MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I: Những lý luận chung về đo lường 3
I. Lịch sử hình thành và phát triển của đo lường. 3
1. Sự hình thành và phát triển của đo lường trong lịch sử phát triển của nhân loại. 3
2. Lịch sử hình thành và phát triển của đo lường Việt nam. 4
II- Những khái niệm cơ bản thường dùng của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng. 5
1. Đo lường là gì ? 5
2. Các thuật ngữ chung và cơ bản của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng. 7
III. Vai trò và sự cần thiết của đo lường trong các hệ thống quản lý chất lượng. 9
1. Vai trò và sự cần thiết của đo lường trong các hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp. 9
2. Nội dung quản lý nhà nước về đo lường ở Việt Nam hiện nay. 10
3. Công tác quản lý đo lường tại doanh nghiệp. 12
4. Mối quan hệ giữa đo lường và chất lượng với quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. 13
6. Yêu cầu và vị trí của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM 17
IV. Một vài kinh nghiệm về quản lý đo lường ở các nước phát triển trên thế giới. 18
Phần II: Thực trạng đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp việt nam. 21
I. Tình trạng đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp việt nam nói chung. 21
1. Đo lường công nghiệp là gì? 21
2. Đo lường công nghiệp trong pháp lệnh đo lường 1999. 21
3. Tình trạng đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam nói chung. 22
II- Đánh giá về công tác đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp việt nam có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 25
1. Tình hình đo lường trong một số các doanh nghiệp Việt nam có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 25
2. Đánh giá về công tác đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 26
Phần III: Một số giải pháp để làm tốt công tác đo lường trong các doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 29
I. Các giải pháp ở tầm vĩ mô của nhà nước để thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện tốt công tác đo lường. 29
II. Các biện pháp vi mô để làm tốt công tác đo lường trong các doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 31
1. Thực hiện tốt công tác đo lường, kiểm tra, kiểm soát chất lượng. 31
2. Xây dựng tiêu chuẩn công ty và áp dụng tiêu chuẩn. 32
3. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất về đo lường. 33
4. Thực hiện công tác đào tạo trong lĩnh vực đo lường. 34
5. Hợp tác với bên ngoài để xây dựng hệ thống đo lường trong doanh nghiệp. 35
Kết luận 37
Tài liệu tham khảo 38
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về vai trò của đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bộ làm thông tin về đo lường.
4. Mối quan hệ giữa đo lường và chất lượng với quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.
Trước hết ta thấy rằng quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp là doanh nghiệp tự vận dụng các tiêu chuẩn có trong các hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét ở tầm vĩ mô thì giữa tiêu chuẩn, hoạt động đo lường và hoạt động quản lý Nhà nước về chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng thúc đẩy nhau cùng phát triển và nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì không thể thực hiện được quản lý Nhà nước về chất lượng. Đo lường có tác động tích cực đối với tiêu chuẩn hoá, đo lường là công cụ để tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lựa chọn các yêu cầu, định mức hợp lý đối với các chỉ tiêu của tiêu chuẩn, nó là công cụ để điều khiển các quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn. Đo lường là công cụ để tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm xem có đạt các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn đã lựa chọn hay không. Tiêu chuẩn thể hiện rõ những điểm trọng yếu của từng hoạt động trong công việc, xác định các công việc trên cơ sở các phương pháp thao tác và kết quả nhờ đó mà làm cho sản