MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 1
PHẦN 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẤU HAO TSCĐ VÀ HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ 2
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TSCĐ 2
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ 2
1.1.1.1. Khái niệm TSCĐ 2
1.1.1.2. Đặc điểm TSCĐ 2
1.1.2. Phân loại TSCĐ 2
1.1.2.1.Theo hình thái biểu hiện của TSCĐ 3
1.1.2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu 3
1.1.2.3. Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng 4
1.1.3. Khái quát chung về khấu hao TSCĐ 4
1.1.3.1. Khái niệm về khấu hao TSCĐ 4
1.1.3.2. Nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ 6
1.1.3.3. Một số quy định về khấu hao TSCĐ 8
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ. 9
1.3. NỘI DUNG HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ 13
1.3.1. Tài khoản sử dụng 13
1.3.2. Phương pháp hạch toán: 13
1.3.3. Khái quát về các hình thức tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ 17
PHẦN 2:THỰC TRẠNG VỀ KHẤU HAO VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ HIỆN NAY TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 20
2.1. Thực trạng về khấu hao TSCĐ 20
2.2. V ận dụng các phương pháp trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp 20
2.2.1. Phân tích điều kiện vận dụng đối với phương pháp khấu hao đường thẳng . 22
2.2.2.Phân tích điều kiện vận dụng đối với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. 23
2.2.3.Phân tích điều kiện vận dụng đối với phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. 25
2.3. Những bất cập trong phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại các DN: 26
2.3.1.Tình trạng thiếu những quy định cụ thể, chi tiết, hoàn thiện cho việc phân loại và sử dụng TSCĐ. 26
2.3.1.1. Điều kiện ghi nhận TSCĐ: 26
2.3.1.2. Thành phần của nguyên giá hữu hình và vô hình : 27
2.3.2. Giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ không được tính đến trong công thức tính khấu hao. 27
2.4. Những bất cập trong kế toán khấu hao TSCĐ: 29
PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ TRONG DN 30
3.1.Cơ sở hoàn thiện chung: 30
3.2. Phương hướng hoàn thiện phương pháp khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp: 30
3.2.1.Để khách quan trong việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 30
3.2.2. Nên đưa giá trị thu hồi vào công thức xác định mức khấu hao. 31
3.2.3.Về giá trị phải khấu hao và thời gian sử dụng của TSCĐ: 32
3.3.Phương hướng hoàn thiện hạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp : 32
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3599 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về hạch toán khấu hao tài sản cố định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính cho =
một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế
- Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12
tháng trong năm. Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá TSCĐ thay
đổi, Doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao TSCĐ.
hao TSCĐ.
*Öu ñieåm vaø nhöôïc ñieåm :
+ Öu ñieåm
Phaûn aûnh töông ñoái chính xaùc TS vaø chí kinh doanh theo möùc ñoä söû duïng cuûa TSCÑ giaù trò hao moøn.
Möùc khaáu hao khoâng phuï thuoäc vaøo thôøi gian.
+ Nhöôïc ñieåm:
Khoâng xaùc ñònh khi naøo taøi saûn coá ñònh seõ khaáu hao heát vì khoâng xaùc ñònh ñöôïc thôøi gian khaáu hao cuûa TSCÑ.
Khoâng tính khaáu hao ñöôïc ñoái vôùi nhöõng taøi saûn giaùn tieáp trong hoaït ñoäng quaûn lyù.
Phaûi xaùc ñònh coâng suaát thieât keá cuûa TSCÑ.
Coâng vieäc tính toaùn phöùc taïp, khoái löôïng coàn vieäc nhieàu vaø phaûi theo doõi chính xaùc soá löôïng cuûa saûn phaåm ñöôïc taïo ra do söû duïng TS.
1.3. NỘI DUNG HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ
1.3.1. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê hoạt động) kế toán sử dụng tài khoản 214 "hao mòn tài sản cố định" tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định (nhượng bán, thanh lý …).
