MỤC LỤC
A - LỜI MỞ ĐẦU 1
B - NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1. Khái niệm ,đặc điểm tài sản cố định 3
1.1.1 Khái niệm TSCĐ 3
1.1.2 Đặc điểm TSCĐ 3
1.2. Khái niệm và phân loại hao mòn tài sản cố định 3
1.2.1. Khái niệm 3
1.2.2 Phân loại hao mòn 4
1.2.2.1 Hao mòn hữu hình 4
1.2.2.2 Hao mòn vô hình 4
1.3 Khấu hao TSCĐ 5
1.3.1 Khái niệm 5
1.3.2 Phân biệt giữa khấu hao và hao mòn 5
1.3.3. Tại sao phải khấu hao TSCĐ,khấu hao và ý nghĩa của nó với các đối tượng khác nhau 6
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO 8
2.1 Phương pháp trích khấu hao cuả Việt Nam 8
2.1.1 Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng 8
2.1.1.1 Nội dung 8
2.1.1.2 Các chú ý 8
2.1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm 9
2.1.2 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản xuất 9
2.1.2.1 Nội dung 9
2.1.2.2 Các chú ý 9
2.1.2.3 Ưu điểm và nhược điểm 10
2.1.3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 10
2.1.3.1 Nội dung 10
2.1.3.3 Ưu điểm ,nhược điểm 11
2.2 Một số chú ý khi xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định 11
2.1.2 Một số quy định về khấu hao TSCĐ 12
2.2. Kế toán quốc tế về khấu hao TSCĐ 12
2.2.1. Phương pháp khấu hao TSCĐ của Mỹ 12
2.2.1.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng ( Straight - Line Depreciation Method) 12
2.2.1.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Depreciation based on volume) 13
2.2.1.3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Declining-Balance Method) 13
2.2.1.4. Phương pháp khấu hao theo tổng của các số năm sử dụng (Sum-of-the years'-digits Method). 13
2.2.1.5. Hạch toán khấu hao TSCĐ 13
2.2.1.6 so sánh với kế toán Việt Nam 13
2.2.2 Phương pháp khấu hao TSCĐ của Pháp 14
CHƯƠNG 3. HẠCH TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 15
3.1 Nguyên tắc tính khấu hao và sự khác nhau trong quan niệm giữa việt nam và thế giới 15
3.1.1 Nguyên tắc tính khấu hao 15
3.1.2. Quan niệm Việt Nam và các nước 16
3.2. Tài khoản sử dụng 17
3.3 Phương pháp hạch toán 17
3.3.1. Trình tự hạch toán . 23
3.3.2. Hạch toán chi tiết 23
3.3.3. Hạch toán tổng hợp 23
3.4 Một số tình huống khấu hao 23
4.1.Thực trạng 26
4.1.1 ưu điểm : 26
4.1.2 Nhược điểm 26
4.2. Kiến nghị 27
4.2.1 Với DN: 27
4.2.2 Với các cơ quan nhà nước 28
C.KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
33 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8861 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về kế toán khấu hao tài sản cố định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiếp vào thu nhâp chịu thuế của doanh nghiệp.Khấu hao phát sinh cũng làm giảm thu nhập chịu thuế,từ đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thuế cũng như tác động đến các nguồn thu từ thuế
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO
2.1 Phương pháp trích khấu hao cuả Việt Nam
Doanh nghiệp được chọn phương pháp khấu hao phù hợp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn nên là phương pháp cho phép doanh thu và chi phí phù hợp. Nếu doanh thu được tạo bởi chính một tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu dụng không thay đổi thì phương pháp khấu hao nên chọn là khấu hao theo đường thẳng, ngược lại nếu doanh thu hoặc thấp hơn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ thì phương pháp nên áp dụng là phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian. Việc chọn phương pháp khấu hao như thế nào là quyền của doanh nghiệp nhưng phải phù hợp với quy định của Nhà nước, pháp luật Việt Nam quy định;
Hiện nay các doanh nghiệp được phép áp dụng 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ là phương pháp đường thẳng, phương pháp khấu hao theo sản lượng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
2.1.1 Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng
2.1.1.1 Nội dung
Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ
trung bình hàng năm = ––––––––––––––––––––––––––
của TSCĐ Thời gian sử dụng
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng
=
Khấu hao phải trích cả năm
12
2.1.1.2 Các chú ý
+ Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi
phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ
giá trị còn lại trên sổ kế toán
thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ.
+ Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó.
+ Trong trường hợp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
2.1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm : đơn giản, dễ tính toán, phân bổ đều chi phí khấu hao cho các kỳ. khi nâng cao năng suất của TSCĐ sẽ làm cho chi phí khấu hao trong 1 đơn vị sản phẩm giảm ,tăng hiệu quả kinh tế.
- Nhược điểm: không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí do mức độ hoạt động khác nhau trong các thời kỳ
2.1.2 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản xuất
2.1.2.1 Nội dung
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ
=
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng
X
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ
bình quân tính cho = ––––––––––––––––––––––––––
một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế
2.1.2.2 Các chú ý
-Trường hợp công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh
nghiệp phải tính lại mức trích khấu hao của TSCĐ.
- Điều kiện áp dụng phương pháp
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế
2.1.2.3 Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: Khi tiến hành sử dụng TSCĐ thì mới trích khấu hao. Mức trích khấu hao tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất vì vậy có tác dụng thúc đẩy khả năng tăng năng suất trong sản xuất. Phương pháp này có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất
- Nhược điểm: Chỉ ứng dụng được với những TSCĐ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.Và sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
2.1.3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
2.1.3.1 Nội dung
Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ
=
Giá trị còn lại của TSCĐ
X
Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu khao nhanh
(%)
=
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
X
Hệ số
điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định
Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm ( t £ 4 năm)
1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t £ 6 năm)
2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm)
2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ
2.1.3.2 Các chú ý
- chỉ áp dụng với TS mới 100%
- chỉ áp dụng với sản phẩm ứng dụng cồng nghệ cao cần nhanh chóng đổi mới
2.1.3.3 Ưu điểm ,nhược điểm
- ưu điểm :Thu hồi vốn nhanh, hạn chế được sự mất giá do hao mòn vô hình gây ra. Có thể hoãn chi phí thuế thu nhập DN trong những năm đàu sp
- nhược điểm: Đối với những sản phẩm hoặc loại hình kinh doanh mà tiêu thụ chậm sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy TSCĐ hoạt động phải đạt năng suất cao.
2.2 Một số chú ý khi xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định
a) TSCĐ hữu hình
-Trường hợp kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ phải xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh,đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng.
b) TSCĐ vô hình
-Doanh nghiệp tự xác định nhưng tối đa không quá 20 năm.
-Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.
2.1.2 Một số quy định về khấu hao TSCĐ
- Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh
đều phải trích khấu hao, hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
- Không trích khấu hao với TSCD dùng cho hoat động phúc lợi
- DN có thể rút ngắn thời gian khấu hao so với khung thời gian quy định với điều kiện không quá 2 lần so với thời gian tối thiểuvà DN không có lãi
- TSCD tăng hoặc giảm vào ngày nào thì sẽ trích hoặc thôi trích từ ngày đó(nguyên tắc tính khấu hao theo ngày)
- Đối với quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh
nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được tính khấu hao.
Số KHTSCĐ phải trích trong tháng
=
Số KHTSCĐ đã trích trong tháng + Số KHTSCĐ tăng trong tháng
- Số KHTSCĐ giảm trong tháng
2.2. Kế toán quốc tế về khấu hao TSCĐ
2.2.1. Phương pháp khấu hao TSCĐ của Mỹ
- việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao này cho báo cáo tài chính và phương pháp tính khấu hao khác cho các bản khai thuế đối với cùng một TSCĐ khá phổ biến.
-Lý do của việc phải tính khấu hao TSCĐ là thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ có hạn (vì lý do này nên không tính khấu hao đối với đất đai).
2.2.1.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng ( Straight - Line Depreciation Method)
Chú ý: Nếu TSCĐ hình thành hoặc giảm vào thời điểm từ ngày 15 tháng n trở lại đầu tháng thì coi là trọn tháng n, còn từ ngày 16/n đến cuối tháng thì bắt đầu tính từ tháng (n+1).
