MỤC LỤC.
Trang
Lời giới thiệu. 1
Nội dung :
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá XNK vận
chuyển bằng đường biển.
I: Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm
II: Vai trò của bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển .
III: Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển.
IV: Các điều kiện bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển .
V. Cách thức mua bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển.
VI. Thủ tục đòi bồi thường hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển
Chương II : Tình hình hoạt động bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển
bằng đường biển.
I. Điểm lại thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường Biển.
II. Tổng kết thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK ở Việt Nam.
III. Bảo hiểm hàng hoá XNK Việt Nam- vẫn trong tay các nhà bảo hiểm
Nước ngoài.
Chương III : Giải pháp cho bảo hiểm hàng XNK vận chyển bằng đường
biển ở Việt Nam.
I. Chiến lược khách hàng- con đường dẫn đến thành công.
II. Bảo hiểm hàng hoáXNK- Nên cạnh tranh bằng chất lượng chứ
không bằng giảm phí, nâng cao hoa hồng để thu hút khách hàng.
III. Nâng cao tỉ trọng kim ngạch hàng hoá XNK tham gia bảo hiểm tại Việt Nam.
IV. Thấy gì qua vụ đòi tàu “ Hai xing”.
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3544 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n:
- Tuyến Châu Mỹ : 0.04
- Tuyến Châu Âu : 0.03
- Tuyến Châu Phi : 0.03
- Tuyến Châu á : 0.02
- Tuyến Châu Đại Dương : 0.02
7. Điều kiện phụ kèm theo:
- Thiếu nguyên kiện : ( A - B) . 50%
- Mất căp : ( A - B ) . 15%
- Hao hụt trọng lượng : ( A - B ) . 35%
- Rách vỡ : ( A - B ) . 35%
- Ngầm nước ngọt : ( A - B ) . 25%
- Dây bẩn : ( A - B ) . 35%
- Han rỉ : ( A - B) . 35%
- Nước biển cuốn đi : 0.03%
- Phí khuyến khích rút hàng thẳng tại tàu không lưu kho giảm 0.1%
Những điều kiện bảo hiểm thêm sẽ thoả thuận sau
Tỉ lệ phí bảo hiểm luôn được thay đổi và điều chỉnh dựa trên sự tính toán của công ty. Sau một năm hoạt động của khách hàng, dựa trên số liệu thống kê, Bảo Việt sẽ áp dụng tỉ lệ phí khuyến khích thấp hơn tỉ lệ phí chính là 10%
* Phí bảo hiểm ( premium ).
Phí bảo hiểm được tính dựa trên cơ sở tổng số tiền bảo hiểm và tỉ lệ phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm được tính dựa trên công thức:
I = ( C + F )/ ( 1 - R ) * ( a + 1 ).
Trong đó : a: Tiền lãi dự tính, a = 10% ( thông thường)
Cụ thể:
- Hàng nhập: dựa trên công thức I = CIF * R
Trường hợp tàu già thì I = CIF * R'
Với R' = R1 + R2 + R3 trong đó R3 : tỉ lệ phí tàu già
- Hàng xuất : dựa theo hai cách tính I = ( CIF + 10% CIF ) ã R
R : tỉ lệ phí theo luồng, điều kiện bảo hiểm và mặt hàng
Sau khi thực hiện đầy đủ và xem xét giấy yêu cầu bảo hiểm thấy hợp lệ, người khai thác viên sẽ vào sổ cấp đơn- đây là một việc làm cần thiết để lưu trữ tài liệu liên quan cho việc tính toán khi có sự cố xảy ra. Cách tiến hành:
+ Kiểm tra đầy đủ chi tiết của đơn bảo hiểm và vào sổ cấp đơn theo danh mục
+ Số đơn bảo hiểm dựa trên số thứ tự trong sổ cấp đơn
+ Xếp chuyến tàu theo thứ tự trong sổ đăng kí số chuyến tàu
Việc vào sổ cập nhật hàng hoá sẽ giúp người khai thác viên dễ dàg theo dõi thị trường. Các đân vị tham gia bảo hiểm hàng hoá, xem xét mối quan hệ thu hút khách hàng, biết được những mặt hàng có nhu cầu bảo hiểm trên cơ sở cập nhật hoá công tác thống kê tong mặt hàng để đem lại doanh thu cao hơn cho công ty. Điều đó định hướng nhu cầu phát triển dựa trên phân tích thị trường, điều chỉnh chi phí hợp lí.