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cốđịnh (do trích khấu hao, đánh giá tăng hao mòn…)
Dư có: Giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có.
Tài khoản 214 chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
+ Tài khoản 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
+ Tài khoản 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình
Bên cạnh đó, kế toán còn sử dụng tài khoản 009 "nguồn vốn khấu hao cơ bản" để theo dõi tình hình thành và sử dụng số vốn khấu hao cơ bản tài sản cố định. Tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ: Các nghiệp vụ làm tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản (trích khấu hao cơ bản, thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển trước đây…)
Bên Có: Các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao (đầu tư mua sắm TSCĐ, trả nợ vay, điều chuyển vốn khấu hao, cho vay …)
Dư Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn.
1.3.2. Phương pháp hạch toán:
- Định kỳ (tháng, quý…) trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí kinh doanh:
Nợ TK 627 (6274: Chi tiết theo từng phân xưởng):Khấu hao TSCĐdùng cho các phân xưởng sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Nợ TK 641 (6414): Khấu hao TSCĐ sử dụng cho tiêu thụ hàng hoá dịch vụ.
Nợ TK 642 (6424): Khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp
Có TK 214 (chi tiết theo từng tiểu khoản): Tổng số khấu hao phải trích trong kỳ.
Đồng thời, ghi số khấu hao đã trích trong kỳ:Nợ TK 009. - Trường hợp vào cuối năm tài chính, khi doanh nghiệp xem xét lại. Thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao (chủ yếu đối với TSCĐ vô hình), nếu có mức chênh lệch với số khấu hao trong năm cần tiến hành điều chỉnh. Nếu mức khâu hao mới cao hơn mức khấu hao đã trích, số chênh lệch tăng được ghi bổ xung vào chi phí kinh doanh như khi trích khấu hao bình thường. Ngược lại, nếu mức khấu hao phải trích nhỏ hơn số đã trích khoản chênh lệch giảm được ghi giảm, chi phí kinh doanh như sau:
Nợ TK 214: Số chênh lệch giảm
Có các TK liên quan (627,641, 642…)
- Trường hợp tăng giá trị hao mòn do đánh giá lại:
BT1: Nợ TK 412: Ghi giảm chênh lệch giá
Có TK 214: Ghi tăng giá trị hao mòn
- Trường hợp được cấp, chuyển đến
+ Đối với đơn vị phụ thuộc
Nợ TK 211, 213 (chi tiết tiểu khoản): Nguyên giá TSCĐ
Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh theo giá trị còn lại.
Có TK 214: Giá trị hao mòn (nếu có)
- Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
BT1: Xoá sổ TSCĐ nhượng bán, thanh lý
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK 811: Giá trị còn lại
Có TK 211, 213 (chi tiết tiểu khoản): Nguyên giá TSCĐ.
BT2: Phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ và số thu hồi về thanh lý TSCĐ.
Nợ TK 111, 112: Thu bằng tiền
Nợ TK 152, 153: Số thu hồi vật liệu dụng cụ nhập kho
Nợ TK 131, 138: Phải thu ở người mua
Có TK 711: Giá bán TSCĐ hoặc thu nhập về thanh lý.
Có TK 3331 (333311): Thuế GTGT phải nộp (nếu có). BT3: Tập hợp chi phí nhượng, bán thanh lý TSCĐ
Nợ TK 811: Tập hợp chi phí nhượng bán, thanh lý
Nợ TK 13 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK liên quan (111, 112, 331, 334…)
- Trường hợp khấu hao hết đối với TSCĐ hữu hình và vô hình
Nợ TK 214 (2141, 2143): Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
- Trường hợp giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ nhỏ.
Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh 1 lần, còn giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK 627 (6273): Tính vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 (6413): Tính vào chi phí bán hàng
Nợ TK 642 (6423): Tính vào chi phí QLĐN
Nợ TK 242: Giá trị còn lại (nếu giá trị còn lại lớn)
Có TK 211, 213, Nguyên giá TSCĐ.