2.2.1.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Depreciation based on volume)
2.2.1.3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Declining-Balance Method)
Có nhiều phương pháp khấu hao giảm dần có thể áp dụng, tuy nhiên có hai phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay đó là: khấu hao giảm dần với tỷ suất giảm dần và khấu hao giảm dần với tỷ suất không đổi
2.2.1.4. Phương pháp khấu hao theo tổng của các số năm sử dụng (Sum-of-the years'-digits Method) Trong trường hợp thời gian sử dụng dài thì có thể xác định tổng số của các năm sử dụng theo công thức: n((n+1)/2) trong đó n là số năm sử dụng.
-Ngoài ra còn có các phương pháp khấu hao theo nhóm hoặc đa hợp.
Đặc biệt gần đây sử dụng các gói kích thích kinh tế năm 2008,để khuyến khích đầu tư kinh doanh ,Mỹ cho phép tăng tốc khấu hao lên đến 80% và các mức tiền thưởng khấu hao cho hơn 179 loại tài sản,áp dụng khấu hao MACRS
2.2.1.5. Hạch toán khấu hao TSCĐ
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ
2.2.1.6 so sánh với kế toán Việt Nam
- Sự khác biệt lớn nhất của kế toán khấu hao TSCĐ ở Mỹ so với Việt Nam đó là Mỹ sử dụng giá trị thu hồi TSCĐ trong công thức tính khấu hao. Phản ánh được chính xác giá trị hao mòn của TSCĐ, qua đó xác định chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý hơn.
- Ở Mỹ phương pháp khấu hao nhanh được các doanh nghiệp sử dụng một cách phổ biến. Đây là phương pháp khấu hao ưu việt, nó cho phép doanh nghiệp thu hối vốn đầu tư nhanh để đầu tư, đổi mới công nghệ...ở Việt Nam phương pháp này mới đang được thí điểm ở một số doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ cao
- Mỹ không bắt buộc việc thực hiện nhất quán một phương pháp khấu hao nào.Trong khi ở việt Nam đó lại là nguyên tắc đầu tiên trong việc tính khấu hao
2.2.2 Phương pháp khấu hao TSCĐ của Pháp
Tương tự như việt nam,kế toán Pháp sử dụng chủ yếu là 2 Phương pháp sau :
a. Phương pháp khấu hao đều
b. Phương pháp khấu hao giảm dần
tuy nhiên kế toán Pháp cũng có những đặc điểm riêng khác với kế toán Việt Nam như :
- Theo quy định của chế độ kế toán Pháp, đất đai được xếp vào nhóm thuộc TSCĐ hữu hình, và nó thuộc sở hữu của doanh nghiệp một cách lâu dài. Song tại Việt Nam, doanh nghiệp không có quyền sở hữu “đất đai” mà chỉ sở hữu “quyền sử dụng đất” có thời hạn. Quyền sử dụng đất được xếp vào nhóm thuộc TSCĐ vô hình.
- Trong quy định của kế toán Pháp, không phải tất cả các loại bất động sản đều phải trích khấu hao mặc dù tài sản đó tham gia vào hoạt động kinh doanh như đất đai (trừ đất đai có hầm mỏ), nhãn hiệu hàng hoá…Đồng thời chế độ kế toán Pháp lại cho phép lập dự phòng giảm giá đối với một số bất động sản có khả năng giảm giá cho dù các tài sản này đã được trích khấu hao. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp được san sẻ bớt rủi ro.
CHƯƠNG 3. HẠCH TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
3.1 Nguyên tắc tính khấu hao và sự khác nhau trong quan niệm giữa việt nam và thế giới
3.1.1 Nguyên tắc tính khấu hao
a. Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại... và tính vào chi phí khác.
b. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:
- Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
- Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
- Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá,... mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các tài sản cố định trên đây như đối với các tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của các tài sản cố định này (nếu có); mức hao mòn hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá chia (:) cho thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nếu các tài sản cố định này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố định cho thuê.
d. Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính phải trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
e. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
f. Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.
3.1.2. Quan niệm Việt Nam và các nước
- Việt Nam quy định phải nhất quán trong phương pháp tính khấu hao.Điều này thực sự quan trọng cho việc quản lý.Tuy nhiên cho phép các doanh nghiệp được phép thay đổi phương pháp khấu hao với giải trình hợp lý.
