Đề án Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất bún

Cơ sở chỉ sản xuất bún, nên chất thải rắn của cơ sở chủ yếu là than, tro từ quá trình đốt của lò hơi. Ngòai ra, rác thải sinh họat của chủ hộ và công nhân lao động với khối lượng 60kg/ngày. Do khối lượng không lớn và được thu gom bởi lực lượng thu gom rác của phường Thốt Nốt, nên tác động môi trường không đáng kể. Cơ sở đã trang bị 2 thùng chứa rác 100kg để tồn trữ rác. Ngoài ra, tro cũng được chứa trong các bọc nilon, tránh vương vãi, bụi khuếch tán vào môi trường

doc12 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4271 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất bún, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1. Sơ lược về tình hình hoạt động của cơ sở sản xuất Bún 1. Các thông tin chung: Tên Cơ sở: Hộ kinh doanh cá thể Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ quản: Hộ kinh doanh cá thể Địa chỉ liên hệ : TP.Cần Thơ. Chủ Cơ sở: Số điện thoại: 0710.. Lọai hình kinh doanh: Hộ kinh doanh cá thể. Vị trí của cơ sở: Các mặt tiếp giáp: Phía Đông: giáp sông Hậu. Phía Tây: giáp các hộ dân. Phía Nam: giáp các hộ dân. Phía Bắc: giáp các hộ dân. Diện tích mặt bằng: 72m2. Khoảng cách gần nhất đến khu dân cư: 2m. 2. Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Ngành nghề kinh doanh: Cơ sở sản xuất bún. Tồng vốn đầu tư: 40.000.000 đồng ( bốn mươi triệu đồng). Công suất sản xuất: khoảng 1 tấn/ ngày đêm. Công nghệ sản xuất của cơ sở: Gạo è ngâm è rửa sạch è xay nhuyễn è ủ bột è nhào trộn è lọc è nấu chín è ép thành sợi è nấu chín è rửa nguội è đóng gói thành phẩm. Thiết bị sản xuất: Lò hơi: Số lượng: 2 cái. Ngày kiểm tra: 07/12/2008. Lần kiểm tra kế tiếp 11/2010. Tình trang: Tốt. Mã hiệu: TK-100/8 SH do công ty SHENG CHAN cung cấp, Việt Nam sản xuất. Áp suất trong thân nồi: 8kg/cm2. Nhiệt độ hơi bão hoà: 1780C. Sản lượng hơi định mức: 100kg/h. Diện tích tiếp nhiệt: 5.57 m2. Bể chứa nước: Số lượng: 5 cái Dung tích: 500 lít Tình trạng: Họat động tốt. Bồn chứa nước: Số lượng: 1 cái Dung tích: 3000 lít Tình trạng: Họat động tốt. Nguồn gốc: Việt Nam. Máy ép: Số lượng: 1 cái. Nguồn gốc: Việt Nam. Tình trạng: tốt. Thiết bị lọc bột: Số lượng: 1 cái. Nguồn gốc: Việt Nam. Tình trạng: tốt. Máy xay bột: Số lượng: 1 cái. Nguồn gốc: Việt Nam. Tình trạng: tốt. Băng chuyền sản xuất: Số lượng: 1 cái. Nguồn gốc: Việt Nam. Tình trạng: tốt. Máy nhào trộn: Số lượng: 1 cái. Nguồn gốc: Việt Nam. Tình trạng: tốt. Nhận xét: tình trạng máy móc sản xuất còn mới, nhiều máy móc còn trong tình trạng bảo hành. Nhu cầu nguyên liệu: nguyên liêu dùng cho sản xuất là gạo. Lượng gạo cần cho sản xuất dao động tùy theo nhu cầu của khách hàng, thường ở mức 200-300kg/ ngày đêm. Nguồn cung cấp gạo chủ yếu từ các vựa gạo trong khu vực. Nhu cầu nhiên liệu: Nguồn nhiên liệu dùng cho sản xuất của cơ sở bao gồm: Nhiên liệu cho lò hơi: Củi, trấu… nhưng chủ yếu vẫn là củi tràm. Nguồn cung cấp do các vựa củi gần đó cung cấp. Lượng củi cần thiết cho sản xuất: 0.5m3/ ngày. Điện cho hệ thống sản xuất: Điện 1 pha, nguồn cung cấp do mạng lưới điện địa phương cung cấp. Nhu cầu nước cho sản xuất: Nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước do nguồn cấp nước của khu vực cung cấp. Ngoài ra, lượng nước bổ sung là nước sông Hậu được dùng để vệ sinh cơ sở sau khi ngừng sản xuất. Nhu cầu nước của cơ sở 3m3/ ngày đêm. Cơ sở bắt đầu đi vào họat động từ năm 2004. Tổng diện tích mặt bằng: 72m2. Số lượng nhân công: 10 người. Nguồn nhân công ở địa phương. Chương 2. Thống kê, đánh giá các nguồn thải chính phát sinh từ hoạt động của cơ sở Việc đo đạc, phân