Đề án Bảo vệ môi trường cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, sà lan Thanh Hiểu, huyện Châu Tthành, tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC HÌNH 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

CHƯƠNG I 7

KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THỦY, SÀ LAN 7

THANH HIỂU 7

I.1. CÁC THÔNG TIN CHUNG 7

I.1.1. Tên cơ sở 7

I.1.2. Địa chỉ liên hệ 7

I.1.3. Tọa độ địa lý 7

I.1.4. Phương tiện liên lạc 7

I.1.5. Cơ quan chủ quản 7

I.1.6. Loại hình doanh nghiệp 8

I.1.7. Vị trí thực hiện cơ sở 8

I.2. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 8

I.2.1. Loại hình sản xuất 8

I.2.2. Công nghệ sản xuất 8

I.2.3. Tình trạng máy móc, thiết bị hiện nay 9

I.2.4. Nguyên vật liệu sản xuất 9

I.2.5. Nhiên liệu sản xuất 9

I.2.6. Hóa chất sản xuất 9

I.2.5. Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng: 10

I.2.6. Sản phẩm – Công suất hoạt động 10

I.2.7. Năm cơ sở đi vào hoạt động 10

I.2.8. Diện tích mặt bằng sản xuất và sơ đồ vị trí cơ sở 10

I.2.9. Số lượng cán bộ, công nhân sản xuất 10

I.2.10. Các hạng mục đã xây dựng chính của cơ sở 11

I.2.11. Hệ thống thoát nước 11

CHƯƠNG II 12

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 12

II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 12

II.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 12

II.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn 13

II.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 16

II.2.1. Kinh tế 16

II.2.2. Xã hội 17

CHƯƠNG III 20

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRỰC TIẾP TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA 20

TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU 20

III.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 20

III.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước. 21

III.3. Hiện trạng tài nguyên đất 22

III.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại cơ sở 23

III.5. Nhận xét về tính nhạy cảm và đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường trong khu vực hoạt động 23

III.6. Đánh giá tổng hợp 24

CHƯƠNG IV 25

THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 25

TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA 25

TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU 25

IV.1. Đối với nước thải 25

IV.2. Đối với chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại 28

IV.3. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung 29

IV.3.1. Đối với khí thải 29

IV.3.2. Ô nhiễm tiếng ồn 34

IV.3.3. Độ rung và nhiệt độ 35

IV.4. Các tác động khác: 36

IV.4.1. Sự cố cháy, nổ: 36

VI.4.2. Tai nạn lao động: 36

CHƯƠNG V 37

CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 37

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 37

V.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện 37

V.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải 37

V.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 39

V.1.3. Xử lý chất thải rắn 39

V.1.4. Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 39

V.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại 40

V.3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường sẽ thực hiện bổ sung và kế hoạch xây lắp hoặc lắp đặt các công trình này 40

V.3.1. Hệ thống xử lý nước thải 40

V.3.2. Hệ thống xử lý khí thải 42

V.3.3. Biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải răn nguy hại: 43