2- Cấp đơn bảo hiểm hay giấy chứng bảo hiểm:
Sau khi nộp giấy yêu cầu bảo hiểm để được người bảo hiểm xét duyệt và cấp đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải thực hiện những nghĩa vụ sau:
Nộp phí bảo hiểm đúng thời hạn: Theo nguyên tắc bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi đã thanh toán phí bảo hiểm. Người ta có thể thanh toán theo L/C (letter of credit ) hoặc một số phương thức khác. Công ty bảo hiểm Việt Nam chấp nhận thời hạn nộp phí như sau:
+ Đối với ngoại tệ : 15 ngày kể từ ngày phát đơn bảo hiểm.
+ Đối với tiền Việt Nam : 7 ngày kể từ ngày phát đơn bảo hiểm.
Nếu quá thời hạn nộp phí bảo hiểm thì người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chịu lãi suất nợ quá thời hạn theo qui định của các ngân hàng Việt Nam
- Mua bảo hiểm trước khi biết hàng bị tổn thất.
( xem mẫu đơn bảo hiểm đính kèm)
3- Sửa đổi bổ xung đơn bảo hiểm
- Trường hợp khách hàng xin điều chỉnh giá trị bảo hiểm như giá FOB, CFR và điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại giá CIF và tính lại phí bảo hiểm bằng hình thức cấp cho khách hàng một giấy sửa đổi bổ xung và thu lệ phí sửa đổi đơn. Phần chênh lệch tăng: đề nghị khách hàng tăng thêm phí, phần chênh lệch giảm: bảo hiểm sẽ hoàn trả phí cho khách hàng.
- Trường hợp điều chỉnh B/L, trọng lượng, số kiện thì không thu lệ phí, không cần phát giấy sửa đổi bổ xung mà có thể điều chỉnh ngay trên đơn có đóng dấu sửa đổi trước khi cấp đơn
- Riêng điều chỉnh tên tàu phải đánh giấy sửa đổi.
- Trước khi làm giấy sửa đổi bổ xung cho đân bảo hiểm hàng nhập phải yêu cầu khách hàng trả lại toàn bộ đơn bảo hiểm đã cấp để điều chỉnh. Sau khi làm xong giấy sửa đổi phải ghi rõ trên đơn bảo hiểm số giấy sửa đổi để bộ phận bồi thường tiện theo dõi khi xét bồi thường. Sau đó gửi trả lại đơn cho khách hàng kèm theo giấy sửa đổi. Riêng về đơn bảo hiểm hàng xuất do đã cấp và gửi ra nước ngoài không thể đòi họ gửi trả lại để sửa đổi, trong thực tế khi lập đơn bảo hiểm hàng xuất đã hội đủ mọi chi tiết cần thiết và chính xác
Trường hợp khách hàng yêu cầu huỷ đơn, phải xem xét lí do, chủ yếu phải xem xét hợp đồng mua bán, nếu thật sự hai bên đã thoả thuận huỷ bỏ việc mua bán thì cấp cho khách hàng giấy sửa đổi huỷ đơn, hoàn trả lại cho khách hàng toàn bộ số phí đã thu và trừ lệ phí huỷ đơn đồng thời thu hồi lại toàn bộ đơn gốc đã cấp để huỷ.
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.
Trụ sở chính: 35 Hai Bà Trưng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (4)8262632,8254922,8262642. Fax: (4) 8257188 8245473
Đơn bảo hiểm hàng hoá Bản chính
Số.........................
Đơn bảo hiểm này chứng nhận rằng phí bảo hiểm, theo thoả thuận, được thanh toán cho tổng công ty bảo hiểm Việt Nam bởi người được bảo hiểm vì lợi ích của mình hoặc người thừa hưởng hoặc những người khác. Người bảo hiểm tiến hành bảo hiểm cho các hàng hoá được kê khai dưới đây theo Qui tăc chung của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển với những điều kiện và/ hoặc điều khoản được ghi rõ trong đân bảo hiểm hoặc phụ lục hoặc văn bản kèm theo đây.
