Đề án Bàn về Kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Mục lục

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

I- Những vấn đề trong kế toán quản trị 3

1. Các khía cạnh trong kế toán quản trị 3

2. Sự khác biệt giữa Kế toán quản trị và Kế toán tài chính 6

II. Kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt nam hiện nay 11

1. Mục đích 11

2. Phương pháp tiến hành 12

3. Các mô hình kế toán quản trị trong việc xác định chi phí sản xuất 15

4. Mô hình kế toán quản trị tại Việt Nam hiện nay 21

III. Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp tại Việt nam 22

1. Những nguyên tắc thực thi kế toán quản trị có hiệu quả 22

2. Những giải pháp cơ bản cho doanh nghiệp Việt nam 23

Kết luận 26

Danh mục tài liệu tham khảo 27

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về Kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến động ở mức hoạt động khác nhau hoặc sắp xếp theo nhu cầu của một số nhà quản trị cá biệt có trách nhiệm về chi phí đó và có thể kiểm soát chúng. Cách phân loại chi phí chủ yếu sử dụng trong KTQT là phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động (số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động...). Theo cách phân loại này, các chi phí được phân thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp, khái quát qua bảng 1.2. - Chi phí biến đổi (biến phí) là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Có loại CPBĐ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp... nhưng có CPBĐ chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị... - Chi phí cố định (định phí) là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi mức độ hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Chi phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động (ví dụ như chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ không thay đổi trong phạm vi khối lượng sản xuất từ 0 đến 2.000 tấn) nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất. - Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của CPCĐ và CPBĐ (như chi phí điện thoại, Fax, chi phí thuê phương tiện vận chuyển vừa tính giá thuê cố định, vừa tính giá thuê theo quãng đường vận chuyển thực tế...). KTTC không phân chia chi phí theo tiêu thức này nhưng nó lại rất cần thiết cho KTQT, giúp nhà quản trị có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng và lợi nhuận để có quyết định quản lý phù hợp về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, về giá bán sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể về việc nhận đơn đặt hàng mới với giá thấp hơn giá đang bán... Bảng 1.2: Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí Khoản mục chi phí TK Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp Ghi chú 1. Giá vốn hàng bán 632 x - - 2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 x - - 3. Chi phí nhân công trực tiếp 622 x - - 4. Chi phí sản xuất chung 627 - - x - Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 - x - - Chi phí vật liệu 6272 - - x (1) - Chi phí dụng cụ sản xuất 6273 - - x (2) - Chi phí khấu hao TSCĐ 6274 - x - - Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 - - x - Chi phí bằng tiền khác 6278 - x - (3) 5. Chi phí bán hàng 641 - - x - Chi phí nhân viên bán hàng 6411 - x - - Chi phí vật liệu bao bì 6412 - - x (4) - Chi phí dụng cụ đồ dùng 6413 - x - - Chi phí khấu hao TSCĐ 6414 - x - - Chi phí dịch vụ mua ngoài 6417 - - x (3) - Chi phí bằng tiền khác 6418 - x - 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 - - x - Chi phí nhân viên quản lý 6421 - x - - Chi phí vật liệu quản lý 6422 - x - - Chi phí đồ dùng văn phòng 6423 - x - - Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 - x -  - Thuế, phí và lệ phí 6425 - - x (5) - Chi phí dự phòng 6426 - x - - Chi phí bằng tiền khác 6428 - x - - Chi phí dịch vụ mua ngoài 6427 - - x (3) (1)   Chi phí vật liệu - Phần nguyên vật liệu gián tiếp xuất dùng cho sản xuất vì chúng có giá trị nhỏ không thể xác định cụ thể cho từng sản phẩm… Các chi phí này được coi là biến phí. - Phần vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ được coi là định phí. (2)   Chi phí dụng cụ sản xuất: Được coi là chi phí hỗn hợp, nó là chi phí về công cụ, dụng cụ dùng để sản xuất tạo ra sản phẩm. Là biến phí: Nếu một khuôn mẫu đúc sử dụng có định lượng số sản phẩm sản xuất, vượt quá số sản phẩm này phải thay khuôn