MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I. Một số vấn đề về thuế giá trị gia tăng trong sản xuất kinh doanh 3
I. Đặc trưng và tác dụng của thuế GTGT 3
1. Đặc trưng của thuế GTGT 3
2. Tác dụng của thuế GTGT 3
II. Nội dung cơ bản của thuế GTGT đối với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 6
1. Khái niệm 6
2.Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế GTGT . 6
3. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 7
III. Đánh giá chung về thuế GTGT 12
1. Ưu điểm: 12
2. Nhược điểm 14
Chương II. Thực trạng gian lận thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 16
I. Tình hình thực hiện luật thuế GTGT ở nước ta 16
1. Những thành tựu đã đạt được 16
2. Những hạn chế còn vướng mắc 19
II. Gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong thời gian qua 20
1. Nhận thức về gian lận thuế GTGT 20
2. Gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh qua 5 năm 23
III. Nguyên nhân của gian lận thuế GTGT 27
1. Công tác quản lý đối với nộp thuế GTGT 27
2. ý thức của các doanh nghiệp trong việc nộp thuế GTGT 30
Chương III. Một số biện pháp chống gian lận thuế GTGT 32
I. Quan điểm và mục tiêu về phòng chống gian lận thuế GTGT 32
1.Quan điểm: 32
2. Mục tiêu 33
II. Một số biện pháp về phòng chống gian lận thuế GTGT 34
1. Về vấn đề chính sách, chế độ 34
2. Về cải cách hành chính 37
3.Về củng cố tổ chức bộ máy nghành thuế 42
III. Kiến nghị của bản thân: 44
Kết luận 46
Danh mục tài liệu tham khảo 47
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Biện pháp phòng chống gian lận thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp sản xuất ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12,7 tỷ đồng , trong đó hoàn thuế cho hàng xuất khẩu là 84,9 tỷ đồng. Trong đó, nhiều mặt hàng đã được hoàn thuế đầu vào làm cho giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng lên đáng kể, điển hình như cao su tăng 37,5%,gạo tăng 21,4%, thuỷ sản 14,1%, dệt may 16%, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 14000 triệu USD tăng 26,7%, đến năm 2001,tiếp tục tăng thêm 4,5%. Kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua các năm sẽ giảm bớt được tình trạng nhập siêu tăng thu cho nền kinh tế cũng như giúp cho các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế. Về bản chất hoàn thuế là một biện pháp trợ giá gián tiếp của Chính Phủ, nhằm khuyến khích thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước theo xu thế hướng ngoại.
Nhìn lại chặng đường năm năm qua, có thể thấy luật thuế GTGT ra đời, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn về khống chế lạm phát, tạo điều kiện cho giá cả tiêu dùng nhanh chóng di vào thế ổn định, tạo ra 1 trong những tiền đề không thể thiếu để nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng về tốc độ tăng GDP năm 1999 là 4,77%; năm 2000 là 6,79 %; năm 2001 là 6,89 %; năm 2002 là 7,04 % dây là năm đàu tiên trong 6 năm qua đã đạt được mục tiêu đề ra, đây cũng là tốc độ tăng cao thứ 2 so với các nước và các vùng lãnh thổ trong khu vực Châu á Thái Bình Dương chỉ sau Trung Quốc, năm 2003 là 7,24% và mục tiêu của năm 2004 là 7,5 %. Nếu quan sát các số liệu thống kê về chỉ số giá tiêu dùng có thể thấy những thành tựu đạt được: Từ chỗ lạm phát phi mã của thập kỷ trước còn rơi rớt lại trong năm đầu thập kỷ (67%) chỉ số này chỉ còn dao động ở mức 5,2 -17,5 % ( năm 1992-1995), còn trong năm năm gần đây thì luôn ở mức một con số, thậm chí năm 2000 còn xuông mức âm (-0,6 %), năm 2001 là 0,8 % năm 2002 là 4 %, năm 2003 là 3 %. Sự biến động đó phản ánh thực trạng nền kinh tế nước ta từ chỗ còn thiếu hụt mọi thứ vào đầu thập kỷ đã nhanh chóng chuyển sang trạng thái cung đủ đáp ứng cầu. Qua đó ta nhận thấy được thuế GTGT phần nào điều tiết được lạm phát và giá cả cũng như lưu thông và sản xuất.