V.3.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung 44

V.3.5. Kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường 45

V.3.6. Kế hoạch thực hiện các hạng mục bảo vệ môi trường 46

V.4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường 46

V.4.1. Chương trình quản lý môi trường 46

V.4.2. Chương trình giám sát môi trường 47

V.4.3. Chế độ báo cáo 50

V.5. Cam kết thực hiện đề án bảo vệ môi trường 51

V.5.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu 51

V.6.2. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở 51

PHỤ LỤC 53

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bảo vệ môi trường cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, sà lan Thanh Hiểu, huyện Châu Tthành, tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Việt Nam TCVN 5937:2005, TCVN 5938 :2005; - Môi trường nước: nằm trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 08:2008/BTNMT, Cột A2. CHƯƠNG IV THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU Hoạt động của cơ sở bao gồm đóng mới và sửa chữa các loại tàu thủy, sà lan. Trong quá trình hoạt động, cơ sở có thể thải ra một số chất có hại cho môi trường như trong bảng sau: Hoạt động của cơ sở Nguồn ô nhiễm Các vấn đề môi trường Công đoạn cắt - Khí thải - Tiếng ồn - Sắt vụn - Nước thải sinh hoạt - Ô nhiễm môi trường khí - Ô nhiễm tiếng ồn - Ô nhiễm môi trường nước - Chất thải rắn Công đoạn hàn - Tiếng ồn - Nhiệt - Khói hàn - Nước thải sinh hoạt - Ô nhiễm môi trường khí - Ô nhiễm tiếng ồn - Ô nhiễm môi trường nước Công đoạn gia công cơ khí, lắp ráp tàu, tẩy rỉ làm sạch vỏ tàu Tiếng ồn Rỉ sắt Bụi cát Cát bẩn Nước thải sinh hoạt - Ô nhiễm môi trường khí - Ô nhiễm tiếng ồn - Ô nhiễm môi trường nước - Chất thải rắn Công đoạn sơn tàu Bụi sơn, hơi dung môi Rỉ sơn Nước thải sinh hoạt - Ô nhiễm môi trường khí - Ô nhiễm tiếng ồn - Ô nhiễm môi trường nước - Chất thải rắn IV.1. Đối với nước thải Nguồn phát sinh - Nước thải sinh hoạt của 60 công nhân có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật,… - Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng cơ sở có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. - Nước thải từ hoạt động vệ sinh vỏ tàu trước khi sửa chữa: lượng nước thải hầu như không có, tàu được làm sạch chủ yếu bằng cách tẩy rỉ làm sạch vỏ tàu nên hầu như không dùng nước cho công đoạn này. Tải lượng Nước thải sinh hoạt Nhu cầu dùng nước tại cơ sở khoảng 30 m3/ tháng (1 m3/ngày) (do đa số công nhân là người địa phương nên về nhà), như vậy lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy là khoảng 0,8 m3/ngày (lưu lượng nước thải chiếm 80% lượng nước sử dụng). Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt dựa theo hệ số ô nhiễm của WHO như sau: Bảng 4. 1. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) BOD5 45 – 54 27 – 32,4 COD 72 – 102 43,2 – 61,2 SS 70 – 145 42 – 87 Dầu mỡ 10 – 30 6 – 18 Tổng Nitơ 6 – 12 3,6 – 7,2 Amôni 2,4 – 4,8 1,44 – 2,88 Tổng Phospho 0,8 – 4,0 0,48 – 2,4 Cơ sở đã xây bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt của 60 công nhân. Hầm tự hoại có cấu tạo khá đơn giản, quản lý dễ dàng và có hiệu quả xử lý tương đối cao. Vai trò của hầm tự hoại là lắng các chất rắn, phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong ngăn lắng và chứa cặn. Hiệu suất xử lý của hầm tự hoại làm giảm khoảng 60 % hàm lượng BOD so với đầu vào, phương pháp này rất thích hợp với điều kiện hiện nay ở nước ta. Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất tại cơ sở hầu như không có do hoạt động đóng mới không làm phát sinh nước thải; còn hoạt động sửa chữa: cơ sở chỉ sửa chữa vỏ tàu thủy, sà lan, không sửa chữa các thiết bị máy móc, động cơ nên không làm phát sinh nước thải. Nước thải từ hoạt động vệ sinh vỏ tàu trước khi sửa chữa: lượng nước thải hầu như không có. Nước mưa chảy tràn Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng cơ sở sẽ cuốn theo đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước mặt và đời sống thủy sinh trong khu vực. Diện tích lưu vực của khu là 3.559,8m2, lượng mưa trung bình năm là 1.512,2 mm. Vậy lưu lượng nước mưa trong khu vực Cơ sở = (lượng mưa trung bình năm) x (diện tích khu vực cơ sở) = (1.512,2 x 10-3 x 3.559,8) = 5.383,13 m3/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8). So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch. Vì vậy có thể tách riêng đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho chảy qua hệ thống hố ga, song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn. Tuy nhiên, do hoạt động của cơ sở là đóng mới và sửa chữa sà lan, tàu đồng thời tại khu vực cơ sở, hiện nay do điều kiện sản xuất nên cơ sở không xây dựng mái che nên đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nước cần xử lý trong tương lai. Cơ sở sau này sẽ xây dựng hệ thống thu gom nước mưa vào các hố ga rồi sau đó cho chảy vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở để xử lý trước khi thải ra sông Tiền. Tác động chung của các chất ô nhiễm chứa trong nước thải: Tác động chung của các chất ô nhiễm chứa trong nước thải của cơ sở được thể hiện trong bảng sau. Bảng 4. 2. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải. Stt Thông số Tác động 01 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước; - Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh. 02 Chất rắn lơ lửng - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh. 03 Các chất dinh dưỡng (N, P) - Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh. 04 Các vi khuẩn gây bệnh - Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả; - Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột; - E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người. Tác động của các kim loại nặng và dầu mỡ như sau: - Chì (Pb): Có khả năng tích luỹ lâu dài trong cơ thể con người, là kim loại nặng có độc tính đối với não và có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng. Chì làm giảm khả năng tổng hợp glucose và chuyển hoá pyruvate, làm tăng bài tiết glucose trong nước tiểu. - Crom (Cr): Phần lớn Crom (IV) trong môi trường là từ chất thải công nghiệp (mạ, sơn,…), Crom có độc tính cao đối với con người và động vật. Nồng độ tối đa cho phép Crom IV trong nước thải công nghiệp theo TCVN 5945-2005, cột A là 0,2mg/l (đổ vào vùng nước cho mục đích sử dụng cho sinh hoạt). - Cadimi (Cd): Cadimi thường có hàm lượng cao trong nước thải của các ngành công nghiệp mạ và sơn. Cadimi có độc tính cao với thuỷ sinh và đối với con người, gây các bệnh về thận. Nồng độ cho phép của Cd trong nước thải công nghiệp theo quy định của TCVN 5945-2005 (cột A) là 0,005mg/l. - Dầu mỡ: Là chất lỏng khó tan trong nước, có độc tính cao và tương đối bền vững trong môi trường nước. Hầu hết các loại động, thực vật đều bị tác hại do dầu mỡ. Các loài thuỷ sinh và cây ngập nước dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng. Hàm lượng cho phép của dầu mỡ trong nước thải công nghiệp đổ vào vùng nước dùng cho mục đích sử dụng cho sinh hoạt theo quy định của TCVN 5945-2005 (cột A) là 5mg/l. IV.2. Đối với chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại Nguồn phát sinh: Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của cơ sở hầu như không đáng kể, chủ yếu là các rác thải sinh hoạt của nhân viên và giẻ lau, các chi tiết hỏng không