tích mẫu chất thải để lập đề án bảo vệ môi trường phải tuân thủ quy trình và quy phạm quan trắc, phân tích môi trường và do đơn vị có chức năng và có phòng thí nghiệm môi trường thực hiện. Do đó, việc đo đạc,lấy mẫu do: Cơ quan: Địa chỉ: 1. Đối với nước thải: Nước thải của cơ sở chủ yếu từ quá trình ngâm gạo và lọc bột. Thành phần của nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ. Lưu lượng nước thải của cơ sở : 3m3/ ngày đêm. Chỉ tiêu Kết quả TCVN 5945-2005 BOD5 (mg/L) 98 30 COD (mg/L) 126 50 pH 4.88 6-9 NH4+ (mg/L) 27.86 5 NO2- (mg/L) 1.63 Độ đục ( NTU) 182 ( Nguồn:) Nhận xét: Qua phân tích mẫu lấy từ cơ sở, các chỉ tiêu BOD, COD đều cao hơn tiêu chuẩn xả thải. Do đó, cơ sở cần có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với nước thải. 2. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại: Cơ sở chỉ sản xuất bún, nên chất thải rắn của cơ sở chủ yếu là than, tro từ quá trình đốt của lò hơi. Ngòai ra, rác thải sinh họat của chủ hộ và công nhân lao động với khối lượng 60kg/ngày. Do khối lượng không lớn và được thu gom bởi lực lượng thu gom rác của phường Thốt Nốt, nên tác động môi trường không đáng kể. Cơ sở đã trang bị 2 thùng chứa rác 100kg để tồn trữ rác. Ngoài ra, tro cũng được chứa trong các bọc nilon, tránh vương vãi, bụi khuếch tán vào môi trường. 3. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung: Thiết bị máy móc của cơ sở được trang bị đều sử dụng điện, công suất nhỏ, nên tiếng ồn không lớn, không ảnh hưởng đến môi trường Cơ sở chỉ sử dụng củi tràm làm nguyên liệu cho lò hơi nên thành phần khí thải chính của cơ sở là bụi,CO2 , CO, NO2… Kết quả đo đạc khí thải của cơ sở: Nồng độ khí thải (mg/m3) Khu vực lò hơi Cách cơ sở 100m TCVN 5937-2005 (trong 1giờ) CO2 306.63 511.05 - CO 2.16 5.47 30 NO2 0.03 0.04 0.2 Bụi 0.33 0.17 0.3 (Nguồn :) Nhận xét: Qua số liệu, nồng độ các khí thải đều nằm trong giới hạn cho phép. Do cơ sở nằm trong khu vực có nhiều cơ sở sản xuất nên việc gây ảnh hưởng đến môi trường không hoàn toàn do 1 mình cơ sở gây ra. Do cơ sở chỉ dùng củi để cấp nhiên liệu cho lò hơi nên thành phần khí thải chủ yếu là bụi, CO, CO2… Để giảm thiểu tác động môi trường, cơ sở đã lắp đặt hệ thống lọc bụi cho ống khói lò hơi. Cửa thoát lò hơi Ống khói Hệ thống phun sương nước Hệ thống thu gom nước Khu vực xử lý nước thải Thải ra môi trường Hệ thống lọc bụi đã làm giảm lượng bụi từ lò hơi, hấp thu bớt các loại khí thải. Lượng nước được thu gom chảy vào hệ thống nước thải sản xuất. Khí thải của cơ sở luôn đạt tiêu chuẩn xả thải. 4. Các nguồn thải khác : Cơ sở nằm bên bờ sông Hậu nên có khả năng gây sạt lở cho bờ sông. Ngòai ra, cơ sở nằm trong khu dân cư nên khả năng làm thay đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác rất ít. Sự cố cháy nổ: Có thể gây ra cháy nổ do chập điện. Biện pháp xử lý, phòng tránh tác động: Sự cố cháy nổ: Các thiết bị điện được kiểm tra định kỳ 1 tháng/lần. các nguồn điện được che chắn, bảo vệ. Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy, tham gia các đợt tập huấn phòng cháy chữa cháy của địa phương. Tác động của hiện tượng sạt lở đã được cơ sở xử lý bằng cách đóng cừ tràm cho nền móng và khu vực sản xuất, nên hiện tượng sạt lở rất ít, không tác động nhiều đến cảnh quan và sinh thái tại khu vực. Chương 3. Các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và kế hoạch thực hiện. 1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện: Cơ sở đã xây dựng hệ thống lọc bụi: nguồn khí thải từ lò hơi được dẫn qua hệ thống hấp thu bằng nước, tại đây, các khí thải CO, CO2, SO2, bụi… bị hấp thụ. Hệ thống đang họat động tốt, khí