Trong công tác quản lý thuế GTGT, luật thuế đã khắc phục được rất nhiều khó khăn trong công tác hạch toán quản lý thuế. Nếu như thuế doanh thu gây ra những khó khăn, bất hợp lý vì bị đánh thuế nhiều lần đối với các doanh nghiệp dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp đều tìm cách trốn thuế mà cơ quan thuế không thể kiểm soát được vì chỉ có hoá đơn đầu ra mà không xét đến hoá đơn đầu vào. Doanh số thu về của thuế cho ngân sách nhà nước từ năm 1999 đến tháng 10/2002 từ khi ra đời thuế GTGT tăng gấp 5 lần so với số thu từ năm 1995 đến 1998.
Qua đó có thể thấy rằng luật thuế GTGT ở nước ta đã từng bước dần đi vào cuộc sống, đáp ứng được các mục tiêu yêu cầu của nền kinh tế, xã hội, khẳng định tính đúng đắn của việc ban hành và áp dụng loại thuế này của nước ta trong thời gian qua.
2. Những hạn chế còn vướng mắc
Trước sự phát triển về kinh tế, xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, luật thuế GTGT đã phát sinh nhưng hạn chế còn vướng mắc về vấn đề như phương pháp tính thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế, vấn đề hoàn thuế, vấn đề chứng từ, hóa đơn... và một trong những hậu quả lớn nhất phát sinh từ những tồn tại trên là việc làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước do việc khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT gây ra. Công ty Đông Nam có thể coi là một trong những “điển hình” trốn thuế GTGT, buôn lậu. Vấn đề nghiêm trọng đến mức có ý kiến tỏ dấu hiệu hoài nghi về tính khả thi của luật thuế GTGT ở nước ta, yêu cầu đặt vấn đề ngừng thực hiện việc hoàn thuế GTGT và câu hỏi đặt ra “Liệu luật thuế GTGT đã đi vào cuộc sống?”gây không ít băn khoăn cho nhiều người.
Thực ra theo kinh nghiệm ở nhiều nước đã áp dụng thuế GTGT cho thấy việc gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong bước đầu áp dụng luật thuế GTGT không phải là không xẩy ra, có nhiều nước khi mới áp dụng luật thuế này đã gây tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, gây tăng lạm phát, đình trệ sản xuất kinh doanh như ở Thụy Điển, Philipin, Thái Lan... có trường hợp phải hoãn việc áp dụng nhiều lần như ở Nhật Bản, có nhiều trường hợp phải mất một thời gian dài thuế GTGT mới phát huy được tác dụng của nó như ở Trung Quốc cần đến 10 năm (từ năm 1985 đến năm 1995) Hungari cần đến 7 năm ... với nước ta thời gian áp dụng mới chỉ 4 năm nên chưa phải là thời gian quá dài để thuế GTGT phát huy hết tác dụng vốn có.
Thực tế vận hành thuế GTGT cho thấy công tác kiểm soát sau thành lập doanh nghiệp còn bị buông lỏng , đã xuất hiện những doanh nghiệp “ma” để trốn thuế. Việc doanh nghiệp khấu trừ thuế GTGT đầu vào, vừa được chấp nhận chi phí hợp lý nên đã làm giảm thu NSNN (năm 2002: tốc độ tăng thu ngân sách khu vực là 14.1% chưa tương xứng với tiềm năng và tốc đọ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này là 19.4%), số thu từ thuế GTGT không phản ánh đúng thực chất kết quả hoạt động kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng gian lận thuế càng nghiêm trọng hơn khi việc quản lý hoá đơn chứng từ bị buông lỏng. Đã xuất hiện nhiều loại hoá đơn giả, hoá đơn khống bất hợp pháp đang lưu hành và trở thành hàng hóa được mua công khai. Tình trạng khai tăng số lượng, giá và giá trị hàng hoá để lấy tiền hoàn thuế bất hợp pháp ( chủ yếu là hàng hóa nông lâm thuỷ sản xuất khẩu qua biên giới đường bộ) chưa được ngăn chặn và sử lý kiên quyết. Trật tự kỷ cương tuân thủ pháp luật thuế bị vi phạm. Môi trường bình đẳng giữa doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật với doanh nghiệp gian lận bị xói mòn.
II. Gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
1. Nhận thức về gian lận thuế GTGT
Các luật thuế đều quy định xử lý vi phạm gian lận thuế, với xử phạt hành chính cao nhất là 100 triệu đồng.
Tại mục II thông tư số 30/2001/TT-BTC của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung thông tư số 128/1999/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ quy định: “Khai man, trốn thuế là hành vi của đối tượng nộp thuế vi phạm của pháp luật dẫn đến làm giảm một phần hay toàn bộ số thuế theo quy định của pháp luật hoặc để hưởng lợi không đúng từ việc miễn giảm thuế, hoàn thuế “Theo khoản 1, điều 62 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002 –PL-UBTVQH 10 ngày 2/7/2002 quy định: “Nghiêm cấm giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính...” Về tội gian lận thuế, khoản 1 điều115 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào trốn thuế với số tiền từ 50 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng thì bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 2 năm”. Theo hệ thống hóa các văn bản pháp luật về thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung thì gian lận thuế GTGT có các hình thức sau:
- Thứ nhất, không thực hiện đúng những quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, kê khai, lập sổ kế toán và giữ chứng từ, hóa đơn liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế thì tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền.
- Thứ hai, nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo thuế, lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế hoặc tiền phạt theo luật định.
- Thứ ba, khai man, trốn thuế. Nếu trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn có hành vi tiếp tục vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp qua kiểm tra, thanh tra phát hiện cơ sở kinh doanh có hành vi gian lận trogn kê khai nộp thuế, hoàn thuế với số tiền thuế GTGT gian lận từ 5 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh bị xử lý như sau:
+ Không được khấu trừ, hoàn thuế với số thuế GTGT kê khai gian lận.
+ Bị xử lý vi phạm về hành vi gian lận thuế theo quy định hiện hành.
+ Không được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế đối với số thuế đề nghị hoàn ghi trong hồ sơ xin hoàn thuế của cơ sở, trường hợp đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế thì cơ quan thuế phải thu hồi số thuế GTGT đã hoàn.
+ Số thuế GTGT của hồ sơ đề nghị hoàn thuế sau khi đã loại trừ số thuế GTGT kê khai gian lận, cơ sở kinh doanh phải kết chuyển sang kỳ kê khai nộp thuế sau để bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp.
+ Không được xem xét hoàn thuế trong thời gian 12 tháng kể từ khi cơ quan thuế phát hiện có hành vi gian lận thuế. Hết hạn 12 tháng nếu cơ sở kinh doanh đã khắc phục hậu quả, có ý thức chấp hành tốt các quy định của luật thuế thì cơ quan thuế sẽ xem xét giải quyết hoàn thuế cho số thuế GTGT đầu vào chưa được bù trừ hết.
Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra định kỳ tại cơ sở kinh doanh phát hiện cơ sở kinh doanh có hành vi gian lận thuế về thuế nêu trên cũng bị xử lý theo quy định tại điểm này.
Các hành vi sau đây được coi là hành vi gian lận trong kê khai, nộp thuế, hoàn thuế:
+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, bao gồm hóa đơn in giả, hóa đơn khống (không bán hàng hóa, dịch vụ), hóa đơn giao cho người mua (liên 2) ghi khác với hóa đơn lưu tại cơ sở kinh doanh (liên1), hóa đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ bán ra, hóa đơn đã tẩy xóa, lập khống bảng kê khai hàng hóa mua vào thuộc đối tượng khấu trừ thuế GTGT theo tỷ lệ %, lập giả chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu để gian lận trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế GTGT.
+ Bán hàng hóa, dịch vụ không lập hóa đơn mua vào thuộc đối tượng được khấu trừ thuế GTGT theo tỷ lệ %, lập giả chứng từ thuế GTGT.