Phải nói rằng ở Việt nam hiện nay vẫn có quy định cụ thể với mỗi loại hinh doanh nghiệp và loại hình kinh doanh được phép khấu hao theo phương pháp nào ,cho phép khấu hao nhanh nhưng hạn chế chỉ ở mức không quá 2 lần tỷ lệ khấu hao theo phương pháp khấu hao tuyến nào trong khi đối với các nước đặc biệt là các nước phát triển thì các quy định này lại khá thoải mái hơn nhiều.cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp,thậm chí chấp nhận những phương pháp khấu hao nhanh kỷ lục (thậm chí cho phép khấu hao tới mức 100% của “người đàn bà thép” cựu thủ tướng Anh Thatcher)
Điều này chủ yếu là do :
+ Khả năng quản lý của Việt nam còn kém.nếu để tình trạng khấu hao quá nhanh thì khó có thể kiểm soát nổi.Trong khi đối với các nước phát triển,trình độ quản lý cao,ngân sách lớn,luật pháp đồng bộ.Việc cho phép sử dụng nhiều phương pháp khấu hao không cần nhất quán hay thậm chí những biện pháp khấu hao kỉ lục như trên vẫn nằm trong tầm kiểm soát,nhằm tạo môi trường thuận lợi,tạo sự tự chủ cho doanh nghiệp và phục vụ cho những mục đích trong những thời kỳ nhất định-
+ Nền Kinh tế Viêt Nam là nền kinh tế nhỏ,với điển hình là lạm phát cao,việc cho phép thoải mái thay đổi phương pháp khấu hao và có thể khấu hao cực nhanh như thế sẽ khiến cho các doanh nghiệp đổ xô khấu hao tối đa,cực kỳ khó quản lý và làm nguồn thu của chính phủ mất tính ổn định
Với Việt Nam :Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.Nhưng với kế toán của các nước khác như Pháp, Mỹ : đất đai được phép tính khấu hao ,được xem là tài sản cố định
3.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 214 "hao mòn tài sản cố định"
- Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định (nhượng bán, thanh lý …).
- Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố
3.3 Phương pháp hạch toán
Định kỳ (tháng, quý…) trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí kinh doanh:
Nợ TK 627 (6274: Chi tiết theo từng phân xưởng):Khấu hao TSCĐ dùng cho các phân xưởng sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Nợ TK 641 (6414): Khấu hao TSCĐ sử dụng cho tiêu thụ hàng hoá dịch vụ.
Nợ TK 642 (6424): Khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp
Có TK 214 (chi tiết theo từng tiểu khoản): Tổng số khấu hao phải trích trong kỳ.
Cụ thể như sau:
- Trường hợp vào cuối năm tài chính, khi doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao (chủ yếu đối với TSCĐ vô hình), nếu có mức chênh lệch với số khấu hao trong năm cần tiến hành điều chỉnh. Nếu mức khâu hao mới cao hơn mức khấu hao đã trích, số chênh lệch tăng được ghi bổ xung vào chi phí kinh doanh như khi trích khấu hao bình thường. Ngược lại, nếu mức khấu hao phải trích nhỏ hơn số đã trích khoản chênh lệch giảm được ghi giảm chi phí kinh doanh như sau:
Nợ TK 214: Số chênh lệch giảm
Có các TK liên quan (627,641, 642…)
- Trường hợp tăng giá trị hao mòn do đánh giá lại tài sản:
Nợ TK 412: Ghi giảm chênh lệch giá
Có TK 214: Ghi tăng giá trị hao mòn
- Trường hợp giảm giá trị hao mòn do đánh giá lại tài sản:
Nợ TK 214: Ghi giảm giá trị hao mòn
Có TK 412: Ghi tăng chênh lệch giá
- Trường hợp được cấp, chuyển đến, đối với đơn vị phụ thuộc
Nợ TK 211, 213 (chi tiết tiểu khoản): Nguyên giá TSCĐ
Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh theo giá trị còn lại.
