MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU
HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
I-/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN: 3
1-/ Tính tất yếu khách quan của thương mại
quốc tế (TMQT): 3
2-/ Vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong nền
kinh tế quốc dân (KTQD): 7
3-/ Vai trò của xuất khẩu gạo trong phát triển kinh tế
và xã hội ở Việt Nam: 10
II-/ NHỮNG HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU CHỦ YẾU: 11
1-/ Các hình thức kinh doanh xuất khẩu chủ yếu: 11
2-/ Nội dung kinh doanh xuất khẩu
hàng hoá chủ yếu: 11
III-/ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ: 13
A-/ Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài: 13
B-/ Nhóm các nhân tố thuộc về bản thân
doanh nghiệp: 15
C-/ Các nhân tố ảnh hưởng đến XK gạo: 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM 19
I-/ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA TRONG
THỜI GIAN QUA. 19
1-/ Kim ngạch XK. 19
2-/ Cơ cấu mặt hàng XK 20
3-/ Thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam và
khả năng cạnh tranh của hàng hoá thời gian qua: 24
II-/ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XK GẠO CỦA VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA. 27
1-/ Vài nét về tình hình XK gạo thế giới. 27
2-/ Sản lượng gạo XK của Việt Nam thời gian qua. 28
3-/ Chất lượng gạo XK của Việt Nam thời gian qua. 29
4-/ Giá cả và kim ngạch XK gạo của Việt Nam. 31
III-/ THỊ TRƯỜNG GẠO XK VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA GẠO VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ: 33
1-/ Thị trường XK gạo: 33
2-/ Khả năng cạnh tranh của gạo XK Việt Nam: 33
III-/ NHỮNG THÀNH TỰU VÀ KHÓ KHĂN TRONG XK
HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA: 35
1-/ Những thành tựu: 35
2-/ Những tồn tại: 36
CHƯƠNG III :CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM 40
I-/ TRIỂN VỌNG HÀNG HOÁ MẬU DỊCH THẾ GIỚI: 40
II-/ CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
NÓI CHUNG VÀ GẠO NÓI RIÊNG CỦA VIỆT NAM 41
A-/ Hệ thống quan điểm cơ bản đổi mới chính sách
ngoại thương, đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta. 41
B-/ Các biện pháp thúc đẩy XK hàng hoá nói chung
và gạo nói riêng của Việt Nam. 43
C-/ Các biện pháp thúc đẩy XK gạo nói riêng
của Việt Nam 48
IV-/ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM THÚC ĐẨY XK HÀNG HOÁ
CỦA VIỆT NAM: 52
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, lấy mặt hàng gạo làm ví dụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm tăng kim ngạch XK và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kim ngạch XK qua các năm. Trong đó hàng XK qua chế biến đang có chiều hướng tăng, năm 1995 là 22%, năm 1996 là 21%, năm 1997 là 25% và năm 1998 là 28% đã góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân, tích cực đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới, tăng nhanh giá trị hàng hoá và kim ngạch XK phù hợp với xu thế phát triển. Sau đây là biểu đồ biểu hiện tình hình XK hàng hoá của Việt nam trong các năm 1996-1998 và mấy tháng đầu năm 1999.
Biểu 6: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (1996-1998)
Chỉ tiêu
Mặt hàng
Đơn vị tính
Thực hiện 1996
Thực hiện 1997
Thực hiện 1998
9 tháng đầu 1999
Ước năm 1999
1. Dầu thô
1.000 tấn
8.705
9.615
12.144
10.890
14.000
2. Hàng dệt may
triệu USD
1.150
1.350
1.450
1.200
1.500
3. Gạo
1.000 tấn
3.200
3.600
3.750
3.820
4.200-4.300
4. Cà phê
1.000 tấn
283
382
382
250
388
5. Thuỷ sản
triệu USD
651
780
858
687
900-950
6. Giày dép các loại
triệu USD
530
964,3
1.031,8
1.000
-
7. Lạc nhân
1.000 tấn
85
84
87
80
110
8. Than
triệu tấn
3,6
3,5
3,163
2,1
9. Chè
1.000 tấn
21,0
31
34
21,5
35
Trong đó, tỷ trọng của các mặt hàng trên chiếm trong kim ngạch XK tăng qua các năm như sau:
Biểu 7: Tỷ trọng một số mặt hàng chủ lực trong kim ngạch XK
Chỉ tiêu
Mặt hàng
Tỷ trọng 1996
Tỷ trọng 1997
Tỷ trọng 1998
9 tháng 1999
1. Dầu thô
25%
16,3%
13,2%
15,99%
2. Hàng dệt may
16,2%
15%
15,5%
14,65%
3. Gạo
12%
10%
11%
10,77%
4. Cà phê
7,5%
21%
6,3%
4,59%
5. Thuỷ sản
9,1%
9%
9,2%
8,39%
6. Giày dép các loại
7,5%
11%
11%
12,21%
Nguồn: Báo cáo tổng kết 1996-1998 và 9 tháng 1999
Ngoài ra, sự biến động của tỷ trọng của một số mặt hàng trong kim ngạch XK qua các năm cũng tăng lên như 1996: hàng điện tử chiếm 1,41%, hàng thủ công mỹ nghệ 1,11%, cao su 3,0%, lạc nhân 1,5%, hạt điều 1,5%. Đến năm 1997 và năm 1998 các tỷ trọng của một số mặt hàng này thay đổi không đáng kể tương đương như: 5,4%, 1,2%, 1,4%, 0,5%, 1,3%. Riêng mặt hàng điện tử có tỷ trọng và kim ngạch XK tăng trưởng cao so với năm 1997 (+25,5% kim ngạch XK).