Là định phí: Nếu căn cứ vào thời gian sử dụng một mẫu, khuôn để thay mà không quan tâm đến lượng sản phẩm sản xuất của một khuôn mẫu. (3)   Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Loại chi phí này bao gồm nhiều nội dung tuỳ theo phương thức trong hợp đồng thuê, có thể là định phí, hay chi phí hỗn hợp. (4)  Chi phí vật liệu bao bì của chi phí bán hàng: Là chi phí hỗn hợp. Là biến phí: thay đổi theo lượng hàng hoá tiêu thụ như: vật liệu dùng cho bảo đảm, hoặc dùng cho sửa chữa TSCĐ ở khâu bán hàng… Thuế và lệ phí của chi phí quản lý: Gồm nhiều loại thuế và lệ phí khác nhau. Là biến phí: Gồm các lệ phí và thuế tính theo kết quả kinh doanh. Là định phí: Gồm thuế môn bài, thuế vốn, thuế nhà đất. Cả hai hệ thống kế toán đều có chức năng cung cấp thông tin cho nhà quản trị nhằm mục đích điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, KTQT có một số khác biệt so với KTTC thông thường: - Kế toán quản trị không bắt buộc phải thực hiện trong doanh nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu thực tế, doanh nghiệp có thể duy trì hoặc không duy trì hệ thống báo cáo này. Kế toán quản trị hiện chỉ sử dụng trong các tập đoàn và các công ty có qui mô vừa trở lên. - Mục tiêu của báo cáo nhằm cung cấp thêm các thông tin chi tiết về một hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Báo cáo của kế toán quản trị chỉ sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp, không công bố ra ngoài. - Kỳ lập báo cáo kế toán quản trị có thể không cố định. Trong KTTC thì giá phí lịch sử được sử dụng để phản ánh, tập hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến sản phẩm sản xuất trong kỳ, còn trong kế toán quản trị, tùy theo mục tiêu, yêu cầu và khả năng quản lý mà việc phản ánh, tập hợp chi phí sản xuất của sản phẩm sản xuất trong kỳ có thể lựa chọn một trong 3 cách sau: sử dụng giá phí lịch sử, sử dụng kết hợp giá phí lịch sử với giá phí dự toán, sử dụng giá phí tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng giá phí tiêu chuẩn sẽ đáp ứng tốt mục tiêu kiểm soát chi phí để hạ giá thành sản phẩm.  Ngoài ra, nội dung chi phí sản xuất trong KTTC và KTQT cũng có những điểm khác biệt cần được phân định để tránh sự đồng nhất về giá thành sản phẩm. Có thể mô tả sự giao thoa về chi phí sản xuất của kế toán tài chính và kế toán quản trị qua sơ đồ Chi phí sản xuất.   Xuất phát từ những khác biệt này cũng như sự khác biệt về mục tiêu cung cấp thông tin của KTTC và KTQT nên cần phải xác lập quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để phù hợp với vai trò, mục tiêu trong việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các đối tượng sử dụng khác nhau, đặc biệt là cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp. - Đối với KTTC: Kế toán tài chính xử lý những số liệu lịch sử, cung cấp thông tin quá khứ thông qua việc phản ánh từ các chứng từ vào tài khoản, sử dụng các yếu tố chi phí ban đầu để xác lập các chỉ tiêu kinh tế mang tính pháp lý, do đó, kế toán tài chính sẽ cung cấp thông tin chi phí theo yếu tố và nhận định tính hợp lý của các chi phí này (thông tin đầu vào). Mặt khác, KTTC phải cung cấp công khai các chỉ tiêu kinh tế tài chính, cụ thể:  + Giá thành thực tế  + Chi phí sản xuất dở dang thực tế.  Nhằm phục vụ cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp: phương pháp lập theo chức năng và phương pháp theo yếu tố chi phí).  - Đối với KTQT: Sử dụng cả số liệu lịch sử và số liệu ước tính nhằm cung cấp các thông tin hướng về tương lai nên sẽ cung cấp thông tin chi phí theo khoản mục, phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức để đánh giá trách nhiệm, ngoài ra còn đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh trong kỳ. Do đó, cần phải: + Xây dựng hệ thống định mức chi phí khoa học. + Quy định cụ thể việc phân loại chi phí. + Hoàn thiện các kỹ thuật tính giá thành ước tính và đánh giá sản phẩm dở dang. + Xây dựng các giải pháp xử lý chênh lệch cuối kỳ. Việc xác định rõ vai trò, mục tiêu, nội dung và phương pháp của KTTC và KTQT trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ đáp ứng thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng khác nhau đặc biệt là cho các nhà quản trị doanh nghiệp để hoạch định, kiểm soát quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn có tác dụng quan trọng cho việc giảng dạy kế toán trong nhà trường khi giải quyết mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có sự phân định rõ ràng giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. II. Kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt nam hiện nay 1. Mục đích Tại nhiều quốc gia, áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp không hề mới, nhưng tại Việt Nam, kế toán quản trị chỉ thực sự được tìm hiểu vào đầu những năm 90 và được nghiên cứu có hệ thống từ năm 1999. Khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho thấy, đến nay kế toán quản trị chỉ tồn tại dưới hai mô hình. Với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hệ thống quản lý chủ yếu dựa trên nền tảng chuyên môn hoá từng bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh, từng hoạt động quản lý, thì nội dung kế toán quản trị được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế tài chính theo từng bộ phận chuyên môn hoá để phục vụ cho việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định của nhà quản lý ở từng cấp quản trị. Với những doanh nghiệp có hệ thống quản lý chủ yếu dự trên nền tảng từng quá trình hoạt động (được hiểu là bao gồm tất cả các công đoạn, bộ phận như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất, dịch vụ, thiết kế, tiến trình sản xuất, sản phẩm, marketing, phân phối, dịch vụ sau phân phối hoặc bao gồm một nhóm công đoạn, bộ phận gắn kết nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh), thì nội dung kế toán quản trị được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế tài chính theo từng quá trình hoạt động để phục vụ cho việc hoạch định, tổ chức, phối hợp thực hiên, đánh giá hiệu quả của từng nhóm thực hiện quá trình hoạt động (những người có chuyên môn khác nhau cùng thực hiện một quá trình kinh doanh). Cụ thể là: - Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng quá trình hoạt động. - Dự toán ngân sách của từng quá trình hoạt động và đánh giá hiệu quả của từng nhóm thực hiện quá trình. - Thu thập, phân tích dữ liệu để xây dựng thông tin thích hợp, phục vụ cho việc lựa chọn từng quá trình hoạt động và phối hợp thực hiện của nhóm thực hiện quá trình. - Phân tích, dự báo các chỉ số tài chính của thưo từng quá trình hoạt động. 2. Phương pháp tiến hành Phương pháp để tiến hành kế toán quản trị gồm : 1. Phương pháp lập chứng từ: Chứng từ là giấy tờ chứng minh sự phát sinh hoặc hoàn thành nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ được lập phục vụ cho cả KTTC và KTQT. Do vậy ngoài những nội dung cơ bản của chứng từ để phục vụ yêu cầu kế toán tổng hợp trên TK cấp 1,cấp 2  (những nội dung này đã được quy định trong hệ thống chứng từ do nhà nước ban hành), kế toán còn phải căn cứ vào yêu cầu kế toán chi tiết trên TK cấp 3, 4 v.v… và sổ chi tiết để quy định thêm các nội dung ghi chép trên chứng từ để phục vụ yêu cầu này. Chứng từ sau khi lập được chuyển cho bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị (mỗi bộ phận một liên) để làm căn cứ hạch toán. 2. Phương pháp đánh giá: Là dùng tiền biểu hiện giá trị tài sản. Nguyên tắc đánh giá của KTTC là giá gốc (giá thực tế). Trong kế toán quản trị, tài sản cũng được đánh giá theo giá gốc, để đối chiếu số liệu giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nhanh phục vụ yêu cầu quản lý tức thời, cần thiết phải sử dụng giá ước tính (giá hạch toán) trong kế toán quản trị. 3. Phương pháp tài khoản: Là phương pháp tập hợp hệ thống hoá nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ nhằm phản ánh và giám đốc thường xuyên từng đối tượng kế toán. Trong KTQT các TK được sử dụng để theo dõi từng đối tượng, đây là đối tượng của kế toán tài chính được chi tiết hoá, theo yêu cầu cung cấp thông tin của nhà quản lý doanh nghiệp. 4. Phương pháp ghi sổ kép là cách ghi nghiệp vụ kinh tế vào TK kế toán, thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán. 5. Phương pháp tính giá thành : Là phương pháp xác định chi phí trong một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đã hoàn thành sản xuất. Trong kế toán quản trị việc tính giá thành được tiến hành theo yêu cầu hạch toán nội bộ. 6. Phương pháp lập báo cáo nội bộ theo yêu cầu cung cấp thông tin của các nhà quản lý doanh nghiệp theo các cấp quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Như vậy phương pháp kế toán quản trị cũng là phương pháp kế toán nói chung, nhưng có các đặc điểm riêng để phù hợp với tính chất thông tin của KTQT, đó là : -Tính đặc thù nội bộ của các sự kiện. -Tính linh hoạt, tính thích ứng với sự biến biến đổi hàng ngày của các sư kiện. -Tính chất phi tiền tệ được chú trọng nhiều hơn trong các chỉ tiêu báo cáo. -Tính dự báo ( phục vụ việc lập kế hoạch ). -Tính pháp lý đối với tài liệu và tính hướng dẫn ở thông tin trên báo cáo quản trị. -Không có tính chuẩn mực chung. Trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp, để xác định nội dung kế toán quản trị trong từng doanh nghiệp cụ thể.  