Tên và địa chỉ người được bảo hiểm
Tên tàu vận chuyển hoặc số chuyến bay Chứng từ tín dụng(L/C) số
B/L hoặc AWB số
Đi từ Chuyển tải Đến
Ngày khởi hành Dự kiến ngày đến
Tên loại hàng hoá được bảo hiểm
Tổng số tièn bảo hiểm Phí bảo hiểm VAT
Tỉ lệ phí bảo hiểm Tổng số tiền thanh toán
Điều kiện bảo hiểm
Nơi và cơ quan giám định tổn thất
Thanh toán trả lại Ngày / / 20
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
Do
Trường hợp hàng hoá bị tổn thất
hoặc mất mát, xin tham khảo điều
khoản" quan trọng" in ở mặt sau
và hành động theo nó.
Sửa đổi bổ sung
No:...SD/ mã nghiệp vụ. mã tỉnh. năm
Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm Xxx
Đơn bảo hiểm số Xxxxx
Hàng hoá Xxxxx
Theo yêu cầu của người được bảo hiểm tại các công văn đã nhận được, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam- bảo Việt + (tên công ty) đồng ý sửa đổi bổ sung đân bảo hiểm số(......) nội dung như sau:
Giao hàng trong X Lần
1. Tên các tàu vận chuyển
Hoặc số các chuyến bay. Abc, fef, ghf, rew
2. B/L NO( S) or AWB No(S) a123, b456, c789, d911
3. Số các sửa đổi bổ xung 123SDN, 456SDN, 789SDN, 911SDN
4. Tổng số tiền bảo hiểm Cũ Mới Chênh lệch
5. Phí bảo hiểm
6. Thuế GTGT
7. Tổng số tiền thanh toán
* Các điều kiện khác không thay đổi
Ghi chú thêm: đề nghị thanh toán, tài khoản ngân hàng...
Ngày ...tháng...năm 200
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
Những điều cần chú ý( important).
Trường hợp hàng hoá bị tổn thất, người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ cần thực hiện các bước chính sau:
1/ Hàng hoá bị tổn thất riêng:
a. Khi phát hiện hàng hoá bị tỏn thất pải thông báo yêu cầu Bảo Việt hoặc đại lí của Bảo Việt giám định ngay nhưng không chậm quá 60 ngày kể từ khi hàng được bốc dỡ khỏi tàu biển tại cảng có ghi trên đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
b. Gửi ngay thư khiếu nại ( hoặc bảo lưư quyền khiếu nại) đối với người chuyên chở hoặc chính quyền cảng về tổn thất do họ gây ra
2/ Nghi ngờ hàng hoá có tổn thất:
a. Gửi ngay thư kháng cự trong vòng 3 ngày kể từ khi lô hàng được dỡ khỏi tàu cho thuyền trưởng tàu liên quan đến tổn thất đó.
b. Yêu cầu và tổ choc giám định đối tịch ( chủ hàng, bảo hiểm, tàu ) ngay trong thời gian nói trên.
3/ Tổn thất chung:
Kí các văn bản liên quan đến tổn thất chung theo yêu cầu của chủ tàu, thông báo cho Bảo Việt để làm thủ tục bảo lãnh hoặc kí quỹ tổn thất chung.
Lưu ý: Đối với các tổn thất dưói 200 USD hoặc tiền khác tương đương nếu đã có đủ chứng từ xác nhận tình trạng tổn thất do người chuyên chở hoặc người thứ ba gây ra thì không cần phải yêu cầu giám định.
4/ Hàng hoá bị tổn thất toàn bộ:
a. Thông báo ngay cho Bảo Việt biết mội tin tức đã thu thập được.
b. Cùng với bảo Việt tiến hành mọi thủ tục và biện pháp giải quyết có hiệu quả kinh tế nhất.
Những chứng từ cần thiết cho một hồ sơ khiếu nại:
Mỗi hồ sơ khiếu nại phải có:
a. Hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm gốc.
b. Vận đơn gốc.
c. Bản sao hoá đơn gốc hoặc các hoá đơn chi phí.
d. Chứng từ xác nhận số lượng trọng lượng hàng.
e. Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại.
