MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 03
CHƯƠNG 1 : XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT QUỐC GIA 05
1.1 Tổng quan về xuất khẩu 05
1.1.1 Lý thuyết về thương mại quốc tế 05
1.1.2 Khái niệm xuất khẩu 06
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 07
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu 11
1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 13
CHƯƠNG 2 : THƯC TRẠNG XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 18
2.1 Tổng quan về xuất khẩu của Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua 18
2.2 Tình hình xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam trong những năm vừa qua 22
2.2.1 Vai trò của hàng mây tre đan 22
2.2.2 Chủng loại hàng mây tre đan 23
2.2.3 Thực trạng kim ngạch xuất khẩu 24
2.2.4 Thị trường xuất khẩu 25
2.3 Đánh gía tình hình xuất khẩu mây tre đan trong những năm vừa qua 27
2.3.1 Những thành tựu đạt được 27
2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại 28
2.3.3 Những nguyên nhân tồn tại 28
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI
3.1 Các quan điểm và định hướng về xuất khẩu ở Việt Nam từ nay đến năm 2010 30
3.1.1 Những quan điểm cơ bản đổi mới chính sách ngoại thương và đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam 30
3.1.2 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 32
3.1.3 Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn 1996-2010 35
3.2 Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mây tre đan 38
3.2.1 Thúc đẩy kinh doanh hàng xuất khẩu 39
3.2.1.1 Xây dựng cơ sở vật chất 40
3.2.1.2 Phát triển các làng nghề 41
3.2.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu 44
3.2.2.1 Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu 44
3.2.2.2 Hoạt động Marketing 44
3.2.2.3 Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu 45
3.2.2.4 ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh xuất khẩu 46
3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 47
3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên 47
3.2.5 Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý 48
3.2.6 Biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài 48
3.2.7 Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội 51
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Mây tre đan ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là Liên xô (cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã , Châu á là thị trường xuất khẩu chính của nước ta , chiếm 60% tổng kim ngạch . Tỷ trọng xuất khẩu sang các khu vực Âu – Mỹ đều tăng khá nhanh , nhất là thị trường các nước EU và Mỹ tỷ trọng thị trường Châu Âu tăng từ 6% năm 1991 lên 26% năm 2000 còn tỷ trọng thị trường Châu Mỹ tăng từ 0,3 % năm 1991 lên 6% năm 2000. Sự chuyển dịch co cấu thị trường như trên mang tính tích cực và phù hợp với chiến lược đa phương hoá thị trường , đa dạng hoá mặt hàng của ta .Điều này cũng cho thấy khả năng tham gia thị trường thế giới của ta đang tăng lên.
Biểu đồ: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam,
(Nguồn: Bộ thương mại)
Trong thời qua , sự đổi mới về chính sách , cơ chế xuất khẩu theo hướng tháo gỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đã thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau tham gia hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI tăng trưởng nhanh hơn các doanh nghiệp trong nước từ 161 triệu USD năm 1994 lên 2577 triệu USD năm 2000 .Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI cũng tăng dần , 4% năm 1994 lên 19% năm 1997 và 22,4% năm 2000 .
2.2 Tình hình xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam trong những năm vừa qua
2.2.1. Vai trò của hàng mây tre đan:
Về kinh tế, việc xuất khẩu các sản phẩm hàng mây tre đan góp phần giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ của đất nước. Mặt khác, việc sản xuất hàng mây tre đan đòi hỏi một lượng vốn ban đầu không lớn nên khắc phục được tình trạng thiếu vốn cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, việc sản xuất hàng mây tre đan còn góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lực lượng lao động dư thưà ở các vùng nông thôn và tăng thu nhập cải thiện đời sống cho họ.
Về xã hội, hàng mây tre đan là mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức rõ vai trò của nó trong xã hội nên đã có chính sách phù hợp nhằm phát triển mặt hàng này. Khi phát triển mặt hàng này sẽ tạo nhiều việc làm cho số lượng lao động nhàn rỗi, góp phần giải quyết các tề nạn xã hội nảy sinh, bảo đảm đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc, ổn định xã hội.
Mặt khác, thông qua việc sản xuất và xuất khẩu hàng mây tre đan nhiều nước trên thế giới hiểu biết hơn về con người và nền văn hoá của Việt Nam, góp phần đưa đất nước nhanh chóng hội nhập với nền văn hoá các nước trên thế giới.