phẩm hay chi tiết được sản xuất ra có chất lượng đồng đều và ổn định. Đánh giá chất lượng bao giờ cũng căn cứ vào các tiêu chuẩn, không dựa vào tiêu chuẩn thì không thể khẳng định được sản phẩm này hay sản phẩm kia có chất lượng, trong khi đó đo lường tạo điều kiện mô tả chính xác tình trạng của sản phẩm và còn gián tiếp là cơ sở khoa học cho việc xây dựng những tiêu chuẩn mới sau này. Tiêu chuẩn hoá chỉ có thể phát huy được tác dụng của mình khi có một hệ thống đo lường chính xác, ngược lại đo lường lại sử dụng tiêu chuẩn hoá như một công cụ để phát triển thông qua việc quy định các phương pháp đo và phương tiện đo thống nhất. Tiêu chuẩn hoá là biện pháp quan trọng để đo lường có hiệu quả cao góp phần đảm bảo độ chính xác cần thiết của các phép đo, phương tiện đo. 5)Yêu cầu và vị trí của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng ISO:9000
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đo lường trong sản xuất, trong quản lý chất lượng nên đo lường đã trở thành yếu tố không thể thiếu được trong bất kỳ một hệ thống quản lý chất lượng nào trong đó có hệ thống quản lý chất lượng ISO:9000. Mục đích là đảm bảo sử dụng đúng thiết bị để tra công việc, chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm, đảm bảo sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Sự xuất hiện đo lường trong hệ thống này được áp dụng trong ngành công nghiệp có sử dụng thiết bị kiểm tra và đo lường để kiểm chứng sản phẩm sản xuất có đúng các thông số kỹ thuật không.Nếu việc kiểm tra chỉ là thị sát thì chúng ta không cần thiết bị đo lường. Tuy nhiên, nếu sử dụng thiết bị đo lường và thử nghiệm thì phải kiểm soát, bảo quản và sử dụng chúng hoàn hảo, duy trì độ chính xác ở mức cần thiết.
Theo hệ thống quản lý chất lượng ISO:9000 thì tổ chức phải xác định việc theo dõi và đo lường cần thực hiện và các phương tiện theo dõi và đo lường cần thiết để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu xác định. Tổ chức phải thiết lập các quá trình để đảm bảo rằng việc theo dõi và đo lường cần tiến hành và được tiến hành một cách nhất quán với các yêu cầu theo dõi và đo lường.
Ngoài ra, tổ chức phải đánh giá và lưu hồ sơ về giá trị hiệu lực của các kết quả đo lường trước đó khi thiết bị được phát hiện không phù hợp với các yêu cầu. Tổ chức phải tiến hành các hành động thích hợp đối với thiết bị và bất kỳ sản phẩm nào bị ảnh hưởng. Phải duy trì hồ sơ các kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận. Khi sử dụng phần nềm máy tính để theo dõi và đo lường các yêu cầu đã quy định, phải xác nhận khả năng thoả mãn việc áp dụng dự kiến. Việc này phải được tiến hành trước lần sử dụng đầu tiên và được xác nhận lại khi cần thiết.
Trong phiên bản mới ISO 9000:2000 đã đưa ra các yêu cầu cho hệ thống quản lý chất lượng nhằm tiến tới sự thoả mãn khách hàng thông qua việc đáp ứng các yêu cầu của họ và của luật định. Cũng như phiên bản ISO 9000 trước đây, phiên bản mới này khuyến khích việc quản lý chất lượng theo phương pháp quá trình. Đó chính là việc nhận biết và quản lý có hệ thống các quá trình hoạt động và sự tương tác giữa các quá trình họat động này. Vậy đo lường được hiện diện và được quy định trong ISO 9000:2000 như thế nào ? Có thể nói, cũng như trong ISO 9000 cũ đo lường chiếm một vị trí nổi bật trong ISO 9000:2000. Tất cả các yêu cầu có liên quan đến đo lường đã được quy định trước đây đều được giữ lại với sự bổ sung và hệ thống hoá cao hơn. Các yêu cầu về đo lường trong ISO 9000:2000 đều cho ta thấy rõ vai trò xuyên suốt của đo lường trong tất cả các quá trình hình thành nên một sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng thấy được cụ thể những công việc về đo lường cần thực hiện để đáp ứng yêu cầu này. Những yêu cầu này được thể hiện trong ISO 9000:2000 như sau:
+Mục 4. Các yêu cầu của hệ thống chất lượng: phần các yêu cầu chung quy định tổ chức phải đo lường, kiểm soát và phân tích các quá trình cần thiết cho một hệ thống quản lý chất lượng.