Ngoài ra cần đính kèm thêm các chứng từ sau đây cho từng trường hợp khiếu nại:
1. Đối với hàng hoá bị hư hỏng hay bị mất mát:
a. Biên bản giám định do Bảo Việt cấp hoặc đại lí Bảo Việt cấp.
b. Biên bản đổ vỡ do tàu gây ra.
c. Thư từ khiếu nại hoặc bảo lưu quyền khiếu nại liên quan tới trách nhiệm của người thứ ba ( nếu có).
2.Đối với hàng hoá bị thiếu nguyên kiện:
a. Biên bản kết toán nhận hàng với tàu( ROROC).
b. Xác nhận hàng thiếu của VOSA (CSC).
c. Kết toán báo lại của Cang(CA)
d. Thư từ khiếu nại hàng tàu( nếu có).
3. Đối với tổn thất chung:
a. Văn bản tuyên bố tổn thất chung của chủ tàu.
b. Bản tính toán tổn thất chung
c. Các văn bản có liên quan khác
4. Đối với hàng hoá bị tổn thất toàn bộ:
a. Thư thông báo của người chuyên chở cho người nhận hàng về tổn thất toàn bộ.
b. Xác nhận của người chuyên chở về lô hàng đã được xếp lên tàu.
Hồ sơ khiếu nại phải được gửi trực tiếp cho bảo Việt hoặc đại lí của Bảo Việt trong thời gian sớm nhất nhưng không được chậm quá 9 tháng( nếu khiếu nại tổn thất có liên quan đến trách nhiệm của người thư ba) kể từ khi hàng được dỡ khỏi tàu biển tại cảng có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm trừ phi có thoả thuận khác.
.
VI. Thủ tục đòi bồi thường hàng hoá trong bảo hiểm hàng hoá XNK vận
chuyển bằng đường biển.
1. Ghi chú trên biên bản giao nhận hàng.
Khi hàng hoá được giao nhận từ đường biển Hải quan và người vận chuyển cần ghi chú, nhận xét trên biên bản giao nhận hàng tong giai đoạn. Đặc biệt hàng xếp công-ten-nơ cần xác định tình trạng niêm chỉ có gì bất thường không, nếu có cần ghi chú trên biên bản giao nhận hàng.
2. Kiểm tra tính chất tổn thất tổn hại
Khi phát hiện hàng hoá có tổn thất hoặc tổn hại vào lúc giao nhận hàng, cần phân định tính chất. Tính chất tổn thất tổn hại được xác định như sau:
Hàng không giao : nguyên bao, kiện
Tổn thất , tổn hại khác như mất cắp (tổn thất bên trong) , thiếu hụt, bể vỡ, lẫn tạp chất, thấm nước…
3. Thông báo khiếu nại người vận chuyển , người quản chủ.
Khi phát hiện về hàng đã bị tổn thất, tổn hại, gửi ngay thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển , người quản chủ . Người nhận hàng phải gửi ngay hồ sơ khiếu nại người vận chuyển, người quản chủ sau khi xác định được số tiền tổn thất, tổn hại.
Trường hợp xảy ra rủi ro, người được bảo hiểm khiếu nại đòi bồi thường . Các giấy tờ gửi cho người bảo hiểm bao gồm:
Thư khiếu nại hoặc công văn khiếu nại
Hợp đồng bảo hiểm và giấy sửa đổi bổ sung( nếu có) bản chính
Vận tải đơn (B/L) bản chính
Phiếu đóng gói bản chính.
Hoá đơn mua bán bản chính
Biên bản giám định bản chính( trước khi xếp và dỡ hàng tại 2 đầu bến nếu có
Các chứng từ giao ngận hàng của cảng hoặc của cơ quan chức năng
Thông báo tổn thất
Hợp đồng vận chuyển
Hoá đơn, biên lai các chi phí khác
Trường hợp các chứng từ trong bộ hồ sơ khiếu nại chưa làm sáng tỏ được tổn thất có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không, người bảo hiểm yêu cầu cung cấp thêm các chứng từ sau:
Hợp đồng mua bán
- Thư tín dụng
- Lược khai
- Phiếu kiểm đếm
Biên bản giám định hàng XNK
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
Nhật kí hàng hải
Giấy chứng nhận đăng kiểm tàu
Các biên bản của công an, chính quyền cảng…
Sau khi kiểm tra chứng từ và thanh toán bồi thường , mọi khoản khiếu nại và quyền khiếu nại của ngưòi được bảo hiểm đối với người thứ ba đều được chuyển cho người bảo hiểm mà giới hạn là số tiền đã bồi thường.
