháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm tài sản cố định hữu hình. Cho nên, để giảm bớt công việc tính toán hàng ngày, người ta chỉ tính số khấu hao tăng thêm hoặc làm giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng này theo công thức sau:
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao của những Số khấu hao
phải trích = đã tính + TSCĐ tăng thêm trong - những TSCĐ
trong tháng tháng trước tháng trước giảm đi trong tháng
trước
Mức khấu hao trung bình hàng năm được phép làm tròn số đến con số hàng đơn vị. Nếu số thập phân đầu tiên lớn hơn 5 thì làm tròn lên 1 đơn vị, nếu số thập phân đầu tiên nhỏ hơn 5 thì số hàng đơn vị giữ nguyên.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng, đơn giản, chi phí khấu hao được phân bổ đều vào các kỳ, tránh được sự biến động lớn về chi phí giữa các kỳ. Vì vậy ổn định việc kinh doanh của doanh nghiệp, thuận lợi công việc kiểm tra, tính toán.
Bên cạnh đó, phương pháp khấu hao đường thẳng cũng có một số nhược điểm: trong một số doanh nghiệp và một số ngành nghề kinh doanh có đặc điểm kinh doanh theo mùa vụ, theo hợp đồng... thì việc xác định chi phí khấu hao theo phương pháp này là không phù hợp vì những kỳ doanh nghiệp không thực hiện công việc kinh doanh nhưng vẫn có chi phí khấu hao. Không những thế, một số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nên muốn khấu hao nhanh để mở rộng, tái đâu tư nhanh hơn... thì phương pháp này không giải quyết được vấn đề.
2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
a.Điều kiện áp dụng :
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
b. Nội dung của phương pháp:
Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:
- Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định:
Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu khao nhanh
(%)
=
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
X
Hệ số
điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%)
=
1–––––––––––––––––
Thời gian sử dụng của tài sản cố định
X 100
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định
Hệ số điều chỉnh
(lần)
Đến 4 năm ( t £ 4 năm)
1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t £ 6 năm)
2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm)
2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
a.Điều kiện áp dụng
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
b. Nội dung của phương pháp:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định
=
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng
X
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định
bình quân tính cho = ––––––––––––––––––––––––––
một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định
=
Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm
X
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo sản lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
V. HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH
Mọi tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm: biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản và các chứng từ có liên quan) được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo đúng quy định. Tài sản cố định hữu hình được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng sử dụng tài sản cố định, được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định hữu hình.
Doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, sử dụng đối với những tài sản hữu hình đã hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những tài sản cố định hữu hình bình thường khác.
Định kỳ mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tài sản cố định hữu hình. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định hữu hình đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
1. Chứng từ, sổ sách hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
* Chứng từ dùng để phản ánh khấu hao tài sản cố định hữu hình bao gồm:
.Biên bản giao nhận tài sản cố định (số hiệu 01- TSCĐ) là một chứng từ bắt buộc. Nó phản ánh nguyên giá tài sản cố định tăng từ đó cho phép chúng ta trích khấu hao tăng làm căn cứ để tính và trích khấu hao tài sản cố định.
. Biên bản thanh lý tài sản cố định hữu hình (số hiệu- TSCĐ) phản ánh nguyên giá, giá trị tài sản cố định giảm làm căn cứ để chúng ta xoá sổ kế toán tài sản cố định đồng thời ghi giảm khấu hao tài sản cố định.
*Sổ sách dùng để ghi chép, phản ánh khấu hao tài sản cố định gồm:
. Sổ tổng hợp: thường là sổ cái TK 214
Tuỳ vào hình thức sổ mà doanh nghiệp áp dụng như: hình thức nhật ký chung, nhật ký chứng từ, nhật ký sổ cái mà sổ cái tài khoản 214 có kết cấu, hình thức riêng.
. Sổ chi tiết phản ánh khấu hao tài sản cố định bao gồm: sổ tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao.
2. Tài khoản sử dụng
Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành thì tài khoản được sử dụng để hạch toán khấu hao tài sản cố định là tài khoản 214 : Hao mòn tài sản cố định.
* Tài khoản 214: Hao mòn tài sản cố định
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của các loại tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp.
Kết cấu:
. Bên Nợ: phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình giảm do thanh lý, nhượng bán, điều chuyển nội bộ, mang đi góp vốn liên doanh...