+ Sử dụng hóa đơn của cơ sở kinh doanh khác để bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không kê khai thuế GTGT.
+ Kê khai thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để khấu trừ thuế.
+ Các hành vi gian lận khác nhằm chiếm đoạt tiền thuế của NSNN.
Thứ tư, không nộp thuế, nộp phạt sẽ bị xử lý:
+ Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào NSNN theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi mua nợ.
+ Giữ hàng hóa, tang vật để đảm bảo thu đủ số thuế, số tiền nộp phạt.
+ Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu.
Việc xử lý các vi phạm về thuế GTGT nói trên được thực hiện theo các thủ tục, trình tự quy định tại các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm về thuế.
2. Gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh qua 5 năm
Sau gần 5 năm thực hiện luật thuế GTGT, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhiều thủ đoạn tinh vi, móc nối, đã qua mắt nhiều cán bộ thuế để thực hiện hành vi gian lận thuế GTGT trong việc trốn thuế, khai man tiền để được hoàn thuế ....
- Trên địa bàn Hà Nội phát hiện 19 doanh nghiệp bằng nhiều thủ đoạn đã chiếm đoạt 43 tỷ đồng tiền thuế GTGT, và đã thu hồi được hơn 33 tỷ đồng tiền hoàn thuế. Từ năm 2002 đến năm 2004 đã có hơn 100 văn bản trao đổi giữa 2 cơ quan về doanh nghiệp có vi phạm, các doanh nghiệp khác theo công văn đề nghị đã cơ bản được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Đặc biệt thời gian qua có một số doanh nghiệp không kinh doanh mà dùng hóa đơn GTGT để bán cho các doanh nghiệp khác sử dụng vào nhiều mục đích gian lận, sau đó bỏ kinh doanh gây ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp chân chính. Cục thuế thành phố đã phát hiện 6 doanh nghiệp vi phạm chuyển sang công an thành phố khởi tố và thu hồi hơn 600 triệu đồng. Hai cơ quan chức năng: Cục thuế thành phố và công an thành phố vẫn đang tiếp tục kiểm tra các đối tượng vi phạm các luật thuế, phòng ngừa các hành vi trốn lậu thuế và thu hồi tiền hoàn thuế GTGT. Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001 đã hình thành một số tụ điểm bán hóa đơn công khai đã gây ra những tổn thất khó lường khi thực hiện khấu trừ thuế, giảm thuế, hoàn thuế. Theo số liệu thống kê (thời báo kinh tế số 93 – tháng 5/2002) thì hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có 800 doanh nghiệp, riêng ở quận Hai Bà Trưng – Hà Nội có 300 doanh nghiệp đăng ký hoạt động mà không tồn tại.
Ông Nguyễn Văn Ninh, tổng cục trưởng Tổng cục thuế cho biết, đã thu hồi được 235 tỷ đồng tiền thuế GTGT bị gian lận. Trong đó, riêng nghành thuế đã tiến hành thu được 140 tỷ đồng. Để chống thất thu và gian lận thuế, năm 2004 cơ quan thuế sẽ không tiến hành thanh tra tràn lan như trước mà chỉ tập trung vào khu vực có rủi ro cao, dựa trên các kết quả phân tích. Cũng theo ông Ninh, 2 năm trở lại đây, cơ quan thuế chưa phát hiện có doanh nghiệp “ma” nào được thành lập nhằm lợi dụng hóa đơn để chiếm đoạt thuế GTGT.
- Sử dụng hóa đơn khống: hàng hóa mua ít nhưng hóa đơn ghi nhiều để hoàn thuế GTGT. Tại Gia Lai ngày 21/07/2003, công an tỉnh đã điều tra phát hiện hóa đơn số 68359 (do Trạm thu mua nông sản – Công ty Nông sản thành phố phát hành), thực tế không có hóa đơn này với số tiền đã hoàn 3.522.000VNĐ, theo quyết định số 1118 ngày 28/06/2000 với số tiên hoàn thuế 1.123.143.957 đồng, trong đó có 3.522.000 đồng khống trên.