Đặc biệt là, theo thống kê của Bộ thương mại 9 tháng đầu năm 1999 XK đạt khoảng 8,19 tỷ USD tăng so với cùng kỳ năm trước 17%. Trong đó các mặt hàng XK chủ lực thì dầu thô là mặt hàng có kim ngạch XK tăng nhanh bởi tác động tăng giá của giá dầu thế giới, 9 tháng XK được 10,89 triệu tấn, kim ngạch XK đạt 1,31 tỷ USD. Dự kiến năm nay dầu thô XK có thể đạt 2 tỷ USD. Tiếp đó là gạo, mặc dù gạo Việt Nam đã có tính cạnh tranh cao nhưng do giá gạo thế giới hạ nên kim ngạch XK gạo chỉ đạt 882 triệu USD trên 3,82 triệu tấn gạo. Dự kiến XK gạo năm 1999 đạt 4,2-4,5 triệu tấn kim ngạch XK ằ 1,1 tỷ. Mặt hàng thuỷ sản vẫn giữ được tốc độ tăng 9% so với cùng kỳ 1998 đạt 687 triệu USD nhưng đã có dấu hiệu tăng chậm dần có khó khăn về nguyên liệu và giá XK thành phẩm giảm. Dệt may đạt kim ngạch XK 1,2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Giày dép đạt 1 tỷ USD tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 1998, hàng điện tử và linh kiện máy tính tăng 21,5% đạt 420 triệu USD, hạt tiêu tăng 16% đạt 126 triệu USD, rau quả tăng 30% đạt 56 triệu USD, hàng thủ công mỹ nghệ tăng 47% đạt 119 triệu USD, than giảm 3% đạt khoảng 73 triệu đồng, chè các loại giảm khoảng trên 10% đạt khoảng 29 triệu USD, cà phê giảm trên dưới 10% đạt khoảng 376 triệu USD, cao su giảm trên dưới 5% đạt 86 triệu USD, lạc nhân giảm trên dưới 10% đạt khoảng 28 triệu USD (tất cả tỷ lệ tăng giảm là so sánh với cùng kỳ năm 1998).
Như vậy, so sánh tiềm năng của nước ta với các nước trong khu vực thì mức xuất khẩu của ta tính ra theo đầu người còn rất thấp. Mặc dù, trong những năm qua, chúng ta đã hình thành được thêm nhiều mặt hàng XK chủ lực mới, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng đó tăng khá nhanh, song về cơ cấu hàng hoá vẫn còn tồn tại mấy vấn đề cơ bản sau:
- Trong các mặt hàng XK, tỷ trọng các hàng hoá thuộc nhóm ngành nông, lâm, hải sản vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (năm 1998 là 37%). Điều này phản ánh cơ cấu sản xuất trong nước còn mang nặng tính công nghiệp.
- Hàng XK được thu gom ở nhiều địa phương, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau nên chất lượng không đồng đều. Chưa chú trọng qui hoạch vùng sản xuất hàng XK lớn và đồng bộ. Kết hợp với do thiếu sự hướng dẫn, điều hành, phân phối, khó hấp dẫn người mua nên sức cạnh tranh trên thị trường kém, chất lượng không ổn định làm giảm uy tín của ta với các bạn hàng nước ngoài.
- Mặc dù đã hình thành thêm nhiều mặt hàng XK chủ lực nhưng vẫn chưa có mặt hàng XK chủ lực đạt giá trị hàng tỷ USD.
- Tuy đã có sự chuyển biến theo hướng XK hàng chế biến, nhưng nhìn tổng thể thì hàng XK của Việt Nam phần lớn còn ở dạng thô và nguyên liệu chiếm 80% giá trị kim ngạch XK, hàng chế biến sâu và tinh chiếm tỷ trọng thấp. Các mặt hàng may mặc, giày dép tuy đạt giá trị kim ngạch cao, nhưng phần lớn là hàng gia công theo đơn đặt hàng cho nước ngoài, nên giá trị thực thu ngoại tệ mới chiếm 20% giá trị kim ngạch XK.