+Mục 5. Trách nhiệm của lãnh đạo, phần lập kế hoạch quy định các mục tiêu chất lượng phải là các mục tiêu đo lường được.
+Mục 6. Quản lý nguồn lực, tổ chức phải xác định cung cấp và duy trì cơ sở vật chất cần thiết để đạt được sự phù hợp của sản phẩm, trong đó có trang thiết bị, phần cứng và phần mềm.
+Mục 7. Việc thực hiện sản phẩm, phần lập kế hoạch thực hiện các sản phẩm được quy định phải xác định các hoạt động kiểm tra và xác nhận giá trị và các tiêu chuẩn chấp nhận. Phần các hoạt động sản xuất và dịch vụ theo quy định thì tổ chức phải sẵn có và sử dụng các thiêts bị đo lường giám sát.Đặc biệt phần 7.6 Kiểm soát các thiết bị đo lường và giám sát đã đưa ra yêu cầu: Tổ chức phải xác định các phép đo và các thiết bị giám sát và đo lường cần thiết để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm theo yêu cầu quy định. Các thiết bị đo lường và giám sát phải được sử dụng và kiểm soát để đảm bảo rằng năng lực của phép đo đồng nhất với các yêu cầu của phép đo. Để chắc chắn thiết bị đo lường hoạt động có hiệu quả và cho kết quả đáng tin cậy thì thiết bị đo lường phải:
- Được hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận định kỳ, hoặc trước khi sử dụng, dựa trên các chuẩn đo lường có liên kết với chuẩn đo lường quốc gia hay quốc tế, khi không có các chuẩn này thì căn cứ được sử dụng để hiệu chuẩn hoặc xác nhận phải được lưu hồ sơ.
-Được hiệu chỉnh hay hiệu chỉnh lại khi cần thiết.
-Được nhận biết để giúp xác định trạng thái hiệu chuẩn.
-Được gìn giữ tránh bị hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của các kết quả đo
-Được bảo vệ để tránh hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong di chuyển, bảo dưỡng và lưu giữ.
+Mục 8.Đo lường, phân tích và cải tiến, phần lập kế hoạch quy định: Tổ phải xác định, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động đo lường và giám sát cần thiết để đảm bảo sự phù hợp và đạt được các kết quả cải tiến...Đồng thời tổ chức phải giám sát các thông tin về sự thoả mãn hoặc sự không thoả mãn của khách hàng như là một phép đo về hoạt động của hệ thống chất lượng. Mặt khác đo lường và giám sát các quá trình quy định: Tổ chức phải áp dụng các phương pháp thích hợp để đo lường và giám sát các quá trình sản xuất để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.Các phương pháp này chứng tỏ khả năng của mỗi quá trình nhằm thoả mãn các mục đích đã định. Hơn nữa đo lường và giám sát sản phẩm quy định tổ chức phải đo lường và giám sát các đặc tính của sản phẩm để xác nhận rằng sản phẩm đã thoả mãn các yêu cầu quy định.
Như vậy, trong ISO 9000:2000 đo lường đã hiện diện trực tiếp hoặc gián tiếp hầu như ở tất cả các yếu tố tạo thành hệ thốn quản lý chất lượng. Tổ chức phải tiến hành các phương pháp thích hợp để đo lường các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng.Các phương pháp này phải chứng tỏ khả năng của các quá trình đạt được các kết quả đã hoạch định. Khi không đạt được kết quả dự kiến, phải tiến hành khắc phục và hành động phòng ngừa một các thích hợp để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm.Các thiết bị đo lường đo các đặc tính của sản phẩm để kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu về sản phẩm đã được đáp ứng.Việc này phải được tiến hành tại những giai đoạn thích hợp của quá trình tạo sản phẩm theo các bố trí đã lập kế hoạch.