Sau khi bồi thường tổn thất toàn bộ, người bảo hiểm có quyền thu hồi phần còn lại của hàng hoá đã được bồi thường.
Người được bao hiểm muốn khiếu nại tổn thất toàn bộ ước tính cho hàng hoá được bảo hiểm phải gửi thông báo từ bỏ hàng cho người bảo hiểm. Thông báo phải đưa ra không chậm trễ với mục đích để cho người bảo hiểm có cơ hội giảm thiểu hay ngăn ngừa tổn thất. Thông báo từ bỏ hàng phải lập thành văn bản và trong mọi trường hợp phải cho biết ý định của người được bảo hiểm là từ bỏ không điều kiện mọi quyền lợi về hàng hoá được bảo hiểm cho người bảo hiểm. Nếu người bảo hiểm chấp nhận thông báo từ bỏ hàng nghĩa là người bảo hiểm chấp nhận trách nhiệm bồi thường như bồi thường tổn thất toàn bộ thực tế và có quyền sở hữu phần còn lại của hàng hoá. Việc từ bỏ hàng không được thay đổi sau khi người bảo hiểm chấp nhận thông báo từ bỏ hàng. Tuy nhiên, trước khi người bảo hiểm chấp nhận thông báo từ bỏ hàng, người được bảo hiểm phải có những biện pháp tích cực nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất. Nếu người bảo hiểm không chấp nhận từ bỏ hàng, các quyền lợi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm vẫn không thay đổi.
4. Thông báo Bảo Việt hoặc đại lí để tiến hành giám định.
Thông báo bằng điện thoại và giấy yêu cầu giám định cho Bảo Việt hay người đại lí của Bảo Việt được chỉ định trong đơn bảo hiểm để tiến hành giám định. Định ngày giờ, nơi giám định và làm theo yêu cầu của giám định viên. Giám định viên do Bảo Việt hoặc đại lí của họ chỉ định.
Giám định là việc làm của người bảo hiểm hoặc người được uỷ thác nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng được bảo hiểm để làm cơ sở cho việc tính toán tiền bồi thường. Khi hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất( hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt…), yêu cầu giám định trong thời gian qui định. Sau khi giám định xong, cán bộ giám định sẽ chứng từ giám định, trong đó có xác định mức độ tổn thất hoặc mức giảm giá trị thương mại của hàng hoá làm cơ sở cho việc bồi thường.
Việc bồi thường tổn thất phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thứ nhất: Số tiền bảo hiểm là giới hạn tối đa của số tiền bồi thường của người bảo hiểm. Tuy nhiên các khoản tiền sau ( ngoài số tiền tổn thất) cũng được bồi thường: các chi phí đã chi ra để cứu vớt hàng, chi phí cứu nạn, phí giám định, chi phí bán đấu giá hàng bị hư, tiền đóng góp tổn thất chung dù tổn số tiền bòi thường vượt quá số tiền bảo hiểm .
Thứ hai: Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật. Thông thường nộp phí bảo hiểm bằng loại tiền nào sẽ được bồi thường bằng loại tiền đó.
Thứ ba: Khi trả tiền bồi thường, người bảo hiểm sẽ khấu trừ các khoản tiền mà người được bảo hiểm đã đòi được ở người thứ ba.Sau đó, người bảo hiểm bồi thường như sau:+ Bồi thường tổn thất chung
. Người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm phần đóng góp vào tổn thất chung dù hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào. Nếu số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị phải đóng góp vào tổn thất chung, người bảo hiểm chỉ bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiền được bảo hiểm và giá trị phải đóng góp vào tổn thất chung.
. Không bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm mà thanh toán cho người tính toán tổn thất chung do hãng tàu chỉ định.