Có trường hợp liên 1 và 2 ghi lệch nhau, số tiền ghi trên liên 2 ghi lớn hơn liên 1 gấp nhiều lần. Thí dụ, qua điều tra xác minh tại cục thuế Bắc Ninh phát hiện 37 hóa đơn của 4 hộ kinh doanh nộp thuế khoán thì thấy:
Tổng giá trị trên liên 1: 11.138.000 đồng
Tổng giá trị trên liên 2: 48.161.339.675 đồng
Tại Quảng Ninh phát hiện một doanh nghiệp kê khai số tiền trên liên 1 và liên 2 chênh lệch 43,4 triệu đồng. Thanh Hóa phát hiện 2 hóa đơn có số tiền chênh lệch giữa 2 liên là 94,5 triệu đồng.
- Nhiều đơn vị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hành vi in và sử dụng hóa đơn giả vẫn có xu hướng tăng. Thói quen, gian dối trong toán, quyết toán tài chính hầu như đang là chất xúc tác khuyến khích sự vụ lợi để rồi một số người hoặc vô tình hoặc cố ý trong việc mua bán, sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn không hợp pháp. Chỉ tính tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2000, các cơ quan chức năng đã phát hiện 196 vụ vi phạm hóa đơn giả bất hợp pháp trong các doanh nghiệp với tổng số hơn 500 tờ hóa đơn truy thu và phạt 443 triệu đồng, trong đó có nhiều đơn vị kinh doanh vi phạm với số lượng lớn.
Năm 2003 vừa qua, nghành thuế Tuyên Quang đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 196 đơn vị kinh doanh. Năm 1999, hoàn thuế cho một số doanh nghiệp với số tiền là 49 triệu đồng, kiểm tra không có hồ sơ nào vi phạm. Năm 2000, hoàn thuế cho 5 hồ sơ, tiền hoàn thuế 430 triệu đồng, 5 hồ sơ không vi phạm. Năm 2001, hoàn thuế cho 17 hồ sơ , tiền hoàn gần 28 tỷ đồng, không có hồ sơ nào vi phạm. Nhưng năm 2002, hoàn thuế cho 18 hồ sơ là 1,8 tỷ đồng, có 4 hồ sơ vi phạm, thu 3,2 triệu đồng, phạt vi phạm là 2,5 triệu đồng.
- Gian lận về việc chuyển đổi mục đích của tài sản cố định. Quy định thuế GTGT đối với tài sản cố định có số thuế GTGT được khấu trừ hơn 200 triệu đồng có ưu điểm đã khuyến khích được các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả hơn trong thời gian đầu mới thành lập. Nhưng vấn đề đặt ra, nếu trong một vài năm đầu thuế GTGT đối với TSCĐ đầu tư đó dùng vào sản xuất mặt hàng chịu thuế GTGT thì hoàn thuế là đúng và chính xác. Nhưng thời gian sau, doanh nghiệp lại dùng tài sản đó để sản xuất ra hàng hóa không chịu thuế GTGT thì theo nguyên tắc không được hoàn thuế trong khi đó toàn bộ số thuế đầu vào đã hoàn rồi. Như vậy, rõ ràng doanh nghiệp đã gian lận tiền hoàn thuế GTGT thông qua việc kê khai sai mục đích sử dụng của TSCĐ.
- Kê khai hóa đơn, chứng từ thiếu trung thực: Đây là vấn đề thực tế mà cơ quan thuế khó có thể bắt bẻ được. Thường thì các doanh nghiệp không vào sổ sách kế toán khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, bán hết hàng không viết hóa đơn nhưng vẫn kê khai, lượng tồn kho lớn để được hoàn thuế. Nếu sau khi hoàn thuế không tổ chức kiểm tra ngay, cơ quan thuế khó có số liệu đối chứng,phát hiện ra 1318 trường hợp vi phạm, phải xử lý hành chính thu về cho NSNN 113 tỷ đồng.
Từ năm 1999 đến 2002 thực hiện thuế GTGT nói chung và công tác quản lý hoàn thuế nói riêng, cơ quan thuế đã loại trừ được 3150 trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế với số tiền là 3148 tỷ đồng, bằng 15,815% tổng số thuế đề nghị hoàn. Về công tác hậu kiểm, cơ quan thuế đã kiểm tra 3600 lượt doanh nghiệp , với số tiền 3685,15 tỷ đồng. Đối tượng mang tính chất hình sự có 378 đối tượng , cơ quan thuế đã lập biên bản , chuyển sang cơ quan pháp luật điều tra , khởi tố. Hiện nay, hàng năm chúng ta có 16 000 đơn vị có nghiệp vụ suất khẩu và được hoàn thuế. Trong đó đã xác định được khoảng 300 doanh nghiệp có vi phạm mang tính chất chiếm đoạt tiền thuế, chiếm khoảng 23 % số đơn vị được hoàn thuế. Xét về số tiền, các đơn vị này gian lận tổng cộng 493 tỷ đồng, chiếm khoảng 2,8366 % trên số thuế thực hoàn. Số tiền này so với số tiền thuế GTGT thu được trong những năm qua chiếm khoảng 0,6287 %. Tuy nhiên theo tổng cục trưởng Nguyễn Văn Ninh, số tiền bị chiếm đoạt chưa phải là lớn, thậm chí chiếm tỷ lệ % nhỏ nhưng tính chất lại rất nghiêm trọng. Thể hiện điều này ở quy mô của mỗi vụ lên tới hàng tỷ đồng như vụ gian lận ở Nha Trang là 26 tỷ đồng, vụ tinh dầu ở Hà Nội là 7,2 tỷ đồng, vụ trốn thuế GTGT của công ty điện thoại di động Đông Nam ở thành phố HCM là hơn 112 tỷ đồng… Các vụ việc đã hình thành một hệ thống tổ chức móc nối giữa nhiều doanh nghiệp khác nhau: Công ty TNHH Tam Nguyên, công ty Trần Hưng Đạo, công ty Thiên Anh… Là hệ thống chân dết cho Đông Nam, cùng với một số cán bộ công chức nhà nước và Hải quan tiếp tay
Nếu như ở Hà Nội và thành phố HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng số doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế với số tiền hơn 200 tỷ đồng theo số liệu thống kê của Tổng cục thuế tháng 11/2002 riêng 23 doanh nghiệp Đồng Nai đã chiếm đoạt của nhà nước 93 tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT.
Vấn đề quan trọng đặt ra là chúng ta phải biết được bằng cách nào doanh nghiệp có thể thực hiện được các hành vi gian lận một cách trót lọt với số tiền nhiều đến thế. Để từ đó rút ra những nguyên nhân cơ bản và tìm cách khắc phục để ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thuế GTGT này.
III. Nguyên nhân của gian lận thuế GTGT
1. Công tác quản lý đối với nộp thuế GTGT
Thứ nhất, tính mới của thuế GTGT :
Tính mới của thuế GTGT thể hiện ở điểm: Cơ sở tính thuế là GTGT chứ không phải doanh thu hay lợi nhuận, hai phương pháp áp dụng riêng cho hai đối tượng nộp, quy trình thu và quản lý thuế mang tính công nghệ, diện chịu thuế 0% khác cơ bản với diện không chịu thuế, giá tính thuế khác nhau giữa các mặt hàng chịu thuế GTGT và mặt hàng không chịu thuế GTGT, hóa đơn GTGT và hóa đơn thường. Khái niệm thuế GTGT tăng đầu vào, thuế GTGT đầu ra và đặc biệt là thuế GTGT đầu ra bằng 0 đồng còn quá mới mẻ đối với người kinh doanh và cả với cơ quan thu thuế. Tất nhiên, điều gì mới thoạt đầu sẽ được hiểu một cách lệch lạc, thậm chí bị một số cá nhân xấu lợi dụng.
Thứ hai, cơ sở kế toán quốc dân chưa hình thành hoặc chưa được chuẩn bị.