- Trường hợp do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị1lần phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn (do khi góp vốn phải đánh giá lại TSCĐ) được ghi vào tài khoản 412' "chênh lệch đánh giá lại tài sản".
Nợ TK214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK 222: Giá trị vốn góp liên doanh dài hạn
Nợ TK 128: Giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn
Nợ (hoặc Có) TK 412: Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị vốn góp.
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ vốn góp.
- Trường hợp trả lại vốn góp cho các bên tham gia liên doanh. BT1: Xoá sổ TSCĐ
Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh): Giá trị còn lại theo thoả thuận
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ (hoặc có) TK 412: Phần chênh lệch nếu có
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ trao trả
- Trường hợp phát hiện TSCĐ thiếu và chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK 138 (1381): Giá trị thiếu chờ xử lý
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Khi có quyết định xử lý.
Nợ TK 111, 1388, 334…: Cá nhân phải bồi thường, hoặc trừ lương
Nợ TK liên quan (411, 415, 811, …): Quyết định ghi tăng chi phí khác
hay giảm nguồn vốn .
Có TK 138 (1381): Giá trị hiện nay đã xử lý
- Trường hợp trao đổi TSCĐ tương tự
Doanh nghiệp dùng TSCĐ của mình để trao đổi TSCĐ tương tự của đơn vị khác (về công dụng và giá cả).
Nợ TK 211, 213 :Nguyên giá TSCĐ nhận về
Nợ TK 214 :Giá trị hao mòn TSCĐ đem trao đổi
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ đem trao đổi
- Trường hợp trao đổi TSCĐ không tương tự.
+ Xoá sổ TSCĐ đem trao đổi
Nợ TK 811: Giá trị còn lại
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
+ Giá hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (do thoả thuận)
Nợ TK 131: Giá hợp lý TSCĐ đem trao đổi
Có TK 711: Tăng thu nhập khác
Có TK3331: Thuế GTGT phải nộp + Giá hợp lý của TSCĐ nhận về
Nợ TK 211, 213 - Nguyên giá
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131: Giá hợp lý của tài sản nhận về
Nếu giá hợp lý của TSCĐ đem trao đổi lớn hơn giá hợp lý của TSCĐ nhận về ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
Và ngược lại.
- Trường hợp trả TSCĐ thuê tài chính
+ Trong quá trình sử dụng TSCĐ thuê tài chính kế toán phải tiến hành khấu hao TSCĐ thuê vào chi phí kinh doanh từng kỳ hạch toán.
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 214 (2142) :Khấu hao TSCĐ thuê tài chính.
+ Cuối niên độ kế toán xác định số phải trả về nợ gốc cho thuê tài chính
Nợ TK 342: Ghi giảm số nợ dài hạn về thuê tài chính
Có TK 315: Ghi tăng nợ dài hạn đến hạn trả.
+ Khi thanh toán gốc và lãi vay cho công ty tài chính
Nợ TK 315 :Thanh toán gốc đến hạn trả
Nợ TK 635 :Lãi thuê tài chính
Nợ TK 133:Thuế GTGT được khấu trừ không nằm trong nợ gốc.
Có TK 111, 112
+ Khi trả TSCĐ thuê tài chính
giả dụ còn lại chưa khấu hao hết (nếu có) đưa vào chi phí phân bổ
Nợ TK 242: Kết chuyển giá trị còn lại chưa nhân hao hết (nếu có)
Nợ TK 214 (2142): Giá trị hao mòn luỹ kế
Có 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê
+ Nếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn tài sản thuê BT1 Nợ TK 211, 213: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ tự có
Có TK 212: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
BT2 kết chuyên giá trị hao mòn
Nợ 214 (2142): Giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có 214 (2141, 2143): Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ nếu có của
doanh nghiệp
- Đối với TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp kinh phí dự án
+ Khi nhượng bán
Nợ TK 466: Giá trị còn lại
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213… Nguyên giá TSCĐ
1.3.3. Khái quát về các hình thức tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ
*Sổ sách kế toán
- Thẻ TSCĐ và sổ chi tiết tài sản
+ Thẻ TSCĐ: được lập để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình
hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng quý, hàng năm của
từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận.