3-/ Thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam và khả năng cạnh tranh của hàng hoá thời gian qua:
Nhờ thực hiện chính sách phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách TMQT nói riêng, thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, hợp tác bình đẳng, các bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Từ năm 1990 trở về trước Việt Nam mới có quan hệ thương mại với 40 nước, đến năm 1995 đã tăng lên đến 105 nước và tổ chức quốc tế, trong đó nước ta đã ký Hiệp định thương mại với 60 nước. Và đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 152 nước và tổ chức quốc tế. Hoạt động XK hàng hoá thực sự đã sang một thời kỳ mới với một số điểm nổi bật: thị trường XK được mở rộng nhanh theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, cơ cấu khu vực thị trường đã có sự thay đổi lớn, nhưng đến nay Việt Nam vẫn chủ yếu buôn bán với các nước trong khu vực. Song cơ cấu khu vực thị trường XK của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng bắt đầu từ 1991. Đó là xu hướng chuyển dịch từ Đông sang Tây (từ Đông Bắc á và Đông Nam á sang Tây Bắc Âu và Bắc Mỹ).
Biểu 8: Cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991-1998 và dự báo đến năm 2000
(Tính bằng % của tổng kim ngạch xuất khẩu)
Năm
Các khu vực thị trường
1991
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
1. Châu á
80
75,80
72,40
69,6
67,7
65,0
61,0
56,0
- Đông Bắc á
50,00
49,0
44,0
40,0
36,0
30,0
- Đông Nam á
21,0
19,0
22,0
23,0
23,0
24,0
- Nam á -Trung Đông
1,4
1,6
1,7
2,0
2,0
2,0
2. Châu Âu
9,79
17,17
17,8
16,8
21,50
- Tây Bắc Âu
15,0
13,0
19,0
20,0
21,0
21,0
- SNG và Đông Âu
2,8
3,8
2,5
3,0
4,0
5,0
- Liên bang Nga
8,67
1,48
2,36
1,37
-
-
-
3. Châu úc
0,96
1,07
1,04
0,82
2,78
3,0
3,0
2,0
4. Châu Phi
0,68
0,56
0,70
0,7
0,80
1,0
1,0
1,0
5. Châu Mỹ
0,16
2,76
4,33
4,22
4,48
- Bắc Mỹ
0,16
2,59
3,4
3,7
3,80
7,0
9,0
12,0
- Mỹ Latinh
0,17
0,93
0,52
0,68
1,0
1,0
1,0
- Hoa Kỳ
3,10
3,43
3,21
-
-
-
Tổng cộng
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Nguồn:
Xét theo Châu lục - thị trường XK của Việt Nam chủ yếu diễn ra như sau: nếu năm 1991, thị trường Châu á chiếm tới 80% tổng kim ngạch XK của Việt Nam thì năm 1994 giảm xuống còn 75,8% và năm 1997 chỉ còn chiếm 67,7% và dự báo đến năm 1999 - 2000 chiếm 63-54% (Đông Bắc á: 40-30%, Đông Nam á 23-24%). Riêng thị trường Đông Bắc á năm 1995 chiếm tới 50% tổng kim ngạch XK của Việt Nam, nhưng đến năm 1997 thì còn chiếm 44,0%. Thị trường XK của Việt Nam phát triển theo hướng mở rộng sang Châu Âu, đặc biệt là Tây Bắc Âu, thị trường liên bang Nga và các nước Đông Âu có dấu hiệu phục hồi. Nếu như năm 1991, thị trường Châu Âu mới chỉ chiếm tỷ trọng 9,79% trong tổng kim ngạch XK của Việt Nam thì đến 1994 đã tăng lên gấp 2 lần đạt 17,17% và năm 1997 tiếp tục tăng lên 21,5%, dự báo 1999-2000 chiếm tỷ trọng 57-61%. Châu Mỹ mà đặc biệt là Hoa Kỳ là một hướng mới trong phát triển mở rộng thị trường XK của Việt Nam. Nếu 1991 Châu Mỹ mới chỉ chiếm tỷ trọng 0,16% trong tổng kim ngạch XK của Việt Nam thì năm 1994 đã tăng lên 2,76% và năm 1997 chiếm tới 4,48% và dự báo 1999-2000 chiếm khoảng 10-13%. Thị trường Việt Nam cũng đang được mở rộng đáng kể sang Châu úc đặc biệt là Ôxtrâylia. Nếu 1991 thị trường này mới chỉ chiếm 0,96% trong tổng kim ngạch XK của Việt Nam nhưng đến năm 1997 đã tăng 2,78% và dự báo 1999-2000 chiếm khoảng 2-3%.