6. Yêu cầu và vị trí của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM
Bất kỳ một hệ thống kiểm tra nào dựa vào việc thanh tra sản xuất để phát hiện chất lượng tồi đều không đáng tin cậy, tôn kém, lãng phí và không kinh tế. Hệ thống đó phải được thay thế bằng chiến lược phòng ngừa và phải sử dụng thanh tra để xem xét lại hệ thống chuyển đổi chứ không phải xem lại sản phẩm.Với nhận thức đó hệ thống quản lý chất lượng toàn diện đã coi đo lường là một bộ phận quan trọng của quá trình kiểm tra TQM, nó được sử dụng để vạch kế hoạch, đánh giá và sửa sai, tuy nhiên nó chỉ là một bộ phận và không được trở thành một mục đích tự nó. Bản thân việc thực hiện sự đo lường sai sót với độ chính xác vô hạn không giúp gì để tránh được sai sót đó, do đó trong quản lý chất lượng toàn diện nhiều khi cần phải kiềm chế sự hăng hái của những nhà hoá học phân tích, những kỹ sư thí nghiệm chính xác và thậm chí cả những kỹ sư công nghiệp nữa.
Thông thường người ta tiến hành đo lường kiểm tra sự phù hợp theo tiêu chuẩn vào cuối quá trình sản xuất, ngay trước khi giao thành phẩm cho các đại lý hoặc người tiêu dùng. Nhưng trong tiếp cận TQM việc đo lường kiểm tra được tiến hành trong suốt quá trình sản xuất. Tiến hành đo lường kiểm tra ở đầu vào quá trình sản xuất bao gồm việc kiểm tra nguyên vật liệu hoặc các bộ phận từ các nhà cung cấp, qua đó để thấy được các yếu tố đầu vào có đạt sự phù hợp theo quy định hay không. Đo lường kiểm tra được tiến hành ngay trong quá trình sản xuất khi sản phẩm đi qua từng công đoạn một trong quá trình. Một mục tiêu của kiểm tra tại nơi làm việc là để xác định coi quá trình có hoạt động thích đáng không, nằm trong tầm kiểm soát hay vượt ra ngoài. Trong TQM việc sửa chữa những sai sót về chất lượng trong quá trình sản xuất là mục tiêu hàng đầu và đó là cách lý tưởng để giảm khả năng có phế phẩm.
Trong môi trường TQM lý tưởng thì người sản xuất trực tiếp phải đồng thời là người đo lường kiểm tra các chi tiết đi qua chỗ làm việc của mình và tìm ngay biện pháp khắc phục, tuy nhiên không phải lúc nào cũng làm được điều đó vì việc tiến hành kiểm tra đo lường chi tiết tốn mất nhiều thời gian và khiến tốc độ sản xuất bị trì trệ.Đo lường kiểm tra lý tưởng là tiến hành kiểm tra trước tất cả các nguyên công, tuy nhiên điều này rất gây tốn kém nên theo TQM thì các trạm đo lường kiểm tra thường được đặt ở những chỗ mang lại hiệu quả nhất.Vấn đề quan trọng đặt ra là khi nào, ở giai đoạn nào trong quá trình sản xuất cần được kiểm tra thông qua đo lường.Phát hiện ra sai sót càng sớm trong quá trình sản xuất thì càng ít lãng phí tài nguyên trong các nguyên công tiếp theo, nhờ đó phế phẩm được loại ra ngay từ đầu.