Thẻ được lưu ở phòng kế toán suốt quá trình sử dụng TSCĐ.
+ Sổ chi tiết TSCĐ: có thể mở để theo dõi cho một loại TSCĐ hoặc mởcho một bộ phận (phân xưởng, phòng ban) của doanh nghiệp. Sau khi phân loại TSCĐ theo tiêu thức do doanh nghiệp lựa chọn xác định đúng đối tượng ghi TSCĐ là TSCĐ riêng lẻ hay hệ thống TSCĐ; ghi mà sổ cho TSCĐ, sau đó kế toán ghi vào thẻ TSCĐ, mỗi loại TSCĐ ghi một thẻ và vào sổ chi tiết TSCĐ, mỗi tài sản ghi một dòng
- Sổ tổng hợp
+ Hình thức "Nhật ký chung"
Hình thức nhật ký chung gồm có 2 sổ tổng hợp là nhật ký chung và sổ
cái TK 214. Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán định khoản, ghi vào sổ nhật ký chung, đồng thời ghi vào thẻ, sổ chi tiết TSCĐ. Trên cơ sởcủa sổ nhật ký chung chuyển sang sổ cái TK 214. Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, tính ra sổ phát sinh nợ, có và số dư cuối kỳ của TK 214 trên sổ cái. Đối chiếu sổ cái TK 214 với bảng
tổng hợp chi tiết nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh. Trên
cơ sở số liệu ở sổ TK 214, ghi vào bảng cân đối sổ phát sinh cho tài khoản đó.
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để
ghi vào mục"Hao mòn luỹ kế TSCĐ" trên bảng cân đối kế toán.
+ Hình thức "Nhật ký - sổ cái"
Hình thức sổ kế toán "Nhật ký - sổ cái" chỉ có một sổ tổng hợp là nhật ký - sổ cái. Hàng ngày, từ chứng từ gốc, kế toán định khoản và ghi vào nhật ký - sổ cái, mỗi chứng từ ghi một dòng. Sau khi vào nhật ký - sổ cái, đồng thời ghi vào thẻ, sổ chi tiết TSCĐ. Cuối tháng, tính ra số phát sinh nợ, có và số dư cuối kỳ của TK 214. Từ số liệu của sổ chi tiết TSCĐ, lập bảng tổng hợp chi tiết, để đối chiếu số liệu của tài khoản 214 trên sổ nhật ký - sổ cái, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh. Căn cứ vào số dư cuối kỳ của tài khoản 214 và bảng tổng hợp chi tiết để xác định giá trị ghi vào mục "Hao mòn luỹ kế TSCĐ" trên bảng cân đối kế toán.
+ Hình thức "Chứng từ ghi sổ"
Hình thức "Chứng từ ghi sổ" gồm có 2 sổ tổng hợp là sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ, sổ cái TK 214
Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sẽ được vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó được dùng để ghi vào sổ cái TK 214. Các chứng từ gốc sau khi được dùng làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các thẻ, sổ chi tiết TSCĐ. Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, tính ra số phát sinh nợ, có và số dư cuối kỳ TK 214 trên sổ cái. Đối chiếu sổ cái TK 214 với bảng tổng hợp chi tiết, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh. Trên cơsở số liệu của sổ cái TK 214 ghi vào bảng cân đối số phát sinh cho tài khoản đó. Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để ghi vào mục "Hao mòn luỹ kế TSCĐ" Trên bảng cân đối kế toán.