Mặt khác Việt Nam không chỉ phát triển và mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển mà còn mở rộng thị trường XK tới toàn bộ các nước công nghiệp phát triển, các thị trường được coi là khó tính, khó len chân và có mật độ cạnh tranh cao. Thị trường XK của Việt Nam có sự chuyển dịch ngay trong nhóm các nước công nghiệp phát triển. Năm 1995 thị trường các nước G7 (7 nước công nghiệp phát triển) chiếm tỷ trọng 39,7% kim ngạch XK của Việt Nam, riêng Nhật Bản chiếm 26,8%, các nước còn lại chiếm 13,0%. Nhưng đến năm 1997, Nhật Bản chỉ còn chiếm 19,5% trong tổng kim ngạch XK của Việt Nam, 6 nước còn lại chiếm 14,1%.
Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ với 152 nước - trong đó có 10 nước bạn hàng lớn nhất chiếm tỷ trọng trên dưới 75% tổng kim ngạch XK của Việt Nam hàng năm đó là : Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, CHLB Đức, Thuỵ Sỹ, Mỹ. Tuy nhiên danh mục và cơ cấu 10 nước bạn hàng XK lớn nhất của Việt Nam trong các năm qua đã có sự chuyển dịch và biến đổi
biểu 9 - Danh mục 10 nước bạn hàng XK lớn nhất của Việt Nam những năm 1994 - 1998
(Tính theo tỷ lệ % trong tổng kim ngạch XK)
1994
1995
1996
1997
1998
Tên nước
Tỷ trọng %
Tên nước
Tỷ trọng %
Tên nước
Tỷ trọng %
Tên nước
Tỷ trọng %
Tên nước
Tỷ trọng %
1. Nhật Bản
28,46
1. Nhật Bản
26,81
1. Nhật Bản
22,88
1. Nhật Bản
19,54
1. Nhật Bản
14,85
2. Singapore
14,62
2. Singapore
13,65
2. Singapore
12,20
2. Singapore
12,98
2. Singapore
11,75
3. Trung Quốc
7,42
3. Đài Loan
8,06
3. Trung Quốc
8,94
3. Đài Loan
9,08
3. Đài Loan
6,95
4. Đài Loan
5,35
4. Trung Quốc
6,64
4. Đài Loan
8,24
4. Trung Quốc
5,51
4. Đức
5,77
5. Hồng Kông
4,86
5. Hồng Kông
4,71
5. Hàn Quốc
5,55
5. Hồng Kông
5,51
5. Trung Quốc
5,02
6. CHLB Đức
4,61
6. Hàn Quốc
4,31
6. Hồng Kông
3,8
6. Hàn Quốc
4,13
6. Mỹ
5,00
7. Pháp
3,15
7. CHLB Đức
4,0
7. Mỹ
3,43
7. CHLB Đức
4,13
8. Thái Lan
2,88
8. Mỹ
3,11
8. CHLB Đức
3,24
8. Thuỵ sỹ
3,33
8. Philippine
3,74
9. LB Nga
2,22
9. Pháp
3,10
9. LB Nga
3,36
9. Mỹ
3,21
9. Hồng Kông
3,53
10. Hàn Quốc
2,19
10. Thái Lan
1,85
10. Pháp
1,87
10. Thái Lan
2,73
10. Australia
3,50
Tổng cộng
75,76
75,24
72,54
Qua biểu 9 cho thấy: tổng kim ngạch XK sang 10 nước bạn hàng lớn nhất có xu hướng giảm từ 75,76% (1994) xuống 70,15% (1997).