dùng được thường là sắt, thép (là các chất vô cơ trơ về mặt hoá học) từ hoạt động gia công, bao gồm: Rác thải sinh hoạt của 60 công nhân viên làm việc tại cơ sở có chứa chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được cơ quan có chức năng thu gom và xử lý. Chất thải rắn không nguy hại bao gồm chủ yếu là mảnh vụn kim loại, sắt thép thừa, que hàn, nilon, bao bì giấy. Một phần chất thải loại này có thể tái sử dụng, phần còn lại được thu gom cùng với rác sinh hoạt. Chất thải nguy hại: cặn sơn, bao bì dính dầu mỡ, hộp sơn hỏng, cát nhiễm kim loại nặng,…Các loại chất thải này phải được quản lý theo quy chế quản lý CTNH. Tải lượng chất ô nhiễm: Chất thải rắn sinh hoạt: theo số liệu thực tế tại cơ sở, lương rác này khoảng 5 – 8 kg/ ngày. Lượng rác này sẽ được cơ quan thu gom rác của huyện Châu Thành thu gom hàng ngày. Chất thải rắn sản xuất không nguy hại: bao gồm mảnh vụn kim loại, sắt thép thừa, que hàn, nilon, bao bì giấy…với khối lượng khoảng 50kg/ngày. Chất thải loại này sẽ được lưu trữ trong kho hoặc bãi trống sau đó sẽ phân loại để bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu (kim loại, nilon), một số loại chất thải khác sẽ được thu gom và xử lý cùng với rác sinh hoạt. Chất thải nguy hại: Khi bắn cát, thông thường phải tiêu tốn khoảng 5 kg đến 6 kg cát cho 1m2 , phụ thuộc vào bề mặt cần làm sạch. Các hạt này trong quá trình bắn bị vỡ một phần bay vào không khí, song phần lớn cùng với rỉ sắt, sơn cũ rơi xuống tạo nên một bãi rác thải rắn. Lượng cát ướt này sẽ được dùng lại để làm sạch bề mặt khoảng 3- 4 lần. Hiện nay, cơ sở chưa xử lý loại chất thải này. Còn các thùng sơn sau khi sử dụng xong sẽ được thu gom lại và bán lại cho các cơ sở cung cấp sơn cho cơ sở. Ngoài ra, còn có một lượng nhỏ nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt. Hiện nay, cơ sở chủ yếu tập trung lại và đêm đi đốt. Tác hại của chất thải rắn ô nhiễm: Các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ của rác sinh hoạt khi thải vào môi trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống. Quá trình phân hủy rác hữu cơ sẽ phát sinh ra các chất khí gây mùi hôi, ruồi nhặng và các vi sinh vật gây bệnh… tác động đến chất lượng không khí khu vực đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng, làm mất đi vẻ đẹp mỹ quan của khu đô thị. Các thành phần trơ trong rác sinh hoạt: bao gồm giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thủy tinh, xà bần... khó phân hủy sẽ tích tụ lâu trong đất gây ô nhiễm môi trường đất, gây mất thẩm mỹ, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên . Ngoài ra, các thành phần nguy hại trong rác thải sinh hoạt: như pin, acquy, rác thải y tế, bao bì dược, hóa chất, dầu mỡ thải... khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất, gây nguy hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng tới các hệ sinh thái. Chất thải nguy hại: mang tính chất khó phân hủy và gây hại rất lớn đến con người và môi trường. Chất thải nguy hại chủ yếu của cơ sở là cát nhiễm bẩn, rỉ sắt và một ít dầu nhớt, giẻ lau dính dầu nhớt. Các loại chất thải nguy hại này nếu không có biện pháp quản lý và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước ngầm. IV.3. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung IV.3.1. Đối với khí thải Nguồn phát sinh - Ô nhiễm mùi hôi từ các khu vực vệ sinh công cộng, bô chứa rác sinh hoạt… - Bụi, khói thải sinh ra từ các phương tiện giao thông của khách ra vào cơ sở. Khí thải như SO2, CO2, NOx,… từ các quá trình cắt sắt, hàn ghép các tấm thép lại với nhau, các phương tiện giao thông. - Bụi cát có chứa silic, SiO2 sinh ra từ công đoạn làm sạch bằng phun cát. - Hơi dung môi, toluene, xylen sinh ra từ công đoạn sơn các loại tàu, sà lan. - Bụi cơ học sinh ra từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào cơ sở, các hoạt động sửa chữa cơ khí, các hoạt động bốc, xếp hàng,… Tải lượng - Đánh giá mức độ ô nhiễm do các hoạt động giao thông Tại cơ sở, lượng xe ra vào chiếm đa số là xe gắn máy. Cơ sở sẽ có khoảng 60 công nhân ước tính sẽ có ít nhất khoảng hơn 40 xe gắn máy ra vào khu Cơ sở trong một ngày bình thường. Các phương tiện giao thông trên sẽ thải ra lượng đáng kể khí thải với các chất ô nhiễm như bụi than, SO2, NO2, CO. Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, có thể ước tính tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các loại xe gắn máy được đưa ra trong bảng sau: Bảng 4. 3: Tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các loại xe gắn máy Stt Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/Km) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) 1 Bụi 0,12 0,0048 2 SO2 0,76 S 0,015 3 NO2 0,3 0,012 4 CO 20 0,8 5 THC 3 0,12 Ghi chú: Tính cho trường hợp xe có động cơ 4 thì, >50cc và tính cho chiều dài đường trong cơ sở là 1 km và hàm lượng lưu huỳnh trong xăng không pha chì là 0,5% . Như vậy, theo bảng trên thì tổng lượng khí phát thải do hoạt động giao thông của cơ sở không lớn. Đồng thời lượng khí này sẽ được pha loãng vào trong môi trường nên nhìn chung, lượng khí thải từ nguồn này của cơ sở tác động không lớn đến môi trường. - Đánh giá mức độ ô nhiễm do hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu thủy, sà lan + Đánh giá mức độ ô nhiễm do hoạt động đóng mới: Mức độ tác động do hoạt động đóng tàu tuỳ thuộc vào công đoạn của quá trình, quy mô, loại hình công việc và công nghệ đóng tàu sử dụng, song chủ yếu vẫn là các tác động đối với môi trường không khí trong hoạt động vệ sinh, sơn các tấm tôn, thép hình, các phân và tổng đoạn trước khi đấu đà. Tuy phương pháp làm sạch vỏ tàu hiện được sử dụng khá nhiều, song cơ sở lựa chọn phương pháp phun cát trong hoạt động đóng mới tàu. Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính như: - Công đoạn cắt, hàn, chế tạo vỏ, thân tàu: Các khí độc hại tạo ra trong quá trình hàn kim loại như CO, CO2, SO2 Sau khi lấy dấu các tấm sắt được cắt bằng nhiều phương pháp khác nhau như cắt bằng khí (Oxygen, C2H2) hoặc bằng các thiết bị cơ khí như kéo cắt, cưa,… Tùy theo phương pháp cắt mà lượng chất ô nhiễm sinh ra sẽ có thành phần và số lượng khác nhau. Các phương pháp cắt bằng dụng cụ cơ học nói chung không sinh ra các chất ô nhiễm không khí. Còn cắt bằng khí thì các chất ô nhiễm không khí chủ yếu là Fe2O3 tồn tại ở dạng bụi rất nhỏ, ngoài ra còn có các loại khí như CO, CO2, SO2 nhưng nhìn chung không đáng kể. Cơ sở chủ yếu sử dụng phương pháp cắt bằng khí. Khối lượng Fe2O3 sinh ra phụ thuộc vào chất khí dung để cắt sắt, thép. Hệ số ô nhiễm của công đoạn cắt thép bằng khí như sau: Loại khí sử dụng Chiều dày thép (mm) Hệ số ô nhiễm (g/m3 O2) C2H2 < 5 3 > 5 5 Gas < 5 2 > 5 4 Nguồn: Tập hợp từ các tài liệu liên quan Như vậy với lượng oxy dùng để sử dụng hàng năm ước tính khoảng là 20 m3/năm (tính theo mỗi bình dung tích 26,2 lít), chúng ta có thể tính được tải lượng Fe2O3 sinh ra là: 60g/ năm, tương đương khoảng 0,178g/ngày (Tính với hệ số ô nhiễm trung bình là 3g/m3 O2). Như vậy, nhìn chung lượng này sinh ra không đáng kể. Ngoài ra, trong công đoạn hàn: khói hàn phát sinh trong quá trình hàn cắt kim loại, Cơ sở sử dụng phương pháp hàn cắt hồ quang điện thông thường và hàn trong khí trơ. Quá trình hàn cắt hồ quang điện là quá trình khi cho que hàn tiếp xúc với vật hàn sinh ra chập mạch. Do điện trở tiếp xúc và