+ Hình thức "Nhật ký chứng từ"
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, và bảng phân bổ khấu hao để vào bảng kê số 4 và số 5, đồng thời vào thẻ, sổ chi tiết TSCĐ. Cuối kỳ, từ bảng kê số 4 và số 5 vào nhật ký chứng từ số 7. Nhật ký chứng từ số 7 là căn cứ đểvào sổ cái TK 214. Kế toán tính toán ra số phát sinh nợ, có và dư cuối kỳ TK 214. Từ sổ, thẻ TSCĐ lập bảng tổng hợp chi tiết đối chiếu với sổ cái TK 214, nếu có chênh lệch tìm nguyên nhân và điều chỉnh. Từ số liệu của sổ cái TK 214 và bảng tổng hợp chi tiết kế toán ghi vào mục "Hao mòn lũy kế TSCĐ" trên bảng cân đối kế toán.
PHẦN 2:THỰC TRẠNG VỀ KHẤU HAO VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ HIỆN NAY TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Thực trạng về khấu hao TSCĐ
Xuất phát từ những yêu cầu của công tác quản lý, cũng như sự đòi hỏi mạnh mẽ phải hội nhập của nền kinh tế với khu vực và quốc tế, cũng để ngày càng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế thì nhà nước đã ngày càng có những văn bản điều chỉnh các quy định trong công tác kế toán tài chính. Việc ban hành 10 chuẩn mực kế toán Việt Nam theo quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong đó có chuẩn mực số 03, 04 là các chuẩn mực về TSCĐ hữu hình và vô hình, đã làm cho công tác kế toán về TSCĐ ngày càng được hoàn thiện thêm, đặc biệt có các vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm trong đầu tư quản lý sử dụng và thu hồi vốn đối với TSCĐ cũng như ảnh hưởng của nó tới xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau đó là việc ban hành thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT - BTC ngày 31/12/2002; Trong đó có hướng dẫn nội dung hai chuẩn mực này. Việc ban hành quyết định số 149 trong đó có 2 chuẩn mực 03, 04, các chuẩn mực này đã có nhiều điểm phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhất là với hệ thống chuẩn mực kế toán của các nước Tây Âu và ngày càng phù hợp hơn với đặc điểm của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Việc quy định thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao (Tuy phải thực hiện nhất quán trong nhiều kỳ) nhưng đã cho phép xem xét lại định kỳ, thường là cuối năm tài chính nếu thời gian hữu ích không còn phù hợp hoặc có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản thì được điều chỉnh thời gian sử dụng hữu ích, tỷ lệ khấu hao và thay đổi phương pháp khấu hao cho năm hiện hành và những năm tiếp theo. Việc ban hành quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.
Thay thế quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính, về chế độ quản lý sử dụng, trích khấu hao TSCĐ đã nâng giá trị về tiêu chuẩn TSCĐ từ 5 triệu đồng lên 10 triệu đồng việc đó đã tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp đẩy nhanh việc thu hồi vốn đầu tư đối với những tài sản của doanh nghiệp. Cùng với việc mở rộng hơn các phương pháp khấu hao cũng đã góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng cho phù hợp với những đặc điểm của TSCĐ và đặc điểm của doanh nghiệp.
2.2. V ận dụng các phương pháp trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp
Việc vận dụng các phương pháp khấu hao trong thực tế cho từng loại TSCĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như về đặc tính hao mòn của tài sản cố định ,cách thức sử dụng TSCĐ để tạo ra lợi ích kinh tế , mục tiêu quản trị của doanh nghiệp hay chính sách quản lý của nhà nước . ta sẽ xem xet từng vấn đề cụ thể như sau:
Đặc tính hao mòn của TSCĐ .
Ta thấy rằng tái sản cố định không chỉ bị hao mòn thuần túy về mặt vật lý do quá trình sử dụng mà còn bị hao mòn vô hình do tiến bộ của khoa học kỹ thuật . Chính sự lạc hậu về kỷ thuật dẫn đến sự suy giảm lợi ích kỷ thuật mà TSCĐ có thể mang lại hoặc rút ngắn thời gian hữu dụng của chúng . Yếu tố hao mòn vô hình với xu hướng ngày càng tăng tác động đáng kể đến việc lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp , đặt biệt với các loại máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ kỷ thuật cao và TSCĐ vô hình khác.