Tương tự như với 5 nước bạn hàng lớn nhất là Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông cũng có xu hướng giảm xuống từ 60,7% (1994) xuống còn 52,6% (1997). Đối với Nhật Bản - nước bạn hàng XK lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua - tuy số lượng giá trị tuyệt đối (kim ngạch XK sang Nhật Bản) tăng lên liên tục: năm 1994 là 1.153 triệu USD, năm 1995 là 1.461 triệu USD, năm 1996 là 1.660 triệu USD và năm 1997 đạt 1.700 triệu USD, nhưng tỷ trọng XK sang Nhật Bản trong tổng kim ngạch XK của Việt Nam lại có xu hướng giảm liên tục từ 28,5% của năm 1994 xuống 19,54% của năm 1997. Đáng chú ý là Hoa Kỳ tuy mới có quan hệ buôn bán với Việt Nam nhưng từ sau năm 1995, Hoa Kỳ đã trở thành một trong 10 nước bạn hàng XK lớn nhất Việt Nam, năm 1997 đứng thứ 9. Trong khi đó, Thái Lan là thị trường rất gần Việt Nam lại thuộc khối ASEAN nhưng không duy trì được vị trí đã có: năm 1994 ở vị trí thứ 8 nhưng năm 1996 không còn thuộc 10 nước bạn hàng XK lớn nhất của Việt Nam, thay vào đó, Thuỵ Sĩ đã vươn lên vị trí thứ 8 (năm 1997) và là nước có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập hàng Việt Nam cao nhất trong 4 năm qua (trung bình tăng gấp 2 lần/năm). Tỷ trọng kim ngạch XK sang các nước thuộc khối ASEAN tuy có xu hướng tăng nhưng còn chậm, từ 18,29% năm 1995 lên 20,25% năm 1997, trong đó chủ yếu vẫn là XK sang Singapore (chiếm trên 6% của toàn khối ASEAN), năm 1998: kim ngạch XK sang Singapore đạt 1,8 tỷ USD, Nhật Bản đạt 1,68 tỷ USD trong kim ngạch XK của Việt Nam. Hàng hoá XK của ta sang hai thị trường lớn trên (Singapore, Nhật Bản) chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như dầu thô, may mặc, hàng nông sản chế biến, năm 1997 ta đã xuất sang Singapore được hàng điện tử (ti vi) dù giá trị mới ở mức khiêm tốn 5,2 triệu USD. Đây sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp để hàng công nghiệp cao cấp của ta xâm nhập thị trường này.
Mặc dù do ảnh hưởng của khủng hoảg khu vực nhưng Nhật và Singapore vẫn là hai nước chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch XK của Việt Nam lần lượt là 14,8%, 11,75%, sau đó là các nước Đài Loan chiếm 6,95%, Đức: 5,77%, Trung Quốc: 5,02%, Mỹ chiếm 5,0%, Phillippin: 3,74%, Hồng Kông 3,53%, Australia chiếm 3,5%.
II-/ Tình hình hoạt động XK gạo của Việt Nam thời gian qua.
1-/ Vài nét về tình hình XK gạo thế giới.
Gạo là lương thực được tiêu dùng tại chỗ là chủ yếu. Những nước sản xuất lúa gạo nhiều chưa hẳn đã là những nước XK lúa gạo lớn, mà đôi khi còn là nước nhập khẩu. Lượng gạo đưa ra trao đổi trên thị trường từ 1980 - 1998 dao động trên dưới 20 triệu tấn, chiếm 5 - 8% sản lượng gạo trên thế giới. So với lúa mì và ngô, mậu dịch buôn bán gạo thấp hơn nhiều, lúa mì chiếm 20-22% sản lượng và chiếm 45-50% tổng kim ngạch XK lương thực, ngô đưa ra buôn bán chiếm từ 15-17% sản lượng. Lượng gạo đưa ra trao đổi buôn bán rất bấp bênh. Trong vòng 19 năm (1980 - 1998) có 7 năm lượng gao trong mậu dịch buôn bán trên 17 triệu tấn là các năm 1980, 1981, 1989, 1992, 1994, 1995, 1996, năm thấp nhất có 10,5 triệu tấn, năm cao nhất là năm 1995 đạt 21 triệu tấn, kỷ lục từ trước đến nay.
Những nước XK gạo lớn trên thế giới trong những năm đầu của thập kỷ 90 là Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, ấn Độ, Pakistan. Trong những năm 1980 Mỹ là nước đứng đầu sau những năm 1980 Mỹ nhường vị trí hàng đầu cho Thái Lan và giữ vị trí thứ 2 năm 1996 - 1997 vị trí thứ 2 của Mỹ đã phải nhượng lại cho Việt Nam. Năm 1998 Việt Nam đứng vị trí thứ 2 sau Thái Lan. Theo ước tính năm 1999 Việt Nam đứng thứ 2 sau Thái Lan.
2-/ Sản lượng gạo XK của Việt Nam thời gian qua.
Từ năm 1989 đến nay lượng gạo XK của Việt Nam liên tục tăng. Sản lượng gạo XK trung bình hàng năm khoảng trên dưới 2 triệu tấn. Tốc độ tăng sản lượng gạo bình quân qua các năm là 0,17 lần. Tình hình này được biểu hiện qua biểu số liệu sau:
biểu 11 - Sản lượng gạo XK của Việt Nam từ năm 1989 - 1998 và 9 tháng - 1999
Năm
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
10 tháng1999
Sản lượng gạo XK (1.000 tấn)
1.372
1.478
1.061
1.954
1.649
1.962
2.020
3.050
3.680
3.750
4.089,523
Tốc độ tăng sản lượng liên hoàn %
100
107,73
71,79
184,17
84,39
118,98
102,96
150,99
120,66
105,5
-
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Từ năm 1989 - 1994 XK gạo của Việt Nam luôn đứng vào hàng thứ 3 trong các nước XK gạo, sau Thái Lan và Mỹ. Năm 1995 XK gạo của Việt Nam đứng thứ 4 sau Thái Lan, ấn Độ, Mỹ. Năm 1996 XK gạo của Việt Nam vượt Mỹ đứng thứ 3 sau Thái Lan và ấn Độ. Năm 1998 Việt Nam xuất 3.750 nghìn tấn và đứng thứ 2 sau Thái Lan. Tỷ trọng gạo XK của Việt Nam chiếm từ 10 - 25% lượng gạo XK của toàn thế giới.