IV. một vài kinh nghiệm về quản lý đo lường ở các nước phát triển trên thế giới.
Với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển ở trình độ cao, nên các nước phát triển có hệ thống đo lường và quản lý đo lường hiện đại và hiệu quả, qua đó đã có những đóng góp to lớn trong công tác đo lường trên toàn thế giới mà biểu hiện đỉnh cao là hình thành những khu vực liên kết hợp tác trong lĩnh vực đo lường tiêu chuẩn hoá. ở cộng đồng châu Âu, hoạt động đo lường tiêu chuẩn hoá mang tính khu vực bắt đầu được đẩy mạnh từ những năm 1985 kể từ khi cộng đồng này đưa vào áp dụng khái niệm “phương pháp tiếp cận mới”trong lĩnh vực đo lường tiêu chuẩn hoá. Cộng đồng châu Âu theo đuổi “phương pháp tiếp cận mới” gần 30 năm nay và tiếp tục khẳng định sự kiên trì đường lối này trong thiên niên kỷ mới. “Phương pháp tiếp cận mới” của cộng đồng châu Âu nhằm mục tiêu giảm bớt càng nhiều càng tốt các trở ngại do các quy định của mỗi nước trong cộng đồng gây ra, làm ảnh hưởng tới tự do hoá thương mại trong cộng đồng. Và vì vậy, cho phép giảm sự tập trung hoá và tăng mức độ linh hoạt trong hoạt động thương mại. Nội dung của phương pháp tiếp cận mới này là chỉ có các yêu cầu cơ bản về an toàn và công dụng của sản phẩm mới được đưa vào trong các nghị quyết của cộng đồng và đòi hỏi sự tuân thủ của các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó ở các nước thành viên. Còn các tiêu chuẩn chi tiết khác không liên quan đến an toàn và công dụng cơ bản nói trên sẽ được các công ty đưa ra và áp dụng tự nguyện. Các tiêu chuẩn này là tự nguyện song bản thân chúng đã tạo ra tiền đề cho sự phù hợp với các yêu cầu cơ bản quy định trong các nghị quyết của cộng đồng châu Âu.
Ngày nay nhu cầu về một “phương pháp tiếp cận mới” là tất yếu khi liên kết chính trị, kinh tế và xã hội ngày càng trở nên chặt chẽ trong phạm vi cộng đồng và cũng không phải là ngẫu nhiên cộng đồng châu Âu đưa ra “phương pháp tiếp cận mới” này. “Phương pháp tiếp cận mới” được dựa trên cái gọi là phương pháp tiếp cận toàn cầu về thử nghiệm và chứng nhận. Sản phẩm của thế giới mà theo đó việc toàn cầu hoá và hội nhập của các thị trường khác nhau đã trở thành xu thế tất yếu.
Phương pháp tiếp cận toàn cầu về thử nghiệm và chứng nhận cho phép doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu quy định. Nói cụ thể hơn là doanh nghiệp có thể dùng bên thứ ba thực hiện việc thử nghiệm hoặc tự mình thử nghiệm hoặc chứng nhận cho sản phẩm của chính mình, tuỳ thuộc vào khả năng đảm bảo chất lượng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của mình. Cả “ phương pháp tiếp cận mới” của cộng đồng châu Âu và phương pháp tiếp cận toàn cầu về thử nghiệm và chứng nhận đều hướng tới sự giảm bớt sự can thiệp của pháp luật và nhà nước vào hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nên chỗ đứng cho cái gọi là sự tự điều chỉnh của thị trường, qua đó thúc đẩy tự do hoá thương mại trong phạm vi khu vực và toàn cầu.
ở châu á hoạt động đo lường tiêu chuẩn hoá cũng mang tính khu vực nhưng kém phát triển hơn ở cộng đồng châu Âu do mối liên kết về chính trị và về kinh tế lỏng lẻo hơn. Trong khuôn khổ tổ chức hợp tác kinh tế châu á - thái bình dương (APEC) các hoạt động về đo lường, tiêu chuẩn và chứng nhận bao gồm:
-Hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế.
-Thừa nhận lẫn nhau về kết quả thử nghiệm và chứng nhận.
-Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng.
-Tăng cường trao đổi thông tin nhằm minh bạch hoá chính sách quản lý tiêu chuẩn chất lượng.