dòng điện sinh ra nhiệt độ cao làm nóng chảy que hàn và vật thể hàn tại điểm tiếp xúc làm chúng kiết dính với nhau. Khi hàn trong môi trường khí trơ, cụ thể đối với Công ty dùng khí Argon thì khí trơ phun lên theo hình ống đẩy không khí xung quanh hồ quang ra để bảo vệ cho lớp kim loại nóng chảy không bị oxy hóa, làm cho mối hàn có chất lượng cao. Que hàn dùng trong hàn hồ quang điện có cấu tạo lõi thép bên trong và ngoài là lớp thuốc bọc. Lõi thép có thành phần chủ yếu là sắt, ngoài ra còn có một số nguyên tố hóa học khác như carbon, mangan, silic, crom, niken, lưu huỳnh. Hàm lượng các chất trong lõi thép như sau: C <0,18%, Mn: 0,4-0,6%, Si< 0,03%, Cr: 0,3%, Ni<0,3% và S<0,04%. Lớp vỏ thuốc bên ngoài là oxýt sắt, oxýt mangan, oxýt titan và một số chất sinh khí oxy khác. Khi hàn kim loại nhiệt độ từ 3.200-3.4000c tạo ra khói hàn chứa bụi, khí CO, CO2, SO2 và các oxýt kim loại (Fe, Mn, Si, Cr). Khói hàn có kích thước nhỏ (0,4-0,8mm) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp và đọng lại ở phế nang phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây ra các bệnh về đường hô hấp. Các hạt mịn của khói hàn gây khô họng, tức ngực, khó thở với công nhân trực tiếp hàn. Trong quá trình hoạt động của cơ sở lượng que hàn sử dụng không lớn nên khói hàn sinh ra sẽ gây ảnh hưởng không lớn tới môi trường không khí xung quanh mà chủ yếu tác động tới công nhân trực tiếp hàn. Ngoài khí thải sinh ra trong quá trình hàn, cắt kim loại thì ánh sáng hồ quang điện tạo thành cũng gây tác động tới công nhân. Anh sáng hồ quang điện gây tác động lên giác mạc và da làm tổn hại tới mắt và da gây ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân trực tiếp sản xuất. - Công đoạn phun cát: Tạo nên các bụi cát có chứa SiO2. Bản chất của phương pháp phun cát là sử dụng máy nén để bắn cát, là phương pháp khá phổ biến, có ưu điểm là tiến độ thi công nhanh, chất lượng tốt, đảm bảo được độ nhám bề mặt, giá thành rẻ. Cơ sở sử dụng phương pháp bắn cát ướt và sử dụng máy bắn cát của Nhật nên mức độ ô nhiễm thấp. Để đánh giá nguồn ô nhiễm này, chúng tôi tiến hành lấy bổ sung mẫu không khí lúc cơ sở tiến hành bắn cát tại vị trí cách nơi tiến hành bắn cát 10m; kết quả phân tích mẫu được thể hiện trong bảng sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị K3 TCVN 5937:2005 1 Độ ẩm % 67,8 - 2 Độ ồn dBA 87,6 75* 3 Bụi mg/m3 0,118 0,3 4 SO2 mg/m3 0,103 0,35 5 NOx mg/m3 0,064 0,2 6 CO mg/m3 1,754 30 7 Nhiệt độ 0C 32,4 - Ghi chú: * Giá trị giới hạn áp dụng theo TCVN 5949:1998 Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên Tp. Hồ Chí Minh, 2009. So sánh kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh tại điểm K3 tiêu chuẩn TCVN 5937:2005 và TCVN 5949:1998 nhận thấy: Khi cơ sở thực hiện công đoạn bắn cát thì các chỉ tiêu của môi trường không khí xung quanh đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn môi trường quy định. Như vậy, chất lượng môi trường tại cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng. Công đoạn sơn: Khi sơn tàu bằng thiết bị phun, các chất ô nhiễm không khí sinh ra là bụi sơn, các dung môi hữu cơ. Trong trường hợp sơn bằng chổi hay ru lô thì chỉ có hơi dung môi mà thôi và hầu như không có bụi. Cơ sở chủ yếu sử dụng phương pháp sơn thủ công. Cơ sở sử dụng sơn đặc chủng dùng cho ngành đóng tàu để sơn sản phẩm (sơn này do chủ tàu mang đến). Khi sơn, các loại dung môi sẽ bay hơi ra ngoài môi trường không khí và sơn sẽ khô tự nhiên. Khi phải tiếp xúc lâu dài với môi trường chứa các loại dung môi độc hại (ví dụ Toluen, Xylen, ....) có thể dẫn đến các bệnh nhức đầu mãn tính, các bệnh đường máu như ung thư máu. Tổng cộng