Mấy năm trở lại đây sản lượng thóc gạo XK của thế giới và Việt Nam biểu hiện qua biểu sau:
Biểu 12 - Sản lượng thóc-gạo thế giới và Việt Nam
Đơn vị: Triệu tấn, % tỷ trọng
Năm
Danh mục
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
SL
Tỷ trọng
SL
Tỷ trọng
SL
Tỷ trọng
SL
Tỷ trọng
SL
Tỷ trọng
SL
Tỷ trọng
SL
Tỷ trọng
SL
Tỷ trọng
1. Thóc TG
510,4
521,3
531,9
541,5
551,3
559
-
571
2. Thóc VN
19,6
3,84
21,6
4,14
22,8
4,28
23,5
4,34
25,5
4,63
26
4,65
26,8
28,40
4,97
3. Gạo XK TG
12,1
14
15
16,7
20,99
19,43
19,02
27,69
4. Gạo XK VN
1,03
8,51
1,95
13,93
1,8
12
1,95
11,68
2,1
10,0
3,2
16,47
3,68
19,3
3,75
13,9
Hai biểu trên đây cho thấy sản lượng thóc và gạo XK của Việt Nam qua các năm có hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng lại không ổn định, có năm rất cao, có năm lại rất thấp. Nhìn trên tình hình XK gạo thế giới thì sản lượng lúa và gạo XK của Việt Nam chiếm trong tổng XK gạo và sản lượng thóc thế giới qua các năm có xu hướng tăng lên như năm 1991 sản lượng lúa của Việt Nam chiếm 3,84% trong tổng sản lượng lúa thế giới, đến năm 1998 thì đã tăng lên là 4,97%. Nếu năm 1991 gạo XK của Việt Nam có tỷ trọng 7,57% trong tổng gạo XK thế giới, thì đến năm 1998 tăng và đạt 13,9%. Nguyên nhân sản lượng gạo XK tăng và tăng không ổn định là do:
+ Sản lượng sản xuất lúa gạo tăng.
+ Sự quản lý điều hành XK gạo của Nhà nước còn chưa chặt chẽ.
3-/ Chất lượng gạo XK của Việt Nam thời gian qua.
Trong mấy năm gần đây, chất lượng gạo của Việt Nam đã tăng lên, gạo phẩm cấp cao chiếm trên 40% trong tổng số gạo XK. Tốc độ tăng của gạo có phẩm cấp cao qua các năm không ổn định. Từ năm 1989 - 1994 tốc độ tăng bình quân năm là 0,53 lần (0,53%/năm). Từ năm 1995 - 1998 tốc độ này giảm xuống 0,14 lần (14%/năm) nhưng tốc độ tăng của cả giai đoạn XK (1989 - 1998) lại tăng lên khoảng 0,28 lần (28%/năm). Trong khi đó tốc độ tăng của gạo phẩm cấp trung bình và thấp là vào khoảng 0,19 lần (19%/năm) tăng chậm hơn sơ với tốc độ tăng của gạo có phẩm cấp cao.
