Đề án Biện pháp phát triển ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam

Mục lục

 

Phần nội dung 3

Chương I: Những vấn đề lí luận cơ bản về các dịch vụ logistics. 3

I. Bản chất, vai trò và tác dụng của các dịch vụ logistics. 3

1. Bản chất của các dịch vụ logistics. 3

1.1 Các quan niệm về logistics và các dịch vụ logistics. 3

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các dịch vụ logistics trong kinh tế thị trường 5

2.Vai trò của các dịch vụ logistics. 7

3. Tác dụng của dịch vụ logistics: 9

II. Hệ thống các dịch vụ logistics ở Việt Nam. 11

III.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics. 12

1. Nhóm các nhân tố bên ngoài. 13

1.1. Yếu tố chính trị, pháp luật. 13

1.2. Yếu tố kinh tế. 13

1.3. Yếu tố công nghệ. 14

1.4. Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên. 14

1.5. Sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics. 15

1.6. Yếu tố khách hàng 15

2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 15

2.1. Tiềm lực doanh nghiệp. 15

2.2. Hệ thống thông tin 16

2.3. Nghiên cứu và phát triển 16

Chương II: Thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam 17

I. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật và quá trình phát triển của ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam. 17

1. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của các dịch vụ logistics. 17

2.Quá trình phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam. 17

 

II. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay. 18

1. Khái quát thực trạng ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian qua. 18

2.Thực trạng phát triển dịch vụ logistics của một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics điển hình. 27

2.1. Thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics của công ty Vinafco Logistics. 27

2.2. Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines 29

III. Một số kết luận rút ra từ thực trạng trên. 30

1. Điểm mạnh, điểm yếu của ngành dịch vụ logistics của Việt Nam. 30

1.1. Những điểm mạnh 30

1.2. Những điểm yếu 31

2. Xu hướng phát triển dịch vụ logistics trên thế giới. 31

3. Cơ hội và thách thức đối với ngành kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam trong thời gian tới. 33

3.1. Những cơ hội 33

3.2. Những thách thức 34

Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian tới. 35

I. Mục tiêu của ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới. 35

II. Phương hướng phát triển 36

III.Một số giải pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian tới. 37

1.Tăng cường nhận thức về dịch vụ logistics. 37

2. Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hoạt động logistics. 38

3. Tập trung đầu tư quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện kĩ thuật đồng bộ, tiên tiến nhằm phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics. 39