. Số tiền bồi thường này được cộng thêm hay khấu trừ phần chênh lệch giữa số tiền thực tế đã đóng góp vào tổn thất chung và số tiền phải đóng góp vào tổn thất chung.
+ Bồi thường tổn thất riêng.
. Đối với tổn thất toàn bộ thực tế: bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm.
. Đối với tổn thất toàn bộ ước tính: bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm nếu người đựoc bảo hiểm từ bỏ hàng
Trường hợp người được bảo hiểm không từ bỏ hàng hoặc xin từ bỏ nhưng người bảo hiểm không chấp nhận, sẽ bồi thường theo mức độ tổn thất thực tế.
. Đối với tổn thất bộ phận: bồi thường số kiện, số bao hàng bị thiếu, mất hay giá trị trọng lượng số hàng rời bị thiếu, mất hoặc bồi thương theo mức giảm giá trị thương mại của hàng bị tổn thất.
Ngoài ra, nếu trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK có ấn định mức miễn thường của công ty bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra, xác định số tiền bồi thường đối với giá trị hàng hoá bị tổn thất phải xét đến mức miễn thường naỳ.
Mức miễn thường là một tỉ lệ miễn giảm trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm khi tổn thất xaỷ ra đối với hàng hoá được bảo hiểm.
Có hai loại miễn thường: Miễn thường có khấu trừ và miễn thường không có khấu trừ. Theo hợp đồng bảo hiểm có áp dụng mức miễn thường có khấu trừ x%, nếu tổn thất xảy ra vượt quá x% số tiền bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường phần tổn thất bị vượt quá đó. Theo hợp đồng bảo hiểm có áp dụng miễn thường không khấu trừ x%, nếu tổn thất vượt quá x% số tiền bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ tổn thất.
Cần lưu ý rằng trong cả hai trường hợp miễn thường, nếu tỉ lệ tổn thất không vượt quá tỉ lệ miễn thường thì công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất.
Lưu ý: Người bảo hiểm chỉ có trách nhiệm trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá thấp hơn giá trị bảo hiểm( mua bảo hiểm dưới giá trị) thì ngươì bảo hiểm chỉ bồi thường những mất mát hư hỏng, thiệt hại và các chi phí trong phạm vi trách nhiệm của họ theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá cao hơn giá trị bảo hiểm thì người bảo hiểm chỉ bồi thường theo thiệt hại thực tế. Tuy nhiên trong trường hợp phải tuân thủ ý kiến của người bảo hiểm để thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất thì người bảo hiểm phải thanh toán cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lí khi áp dụng biện pháp này, dù cho tổn số tiền bồi thường có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.
Khi thanh toán bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ vào tiền bồi thường các khoản thu của người được bảo hiểm trong việc bán hàng hoá cứu được và đòi người thứ ba.
Trường hợp tàu bị mất tích, hàng hoá được coi là tổn thất toàn bộ ước tính hoặc hàng bị mất sau khi đã bồi thường, lại tìm thấy hàng thì số hàng đó thuộc quyền sở hữu của người bảo hiểm.
5. Thanh toán phí giám định và nhận biên bản giám định.
Sau khi hoàn thành giám định và thu thập tin tức cần thiết, Bảo Việt hoặc đại lí của Bảo Việt cấp biên bản giám định. Trả phí giám định và nhận biên bản giám định.
6. Công ty bảo hiểm nghiên cứu xem xét tài liệu hồ sơ và thanh toán bồi thường theo nội dung và điêù kiện của đơn bảo hiểm.
7. Thông báo khiếu nại người vận chuyển, người quản chủ về hàng tổn thất.
Khi đã xác định được hàng bị tổn thất làm thông báo khiếu nại ngay bằng văn bản cho người vận chuyển, người quản chủ về ssố hàng tổn thất, điều đó rất cần thiết cho việc Bảo Việt giải quyết bồi thường.
8. Thông báo cho Bảo Việt hoặc đại lí của Bảo Việt về hàng tổn thất.
Chương II – Tình hình hoạt động bảo hiểm hàng hoá XNK ở Việt Nam.
Điểm lại thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK toàn cầu.