Nhờ có sự đầu tư thoả đáng của Nhà nước, các doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến công nghệ chế biến nên chất lượng gạo và chất lượng gạo XK của Việt Nam được cải thiện nhiều. Trong giai đoạn 1989 - 1994 tỷ trọng gạo có chất lượng cao ngày càng tăng, gạo XK cao cấp (5 - 10% tấn) tăng từ 1% năm 1989 lên 51% năm 1993 và 70% năm 1994. Nhưng từ năm 1995 - 1998 tỷ lệ gạo có chất lượng cao lại giảm xuống. Trong 10 năm XK gạo của Việt Nam, bình quân tỷ lệ gạo cao cấp chiếm khoảng 40% gạo trung bình (11 - 29% tấm) chiếm 14%, gạo cấp thấp chiếm khoảng 46% và được thể hiện rõ ở hai bảng số liệu sau:
Biểu 13 - Thực trạng chất lượng gạo XK của Việt Nam
Năm
Tỷ lệ (%) chất lượng gạo XK so với tổng số
Tốc độ tăng (liên hoàn) chất lượng gạo XK (%)
1989
1,0
2,5
96,5
100%
100%
100%
1990
14,3
8,7
77,0
143,00
345,00
78,97
1991
35,1
10,0
55,0
245,45
119,94
71,43
1992
40,3
15,2
45,0
114,15
152,00
81,82
1993
51,2
21,4
28,0
127,05
140,79
62,22
1994
70,0
13,0
17,0
136,72
60,75
60,71
1995
54,8
22,7
22,5
78,29
174,62
129,41
1996
49,0
13,0
38,0
89,42
57,27
168,89
1997
44,0
8,0
48,0
89,80
61,54
126,32
1998
59,2
14,0
26,8
134,55
175,00
55,83
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu 14 - Cơ cấu gạo XK Việt Nam
Đơn vị: %
Loại gạo
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
5%
0,32
4,00
7,50
18,96
25,63
43,00
30,04
29,50
10%
1,50
10,20
27,60
21,32
25,62
25,24
24,53
16,00
15%
3,00
5,30
4,93
11,03
13,24
4,10
12,04
6,00
20%
2,25
3,40
5,59
4,25
8,32
9,20
10,75
5,00
25%
5,02
20,50
25,91
13,31
11,08
7,40
18,13
35,00
30%
-
-
0,54
-
3,08
-
-
2,00
35%
86,06
50,06
20,97
25,41
9,21
6,80
3,6
4,50
45%
5,43
3,40
1,84
0,8
-
0,001
-
1,04
Tấm
0,92
2,20
1,66
4,39
3,18
1,88
0,46
0,96
Lức
-
-
3,47
0,21
0,17
0,014
-
Thóc
-
-
-
0,66
-
-
Nguồn: Viện kinh tế Nông nghiệp và Bộ Thương mại
Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ gạo có phẩm cấp cao giảm xuống chủ yếu là do các nhân tố như sau:
+ Khâu giống lúa phục vụ cho sản xuất
+ Khâu thu hoạch, bảo quản và chế biến gạo XK.
Qua nghiên cứu, điều tra thì tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của ta là rất lớn.
biểu 15 - Tỷ lệ tổn thất hao hụt sau thu hoạch.
Chỉ tiêu
Tỷ lệ tổng thất %
Tổn thất lúc thu hoạch
1,3-1,7
Tổn thất lúc vận chuyển
1,2-1,5
Tổn thất lúc đạp tuốt
1,4-1,8
Tổn thất lúc phơi sấy, làm sạch
1,9-2,1
Tổn thất lúc bảo quản
3,2-3,9
Tổn thất lúc xay xát
4,0-5,0
Tổng cộng
13,0-16,0
Nguồn: Số liệu điều tra của viện công nghệ sau thu hoạch và Tổng cục thống kê.
Trong các khâu này, hiện nay chúng ta chưa có đủ hệ thống kho và các phương tiện dự trữ bảo quản nên thường phải bán ra khi giá ở mức thấp, không dự trữ hàng khi giá đạt mức cao. Trong khâu chế biến, trước đây chúng ta sử dụng dây chuyền của Trung Quốc, công suất khoảng 30 - 180 tấn/ngày. Hiện nay các dây chuyền này đã cũ, chưa được thay thế. Ngoài ra, sự thiếu đồng bộ giữa sản xuất, bảo quản và chế biến, tách biệt giữa các khâu trong guồng máy nông nghiệp làm ách tắc khả năng tiêu thụ lúa hàng hoá, luôn là vấn đề xã hội nóng bỏng hết sức nhạy cảm và bức xúc.
Mặc dù, chất lượng gạo xuất khẩu có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng gạo XK.
4-/ Giá cả và kim ngạch XK gạo của Việt Nam.