Việc triển khai các hoạt động nói trên là nhiệm vụ chủ yếu của tiểu ban Tiêu chuẩn và Sự phù hợp của APEC.Với sự điều hành của tiểu ban này, một số lĩnh vực ưu tiên đối với hài hoà tiêu chuẩn và thừa nhận lẫn nhau đã được xác định, một số hiệp định khung của APEC về thừa nhận lẫn nhau đã được soạn thảo.
Là một nước đang phát triển, Việt nam đã và đang thừa hưởng những thành tựu về đo lường và tiêu chuẩn hoá tiên tiến trên thế giới mà cụ thể là Việt nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ của các nước thuộc cộng đồng châu Âu, thông qua các dự án song phương. Dự án hiện đang trong quá trình triển khai là chương trình hỗ trợ kỹ thuật của EU tại Việt nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Các yếu tố của phương pháp tiếp cận mới của cộng đồng châu Âu cũng đã được thể hiện trong các văn bản pháp lệnh năm 1999.Việt nam đã và đang tham gia tích cực vào các dự án liên kết trong lĩnh vực đo lường ở phạm vi khu vực và thế giới, đây là những thuận lợi to lớn cho sự nghiệp đo lường việt nam phát triển, đồng thời tạo ra những thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hoá.
Phần II: Thực trạng đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp việt nam.
I. tình trạng đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp việt nam nói chung.
1. Đo lường công nghiệp là gì?
Đo lường công nghiệp là lĩnh vực đo lường gắn liền với sản xuất của các doanh nghiệp, phục vụ cho việc duy trì và cải tiến công nghệ nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể tiếp cận đo lường công nghiệp theo hai hướng: Một là, hình thành một mạng lưới dẫn xuất chuẩn (các phòng hiệu chuẩn được công nhận) để các chuẩn và phương tiện đo dùng trong công nghiệp được liên kết với chuẩn quốc gia trực tiếp hoặc gián tiếp. Hai là, tổ chức quản lý, phát triển đo lường tại chính doanh nghiệp với ý nghĩa đo lường là một trong các yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cấu thành hệ thống đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp.
Đo lường công nghiệp là lĩnh vực các doanh nghiệp và các nghành công nghiệp phải tự lo liệu vì lơị ích sản xuất kinh doanh của mình.Vai trò của nhà nước chỉ là định hướng, giúp đỡ, hỗ trợ trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện.
2. Đo lường công nghiệp trong pháp lệnh đo lường 1999.
Pháp lệnh đo lường 1999 đã dành toàn bộ chương IV để quy định về vấn đề hiệu chuẩn phương tiện đo. Những quy định này thể hiện quan điểm và cơ chế quản lý của nhà nước ta đối với đo lường công nghiệp. Cơ chế này dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thoả thuận và tự phát triển của các ngành, các doanh nghiệp với sự giúp đỡ và định hướng của nhà nước. Nội dung cơ bản của những quy định này là:
+ Hiệu chuẩn là việc so sánh giá trị của đại lượng thể hiện bằng phưong tiện đo với giá trị tương ứng thể hiện bằng chuẩn đo lường. Hiệu chuẩn được áp dụng đối với các phương tiện đo dùng làm chuẩn và các phương tiện đo ngoài danh mục phải kiểm định. Đó chính là những phương tiện đo dùng trong nghiên cứu khoa học, công nghệ,những phương tiện đo dùng làm chuẩn để hiệu chuẩn phương tiện đo khác, để khắc độ phương tiện đo, để điều khiển, điều chỉnh các quá trình công nghệ sản xuất,vật liệu, thiết bị nhằm phục vụ việc kiểm tra chất lượng, việc nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới,việc bảo hành sửa chữa, phục hồi sản phẩm. Việc hiệu chuẩn được thực hiện tại các phòng hiệu chuẩn và chính các phòng hiệu chuẩn này chịu trách nhiệm về kết quả hiệu chuẩn của mình.