4. Vấn đề quản lý của Nhà nước. 42

5. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics. 44

6. Vấn đề liên kết và phát huy vai trò của các hiệp hội Logistics ở Việt Nam. 45

7. Giải pháp đối với người cung ứng dịch vụ logistics. 46

Phần kết luận 52

Tài liệu tham khảo 54

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Biện pháp phát triển ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
puchia, Trung Quốc chứ chưa vươn được xa hơn. Theo nghiên cứu của viện Nomura - Nhật Bản, các doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường logistics trong nước. Trong đó theo tính toán mới nhất của cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong dịch vụ logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này cho thấy thực trạng ngành dịch vụ logistics của Việt Nam còn yếu kém bởi có đến 90% hàng hoá xuất nhập khẩu vào Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. Mặc dù giá cả dịch vụ logistics của Việt Nam tương đối rẻ hơn so với một số nước khác, nhưng chất lượng chưa cao và phát triển chưa bền vững. Cạnh tranh về giá cả của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics không lành mạnh. Có trường hợp cùng một khách hàng nhưng mỗi công ty về logistics lại chào với những mức giá khác nhau. Hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ khá manh mún, chụp giựt và hạ giá dịch vụ để lôi kéo khách hàng, trong khi chất lượng dịch vụ không rõ ràng, tạo nên tiền lệ xấu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Một điều đáng nói nữa là hiện nay, cơ sở hạ tầng của ngành dịch vụ logistics Việt Nam còn nghèo nàn, qui mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm trên 17.000Km đường nhựa, hơn 3.200 Km đường sắt, 42.000 Km đường thuỷ, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đều, có những chỗ chưa đảm bảo về mặt kĩ thuật. Các trục đường bộ không được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn để có thể kết hợp tốt giữa các phương tiện vận tải bằng đường biển, đường sắt, đường sông, đường hàng không.Chẳng hạn các quốc lộ chỉ được thiết kế cho xe tải trọng tải không quá 30 tấn lưu thông, trong khi đó theo tiêu chuẩn quốc tế trọng lượng 1 container 40 feet đầy hàng đã là 34,5 tấn. Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng đang trong quá trình container hoá nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa trang bị được các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container. Cho tới hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có cảng trung chuyển quốc tế mà vẫn phải qua các cảng trung chuyển của nước ngoài. Về thực trạng đội tàu của Việt Nam ông Nguyễn Vũ Hải- Trưởng phòng Tàu biển Cục đăng kiểm cho biết, tính đến ngày 31/8/2007 Việt Nam đã có 1.194 tàu biển với tổng dung tích hơn 2,5 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 4 triệu tấn; trong đó có 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế với tổng dung tích gần 1,95 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần gần 2,86 triệu tấn. Tuy nhiên, chất lượng đội tàu biển Việt Nam còn nhiều bất cập. Tuổi trung bình của cả đội tàu là 14,5 năm. Tàu lớn tuổi nhất hoạt động tuyến quốc tế của Việt Nam hiện nay là 45 tuổi. Và hệ quả của vấn đề này dẫn đến nhiều tàu Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài. Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển hàng hoá trong mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được các máy bay chở hàng quốc tế. Các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hoá, khu vực hoạt động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai quan như các nước trong khu vực đang làm. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, đường không được thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang cũ kĩ, năng lực vận tải đường sắt chưa được hiện đại hoá. Theo số liệu của tổng cục thống kê, lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường sắt chiếm khoảng 15% lượng hàng hoá lưu thông.Tuy nhiên, đường sắt Việt Nam vẫn đang sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và 1.435mm) với trọng tải thấp. Theo đánh giá của VIFFAS, trình độ công nghệ logistics của Việt Nam so với thế giới còn nhiều yếu kém: đa số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam mới chỉ thực hiện việc mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ vận tải, dịch vụ kho bãi. Trong vận tải đa phương thức vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả các phương tiện, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải; Trình độ cơ giới hoá trong khâu bốc xếp còn yếu kém, công tác lưu kho còn lạc hậu so với yêu cầu phát triển logistics toàn cầu, thủ tục giấy tờ còn rườm rà, chưa áp dụng được thương mại điện tử một cách hữu hiệu trong quá trình cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn kém xa các doanh nghiệp logistics thế giới. Về nhân lực trong ngành dich vụ logistics: Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Theo VIFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác toàn bộ số nhân viên làm việc trong ngành dịch vụ logistics. Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên Hiệp hội (có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5000 người. Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4000–5000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia hiệp hội. Như vậy, ở Việt Nam có khoảng hơn 10.000 người làm việc trong ngành dịch vụ logistics. Khoảng 50% số nhân viên này chưa qua đào tạo, số còn lại được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu chỉ tính riêng ở trình độ đại học thì các nhân viên chủ yếu được đào tạo từ Trường Đại học Ngoại thương và chuyên ngành Ngoại thương, khoa Thương mại-Du lịch, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn được đào tạo từ Đại học Hàng hải, Giao thông vận tải... Các nguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau. Ở trình độ cấp đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường đại học Kinh tế và đại học Ngoại thương. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ… Đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành logistics hiện nay, trước hết là đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành. Trong các doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được Bộ, ngành chủ quản điều động về điều hành các công ty, đơn vị trực thuộc ở miền Nam là thời gian sau ngày giải phóng. Đội ngũ này hiện nay đang điều hành chủ yếu các doanh nghiệp tương đối lớn về quy mô và có thâm niên trong ngành, chẳng hạn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, kho vận, đa số đạt trình độ đại học. Hiện thành phần này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để thích ứng với môi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại. Trong các công ty giao nhận mới thành lập vừa qua, chúng ta thấy đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ đại học, nhiều tham vọng nhưng kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tay nghề còn thấp. Lực lượng này trong tương lai gần sẽ là nguồn bổ sung và tiếp nối các thế hệ đàn anh đi trước, năng động hơn, xông xáo và ham học hỏi. Về đội ngũ nhân viên phục vụ: là đội ngũ nhân viên chăm lo các tác nghiệp hàng ngày, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc. Lực lượng trẻ chưa tham gia nhiều vào hoạch định đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển ngành nghề. Về đội ngũ nhân công lao động trực tiếp: đa số trình độ học vấn thấp, công việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được đào tại tác phong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc. Sự yếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động chuyên môn. Cho đến nay, trong tất cả các trường đại học, cao đẳng Việt Nam không có trường nào có chuyên ngành đào tạo Quản trị Logistics. Một số trường như Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng có đưa môn quản trị Logistics vào chương trình giảng dạy nhưng số lượng tiết học quá ít. Nhân viên làm việc trong các công ty logistics Việt Nam chủ yếu được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ ngắn hạn do VIFFAS, các trung tâm hoặc công ty tổ chức, phần lớn được đào tạo tại chỗ theo kiểu " nghề dạy nghề". Nhìn chung, so với yêu cầu thì nguồn nhân lực phục vụ cho các công ty Logistics Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu. Mặc dù tiềm lực của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu nhưng thời gian qua, các doanh nghiệp này lại thiếu tính liên kết, ngược lại còn cạnh tranh đấu đá nhau không lành mạnh, giảm giá cước vận tải để lôi kéo, thu hút khách hàng. Ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp logistics đều hoạt động độc lập nhau, nói đến liên kết thì cũng chỉ là từ phía các hiệp hội liên kết một số doanh nghiệp trong hội với nhau mà thôi. Bên cạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ logistics thì còn có các liên kết với các doanh nghiệp logistics với các ngân hàng và các công ty bảo hiểm để tăng hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ logistics nhưng cũng còn rất hạn chế. Mới chỉ xuất hiện một vài mô hình liên kết như: Liên kết giữa Eximbank, Bảo Minh và Sotrans; Liên kết giữa Sotrans và Sowatco; Liên kết giữa Vinalines và Bảo Việt; đặc biệt gần đây nhất vào tháng 4/2008 là liên kết giữa Vinalines và Vietinbank;… Hiện tại ở Việt Nam đã có khoảng 25 công ty logistics nước ngoài tham gia cung ứng dịch vụ logistics. Đây đều là những doanh nghiệp hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Một số doanh nghiệp điển hình như: NYK Logistics, LOGITEM, APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics,...Các doanh nghiệp logistics Việt Nam thay vì cạnh tranh để giành phần thắng trong "cuộc chiến" phân chia thị phần với các doanh nghiệp logistics nước ngoài trên thị trường nội địa thì lại chủ yếu cạnh tranh trong nội bộ, tự mình làm yếu mình. Một ví dụ "thật như đùa" chỉ có ở Việt Nam là hầu hết các khu tập kết chứa container rỗng ở T.P Hồ Chí Minh đều phải miễn phí lưu container cho hãng tàu để có thể thu hút khách hàng. Phần tiền mà họ thu được chỉ là tiền nâng hạ container (chủ yếu do chủ hàng trả). Nghiễm nhiên, chủ tàu, đa phần là phía nước ngoài trở thành "ngư ông đắc lợi". Như vậy, thực trạng ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian qua phát triển sôi động. Hàng loạt các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics ra đời và hoạt động.Mặc dù số lượng các doanh nghiệp là nhiều nhưng chất lượng thì chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ngành dịch vụ logistics Việt Nam có phát triển nhưng còn nhiều bất cập. Các hoạt động còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ chưa gắn kết thành chuỗi các dịch vụ cung ứng. 2.Thực trạng phát triển dịch vụ logistics của một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics điển hình. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam thì rất nhiều, nhưng ở đây chỉ phân tích hai doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics điển hình. Đó là công ty Vinafco Logistics và công ty vận tải biển Vinalines. 2.1. Thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics của công ty Vinafco Logistics. Công ty Vinafco Logistics có tiền thân là Công ty vận tải Trung Ương trực thuộc Bộ giao thông vận tải. Sau khi được cổ phần hoá vào đầu năm 2001, công ty đã đi vào hoạt động chuyên về cung ứng các dịch vụ logistics. Lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của công ty là vận tải đường bộ và dịch vụ vận tải hàng hoá. Bên cạnh đó công ty còn cung ứng các dịch vụ như: kinh doanh kho bãi, cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ xếp dỡ hàng hoá, dịch vụ thông quan và xuất nhập khẩu hàng hoá... Dịch vụ kho bãi: Vinafco Logistics hiện đang sở hữu hệ thống kho bãi chất lượng cao với tổng diện tích mặt bằng là 30.000m2, vị trí thuận lợi cho việc lưu giữ và phân phối hàng hoá vào khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, các kho này đều nằm ở đường vành đai Hà Nội và khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh. Hiện nay hệ thống các kho này đang là kho trung chuyển trong các kênh phân phối của nhiều hãng sản xuất lớn trong nước và trên thế giới với các mặt hàng: Sơn, Sữa, Dầu nhờn, Sôđa... Tuỳ theo nhu cầu và sức chứa của kho hàng, công ty cho tiến hành lắp đặt và vận hành hệ thống giá kê phù hợp với từng đặc điểm kho hàng, thiết kế hệ thống chiếu sáng sao cho phù hợp với hệ thống giá kệ trong kho hàng, giảm thiểu những tác hại do sức nóng của đèn hoặc các tia bức xạ lên sản phẩm. Công ty đang thực hiện cung cấp các phần mềm nghiệp vụ quản