Giá cả và kim ngạch XK gạo là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình từ khâu sản xuất đến khâu XK. Trong 10 năm (1989 - 1998) tham gia XK gạo giá gạo XK của Việt Nam có nhiều chuyển biến rõ rệt. Nếu năm 1989 giá gạo XK của ta từ chỗ bình quân 226,4 USD/tấn lên 262 USD/tấn năm 1995; 285 USD/tấn năm 1996; Tốc độ tăng bình quân là 2,25%/năm. Tuy chỉ tăng được 2,25%/năm nhưng giá cũng phần nào phản ánh được sự tăng lên về chất lượng gạo XK của Việt Nam. Cơ cấu gạo XK đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Gạo có phẩm cấp cao (5 - 10% tấm) đã tăng lên. Bên cạnh đó giá gạo tăng lên còn do nhiều nguyên nhân khác nữa chẳng hạn như: Sự đổi mới tích cực về cơ chế quản lý giá tránh được ép giá của bạn hàng và tránh được sự chèn ép giá giữa các doanh nghiệp XK gạo của Việt Nam. Cụ thể được biểu hiện ở biểu số liệu sau:
biểu 16 - Giá cả và kim ngạch XK gạo của Việt Nam (1989 - 1998)
Năm
Giá bình quân USD/tấn
Kim ngạch XK triệu USD
Tốc độ tăng liên hoàn %
Giá bình quân
Kim ngạch XK
1989
226,1
310,2
100%
100%
1990
176,3
275,4
77,97
82,78
1991
226,1
229,8
128,25
83,44
1992
207,1
405,2
91,82
176,33
1993
203,1
335,0
97,83
82,68
1994
217,2
420,8
106,94
125,61
1995
262,0
538,0
120,63
127,85
1996
285,0
868,1
108,78
161,36
1997
244,5
900,0
85,79
103,56
1998
ằ 268,95
1024,0
110,00
113,78
10 tháng 1999
223,0
908,353045
82,59
88,71
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Tuy vậy, có một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm giá gạo chẳng hạn như: Năm 1997 giá gạo XK của Việt Nam chỉ còn là 244,5 USD/tấn thấp hơn so với năm 1996 là 40,5 USD/tấn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thụt giá này là do cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Nam á. Năm 1998 nhu cầu gạo của thế giới tăng mạnh là do ảnh hưởng của khí hậu Elnino gây ra hạn hán, đã làm giảm sản lượng lương thực do vậy giá bình quân tăng lên là 268,95 USD/tấn so với năm 1997 tăng là 25 USD/tấn.
Kim ngạch XK gạo cũng tăng lên đáng kể từ 310,2 triệu USD năm 1989 lên tới 1.024 triệu USD, năm 1998 và 10 tháng của năm 1999 đạt xấp xỉ 908,353 triệu USD dự đoán năm 1999 xuất khẩu gạo đạt 1,1 tỷ USD. Tốc độ tăng kim ngạch bình quân 0,18 lần (18%/năm). Kim ngạch XK gạo tăng lên do sản lượng gạo XK và giá gạo XK tăng. Kim ngạch XK gạo đứng vị trí thứ hai sau kim ngạch XK dầu thô. Đây là thành công lớn trong giai đoạn đầu của quá trình XK gạo.
Chênh lệch giá gạo XK của Việt Nam và giá gạo 5% tấm của Thái Lan ngày càng thu hẹp. Năm 1989 giá gạo XK của Việt Nam bằng 68% giá gạo 5% tấm của Thái Lan, năm 1993 bằng 93%. Từ năm 1994 giá gạo của Việt Nam cao hơn hẳn các năm trước. Sự chênh lệch giá giữa gạo Thái Lan và Việt Nam giảm xuống phản ánh cơ cấu các loại gạo XK của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, gạo tỷ lệ tấm cao có chiều hướng giảm, gạo có tỷ lệ tấm thấp ngày càng tăng lên.
Mặc dù vậy giá gạo XK của Việt Nam vẫn thường thua kém từ 40-50 USD/tấn so với mặt bằng giá gạo trên thị trường thế giới. Còn so với Thái Lan tính đến nay chỉ còn chênh lệch không đáng kể 5-7,0 USD/tấn.
III-/ Thị trường gạo XK và khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế:
1-/ Thị trường XK gạo:
Thị trường XK gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Trong vài năm đầu XK gạo của Việt Nam thường phải bán qua trung gian, thị trường không ổn định. Năm 1991 gạo của Việt Nam XK sang trên 20 nước, năm 1993 và 1994 xuất sang trên 50 nước hiện nay gạo của Việt Nam đã xuất sang trên 80 nước và có mặt ở cả 5 Châu lục.
Thị trường XK gạo lớn nhất của Việt Nam là khu vực Châu á, kế đến là khu vực Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương. Những nước nhập khẩu lớn của Việt Nam (tính từ 1991 đến 11/99) là Inđônêxia chiếm trên dưới 8%, Philippine trên dưới 7%, Cu ba trên dưới 7%, Iran trên dưới 5%,... tổng lượng gạo XK của Việt Nam. Thị trường XK gạo của Việt Nam tiếp tục được mở rộng chủ yếu ở những thị trường không đòi hỏi chất lượng có phẩm cấp cao như Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ,... và từng bước thâm nhập vào một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU,... Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng thị trường và tìm kiếm thị trường mới, Việt Nam cũng bị mất dần một số thị trường chẳng hạn như Malaysia. Nguyên nhân là do chưa gây được lòng tin đối với bạn hàng, chưa hình thành được mối quan hệ gắn bó lâu dài và mật thiết. Các doanh nghiệp XK của Việt Nam vẫn còn lối làm ăn "cò con", "chớp nhoáng" nên đã làm ảnh hưởng đến uy tín XK củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61181.DOC