Cách thức sử dụng TSCĐ .
Ngoài yếu tố hao mòn , các đặt điểm về cách thức sử dụng TSCĐ cũng là căn cứ để doanh nghiệp dự tính thời gian xử dụng hữu ích và áp dụng phương pháp khấu hao thích hợp cho từng loại tài sản cố định . Mức tận dụng công suất của máy móc thiết bị , chế độ sữa chữa ,bảo quản ,công tác ,bảo dưỡng ,….. là các nhân tố chính dẫn đến hao mòn nhanh hay chậm ,ảnh hưởng đến thời gian hữu dụng của TSCĐ.
Mục tiêu quản trị của doanh nghiệp .
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một phương pháp khấu hao cho mục đích kế toán khác với phương pháp khấu hao cho mục dích tính thuế . Điều này giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp tính mức khấu hao hợp lí để đảm bảo thời gian thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ ,chủ động trong việc nhanh chóng đổi mới công nghệ ,hiện đại quy trình sản xuất kinh doanh . Tuy nhiên cần có sự kết hợp hài hòa vấn đề với mục tiêu lợi nhuận , phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ , từng loại sản phẩm và từng loại thị trường . trên khía cạnh này ,khấu hao trở thành một chính sách quan trọng của doanh nghiệp .
Chính sách quản lí của nhà nước
Để tăng cường hoạt động quản lý của doanh nhiệp nói chung và quản lý việc sử dụng và trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp , nhà nước thường ban hành và quy định áp dụng thống nhất chế độ quản lý và trích khấu hao cụ thể cho từng loại TSCĐ .
Quy định thống nhất về thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu của TSCĐ hữu hình , chi tiết theo từng loại cụ thể.
Quy định về phương pháp khấu hao TSCĐ doanh nghiệp được áp dụng , hướng dẫn trương hợp áp dụng thích hợp cho từng phương pháp . Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao mà doanh nghiệp đã lực chọn và cần phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ đó.
Xem xét những yếu trên ta phân tích từng trường hợp cụ thể:
2.2.1. Phân tích điều kiện vận dụng đối với phương pháp khấu hao đường thẳng .
Ta nhận thấy phương pháp khấu hao theo đường thẳng được sử dụng rộng rãi trên thực tế gắn liền với những ưu điểm vốn có của nó. Tuy nhiên phương pháp này thường được áp dụng với những loại TSCĐ mà việc sử dụng tài sản đó không phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm tạo ra hay kết quả hoạt động mà doanh nghiệp tạo ra , năng suất sử dụng TSCĐ đó là tương đối ổn định trong kỳ .
Những TSCĐ sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng có thể kể đến như nhà cửa , vật kiến trúc , tài sản phụ vụ cho văn phòng trong quản lý, bán hàng, quyền sử dụng đất…..
Các TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng đều mang lại những lợi ích kinh tế khi doanh nghiệp khai thác, sử dụng tài sản đó. Sự hao mòn của TSCĐ khi sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại. Khi việc sử dụng tài sản không phụ vào đầu ra của quá trình hoạt động thì dù doanh nghiệp có tạo ra kết quả cao hay thấp, nhiều hay ít thì mức sử dụng của tài sản đó vẫn cố định , không có sự thay đổi nhiều. Và việc sử dụng này không ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất tạo ra sản phẩm trong doanh nghiệp.