Nội dung này mang tính đặc thù của từng doanh nghiệp, nhưng có thể khái quát thành các nội dung sau : ° Kế toán chi tiết tài sản cố định: Gồm việc hạch toán về số lượng, giá trị, các thông số kỹ thuật, thời gian khấu hao, mức khấu hao, sự biến động về số lượng, về giá trị do nhượng bán, do thanh lý, do chuyển nội bộ, do điều chuyển theo lệnh cấp trên v.v… ° Kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá, thành phẩm: Gồm việc hạch toán theo số lượng và giá trị của từng thứ, từng nhóm, theo từng kho (nơi quản lý). ° Kế toán chi tiết nợ phải thu, nợ phải trả theo từng đối tượng nợ, từng nghiệp vụ phát sinh nợ và thanh toán nợ, theo dõi kỳ hạn thanh toán nợ, hạch toán chi tiết khoản nợ bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam. ° Kế toán chi phí phát sinh theo từng đối tượng hạch toán, theo nội dung kinh tế, theo khoản mục giá thành. Xác định giá thành sản xuất cho các đối tượng tính giá thành. ° Kế toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo các đối tượng góp vốn. ° Kế toán chi phí và thu nhập theo từng bộ phận trong doanh nghiệp, theo yêu cầu hạch toán nội bộ. ° Lập các báo cáo nội bộ theo định kỳ (do các nhà quản lý doanh nghiệp quy định và báo cáo nhanh theo yêu cầu đột xuất để phục vụ yêu cầu ra quyết định của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. ° Thu thập và xử lý thông tin để phục vụ yêu cầu ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn. ° Lập dự toán để phục vụ chức năng giám sát quá trình sản xuất kinh doanh. Những nội dung trên đã bao gồm nội dung kế toán chi tiết mà lâu nay hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện, nhưng ở mức độ ghi nhận sự kiện, chưa tổng hợp thành các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý. Ngoài ra còn những nội dung mang tính tài chính để phục vụ yêu cầu lập kế hoạch thì hầu như chưa thực hiện. Điều này chấp nhận được với một nền kinh tế mang tính bao cấp, trong đó tính chủ động không nhiều, tính dự báo không phải là yêu cầu cấp thiết. Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mở, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đầy phức tạp, nhiều biến động, nhiều rủi ro. Doanh nghiệp phải chủ động trong kinh doanh, phải tự quyết định các vấn đề kinh tế tài chính có liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Như vậy kế toán quản trị không chỉ là kế toán chi tiết mà là kế toán chi tiết và phân tích phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, phần kế toán tài chính là phần được chú trọng duy nhất, mặc dù các yêu cầu về cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý luôn được đặt ra. Có tình trạng này là do: Hệ thống kế toán doanh nghiệp vốn vận hành theo chế độ kế toán thống nhất, do Nhà nước ban hành, mà chế độ kế toán hiện nay mới chỉ cập nhật đến nội dung kế toán tài chính (trong đó bao gồm kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết ở một số đối tượng). Cho nên các doanh nghiệp đã không tự tìm đến hệ thống kế toán nào khác ngoài hệ thống kế toán tài chính. Để hệ thống kế toán quản trị được áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, vận hành đồng thời với hệ thống kế toán tài chính, cần phải có sự hướng dẫn, sự tác động từ phía Nhà nước. Tuy nhiên kế toán quản trị xuất phát từ mục tiêu quản lý doanh nghiệp, mang tính đặc thù của loại hình hoạt động, nên không thể mang tính bắt buộc thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, là chủ thể hành động, cần phải nhận thức rõ sự cần thiết của kế toán quản trị, phân biệt phạm vi kế toán quản trị, nội dung kế toán quản trị, phương pháp tiến hành kế toán quản trị, để tổ chức bộ máy tiến hành công tác kế toán quản trị, tổ chức sổ, xây dựng hệ thống báo cáo. 3. Các mô hình kế toán quản trị trong việc xác định chi phí sản xuất Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là vấn đề cơ bản, là hạt nhân của KTQT nói chung. Mục