. Bên Có: phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định hữu hình tăng do trích khấu hao, do đánh giá lại tài sản cố định hữu hình.
.Dư Có: phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 214 được chi tiết thành:
2141: Hao mòn tài sản cố định hữu hình
2142: Hao mòn tài sản cố định đi thuê tài chính
2143: Hao mòn tài sản cố định vô hình
Ngoài ra kế toán còn sử dụng tài khoản 211
* Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng, giảm của tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Kết cấu:
. Bên Nợ: - Phản ánh nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng do được cấp, mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, do các đơn vị tham gia liên doanh góp vốn, do biếu tặng...
Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình do xây lắp, do cải tạo nâng cấp,...
Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đánh giá lại.
. Bên Có: - Phản ánh nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý...
Nguyên giá giảm do tháo dỡ bớt một số bộ phận hoặc do đánh giá lại.
. Dư Nợ: Nguyên giá tài sản cố định hiện có ở doanh nghiệp
3. Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
- Định kỳ (tháng, quý,... tuỳ theo từng doanh nghiệp) trích khấu hao tài sản cố định hữu hình vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn tài sản cố định hữu hình, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (6274- chi tiết theo từng phân xưởng): Chi phí sản xuất chung về KHTSCĐHHHH
Nợ TK 641 (6414): Chi phí bán hàng về KHTSCĐHH
Nợ TK 642 (6424): Chi phí quản lý doanh nghiệp về KHTSCĐHH
Có TK 214 (2141): Hao mòn TSCĐHH trích trong kỳ
Khi trích hao mòn dùng cho hoạt động văn hoá vào thời điểm cuối năm, ghi:
Nợ TK 431 (4313): Ghi giảm quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 214 (2141): Hao mòn TSCĐHH
Tài sản cố định hữu hình đánh giá lại thei quyết định của Nhà nước
+ Trường hợp đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định hữu hình, ghi:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐHH đánh giá lại
Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản tăng
Có TK 214 (2141): Hao mòn TSCĐHH tăng thêm
+ Trường hợp điều chỉnh tăng gía trị hao mòn:
Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 214 (2141): Hao mòn TSCĐ tăng
+ Trường hợp điều chỉnh làm giảm giá trị hao mòn:
Nợ TK 214 (2141): Hao mòn TSCĐ giảm
Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản
+ Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá tài sản cố định hữu hình, ghi:
Nợ TK 412: Giá trị còn lại TSCĐHH đánh giá lại giảm
Nợ TK 214 (2141): Chênh lệch đánh giá lại tài sản giảm
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐHH giảm
Trường hợp giảm tài sản cố định hữu hình thì đồng thời với việc phản ánh giảm nguyên giá tài sản cố định hữu hình phải phản ánh giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định hữu hình.
Trường hợp tài sản cố định hữu hình đã tính đủ khấu hao cơ bản thì không tiếp tục tính khấu hao nữa.-Đối với tài sản cố định hữu hình đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào hoạt động sự nghiệp hoặc dự án, hoặc dùng cho phúc lợi thì không trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh mà phải trích khấu hao tài sản cố định hữu hình một năm một lần.
4.Bảng tính và phân bổ khấu hao (Bảng phụ lục )
5.Trình bày báo cáo tài chính
. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại TSCĐ hữu hình về những thông tin sau:(a) Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình;(b) Phương pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao;(c) Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ;(d) Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐ hữu hình) phải trình bày các thông tin:- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng, giảm trong kỳ;- Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và lũy kế đến cuối kỳ;- Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vay;- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang;- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trong tương lai.- Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tạm thời không được sử dụng;- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng;- Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đang chờ thanh lý;- Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình.
Phần II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐÓNG GÓP VỚI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KHẤU HAO TSCĐHH
I.SO SÁNH VỚI KẾ TOÁN QUỐC TẾ
1 So sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) là chuẩn mực mang tính hướng dẫn cao nhất đối với quốc gia.Vì vậy khi nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới(WTO) thì việc điều chỉnh chế độ kế toán Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế là việc làm hết sức cần thiết.Do đó chuẩn mực kế toán Việt Nam về khấu hao TSCĐHH cũng dựa trên nền tảng của chuẩn mực kế toán quốc tế.và có một số các thay đổi phù hợp với đặc điểm kế toán Việt Nam.Những thay đổi tạo ra những nét riêng cho chuẩn mực kế toán nước ta.Và khi nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam,em n
hận thấy có một số các đặc điểm giống và khác nhau giữa kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế.