lý kho hàng theo mô hình quản lý hiện đại cho khách hàng, giúp khác hàng các thông tinh liên quan đến hoạt động của hàng hoá, tính toán tỉ lệ dự trữ, tối ưu hoá công cụ quản lý kho thông qua hệ thống báo cáo được cập nhật thường xuyên và đầy đủ. Vinafco Logistics thực hiện tư vấn và triển khai hệ thống mã vạch cho từng mặt hàng với các thông số chính xác và đầy đủ, các dữ liệu này được lưu trữ trong Cơ Sở Dữ Liệu và được dự phòng định kỳ, với phương pháp này sẽ giúp khách hàng quản lý hàng hóa một cách nhanh chóng, chặt chẽ và có độ tin cậy cao. Dịch vụ phân phối hàng hoá. Là một hoạt động trong chuỗi dịch vụ logistics, đội xe của Vinafco Logistics với hàng trăm xe tải từ 0,5 tấn đến 2,5 tấn hàng ngày đang vận chuyển hàng nghìn tấn hàng hoá từ các trung tâm tiếp vận, các nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng và thu gom hàng hoá theo chiều ngược lại đảm bảo tiến độ, chất lượng và thông tin thông suốt trong quá trình phân phối. Với các điểm thông quan nội địa nằm tại Bạch Đằng-Hà Nội và Tiên Sơn-Bắc Ninh, công ty đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ logistics: Khai thuế hải quan, giao nhận quốc tế, uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không qua các cửa khẩu trong nội địa và biên giới trên cả nước. Dịch vụ giao nhận hải quan và xuất nhập khẩu hàng hoá bao gồm: Tư vấn thủ tục hải quan Tổ chức thực hiện các thủ tục giao nhận tại cảng, cửa khẩu Đóng gói, xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá Kho bãi và bảo hiểm hàng hoá Tư vấn đàm phán, ký kết hợp đồng XNK theo uỷ thác của khách hàng. Tổ chức thực hiện các hợp đồng uỷ thác XNK Dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu Vinafco Logistics hiện đang cung ứng các mặt hàng nguyên liệu, lương thực cho các nhà máy, các cơ sở sản xuất trong nước với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, hàng được giao tại kho của khách hàng với khối lượng theo yêu cầu, bao gồm các mặt hàng: Cung ứng cát Cam Ranh, than, thạch cao, penspat, cát khuôn đúc, đá vôi, bột đá các loại, muối, sôđa, phân bón, sắt thép xây dựng, ngô, sắn lát, nguyên liệu cho thức ăn gia súc... Dịch vụ vận tải + Dịch vụ vận tải đa phương thức Công ty đang cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức các loại hàng hoá thông thường và hàng hoá đặc biệt từ kho đến kho trong nước bằng việc liên hiệp các phương thức vận chuyển đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và bốc xếp hàng hoá đảm bảo tiến độ. + Vận tải quốc tế quá cảnh Là đơn vị có chức năng vận tải quá cảnh sang Lào, Trung Quốc, Campuchia, là đại lý cho nhiều hãng tàu, hãng hàng không, công ty có đội ngũ xe vận chuyển hàng hóa quá cảnh đa dạng cả về xe thường và xe chở container, đội ngũ lái xe nhiều kinh nghiệm, thông thuộc mọi tuyến đường mạng lưới các nhà thầu phụ đặt ở các nước. Vận tải thiết bị xe máy từ nhà máy Honda-Việt Nam tới công ty Newchipxeng- Lào. Cùng với xu thế hội nhập, công ty đã mở rộng tuyến vận chuyển hàng quá cảnh kien kết các nước theo hành lang kinh tế Đông-Tây ( Việt Nam-Lào- Thái Lan- Myanma) và hành lang Bắc-Nam (Campuchia- Việt Nam- Trung Quốc). Được trang bị các phương tiện vận tải đặc chủng, phương tiện xếp dỡ chuyên dụng, công ty đã và đang vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng cho nhiều công trình tại Việt Nam, vận chuyển hàng nguy hiểm độc hại được kiểm soát nghiêm ngặt theo quy trình chuẩn xác. Khu vực thị trường trọng điểm của công ty: Đó là một số công ty sản xuất kinh doanh trong nước như: Công ty TNHH XD&TM Hà Nội, Công ty Dutch Lady Việt Nam, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, công ty TNHH Dầu Nhớt và Hoá chất Việt Nam, công ty TNHH Korea Panel... Chính sách giá cả của công ty: Để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ logistics khép kín,công ty đang áp dụng chính sách giá linh hoạt, khách hàng sử dụng càng nhiều loại hình dịch vụ của công ty thì sẽ được các khoản ưu đãi về giá. Đối với các đại lý và người tiêu dùng cuối cùng, công ty áp dụng chính sách giá theo chi phí vận chuyển. Ngoài ra công ty còn áp dụng chính sách giá giao hàng theo vùng. Vinafco Logistics là một trong những công ty kinh doanh dịch vụ logistics điển hình ở Việt Nam. Mỗi dịch vụ cụ thể mà công ty cung cấp đều mang lại hiệu quả rất thiết thực. Tính khép kín, gắn kết, khớp nối thông tin và tiết kiệm chi phí cao cho khách hàng là thước đo được các khách hàng đánh giá rất cao. 2.2. Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines Vinalines là công ty điển hình của Việt Nam trong lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực quan trọng và phát triển nhất trong các dịch vụ logistics ở Việt Nam. Các dịch vụ chính công ty cung cấp là: Vận tải container nội địa tuyến Bắc-Nam và ngược lại Vận tải container tuyến nước ngoài Vận tải container bằng đường bộ Vận tải hàng khô bằng đường biển Vận tải dầu sản phẩm bằng đường biển Vận tải đa phương thức Cho thuê tàu định hạn Dịch vụ kho bãi Bốc xếp hàng hóa Dịch vụ đại lý tàu biển, vận tải đường biển, môi giới hàng hải Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa Dịch vụ vận tải đa phương thức Dịch vụ tư vấn cho khách hàng về việc vận chuyển giao nhận, lưu kho và các dịch vụ liên quan đến hàng hóa. Loại vận tải Sản lượng vận tải biển Sản lượng vận tải nước ngoài Sản lượng vận tải nội địa Sản lượng vận chuyển container Năm Tr.tấn Tỉ TKm Tr.tấn Tỉ TKm Tr.tấn Tỉ TKm TEU 2004 20,3 51,9 2005 21,4 54,9 2006 23 59,8 17,9 55 3,4 4,7 578.743 2007 24,9 75,1 21 69,7 3,9 5,5 488.387 Hình 2: Sản lượng vận tải của công ty qua các năm Như vậy sản lượng các loại vận tải đều tăng qua các năm. Chủ yếu là vận tải biển mà trong đó sản lượng vận tải nước ngoài chiếm phần lớn. Sản lượng vận tải của công ty chiếm khoảng 40%-50% sản lượng vận tải biển của Việt Nam. Giai đoạn 1996-2000 Tổng công ty có 79 tàu ( tương ứng 884.521 DWT) gồm 9 tàu container với tổng trọng tải là 6.102 TEU, năng lực đội tàu đạt 14 tấn/DWT/năm. Giai đoạn nay doanh thu hàng năm của tổng công ty tăng 8-21%/năm. Năm 2000, doanh thu tăng 2,16 lần so với năm 1995, đạt 4270 tỷ đồng và tổng lợi nhuận đạt khoảng 326 tỷ đồng. Giai đoạn 2001-2005, Tổng công ty có 103 tàu ( tương ứng 1,2 triệu DWT), trong đó 43 tàu mua lại và 10 tàu đóng mới. 3290 bến đã được cải tạo và xây dựng để tiếp nhận tàu từ 10.000 DWT đến 40.000 DWT, đưa tổng chiều dài bến của Vinalines lên tới 8603m, nâng năng suất cuối năm 2005 lên 3125 tấn/m bến. Năm 2005, tổng doanh thu toàn công ty đạt 10500 tỷ đồng với tổng lợi nhuận khoảng 700 tỷ. Giai đoạn này, Vinalines cũng triển khai các dự án đầu tư vào kho bãi, ICD, phương tiện và trang thiết bị phục vụ hoạt động hàng hải: Xây dựng tòa nhà Ocean Park cao 19 tầng, liên doanh với tập đoàn STC Hà Lan xây dựng trung tâm đào tạo thuyền viên tại Hải Phòng. Năm 2006, toàn công ty đã vượt mục tiêu đề ra với tổng doanh thu đạt 11242 tỷ đồng, lợi nhuận vào khoảng 551 tỷ đồng. Năm 2007, tổng công ty đã mua 30 tàu với tổng trọng tải 752.814 DWT, tổng mức đầu tư là 630 triệu USD,, đưa vào khai thác có hiệu quả 4 tàu đóng mới tại công ty đóng tàu Bạch Đằng với tổng trọng tải là 90.000 DWT. Tổng doanh thu của toàn công ty đạt 14.641 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 861 tỷ đồng. Như vậy đến cuối năm 2007, Vinalines có đội tàu gồm 134 chiếc với tổng trọng tải tại thời điểm 31/12/2007 đạt khoảng 2,1 triệu DWT. Trong đó, tàu hàng khô là 113 chiếc với tổng trọng tải 1.616.293 DWT; tàu dầu 8 chiếc với tổng trọng tải 298.188 DWT; tàu container 13 chiếc với tổng trọng tải là 140.914 DWT. Lượng tàu biển của toàn công ty là khá lớn và trong đó có tới 60% đội tàu tham gia vận tải quốc tế. Năm 2008, công ty liên kết với MAERSK A/S (Đan Mạch) xây dựng bến cảng cho tàu từ 80.000-100.000 DWT. Khách hàng của tổng công ty hầu hết là các doanh nghiệp nước ngoài: Anh, Pháp, Singapore, Nhật,… Tổng công ty vẫn chưa có cảng trung chuyển quốc tế vì thế đều phải qua các cảng trung chuyển của nước ngoài như Singapore, Nhật Bản… Điều này đã làm tăng chi phí vận tải và giảm một lượng doanh thu lớn của toàn công ty. Với thực trạng kinh doanh ngành dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải biển, tổng công ty hàng hải Việt Nam vẫn đứng đầu trong lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực quan trọng nhất trong chuỗi dịch vụ logistics III. Một số kết luận rút ra từ thực trạng trên. 1. Điểm mạnh, điểm