các loại sơn sử dụng cho cơ sở là 10.000 lít/năm. Toàn bộ lượng dung môi có trong sơn sẽ phát tán vào không khí. Dựa vào hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàm lượng VOC trong sơn thường chiếm khoảng 55% trọng lượng. Như vậy, với lượng sơn sử dụng 10.000 lít/năm thì lượng dung môi bay hơi sẽ khoảng 5.500 lít/năm. Tuy nhiên, tại cơ sở việc sơn này chỉ được thực hiện một thời gian ngắn trong năm chỉ lúc nào tàu hoặc sà lan đã được đóng xong và do dung môi có xu hướng phát tán lên cao cho nên mức độ ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh của khu vực là không lớn. Tuy nhiên, đối với người công nhân sơn cần phải được trang bị tốt các phương tiện bảo hộ lao động trong quá trình sơn (quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang có lớp than hoạt tính bảo vệ), đặc biệt là đối với công nhân sơn làm việc trong các khu vực kín, kém thông thoáng như hầm tàu, ... + Đánh giá mức độ ô nhiễm do hoạt động sửa chữa tàu thủy, sà lan: Trong hoạt động sửa chữa tàu, khâu làm sạch gỉ vỏ tàu, cơ cấu thân tàu, các khoang két, các hệ thống đường ống, máy móc thiết bị,... là các công đoạn được thực hiện trong những lần sửa chữa thường xuyên (hàng năm), đặc biệt trong lần sửa chữa định kỳ (sửa chữa lớn), chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng khối lượng công việc yêu cầu của lần sửa chữa này và đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và khả năng khai thác của một con tàu, đồng thời công đoạn này cũng gây ra nhiều ô nhiễm nhất đối với môi trường xung quanh. Cơ sở sử dụng chủ yếu phương pháp bắn cát. Nhìn chung, mức độ tác động có thể đánh giá là ít có tác động ảnh hưởng đến các khu vực dân cư xung quanh (như trình bày ở phần đóng tàu). Hoạt động này chủ yếu phát sinh ra các loại khí như CO, SO2,... trong quá trình cắt, hàn ghép nối. Các loại khí thải này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Để đánh giá chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn tại cơ sở, ngày 20 tháng 05 năm 2009 Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Kỷ Nguyên kết hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh đã thu và thử nghiệm mẫu tại 02 điểm được trình bày trong mục III.1 của chương 3. Nhìn chung, hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn môi trường quy định. Như vậy, chất lượng môi trường tại cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng. Tác động tổng hợp của các chất gây ô nhiễm không khí: Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng sau. Bảng 4. 4. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí. Stt Thông số Tác động 01 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi; - Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá. 02 Khí axít (SOx, NOx) - Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu; - SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu; - Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng; - Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa; - Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn. 03 Oxyt cacbon (CO) Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin thành cacboxy-hemoglobin. 04 Khí cacbonic (CO2) - Gây rối loạn hô hấp phổi; - Gây hiệu ứng nhà kính; - Tác hại đến hệ sinh thái. 05 Hydrocarbons Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong. 06 Các khí gây ô nhiễm mùi hôi không khí (NH3, H2S, CH4,…) - Gây ngộ độc cho con người như: choáng váng, ngất, nôn, mửa, đau đầu, khó chịu, cáu gắt,… và có khi gây tử vong; - Gây tác hại đến động vật, cây xanh, các công trình xây dựng và văn hoá, ăn mòn sắt thép,… - Gây mất mỹ quan, cảnh quan môi trường, văn minh đô thị 07 Toluen Phát sinh axit benzoic (C6H5-COOH), có tác dụng ức chế diaminoacidoxydaza và không tích luỹ lại trong cơ thể. 08 Xylen Viêm các niêm mạc, hạ than nhiệt,triệu chứng thần kinh kèm theo liệt bạch cầu giảm, ít tác hại đến cơ quan tạo huyết, không ảnh hưởng đến tuỷ xương, nhưng có làm tổn thương thận (viêm cầu thận bán cấp). 