Áp dụng phương pháp này cho phép chúng ta dễ dàng xác định mức khấu hao cố định của từng tháng hay từng năm. Nếu ta áp dụng phương pháp khấu hao nhanh hay phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm sản xuất đối với loại sản phẩm này thì se x không hề phụ thuộc. phương pháp khấu hao nhanh sẽ tính mức khấu hao lớn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ, đẩy mức chi phí tăng cao trong khi đó mức sử dụng của tài sản này là hoàn toàn ổn định trong từng năm, như vậy trích khấu hao nhanh sẽ không phản ánh thực chất mức độ sử dụng của sản phẩm này. Mặt khác nếu ta sử dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng sản phẩm sản xuất thì mức khấu hao của loại sản phẩm này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mức sản lượng mà tài sản này tạo ra cũng như mức độ sử dụng của đó. Trong khi những tài sản này không trực tiếp tham gia vào việc sản xuất sản phẩm, chỉ là những tài sản mang tính chất quản lí thì việc vận dụng phương pháp này hoàn toàn cấp bập.
Ta thấy rằng áp dụng theo phương pháp khấu hao theo đương thẳng sẽ giúp doanh nghiệp ước tính được thời gian hòa vốn của tàu sản là bao lâu , ước tính được một cách rõ ràng mức chi phí trích trong kỳ, từ đó ước tính được mức độ ảnh hưởng của nó tới lợi nhuận trong kì của doanh nghiệp.
2.2.2.Phân tích điều kiện vận dụng đối với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
Những TSCĐ áp dụng phương pháp này phải đảm bảo các điều kiện sau:
Là tài sản cố định đầu tư mới(chưa qua sử dụng)
Là các loại máy móc, thiết bị,dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm phần mềm máy tính, bằng sáng chế, bản quyền,…
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
Áp dụng đối với những doanh nghiệp kinh doanh có lãi bởi vì sử dụng phương pháp này chi phí khấu hao những năm đầu thường lớn, từ đó đẩy chi phí kinh doanh trong kỳ tăng lên. Nếu doanh nghiệp kinh doanh không có lãi thì sẽ gây ra tình trạng xấu về tài chính, gây lỗ trong nhiều năm và kéo theo những vấn đề khó khăn khác.
Sở dĩ chúng ta áp dụng phương pháp này đối với những lĩnh vực có công nghệ thay đổi nhanh vì việc trính khấu hao lớn sẽ nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, trích lập quỹ khấu hao để tái đầu tư TSCĐ. Thông qua việc sửa chữa, nâng cấp hay mua mới tài sản cố định.như trang thiết bị mới có tính năng kỹ thuật cao, từ đó vào sản xuất sản phẩm tạo ra dòng phẩm mới có tính năng vượt trội….có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh gay gắt hiện nay. Một khi kinh doanh đã hạn chế được sự lỗi thời của sản phẩm và vượt qua được các trở ngại đó thì việc tiếp nhận những dòng sản phẩm mới sẽ dễ dàng, biểu hiện ở việc chấp nhận sản phẩm đó. Như thế chẳng mấy chốc doanh nghiệp sẽ thu lợi, tạo ra lợi nhuận đủ bù đắp chi phí mà đã bỏ ra những năm đầu khi áp dụng phương pháp khấu hao này.
Bên cạnh đó tỷ trọng về những thiết bị áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh không lớn lắm nên vấn đề chi phí có thể giải quyết được. vận dụng phương pháp này phải quan tâm tới những tài sản cố định có nguồn tài trợ từ vốn vay vì bên cạnh việc phân bổ chi phí khấu hao việc chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp cần phải chú ý đến chi phí sử dụng vốn (chi phí lãi vay). Doanh nghiệp áp dụng phương pháp này để nhanh thu hồi vốn đầu tư để nhằm hoàn trả dần khoản nợ vay, giảm chi phí lãi vay phải gánh chịu. Nếu doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp đương thẳng hay theo số lượng sản phẩm thì sẽ kéo dài thời gian nợ và làm tăng chi phí lãi vay từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tại các nước công nhiệp phát triển, phương pháp khấu hao nhanh thường được áp dụng rộng rãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao.