Đối với những ai còn ngờ vực về tương lai của Bảo hiểm hàng hải, thì ở đây – bản báo cáo này đã đưa ra một mô hình để dự báo nhu cầu bảo hiểm hàng hải cho đến năm 2005. Với công cụ này, giáo sư Gerry Dickinson của trường City University, London và Laurence Winter, giám đốc viện nghiên cứu WIS, đã dự báo rằng tổng phí của tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải tăng 10.69% đạt 17,6 tỉ USD trong năm 2000 và đến năm 2002 sẽ đạt 22 tỉ USD. Năm 2005. Tổng phí bảo hiểm hàng hải dự kiến lên tới 27 tỉ USD do sự gia tăng phí bảo hiểm và do nhu cầu gia tăng của các thị trường đang phát triển.
Giáo sư Dickinson và ông Winter cũng dự báo rằng bảo hiểm P & I và các loại hình bảo hiểm bảo hiểm trách nhiệm khác sẽ tăng trưởng nhanh hơn bảo hiểm thân tàu và hàng hoá.
Theo giáo sư Dickinson và ông Winter, bản báo cáo này nêu rõ những cơ hội và thách thức do sự tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát triển tạo ra.
Năm 1999 là năm mới có đủ số liệu, tổn phí bảo hiểm hàng hải toàn cầu đạt 15,94 tỉ USD. Trong đó hàng hoá chiếm 58,2%; thân tàu chiếm 22,16%; P & i chiếm 10,12%; các loại hình trách nhiệm hàng hải khác chiếm 5,12%; bảo hiểm ngoài khơi chiếm 4,4%.
Những thị trường có nhu cầu bảo hiểm lớn trên thế giới là Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hy Lạp, Trung quốc, Anh, Hàn Quốc, Na Uy, Brazil. Năm 1999, 6 quốc gia nhận bảo hiểm hàng hải đứng đầu thế giới lần lượt là: Anh, Nhật, Mỹ, Pháp, Đức và Na Uy.
Theo số liệu cho thấy và tình hình thực tế đang diến ra trên thị trường bảo hiểm hàng hải toàn cầu, ta có nhận xét là:
Thứ nhất: Các thị trường đang phát triển tăng nhanh hơn
Trong thời kì 1995- 2005, nhu cầu bảo hiểm hàng hải của các nước phát triển vẫn tăng lớn nhất về số tuyệt đối, nhưng thị phần của các nước đng phát triển sẽ tăng từ 39% lên tới 43.06% .
Trong số 30 thị trường được dự báo là tăng trưởng nhiều nhất cho đến năm 2005, Trung quốc là nước có mức tăng trưởng lớn nhất. Nhiều thị trường đang phát triển cũng được dự báo là có tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm hàng năm vào khoảng 11%, phản ánh sự phụ thuộc về mặt kinh tế vào buôn bán thế giới các mặt hàng chế tạo, nguyên liệu và năng lượng.
Báo cáo này cũng cho thấy năm 1999 phí bảo hiểm hàng hải chiếm 1,73% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu. Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 2,08% năm 2002, và lên 2,24% năm 2005.
Thứ hai: Singapo là thị trường trung tâm của khu vực.
Bản báo cáo này cũng cho thấy rằng hầu hết các nước trên thế giới là những nước nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm hàng hải, những nước xuất khẩu dịch vụ này chỉ tập trung vào một số trung tâm dặc biệt. London là thị trường cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hải lớn nhất, chiếm 17,51% thị trường toàn cầu năm 1999, tiếp theo là Nhật Bản 15,42%. Khu vực Tây Âu chiếm47,88% thị trường toàn cầu. Bản báo cáo cũng cho thấy nguồn cung dịch vụ này sẽ bớt tập trung hơn trong vòng 5 năm tới với sụ xuất hiện của các trung tâm khu vực như Singapo,Dubai và Rio de Janeiro. Do nhu cầu các dịch vụ kĩ thuật và chuyên môn ngay tại chỗ, nguồn cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hải vẫn sẽ tập trung cao hơn so với các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm khác.
Thứ ba: Các phương pháp chuyển giao rủi ro mới ( ART) trong hàng hải.