+Phòng hiệu chuẩn được một tổ chức công nhận có thẩm quyền đánh giá và công nhận là có đủ điều kiện theo quy định để tiến hành các hoạt động hiệu chuẩn đối với từng lĩnh vực đo cụ thể, gọi là phòng hiệu chuẩn được công nhận.Pháp lệnh đo lường 1999 giao trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước về đo lường phải quy định cụ thể nội dung, điều kiện, thủ tục công nhận phòng hiệu chuẩn và tổ chức công nhận có thẩm quyền.
+Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ sản xuất, kinh doanh phát triển hoạt động hiệu chuẩn, xây dựng các phòng hiệu chuẩn được công nhận nhằm boả đảm tính thống nhất và độ chính xác cần thiết của phương tiện đo, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nghiên cứu của cơ sở.
Như vậy, với những quy định như trên thì tình trạng đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam nói chung ra sao.
3. Tình trạng đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam nói chung.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta thật to lớn và cấp bách đòi hỏi sự nỗ lực của toàn đảng, toàn dân. Để có được một nền công nghiệp hiện đại và phát triển, một trong những vần đề phải quan tâm hàng đầu là công tác đo lường, kiểm tra chất lượng. Nghị quyết Hội nghị trung ương 2( khoá VIII) đã khẳng định công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học là quốc sách hàng đầu, là khâu then chốt để đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay. Từ trước cho tới nay trong công cuộc xây dựng đất nước chúng ta thấy có hai vấn đề lớn chưa được quan tâm một cách đầy đủ, đó là vấn đề đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực đo lường thử nghiệm và công tác nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu và đời sống hàng ngày. Nhà bác học Men-đê-lê-ép đã nói “Khoa học bắt đầu từ khi ta biết đo”, vì vậy muốn nền khoa học nước nhà phát triển thì trước tiên phải có những người biết đo. Đáng tiếc là việc đào tạo các chuyên gia đo lường chưa được chú trọng đúng mức, chưa được các cấp lãnh đạo đánh giá đúng tầm quan trọng của nó. Trong thời kỳ chiến tranh rồi đến thời kỳ bao cấp, nền kinh tế của ta chủ yếu dựa vào viện trợ của nước ngoài nên công tác đầu tư cơ sở vật chất về đo lường bị buông lỏng. Do tình trạng khan hiếm nên mặc dù hàng hoá có chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nhưng chúng vẫn được tiêu thụ hết, đó là một nghịch lý. Ngày nay khi đất nước đang thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa để hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, trên thị trường trong nước hàng hoá nước ngoài đang tràn ngập. Nếu chúng ta không coi trọng chất lượng hàng hoá sản xuất ra thì đến một ngày nào đó nền kinh tế sẽ suy thoái vì không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.
Để thực hiện những công việc khó khăn này,chúng ta phải có những chuyên gia am hiểu về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đặc biệt là nắm được và thực hiện các phương pháp kiểm tra chất lượng một cách trung thực và vô tư, đây là một mảng mà chúng ta đang thiếu.
Một vấn đề thực tế hiện nay là nhiều thiết bị đo của ta chưa được thường xuyên kiểm tra và giám sát nên đã và đang gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, nhất là trong việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.Vấn đề là ở chỗ: các thiết bị đo đang được sử dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta được sản xuất từ nhiều nước, nhiều hãng khác nhau với độ chính xác khác nhau và chưa được kiểm tra độ chính xác trong quá trình sử dụng đã tạo ra sự không thống nhất trong các phép đo,trong kiểm tra và thử nghiệm giữa các doanh nghiệp, hơn nữa là chúng đã cũ kỹ lạc hậu chủ yếu có từ thời chiến tranh và thời bao cấp để lại. Ví dụ: Đối với cân dân dụng trên thị trường, chúng ta vẫn thường nghe nói đến loại cân chín lạng. Điều đó có nghĩa là những chiếc cân này có khả năng sai số tói 10%. Thế mà các cơ quan nhà nước về quản lý đo lường còn chưa quan tâm đến chúng, trong khi đó các nhà sản xuất cân ô tô điện tử (loại 30 tấn) thì lại đòi hỏi cấp chính xác tới 1/1000. Kết quả là, có loại cân thì còn thả nổi, có loại cân thì lại được quy định quá chặt chẽ đến mức khó mà có thể chế tạo được hoặc chỉ sử dụng được một thời gian ngắn là buộc phải kiểm định lại.