Có TK 214: Giá trị hao mòn (nếu có)
- Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
+) BT1: Xoá sổ TSCĐ nhượng bán, thanh lý
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK 811: Giá trị còn lại
Có TK 211, 213 (chi tiết tiểu khoản): Nguyên giá TSCĐ.
+) BT2: Phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ và số thu hồi về thanh lý TSCĐ.
Nợ TK 111, 112: Thu bằng tiền
Nợ TK 152, 153: Thu hồi vật liệu, dụng cụ nhập kho
Nợ TK 131, 138: Phải thu ở người mua
Có TK 711: Giá bán TSCĐ hoặc thu nhập về thanh lý.
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
+) BT3: Tập hợp chi phí nhượng, bán thanh lý TSCĐ
Nợ TK 811: Tập hợp chi phí nhượng bán, thanh lý
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK liên quan (111, 112, 331, 334…)
- Trường hợp khấu hao hết đối với TSCĐ hữu hình và vô hình
Nợ TK 214 (2141, 2143): Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
- Trường hợp giảm TSCĐ do chuyển thành công cụ dụng cụ nhỏ.
Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh 1 lần, còn giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK 627: Tính vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641: Tính vào chi phí bán hàng
Nợ TK 642: Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 242: Giá trị còn lại chưa phân bổ (nếu giá trị còn lại lớn)
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ.
- Trường hợp góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
Những TSCĐ gửi đi góp vốn liên doanh do không thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị 1 lần phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn (do khi góp vốn phải đánh giá lại TSCĐ) được ghi vào tài khoản 412 "chênh lệch đánh giá lại tài sản".
Nợ TK214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK 222: Giá trị vốn góp liên doanh dài hạn
Nợ TK 128: Giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn
Nợ (hoặc Có) TK 412: Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị vốn góp.
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ vốn góp.
- Trường hợp trả lại vốn góp cho các bên tham gia liên doanh.
Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh): Giá trị còn lại theo thoả thuận
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ (hoặc có) TK 412: Phần chênh lệch nếu có
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ trao trả
- Trường hợp phát hiện TSCĐ thiếu và chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK 138 (1381): Giá trị thiếu chờ xử lý
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Khi có quyết định xử lý.
Nợ TK 111, 1388, 334,…: Cá nhân phải bồi thường, hoặc trừ lương
Nợ TK liên quan (411, 415, 811, …): Quyết định ghi tăng chi phí khác hay giảm nguồn vốn .
Có TK 138 (1381): Giá trị đã xử lý
- Trường hợp trao đổi TSCĐ tương tự (doanh nghiệp dùng TSCĐ của mình để trao đổi lấy TSCĐ có cùng công dụng, tính năng, mục đích sử dụng.. của đơn vị khác).
+) Trường hợp TS đem trao đổi được đánh giá tăng so với GTCL của TCSĐ trên sổ sách:
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ nhận về - chênh lệch tăng của TSCĐ đem trao đổi
Nợ TK 214 :Giá trị hao mòn TSCĐ đem trao đổi
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ đem trao đổi
Có TK 111, 112, 331: Số tiền phải trả thêm (nếu có)
+) Trường hợp TS đem trao đổi được đánh giá giảm so với GTCL của TCSĐ trên sổ sách:
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ nhận về
Nợ TK 214 :Giá trị hao mòn TSCĐ đem trao đổi
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ đem trao đổi
Có TK 111, 112, 331: Số tiền phải trả thêm (nếu có)
- Trường hợp trao đổi TSCĐ không tương tự.
+) BT1: Xoá sổ TSCĐ đem trao đổi
Nợ TK 811: Giá trị còn lại
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
+) BT2: Giá trị trao đổi của TSCĐ đem trao đổi (do thoả thuận)
Nợ TK 131: Giá TSCĐ đem trao đổi (giá có thuế)
Có TK 711: Giá chưa thuế
Có TK3331: Thuế GTGT phải nộp
+) BT3: Giá mua của TSCĐ nhận về
Nợ TK 211, 213 - Nguyên giá TSCĐ nhận về
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 131: Tổng giá thanh toán của tài sản nhận về
+) BT4: Nếu giá của TSCĐ đem trao đổi lớn hơn giá của TSCĐ nhận về ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
Ngược lại, nếu giá của TSCĐ nhận về lớn hơn giá của TSCĐ đem trao đổi ghi:
Nợ TK 131
Có TK 111, 112
- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính
+) Trong quá trình sử dụng TSCĐ thuê tài chính kế toán phải tiến hành khấu hao TSCĐ thuê vào chi phí kinh doanh từng kỳ hạch toán.