Đại bộ phận kinh doanh quy mô dưới doanh nghiệp tư nhân không quan tâm đến chế độ kế toán quốc dân mà phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh theo lôgic thô sơ. Nguy hiểm hơn là họ cho rằng sổ sách kế toán là công cụ của cơ quan Nhà nước kiểm tra, kiểm soát họ mà không nghĩ rằng sổ sách, tài khoản, chứng từ... là những phương tiện căn bản giúp họ tiếp cận hoạt động kinh doanh 1 cách có hệ thống để đánh giá, đo lường, phân tích kết quả kinh doanh cũng như dự báo tương lai. Thêm nữa, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là nền kinh tế tiền mặt. Mọi thanh toán và giao dịch đều có thể dùng tiền mặt: tiền Việt Nam, vàng và ngoại tệ (chủ yếu là USD). Điều này được các doanh nghiệp khai thác lập bộ hồ sơ thanh toán khống, đồng thời cơ quan thuế cũng khó phát hiện để ngăn chặn kịp thời.
Thức ba, sự lúng túng của cơ quan chức năng:
Thể hiện rõ nét là quá nhiều văn bản được ban hành. Chỉ trong một thời gian ngắn năm 1999, Chính phủ và Bộ tài chính cho ra hàng trăm văn bản liên quan đến thuế GTGT. Hay là quý VI năm 2002, Chính phủ và Bộ tài chính liên tiếp ban hành nhiều Nghị định, thông tư liên quan đến khấu trừ thuế. Điều này gây ra những mâu thuẫn trong điều hành và thực hiện.
Bên cạnh đó là cơ chế mà công luận gọi là “xin-cho”: xin được hưởng thuế xuất thấp hơn, xin được nộp thuế 0%, xin được mở rộng khấu trừ thuế theo tỷ lệ tính trên giá mua không có hóa đơn GTGT...
Ngoài ra, việc áp dụng đồng thời hai phương pháp tính cho hai loại đối tượng nộp thuế gây nhiều tốn kém và cản trở sự vận hành của thuế GTGT trên phạm vi toàn nền kinh tế xã hội.
Sự lúng túng lên đến đỉnh điểm khi hiện tượng gian lận thuế xuất hiện nhưng cơ quan thuế, hải quan, công an (bộ phận điều tra) và Viện kiểm sát chưa chọn được cách thức phối hợp để chống hoặc xử phạt một cách hữu hiệu.
Thứ tư, sự yếu kém trong dự báo và thiếu trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách.
Điển hình là quy định cho phép các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được khấu trừ thuế đầu vào không căn cứ vào hóa đơn GTGT cho một số trường hợp. Tỷ lệ khấu trừ tính trên giá mua ban đầu là 5% và 3%, tiếp theo là 5%, 4% và 3% rồi giảm còn 3% và 2%, đến tháng 10 năm 2002 là 1%. Diện được hưởng khấu trừ thoạt tiên không áp dụng cho xuất khẩu, sau đó mở rộng cho xuất khẩu... Quy định trên nhằm khuyết khích doanh nghiệp tiêu thụ hàng của nông dân, góp phần thúc đẩy khu vực nông nghiệp phát triển. Đó là một chủ trương đúng. Nhưng khi thi hành thì không dự báo được tác động ngoại ý của nó. Vì vậy làm nảy sinh hiện tượng lập chứng từ không trung thực để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Đến khi tình hình chiếm đoạt tiền thuế bùng phát thành phong trào và gây ra những hậu quả nặng nề thì Chính phủ và Bộ tài chính cắt ngay điều khoản này mà không để ý rằng có không ít doanh nghiệp chân chính bị “vạ lây” cách hành xử đó khiến dân chúng mất niềm tin vào chính sách thuế mới và doanh nghiệp lương thiện nghi ngờ cách thức và năng lực điều hành nền kinh tế của Chính phủ.
Thứ năm, thiếu quyết liệt trong xử phạt.
Theo Bộ trưởng tài chính Nguyễn Sinh Hùng, ở Trung Quốc đã xử 60 phạm nhân liên quan đến hoàn thuế. Thế nhưng, ở nước ta chưa tử hình tội phạm nào cả, thậm chí xử 20 năm tù cũng chưa có. Theo thời báo tài chính Việt Nam, dẫn nguồn tin từ tổng cục thuế, mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng, đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn. Trên thực tế, thiệt hại do sử dụng hóa đơn không trung thực khiến Nhà nước thất thoát hàng trăm tỷ đồng. Có vụ, một cá nhân chiếm đoạt nhiều tỷ đồng tiền thuế. Nừu không trị quyết liệt thì luật pháp không khiến người ta sợ, vẫn tiến triển nhan, đa dạng, tinh vi và ngày càng lớn về số tiền thuế chiếm đoạt.