Khấu hao nhanh là biện pháp cho phép tiến hành giảm niên hạn khấu hao, nâng tỷ lệ khấu hao, đẩy nhanh tốc độ khấu hao, giảm mức thu nhập phải nộp thuế theo quy định đối với việc trả lại cho người nộp thuế phần thuế thu nhập phải nộp. Do đó, khấu hao nhanh là một loại chính sách ưu đãi nên tiến hành phổ biến tại các nước hiện nay, là bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu được của chế độ thuế thu nhập.
Về khía cạnh thuế mà nói , khấu hao là một hạn mục khấu trừ quan trọng. theo cách làm thông thường của các nước trên thế giới, khấu hao nhanh có thể tiến hành theo hai khía cạnh: một là giảm niên hạn khấu hao pháp định; hai là sử dụng biện pháp khấu hao nhanh. Khi giảm niên hạn khấu hao pháp định có thể trực tiếp tăng thời gian thu hồi theo đầu tư tăng tốc, để tăng chi phí giá thành của doanh nghiệp mà người nộp thuế mỗi năm phân bổ vào, tương úng với lợi nhuận của doanh nghiệp bị cắt giảm và tương ứng với mức thu nhập phải nộp thuế, do đó giảm mức thuế phải nộp của người nộp thuế. Vì vậy thực chất việc giảm niên hạn khấu hao là một dạng ưu đãi giảm thuế đặc biệt.
Ví dụ: giá trị thiết bị trung gian của doanh nghiệp luyện thép A là 11 tỷ đồng, giá trị còn lại tính theo 10% là 1 tỷ đồng. nếu niên hạn pháp định là 10 năm, như vậy mức trích khấu hao năm của thiết bị này là 1 tỷ đồng. Nếu theo quy định có thể tăng khấu hao 50% của thiết bị thí nghiệm trung gian, thì niên khấu hao của thiết bị này giảm từ 10 năm xuống 5 năm, do đó mức trích khấu hao năm của thiết bị này tăng từ 1 tỷ đồng lên 2 tỷ đồng. Như vậy , so với khấu hao niên hạn pháp định, so giảm niên hạn khấu hao, nên thiết bị này mỗi năm làm tăng giá thành doanh nghiệp 1 tỷ đồng , tương ứng sẽ giảm lợi nhuận doanh nghiệp và giảm mức thu nhập phải nộp thuế là 1 tỷ đồng. nếu doanh nghiệp này nộp thuế thu nhập theo 28%, thì doanh nghiệp này do giảm niên khấu hao của thiết bị thí nghiệm trung gian, mỗi năm giảm mức thuế của thuế là 280 triệu đồng, trong 5 năm giảm mức thuế phải nộp là 1,4 tỷ đồng. Do đó, chính sách này tương ứng với việc nhà nước miễn giảm khoản thuế của thuế thu nhập cho doanh nghiệp này trong 5 năm là 1,4 tỷ đồng.
Khi sử dụng phương pháp khấu hao nhanh, cụ thể là trong điều kiện không thay đổi niên hạn khấu hao pháp định, thông qua sử dụng phương pháp khấu hao khác nhau, nâng cao tỷ lệ khấu hao và tăng hao mòn TSCĐ trả dần. Tuy nhiên, về mặt tổng khối lượng thì không có tổng số lượng mức thu nhập phải nộp thuế và tổng số lượng mức thuế thu nhập nộp trong thời gian khấu hao. Nhưng, từ góc độ vận động của vốn thì lại gia tăng vốn sử dụng khấu hao nhanh một cách mang tính giai đoạn tốc độ thu hồi vốn, làm người nộp thuế phải giảm mức nộp thuế trong thời gian trước, tăng mức nộp thuế thời gian sau, như vậy trên thực tế, đã phân bổ thời gian trả khoản thuế nộp, giống như việc đề nghị nhà nước cho vay không cần phải hổ trợ lãi suất. Vì vậy cho phép thực hiên phương pháp khấu hao n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112128.doc