yếu của ngành dịch vụ logistics của Việt Nam. Qua phân tích thực trạng ngành kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam cùng với thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics ở một số doanh nghiệp tiêu biểu có thể rút ra những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của ngành dịch vụ logistics của Việt Nam như sau: Những điểm mạnh Số lượng các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam là khá lớn và thuộc mọi thành phần kinh tế. Một khi có sự nhận thức đúng đắn và có được kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ logistics thì ngành dịch vụ này của nước ta sẽ nhanh chóng phát triển và có khả năng chiếm thị phần lớn trên thị trường nội địa. Có sự am hiểu về địa lý Việt Nam, cũng như các điều kiện tự nhiên, hệ thống sông ngòi, đường xá...vì thế có khả năng kết hợp, chọn lựa các phương tiện vận chuyển hợp lý và nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí. Có sự dẫn dắt của một số đầu tàu lớn trong ngành như: Hiệp hội giao nhận kho vận VIFFAS, Tổng công ty hàng hải Việt Nam VINALINES, Hội chủ tàu Việt Nam...cung cấp các kinh nghiệm, các kiến thức kinh doanh dịch vụ logistics...đồng thời bảo vệ các hội viên trước những tranh chấp, bất đồng trong kinh doanh, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi cho các thành viên khi tham gia kinh doanh dịch vụ logistics quốc tế. Những điểm yếu Các doanh nghiệp logistics Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn so với nhiều công ty nước ngoài vốn có lịch sử phát triển kinh doanh vận tải từ lâu đời như APL có kinh nghiệm trên 100 năm, Maersk có kinh nghiệm gần 100 năm... Tầm phủ của các công ty kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địa hoặc một vài quốc gia trong khu vực. Trong khi tầm phủ của các công ty nước ngoài chẳng hạn APL là gần 100 quốc gia, Maersk là 60 quốc gia... Phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ tập trung vào khai thác những mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, tại các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, qui mô doanh nghiệp còn nhỏ, điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng nhu cầu, đồng vốn và nhân lực ít ỏi, bộ máy doanh nghiệp còn quá đơn giản, tính chuyên sâu chưa có... Nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, cả nước chưa có trường nào chuyên đào tạo về logistics. Kiến thức mà nhân viên có được là học từ nước ngoài, một số là từ các trường đại học chuyên ngành trong nước với kiến thức ít ỏi và thiếu cập nhật. Hạ tầng thông tin còn yếu kém. Mặc dù các doanh nghiệp đã có ý thức trong việc áp dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn còn kém xa so với các công ty nước ngoài. Các doanh nghiệp trong ngành hầu hết hoạt động rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh. 2. Xu hướng phát triển dịch vụ logistics trên thế giới. Một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Bất kỳ một quốc gia nào hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ, muốn tồn tại và phát triển thì cần phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới này. Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về dịch vụ vận tải, kho bãi, các dịch vụ logistics khác. Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của ngành dịch vụ logistics- logistics toàn cầu. Vì các tập đoàn, công ty đặt trụ sở và phục vụ cho nhiều thị trường ở các nước khác nhau, nên phải thiết lập hệ thống logistics toàn cầu để cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Các hệ thống logistics ở các khu vực khác nhau, các quốc gia khác nhau có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng tất cả các hệ thống logistics đều có điểm chung là sự kết hợp khéo léo, khoa học, chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như: marketing, sản xuất, tài chính, vận tải, thu mua, dự trữ, phân phối...để đạt được mục đích phục vụ khách hàng tối đa với chi phí tối thiểu. Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh vực logistics cũng như vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Để đáp ứng nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiện pháp phát triển ngành dịch vụ Logistics ở VN.DOC
Tài liệu liên quan