09 SiO2 Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi; IV.3.2. Ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh từ nguồn gốc như sau: - Tiếng ồn từ hoạt động cắt, mài, đóng lắp ráp sắt; - Tiếng ồn từ hoạt động của các hoạt động của phương tiện giao thông vận tải khu ra vào cơ sở và lên xuống nguyên liệu; Tiếng ồn là một trong những yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Tác hại của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể người. Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hoá. Bảng 4. 5. Tác động của tiếng ồn ở các mức ồn khác nhau. Mức tiếng ồn (dBA) Tác động đến người nghe 0 100 110 120 130 - 135 140 145 150 160 Ngưỡng nghe thấy Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim Kích thích mạnh màng nhĩ Ngưỡng chói tai Gây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp Đau chói tai, nguyên nhân gây bênh mất trí, điên Giới hạn mà con người có thể chịu được đối với tiếng ồn Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng tai Nếu tiếp xúc lâu sẽ gây hậu quả nguy hiểm lâu dài Tuy nhiên, do cơ sở có không gian rộng rãi, thoáng mát cặp bờ sông, cách xa dân cư và chỉ hoạt động từ 7h30 đến 11h30 và 13h30 đến 16h00 trong ngày, tuyệt đối không hoạt động vào giờ nghỉ của người dân nên mức ồn 75 dBA không gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. IV.3.3. Độ rung và nhiệt độ Độ rung Rung động cũng là một trong những yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Rung động gây nên các bệnh về thần kinh, khớp xương và ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Độ rung phát sinh từ nguồn gốc như sau: - Độ rung xuất hiện từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải khi ra vào cơ sở và lên xuống nguyên liệu; tuy nhiên vị trí lên xuống hàng được bố trí xa nhà dân nên không gây ảnh hưởng nhiều đến các công trình xung quanh cơ sở. - Ngoài ra độ rung còn sinh ra do quá trình cắt sắt, các tấm sắt sau khi được cắt rơi xuống tạo tiếng ồn và rung động nhẹ. Tuy nhiên, cơ sở có không gian rộng rãi, thoáng mát cặp bờ sông, cách xa dân cư và chỉ hoạt động từ 7h30 đến 11h30 và 13h30 đến 16h00 trong ngày, tuyệt đối không hoạt động vào giờ nghỉ của người dân nên không gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Nhiệt độ - Nhiệt độ không khí xung quanh khu vực văn phòng cao hơn do nhiệt sinh ra từ các máy điều hoà nhiệt; - Nhiệt độ không khí trong khu nhà xưởng gia công cao hơn nhiệt không khí xung quanh là do hoạt động gia công và hàn trong khu vực xưởng. Nhiệt độ cao trong môi trường không khí và lao động là thành phần gây ô nhiễm môi trường, giảm độ an toàn lao động, gây ra sự cố cháy nổ. Đối với con người: Nhiệt độ cao tại nơi ở và làm việc của CBCNV sẽ gây tác hại rất quan trọng đến sức khoẻ, khả năng, năng suất, hiệu quả và chất lượng làm việc. Ở nước ta, điều kiện nóng ẩm kèm theo nhiệt độ cao dễ xuất hiện những tai biến nguy hiểm cho con người như rối loạn điều hòa nhiệt, say nắng, say nóng, mất nước, mất muối... Trong cơ thể, sự chống đỡ với nhiệt chủ yếu bằng cách mất nhiệt qua da khi tiếp xúc với không khí mát. Nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng nhiệt độ cơ thể, sự mất nhiệt bằng bức xạ và đối lưu giảm, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE AN THANH HIEU 201009.doc
Tài liệu liên quan