a.Điểm giống nhau
-Về giá trị thu hồi ước tính :Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS03) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đều đề cập đến giá trị thu hồi ước tính.Tuy nhiên chế độ quản lý và trích khấu hao (QĐ 206\2003\QĐ_BTC )không đề cập đến giá trị thu hồi ước tính
-Về phương pháp tính khấu hao :Chuẩn mực Kế toán Việt Nam kế thừa 3 phương pháp tính khấu hao TSCĐHH của IAS :phương pháp khấu hao theo đương thẳng,phương pháp theo số dư giảm dần có điều kiện,phương pháp khấu hao thep sản lượng sản phẩm.
b.Điểm khác nhau
-Về giá trị thu hồi ước tính : Ở chế độ quản lý và trích khấu hao (QĐ 206\2003\QĐ_BTC )không đề cập đến giá trị thu hồi ước tính,nhưng trong chuẩn mực kế toán quốc tế có đề cập đến giá trị thu hồi ước tính
-Về công thức tính khấu hao TSCĐHH :Đối với ÍAS khi tính khấu hao thì trừ đi phần giá trị thu hồi ước tính,còn đối với quyết định 206\2003\QĐ-BTC thì khi tính khấu hao,tính luôn cả phần giá trị thu hồi ước tính.Cụ thể như
-Đối với phương pháp khấu hao theo đường thẳng,thì công thức tính khấu hao của :
+Đối với kế toán Việt Nam.công thức tính là
Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định
trung bình hàng năm = ––––––––––––––––––––––––––
của tài sản cố định Thời gian sử dụng
+Đối với kế toán quốc tế,công thức tính là
Mức trích khấu hao nguyên giá của TSCĐ –giá trị thu hồi ước tính
trung bình hàng năm = ––––––––––––––––––––––
của tài sản cố định Thời gian sử dụng-
Sự khác nhau về cách tính khấu hao,sẽ làm cho giá trị tính khấu hao sẽ khác nhau và chi phí giá thành sản phẩm cũng khác nhau.Em nhận thấy rằng giá trị ước tính của TSCĐHH trong doanh nghiệp thường rất cao,và nhiều tài sản khi đã thu hồi được hết giá trị khấu hao,nhưng vẫn được tiếp tục sửa dụng.Như vậy các doanh nghiệp sẽ tính chi phí giá thành sản phẩm cao trong thời kỳ mà TSCĐHH vẫn được tính khấu hao như vậy sẽ giảm sự cạnh tranh về giá của sản phẩm của doanh nghiệp.,đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam khi đã gia nhập WTO thì cạnh tranh để sinh tồn ngày càng quyết liệt hơn,.Mặt khác,Việt Nam cũng có rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư,thì nguyên tắc chuẩn mực kế toán Việt Nam phải phù hợp với nguyên tắc Kế toán quốc tế.Do vây công thức tính khấu hao của TSCĐHH cũng phải phù hợp với IAS,và phù hợp với các nước trên thế giới.
2 So sánh với kế toán MỸ
Kế toán Mỹ được rất nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu để làm nền tảng xây dựng chuẩn mực,và kế toán Mỹ cũng ảnh hưởng rất lớn.Mặt khác trong quá trình học ở trường em cũng được học về kế toán Mỹ,>Chính vì vậy,em đã chọn kế toán Mỹ để so sánh với kế toán Việt Nam,Trong quá trình nghiên cứu,em đã nhận thấy giữa kế toán Việt Nam và Kế toán Mỹ có một số các đặc điểm giống nhau và khác nhau như sau :
a.về điểm giống nhau
-Về giá trị thu hồi ước tính :Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS03) và kế toán Mỹ đều đề cập đến giá trị thu hồi ước tính.Tuy nhiên chế độ quản lý và trích khấu hao (QĐ 206\2003\QĐ_BTC )không đề cập đến giá trị thu hồi ước tính
-Về phương pháp tính khấu hao :Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và kế toán Mỹ đều có 3 phương pháp tính khấu hao :phương pháp khấu hao theo đương thẳng,phương pháp theo số dư giảm dần có điều kiện,phương pháp khấu hao thep sản lượng sản phẩm.