Về mảng giáo dục và đào tạo về đo lường nước ta đang thiếu hụt nghiêm trọng. Hiện nay trường đại học Bách khoa Hà nội là nơi duy nhất đào tạo kỹ sư chuyên ngành đo lường. Trong 20 năm qua đại học Bách khoa Hà nội đã đào tạo được khoảng 400 kỹ sư chuyên ngành đo lường. Các kỹ sư đã ra trường đã và đang phát huy tốt trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Do vậy Nhà nước cần phải định hướng mở rộng quy mô đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất về đo lường phục vụ cho công tác giảng dạy.
Ngày nay, việc ứng dụng kỹ thuật vi xử lý và vi tính ngày càng phổ biến đang tạo ra một hướng mới cho các ngành kỹ thuật đo, đó là tin học công nghiệp.Đây là một hướng hiện đại kết hợp giữa ba lĩnh vực: toán, tin học và kỹ thuật đo lường. Các thiết bị đo và hệ thống đo thông minh ra đời có thể đảm đương các nhiệm vụ như đo lường, kiểm tra tự động, chuẩn đoán kỹ thuật hay nhận dạng và phân loại sản phẩm. Có thể nói, tin học đã và đang góp phần đổi mới kỹ thuật đo lường và công tác quản lý ở các doanh nghiệp công nghiệp. Vì thế kỹ thuật đo lường đã trở thành một ngành kỹ thuật cao thực sự cần thiết cho mọi lĩnh vực kinh tế quốc dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn trong việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác đo lường, tuy nhiên sự cố gắng đó còn chưa được nhiều.
Hiện nay, ở nước ta hầu như tất cả các loại thiết bị đo đều được nhập ngoại từ nhiều nước, nhiều hãng khác nhau, trong khi đó đa phần các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên tiềm lực về vốn không lớn, nên kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị đo lường bị hạn chế. Đó là vấn đề bức xúc khiến chúng ta lo ngại. Nếu chúng ta không chú trọng và phát triển công tác nghiên cứu khoa học để tự sản xuất lấy thiết bị đo thì ta sẽ rơi vào tình trạng nô lệ về kỹ thuật, từ đó dẫn đến nô lệ về kinh tế. Như vậy, qua thực tế cho thấy tình trạng đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp được thể hiện qua một số nhận xét sau:
-Công tác đo lường, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng ở phần lớn các doanh nghiệp còn đang trong tình trạng vừa yếu vừa thiếu
-Cơ sở vật chất thì yếu, kém, thiếu thiết bị đo lường, kiểm tra và thử nghiệm và nếu có thì phần lớn đã lạc hậu, cũ kỹ.
-Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm thiếu và lâu nay chưa được đào tạo lại để nâng cao trình độ phù hợp với tình hình phát triển mới.
-Chưa có sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong đo lường, kiểm tra, thử nghiệm.
-Với các doanh nghiệp Việt nam kinh phí đầu tư cho trang thiết bị đo lường, kiểm nghiệm quá nhỏ bé, đối với các chỉ tiêu như: Phân tích hoá học bằng quang phổ, thử kéo, nén, uốn, va đập....
ii- đánh giá về công tác đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp việt nam có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
1. Tình hình đo lường trong một số các doanh nghiệp Việt nam có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
Trong tiến trình phát triển của đất nước, để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường, nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm liên tục, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ cũng như sự phát triển bền vững của nhiề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35167.doc