Theo đánh giá của các tác giả bản báo cáo, các phương pháp chuyển giao rủi ro mới sẽ ngày càng có tầm quan trọng trong bảo hiểm hàng hải. Chứng khoán hoá rủi ro với tư cách một phương tiện đảm bảo cho những rủi ro lớn trong khai thác dầu khí ngoài khơi sẽ được sử dụng rộng rãi hơn. Các sản phẩm trọn gói bao gồm các rủi ro hàng hải truyền thống kết hợp với các sản phẩm phái sinh tiền tệ và phòng tránh rủi ro tín dụng cũng sẽ được ra đời và dành cho những công ty vừa và nhỏ vì thường có ít nguồn vốn quỹ và ít kinh nghiệm trong quản lí ruỉ ro tài chính.
II.Tổng kết thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK ở Việt Nam.
Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển là một loại hình truyền thống của thị trường bảo hiểm Việt Nam và đã được tiến hành từ năm 1965 đến nay. Tuy nhiên , tính đến cuối năm 2000, các nhà bảo hiểm Việt nam mới chỉ bảo hiểm được 4,7% kim ngạch xuất khẩu và hơn 23% kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong khi ở hầu hết các nước trong khu vực cho thấy tỉ trọng hàng hoá XNK tham gia baỏ hiểm trong nước thường đạt khoảng 50%.
Trong những tháng đầu năm 2001, tình hình kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tổng sản phẩm quốc nội tăng 7,1% cao hơn 0,9% so với cùng kì năm trước. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp vẫn giữ vững tóc độ tăng trưởng, trong khi đầu tư nước ngoài tiếp tục tốc độ hồi phục, tăng 30% về số dự án và 39% về số vốn đăng kí so với cùng kì năm trước. Trong khi đó tình hình thị trường bảo hiểm thế giới diễn biến theo chiều hướng tăng phí ở hầu hết các loại hình nghiệp vụ để bù đắp cho những tổn thất quá lớn trong một vài năm qua.
Trong điều kiện kinh tế thuận lợi và được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có bước tăng trưởng so với cùng kì năm rước. Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường trong 6 tháng đầu năm đạt 2.264 tỷ VND, tăng 67,5% so với 6 tháng đầu năm 2000. Đặc biệt, các công ty bảo hiểm phi nhân thọđã có những cố gắng đáng kể nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tích cực mở rộng đối tượng khách hàng. Nhờ vậy, thị trường phi nhân thọ trong 6 tháng đầu năm có doanh thu phí đạt 1.014 tỷ VND, tăng hơn 19% so với cùng kì năm trước.Góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng đó phải kể đến sự đóng góp của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK. Mặc dù kim ngạch XNK 6 tháng đầu năm của cả nước không đạt kế hoạch đặt ra nhưng vẫn tăng hơn so với 6 tháng đầu năm cùng kì 2000. Cụ thể: kim ngạch nhập khẩu đạt 7,93 tỷ USD tăng 8,8% và kim ngạch xuất khẩu đạt 7,59 tỷ USD tăng 14,8% so với cùng kì năm 2000.
Song tình hình khai thác bảo hiểm hàng hoá đã đạt được những tiến bộ đáng kể so với năm trước. Tổng kim ngạch hàng hoá được bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm đạt 3,55 tỷ USD bằng 2,4 lần so với cùng kì năm 1999 và tăng 26% so với cùng kì năm 2000 trong đó kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm chiểm khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu; kim ngạch nhập khẩu tham gia bảo hiểm chiếm khoảng 24% kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng được bảo hiểm chủ yếu vẫn là xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép,… nhập khẩu; gạo, hàng dệt may, chè… xuất khẩu.
Trong khi kim ngạch XNK tham gia bảo hiểm tăng như đã nêu thì tổng phí bảo hiểm hàng hoá của toàn bộ thị trường của 6 tháng đầu năm lại không tăng tương ứng. Tổng phí bảo hiểm hàng hoá chỉ đạt khoảng 6,35 triệu USD, tăng gần 1% so với cùng kì năm trước. Hay nói một cách khác, tỉ lệ phí bảo hiểm bình quân so với cùng kì năm 2000 giảm đáng kể. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình hình như trên ; cơ cấu chủng loại hàng hoá XNK của c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100580.doc