b.Về điểm khác nhau
-Về giá trị thu hồi ước tính : -Về giá trị thu hồi ước tính : Ở chế độ quản lý và trích khấu hao (QĐ 206\2003\QĐ_BTC )không đề cập đến giá trị thu hồi ước tính,nhưng trong kế toán Mỹ đề cập đến giá trị thu hồi ước tính.-Về công thức tính khấu hao TSCĐHH :Đối với kế toán Mỹ khi tính khấu hao thì trừ đi phần giá trị thu hồi ước tính,còn đối với quyết định 206\2003\QĐ-BTC thì khi tính khấu hao,tính luôn cả phần giá trị thu hồi ước tính.Cụ thể như
- Phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
+Đối với kế toán Mỹ,công thức tính là
Mức trích khấu hao nguyên giá củaTSCĐ–giá trị thu hồi ướctính
trung bình hàng năm = ––––––––––––––––––––––
của tài sản cố định Thời gian sử dụng
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
+Đối với kế toán Mỹ :Thì phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh,thì có 2 phương pháp tính
Thứ nhất :Phương pháp khấu hao giảm dần với tỷ suất không đổi
Là phương pháp khấu hao giảm dần mà số năm phục vụ của tài sản được cộng lại với nhau.Kết quả đó trở thành mẫu số của dãy phân số được áp dụng để tính chi phí phải khấu hao của tài sản trong việc phân bổ tổng mức khấu hao trên số năm hữu ích ước tính.Tử số của phân số là thứ tự nghịch đảo của những năm riêng biệt trong đời sống hữu dụng ước tính của tài sản.
Thứ hai :Phương pháp khấu hao giảm dần với tỷ suất không đổi
Là phương pháp khấu hao giảm dần được tính bằng tỷ lệ cố định nhân với giá trị còn lại (giảm dần với tỷ suất không đổi )của tài sản.
Trong đó :
Tỷ lệ cố định là tỷ lệ (%)=2 * tỷ lệ ( %)theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Cả 2 phương pháp này có mức khấu hao cao hơn trong những năm đầu của vòng đời tài sản
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
+Đối với kế toán Mỹ :
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định
=
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng
X
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức trích khấu hao Nguyên giá TSCĐ-giá trị thu hồi ước tính
bình quân tính cho = ––––––––––––––––––––––––––
một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế
Khi so sánh công thức tính của các phương pháp khấu hao của kế toán Việt Nam với Kế toán Mỹ,em nhận thấy giữa kế toán Việt Nam và kế toán Mỹ có sự khác nhau cơ bản trong công thức,đó là Kế toán Việt Nam không tính đến giá trị thu hồi ước tính,còn đối với kế toán Mỹ thì tính đến giá trị thu hồi ước tính.Như vậy thì xác định mức khấu hao phải trích trong tháng(năm )của cùng một tài sản có nguyên giá như nhau,thì theo kế toán Mỹ sẽ có giá trị nhỏ hơn so với kế toán Việt Nam.Do đó mà kế toán Mỹ sẽ đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu hơn so với kế toán Việt Nam.Vì đối với TSCĐHH khi thanh lỹ sẽ thu hồi được số tiền lớn như nhà cửa,ô tô.Vì vậy không tính đến giá trị thu hồi ước tính khấu hao TSCĐHH,đã gián tiếp làm cho mức khấu hao được hạch toán vào chi phí cao hơn thực tế.Do đó làm cho giá thành sản phẩm cao hơn giảm mức cạnh tranh trên thị trường.
Khi so sánh công thức tính khấu hao theo phương pháp giảm dần có điều chỉnh,em nhận thấy kế toán Việt Nam và kế toán Mỹ không có sự khác nhau nhiều về công thức tính khấu hao.Tuy nhiên em nhận thấy nếu có 2 công thức tính như của kế toán Mỹ như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp sẽ lựa chọn được phương pháp tính phù hợp với tài sản của doanh nghiệp hơn.Nhưng theo phương pháp của Việt Nam như vậy sẽ đơn giản trong việc áp dụng,nhưng nó lại tính chung cho những tài sản có các điều kiện :là tài sản đó thuộc lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh..
II.NHẬN XÉT VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KHẤU HAO TSCĐHH.
Chế độ kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế,và kế toán ở một số các nước khác trên thế giới.Vì vậy chế độ kế toán Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu về hạch toán kế toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bàn về chế độ kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình ở Việt Nam hiện nay.doc