Thứ sáu, sự thoái hóa của một số cán bộ thuế và hải quan.
Không hiếm trường hợp chính công chức thu ngân sách gợi ý và tiếp tay cho một số cá nhân ăn tiền thuế. Điển hình là vụ Công ty TNHH Thương mại Việt Hùng trốn hơn 40 tỷ đồng tiền thuế có sự tiếp tay của hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, vụ án công ty Đông Nam có sự tiếp tay của phi công, tiếp viên hàng không. Ngoài ra chủ trương xuất khẩu tiểu nghạch qua biên giới bị lợi dụng với sự tiếp sức của 1 vài nhân viên thuế biến chất. Để thu 1 tỷ đồng thuế, nhiều cán bộ, nhân viên phải nỗ lực phấn đấu trong thời gian có khi cả năm. Thế nhưng chỉ cần hai ba phần tử thoái hóa cũng gây thất thoát nhiều lần hơn trong thời gian ngắn. Điều này khiến cho hình ảnh về cơ quan thuế dưới con mắt doanh nghiệp và dân chúng bị hoen ố.
Thứ bảy, thiếu phương tiện kỹ thuật hỗ trợ.
Do không gian của hoạt động kinh tế thường rộng lớn, một doanh nghiệp ở Cà Mau có thể mua bán với các doanh nghiệp ở Lạng Sơn, Gia Lai hoặc Bình Phước và cũng có thể xuất khẩu ra nhiều cửa khẩu. Vì vậy, thông tin về lô hàng của từng đợt xuất nhập khẩu phải được phối hợp kiểm tra trên toàn phạm vi cả nước chứ không chỉ gói gọn tại một địa phương. Trong khi đó, thời gian xét hoàn thuế ngắn, nên cơ quan thuế không đủ sức thẩm tra toàn bộ chứng từ cũng như lai lịch của các bên có liên quan. Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, tính đến năm 1999 cơ quan thuế nắm được 1.082.565 đối tượng nộp thuế, năm 2000 là 1.212.139 đối tượng, năm 2001 là 1.337.291 đối tượng và đến năm 2002 đã có 1.781.827 đối tượng. Như vậy, trung bình hàng năm có thêm 160.000 đối tượng nộp thuế. Trong khi số lượng đối tượng nộp thuế nhiều đến như vậy thì cán bộ nghành thuế, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ rất hạn chế. Điều này, dễ gây ra những sai sót không chủ ý xảy ra những sai lệch khi hoàn thuế. Ngay công tác kiểm tra sau thông quan cũng khó mang lại kết quả tốt vì thiếu hệ thống điện toán toàn diện, thiếu máy kiểm tra chuyên dùng, camera, cân điện tử...
2. ý thức của các doanh nghiệp trong việc nộp thuế GTGT
Sự yếu kém về mặt nhận thức của một bộ phận khá lớn công chúng và thói quen mua hàng lấy hóa đơn chưa hình thành. Có nhiều trường hợp được quy tội gian lận thế không do chủ ý của cá nhân kinh doanh mà do hiểu biết không đúng các quy định của thuế xét dưới khía cạnh người tiêu dùng, bản thân họ tiếp tay một cách vô ý cho doanh nghiệp gian dối khi mua hàng không lấy hóa đơn. Hơn nữa, họ không có động cơ giữ hóa đơn. Vì vậy, nếu được người bán đề nghị không lấy hóa đơn để khỏi mất thêm 10% tiền thuế thì họ đồng ý ngay. ý niệm trọng thuế chưa thể hiện trong nhận thức của công chúng. Họ chưa nghĩ rằng trốn thuế là ăn cắp một phần của cải của chính mình nên không xem chống trốn thuế là một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35539.doc