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 214 (2142): Khấu hao TSCĐ thuê tài chính.
+) Khi kết thúc hợp đồng:
- Nếu trả lại TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 214 (2142): Nguyên giá TSCĐ đi thuê
Có 212: Giá trị hao mòn luỹ kế
- Nếu bên đi thuê được nhận quyền sở hữu tài sản thuê
+ BT1: Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ thuê
Có TK 212: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
+ BT2: kết chuyên giá trị hao mòn
Nợ 214 (2142): Giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có 214 (2141, 2143): Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ
- Đối với TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp kinh phí dự án, khi thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 466: Giá trị còn lại
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213… Nguyên giá TSCĐ
3.3.1. Trình tự hạch toán .
3.3.2. Hạch toán chi tiết
Sổ sách kế toán gồm: Thẻ TSCĐ và sổ chi tiết tài sản
+ Thẻ TSCĐ: được lập để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng quý, hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận.
Thẻ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.
+ Sổ chi tiết TSCĐ: có thể mở để theo dõi cho một loại TSCĐ hoặc mở cho một bộ phận (phân xưởng, phòng ban) của doanh nghiệp. Sau khi phân loại TSCĐ theo tiêu thức do doanh nghiệp lựa chọn xác định đúng đối tượng ghi TSCĐ là TSCĐ riêng lẻ hay hệ thống TSCĐ; ghi mà sổ cho TSCĐ, sau đó kế toán ghi vào thẻ TSCĐ, mỗi loại TSCĐ ghi một thẻ và vào sổ chi tiết TSCĐ, mỗi tài sản ghi một dòng.
3.3.3. Hạch toán tổng hợp
Chứng từ TSCĐ (thẻ TSCĐ) -> bảng phân bổ khấu hao TSCĐ -> Bảng
kê chi phí (nếu có) -> Nhật ký chứng từ số 7 (nếu theo hình thức Nhật ký-chứng từ) -> Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, -> Báo cáo
3.4 Một số tình huống khấu hao
- Tình huống 1: khấu hao TSCĐ trên đất không thuộc quyền sử dụng của DN
Trường hợp công ty được tổ chức, cá nhân khác cho mượn đất (mặt bằng), sau đó Công ty tự đầu tư xây dựng nhà xưởng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh thì chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng đó thuộc tài sản cố định, về nguyên tắc Công ty hạch toán là TSCĐ và được trích khấu hao theo quy định. Để xác định TSCĐ đó thuộc quyền sở hữu của Công ty hay của tổ chức, cá nhân cho mượn đất thì công ty phải xuất trình hợp đồng mượn đất và các hồ sơ, chứng từ liên quan đến đầu tư xây dựng.
Nếu hồ sơ xây dựng và các chứng từ liên quan đến đầu tư xây dựng (hợp đồng thi công, hoặc hoá đơn mua vật tư…) đứng tên tổ chức, cá nhân cho mượn mặt bằng thì Công ty không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao.Ngoài ra:
Tài sản cố định được trích khấu hao vào chi phí phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh.
+ Tài sản cố định phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.+ Tài sản cố định phải được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành
-Tình huống 2: khấu hao tài sản thuê tài chính trong trường hợp gia hạn hợp đồng thuê sau khi hết hạn hợp đồng
Điểm 17 Chuẩn mực kế toán số 06 về thuê tài sản (ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính) quy định: “Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán.
Chính sách khấu hao tài sản thuê phải nhất quán với chính sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích của nó.” Theo quy định trên, trường hợp sau khi kết thúc thời gian thuê Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê thì công ty phải thực hiện trích khấu hao tài sản theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Trường hợp tại hợp đồng thuê tài sản quy định khi kết thúc thời gian thuê Bên đi thuê (công ty) trả lại tài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bàn về kế toán khấu hao TSCĐ.doc