tiêu của kế toán quản trị CPSX và GTSP là xác định được giá phí của các loại sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra nhằm cung cấp các thông tin hữu ích, trợ giúp các nhà quản trị ra được các quyết định phù hợp. Trong các tài khoản chi phí sản xuất, việc quy nạp khoản CPNCTT, CPNVLTT cho từng loại sản phẩm không quá phức tạp vì chúng thường liên quan trực tiếp tới từng loại sản phẩm, từng dịch vụ cụ thể. Riêng đối với tài khoản CPSXC, do có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều loại dịch vụ nên việc phân bổ, quy nạp khoản mục này là rất phức tạp. Để xử lý vấn đề này, lý luận và thực tiễn KTQT đã phát triển một số mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung sau: a. Mô hình sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất Vào những năm đầu của thế kỷ 20, khi các hệ thống xác định giá phí trong KTQT bắt đầu được xây dựng và phát triển, hoạt động sản xuất còn mang nặng tính thủ công. Tại thời điểm này, các nhà quản trị cho rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng nhân công với sự phát sinh chi phí sản xuất chung. Do vậy, chi phí nhân công (hoặc là các nhân tố liên quan đến nhân công như: số giờ công...) đã được sử dụng là tiêu chuẩn duy nhất để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tự động hoá đã làm quá trình sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị. Lúc này, các nhân tố liên quan đến việc sử dụng máy như: số giờ làm việc lại được sử dụng làm tiêu chuẩn phân bổ duy nhất. Ưu điểm của mô hình phân bổ CPSXC sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất là áp dụng đơn giản, chi phí quản lý thấp nhưng lại dẫn đến việc phân bổ CPSXC không chính xác khi các yếu tố chi phí phong phú và CPSXC phức tạp hơn. Do đó, mô hình này chỉ có thể vận dụng được khi có các điều kiện sau: + Nền kinh tế chưa phát triển, hoạt động sản xuất còn mang nặng tính thủ công. + Chi phí sản xuất chung chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thể CPSX. Sơ đồ 1: Mô hình sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất. b. Mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung theo bộ phận Những năm sau đó, sự gia tăng của CPSXC, sự phong phú của các yếu tố chi phí đã cho thấy việc sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất là không hợp lý. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình phân bổ CPSXC theo bộ phận. Mô hình này gồm 2 giai đoạn: Ở giai đoạn thứ nhất, CPSXC được tập hợp cho các trung tâm chi phí là các bộ phận, các đơn vị trực thuộc theo mô hình tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Ở giai đoạn thứ hai, CPSXC được phân bổ từ các trung tâm đó cho từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Để phân bổ CPSXC, kế toán sử dụng nhiều tiêu chuẩn phân bổ khác nhau phù hợp với bản chất của các công việc được thực hiện ở từng bộ phận (trung tâm chi phí). Ưu điểm của mô hình này là việc sử dụng nhiều tiêu chuẩn phân bổ khác nhau tương ứng với từng trung tâm chi phí, mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung theo bộ phận đã cho phép xác định giá phí của từng loại sản phẩm, dịch vụ một cách chính xác hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau về tính chất, kích cỡ, quy trình sản xuất phức tạp thì mô hình này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy, mô hình này có thể vận dụng khi có những điều kiện sau: + Có sự gia tăng của CPSXC, sự phong phú của các yếu tố chi phí. + Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Sơ đồ 2: Mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung theo bộ phận. c. Mô hình ABC Việc vận dụng mô hình ABC phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể về công tác tổ chức quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, năng lực quản lý của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể khái quát quá trình vận dụng mô hình này thành 4 bước cơ bản sau: - Phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động: Quá trình vận dụng mô hình ABC bắt đầu bằng việc phân tích quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đó là việc phân tích một cách có hệ thống các hoạt động hợp thành quá trình sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ. Thông qua việc phân tích, KTQT nhận diện được các hoạt động tiêu dùng nguồn lực, gây ra sự phát sinh CPSXC. Thông thường, các hoạt động gây ra sự phát sinh CPSXC bao gồm: hoạt động sử dụng nhân công quản lý sản xuất, hoạt động sử dụng máy móc, hoạt động tiêu thụ năng lượng, động lực, hoạt động giám sát, kiểm tra chất lượng... Việc phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động là rất quan trọng, nó là bước cơ sở để KTQT xác định trung tâm hoạt động, trung tâm chi phí ở các bước tiếp theo. - Xác định các trung tâm hoạt động: Sau khi đã nhận diện được các hoạt động tiêu dùng nguồn lực, KTQT phải xác định các trung tâm hoạt động. Về lý thuyết, mỗi hoạt động đều có thể được coi là một trung tâm. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất được phân tích thành rất nhiều hoạt động khác nhau, nên để giảm bớt khối lượng công việc kế toán, một trung tâm hoạt động sẽ có thể bao gồm một số hoạt động có cùng bản chất xét ở khía cạnh gây ra sự phát sinh chi phí. Chẳng hạn, trung tâm “hoạt động kiểm tra sản phẩm” có thể bao gồm các hoạt động cụ thể như: kiểm tra các thông số kỹ thuật, chạy thử, kiểm tra công tác đóng gói, bảo quản sản phẩm... - Tập hợp chi phí cho các bộ phận và quy nạp chi phí cho các hoạt động (trung tâm hoạt động): Chi phí sản xuất chung phát sinh trước hết sẽ được tập hợp cho các bộ phận như: các phân xưởng sản xuất, đội sản xuất,... Tiếp đó, chi phí sẽ được quy nạp cho các hoạt động (hoặc trung tâm hoạt động) đã được xác định ở hai bước trên. Nếu một bộ phận chỉ bao gồm một hoạt động (trung tâm hoạt động) khác nhau thì chi phí sản xuất chung của các bộ phận này được quy nạp cho từng hoạt động theo cách quy nạp trực tiếp cho hoạt động (trung tâm hoạt động) đó. Nếu mỗi bộ phận bao gồm nhiều hoạt động (trung tâm hoạt động) khác nhau thì chi phí sản xuất chung của các bộ phận này được quy nạp cho từng hoạt động theo cách quy nạp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp. - Xác định nguồn phát sinh chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm: Để lựa chọn một khía cạnh, nhân tố nào đó của hoạt động làm nguồn phát sinh chi phí cho từng trung tâm hoạt động, làm cơ sở để tiến hành phân phối chi phí cho từng loại sản phẩm phải đồng thời cân nhắc hai nhân tố sau đây: + Kế toán quản trị phải có dữ liệu phong phú về nguồn phát sinh chi phí định lựa chọn, chẳng hạn muốn chọn số lượng sản phẩm được kiểm tra là nguồn phát sinh chi phí của trung tâm “hoạt động kiểm tra sản phẩm” thì KTQT phải có dữ liệu về số lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm đã thực hiện kiểm tra trong kỳ. + Nguồn phát sinh chi phí phải phản ánh được mức độ tiêu dùng các hoạt động của từng loại sản phẩm. Chẳng hạn, nếu sự vận động của chi phí phù hợp với số lượng sản phẩm được kiểm tra thì nguồn phát sinh chi phí có thể được xác định là số lượng sản phẩm. Sau khi đã xác định được nguồn phát sinh chi phí, kết hợp với dữ liệu về mức độ tiêu dùng các hoạt động (thực chất là tiêu dùng nguồn phát sinh chi phí) của từng loại sản phẩm, CPSXC đã được tập hợp ở các trung tâm hoạt động sẽ được phân phối cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. Ưu - nhược điểm và điều kiện vận dụng mô hình ABC: Mô hình ABC đã góp phần cải tiền hệ thống xác định chi phí, giá thành của KTQT, đặc biệt ở những khía cạnh sau: - Theo mô hình ABC, chi phí được tập hợp theo các hoạt động, tức là chi phí đã được tập hợp theo nguồn phát sinh chi phí. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm soát chi phí và chỉ có nhận thức được  nguyên nhân gây ra chi phí thì mới có các biện pháp phù hợp để tác động vào nguồn gốc của sự phát sinh chi phí nhằm quản lý, kiểm soát chi phí một cách hiệu quả. Mô hình này giúp KTQT thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát chi phí. - Vận dụng mô hình ABC, KTQT có sự linh hoạt trong việc sử dụng các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho sản phẩm nhằm cung cấp thông tin đa dạng, phong phú về tình hình chi phí, giá thành đáp ứng được các nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau của các nhà quản trị. - Mô hình ABC đã làm thay đổi cách quan niệm về chi phí sản xuất chung. Một số yếu tố CPSXC, theo truyền thống, được coi là các khoản chi phí gián tiếp thì bây giờ lại liên quan đến từng hoạt động cụ thể và do đó có thể quy nạp thẳng cho từng loại sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, mô hình ABC vẫn còn một số hạn chế nhất địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36037.doc
Tài liệu liên quan