thải sau khi qua hệ thống đạt tiêu chuẩn xả thải. 2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện trong quá trình hoạt động của cơ sở: Hiện nay, Cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất. Dự kiến cuối năm 2009 sẽ hòan thành. hệ thống xử lý sau khi hòan thành sẽ giải quyết triệt để vấn đề nước thải không đạt tiêu chuẩn xả thải của cơ sở. 3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường sẽ thực hiện bổ sung và kế hoạch xây lắp hoặc lắp đặt công trình xử lý : Hệ thống xử lý nước thải: Công nghệ xử lý nước thải của cơ sở: Đặc điểm của nước thải sản xuất bún là thường chứa các tạp chất hữu cơ ở dạng hòa tan hoặc lơ lửng, trong đó chủ yếu là các hợp chất hydrat cácbon như tinh bột, đường, các loại axit hữu cơ (lactic)... có khả năng phân hủy sinh học. Tỷ số BOD/COD trong khoảng từ 0,5 đến 0,7 nên chúng thích hợp với phương pháp xử lý sinh học : ( Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ngập nước) Thuyết minh công nghệ: Hệ thống xử lý bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước: Nước thải của quá trình sản xuất bún được lắng gạn sơ bộ ở bể lắng (1) trước khi đưa vào bể chứa (2) sau đó nước thải được bơm vào cột lọc kị khí (3) theo chiều từ dưới lên với lưu lượng dòng được khống chế nhờ máy bơm (9) và ống chia dòng (8). Ở đây nước thải sẽ từ từ dâng lên ngập lớp vật liệu lọc (5) và tiếp xúc với lớp vật liệu lọc mang vi sinh vật kị khí, các tạp chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị phân hủy, phần bùn cặn được lắng xuống đáy cột và có thể lấy ra qua van (10) khi cần thiết; phần nước thải trong tiếp tục chảy tự nhiên qua cột lọc hiếu khí (6) từ phía dưới lên theo nguyên tắc bình thông nhau. Ở đây nước thải được trộn với dòng không khí thổi cùng chiều từ dưới lên bởi máy thổi khí (11) qua dàn phân phối khí (7). Khi đó quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các tạp chất hữu cơ xảy ra, phần bùn được lắng xuống đáy cột; phần nước thải lại được lắng cặn một lần nữa nhờ máng lắng cặn (4) trước khi chảy ra khỏi cột hiếu khí. Nước thải sau khi đi qua cả 2 cột lọc kị khí và hiếu khí sẽ được lấy ra nhờ van (13) để kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản. Nếu chưa đạt các chỉ tiêu cho phép của nước thải công nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945 - 2005) thì lại cho chảy tuần hoàn trở lại qua 2 cột lọc kị khí và hiếu khí như trên cho đến khi đạt tiêu chuẩn cho phép về nước thải công nghiệp. Chứng minh công nghệ và kết quả xử lý: Kết quả xử lý nước thải của sản xuất bún ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây ( Do Phòng Thí nghiệm Hóa Môi trường, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội thực hiện) Nước thải của sản xuất bún ban đầu có các giá trị cơ bản như sau: COD = 3076,3 mg/l; BOD5 = 2154,2 mg/l (tỷ lệ BOD5/COD 0,7) [NH4+] = 29,89 mg/l; [NO2-] = 0,56 mg/l, pH = 4,91; độ đục = 243 NTU. Sau khi trung hòa và pha loãng gấp đôi để có pH = 7.05 và thể tích là 58 lít; nước thải được xử lý qua hệ thống lọc sinh học kị khí và hiếu khí với tốc độ 12 lít/h. Kết quả thu được như sau: thời gian pH Độ đục (NTU) COD ( mg/L) NH4 + (mg/L) NO2- (mg/L) 0 7.05 131 1357.5 15.42 0.36 4 7.84 40.2 795.4 9.36 0.57 8 8.1 28.9 207.5 7.67 0.41 10 8.25 20.5 181.5 5.23 0.32 24 8.24 4.50 31.8 1.11 0.08 28 8.07 2.70 26.2 0.36 0.05 ( nguồn Phòng Thí nghiệm Hóa Môi trường, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội ) So sánh nồng độ các chất ô nhiễm của cơ sở và cơ sở sản xuất bún ở xã Minh Khai: Nồng độ các chất ô nhiễm của cơ sở thấp hơn của cơ sở sàn xuất bún ở xã Minh Khai. Tỷ lệ BOD5/COD, pH, nồng độ NO2-, NH4+ giống của cơ sở ở xã Minh Khai. Dựa vào những số liệu thu thập, tài liệu công nghệ xử lý ở trên, chúng tôi quyết định áp dụng công nghệ xử lý sinh học ngập nước này cho cơ sở. Với công nghệ này, chất lượng nước thải sẽ đạt TCVN 5945-2005, đủ tiêu chuẩn để thải ra môi trường. Ngoài ra, cơ sở đang tiến hành trang bị hệ thống thu gom chất thải rắn, mua sắm thêm thùng rác mới. 4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường: 4.1. Chương trình quản lý môi trường: Thực hiện tốt các biện pháp xử lý ô nhiễm, thường xuyên kiểm tra hiện trạng các thiết bị sản xuất, xử lý môi trường. Phòng cháy chữa cháy: Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy cần thiết theo quy định của nhà nước. Tham gia các chương trình vận động ý thức phòng cháy chữa cháy của địa phương. 4.2. Chương trình giám sát môi trường: a. Giám sát chất thải: Giám sát khí thải: Số lượng mẫu: 2 mẫu. ( tại khu vực lò hơi, tại khu dân cư cách cơ sở 100m theo hường gió) Các chỉ tiêu giám sát: theo các chỉ tiêu chất lượng không khí: Bụi, CO,NO2 ( TCVN 5937-2005) Tần suất giám sát: 4 lần/ năm. Giám sát nước thải: Số lượng mẫu: 2 mẫu. ( tại khu vực xả thải, tại lưu vực sông Hậu, cách cơ sở 100m) Các chỉ tiêu giám sát: Lưu lượng nước thải, tồng lượng nước thải theo ngày, tháng, năm, các chỉ tiêu phân tích giám sát theo các chỉ tiêu chất lượng nước thải: BOD5, COD, TS, Ntổng, Coliform ( TCVN 5945-2005) Tần suất giám sát: 4 lần/ năm. b. Giám sát môi trường xung quanh: Giám sát sạt lở: Thường xuyên giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông Hậu. Tần suất giám sát: 2 lần/ năm. 4.3 Vị trí giám sát: Cơ sở sx bún Lò hơi K1 K2 Sông Hậu Bể xử lý nước thải đường nước xả thải K4 K3 K5 Vị trí các điểm giám sát môi trường: K1, K2: giám sát khí thải K3, K4 : giám sát nước thải K5 : giám sát môi trường khác. 4.4. Chế độ báo cáo: Các kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kết quả giám sát môi trường được lưu giữ tại cơ sở và định kỳ gửi báo cáo về cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát. Tần suất báo cáo tối thiểu là 02 lần/năm (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm). 5. Cam kết thực hiện đề án bảo vệ môi trường : Trong quá trình hoạt động, cơ sở cam kết bảo đảm xử lý các chất thải tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006. Các nguồn thải sẽ được kiểm soát chặt chẽ và nồng độ các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép thải vào môi trường: Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn khu vực xung quanh đạt tiêu chuẩn TCVN 5937 – 2005 . Chất lượng môi trường nước thải đạt quy chuẩn TCVN 5945-2005, cột A. Chất thải sinh hoạt và tro sẽ thu gom tập trung tại 1 điểm chờ lực lượng thu gom rác của khu vực. Thực hiện đầy đủ chương trình giám sát môi trường khi dự án đi vào hoạt động. Trong quá trình hoạt động, chúng tôi bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn qui định về bảo vệ môi trường của Việt Nam, nếu có yếu tố môi trường nào phát sinh chúng tôi sẽ trình báo ngay với các cơ quan quản lý môi trường địa phương để xử lý ngay nguồn ô nhiễm này. Đồng thời sẽ hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt các công trình xử lý như đã đề xuất trong thời gian sớm nhất có thể. Chúng tôi – Hộ kinh doanh cá thể …. cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam, nếu vi phạm công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thốt Nốt, ngày 22 tháng 05 năm 2009 Chủ cơ sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề án bảo vệ môi trường Cơ sở sản xuất bún.doc
Tài liệu liên quan