Như vậy, việc xuất khẩu hàng mây tre đan là vấn đề cấp thiết bởi nó đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho đất nước vì được làm từ các nguồn nguyên liệu sẵn có ở vùng nông thôn như mây, tre, rang, nứa,…và giải quyết các vấn đề xã hội cho đất nước.
2.2.2 Chủng loại hàng mây tre đan:
Hàng mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước với chi phí thấp. Các nguồn nguyên liệu này đa dạng, có tính mềm, dẻo, dai và bền, qua chế biến trở nên cứng cáp và chắc chắn. Vì thế, mặt hàng mây tre đan cũng rất đa dạng và phong phú về chủng loại và hình thức, mẫu mã. Có thể chia các sản phẩm mây tre đan thành các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, giường, tủ… được làm chủ yếu từ các nguyên liệu song mây, guộc kết hợp với gỗ, sắt để tăng độ bền, cứng cho sản phẩm.
Các sản phẩm mây tre đan loại này chiếm khoảng 15 % kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan mỗi năm.
+ Nhóm 2: Các sản phẩm mang tính trang trí thủ công như lẵng hoa, lộc bình, giỏ, làn, chao đèn, khay…
Các sản phẩm loại này rất đa dạng về kích cỡ, màu sắc và kiểu cách mẫu mã. Nó có thể được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau hay đơn thuần chỉ dùng một loại nguyên liêụ. Mặc dù được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng nguyên liệu chính của sản phẩm vẫn là song mây, rang, guột. Lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu các sản phẩm thuộc nhóm này rất cao, chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan .
+ Nhóm 3: Các sản phẩm khác như: mành trúc, mành tre, túi du lịch…Các sản phẩm này thường được làm từ một nguyên liệu chính có kết hợp nhưng không đáng kể. Lợi nhuận thu về từ việc xuất khẩu các sản phẩm nhóm này chỉ chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan.
2.2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan:
Từ năm 1986 trở lại đây , dưới sự khởi xướng của Đảng và nhà nước con đường đổi mới của Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể .Nền kinh tế đã đi vào ổn định và đang phát triển đi lên , quan hệ quốc tế được mở rộng , đời sống nhân dân được cải thiện
Hòa vào xu thế phát triển của đất nước xuất khẩu mây tre đan cũng ngày càng một lớn mạnh hơn , có cái nhìn đúng đắn về xu thế biến động của thị trường .
Hàng mây tre đan là các sản phẩm thủ công do bàn tay con người tạo ra từ các nguồn nguyên liệu sẵn có và chi phí thấp như : Tre mây rang … Do đó tận dụng được lao động dư thừa ở các vùng thôn quê với giá nhân công rẻ nên đêm lại nhiều lợi nhuận . Vì thế mặt hàng xuất khẩu mây tre đan được coi là một trong những các mặt hàng xuất khẩu chiến lược .Đến nay mặc mặc dù có những lúc thăng trầm nhưng mặt hàng mây tre đan vẫn giữ một vị trí khá quan trọng .
Bảng3:Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan trong những năm vừa qua
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
Tỷ lệ tăng so với năm trước
1996
61.6
101%
1997
48.4
-21.4%
1998
36.8
-24%
1999
30.7
-16.6%
2000
20.6
-32.9%
Nguồn: Niên giám thống kê
Theo bảng số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng mây tre đan tăng
giảm qua mỗi năm song tốc độ tămg giảm không đều . Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu tăng 101% so với năm 1995. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu giảm 21.4%( tương ứng với 13.2 triệu USD) so với năm 1996. Năm 1998 giảm so với năm 1997 là 24% ( tương ứng với 11.6 triệu USD) . Năm 1999 giảm so với năm 1998là 16.6% (tương ứng với 6.1 triệu USD) .Năm 2000 giảm so với năm 1999 là 32.9% ( tương ứng với 10.1 triệu USD). Nhưng so với năm 1996 giảm 66.5%( tương ứng với là 41 triệu USD), giảm 57.4% so với năm 1997 (tương ứng với là 27.8 triệu USD),giảm 41.3% so với năm 1998 ( tương ứng với 16.2 triệu USD)
Như vậy nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan có thể là :
+Cùng với khó khăn chung , xuất khẩu hàng mây tre đan còn gặp phải trở ngại lớn trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu
+Hơn nữa nhà nước chưa đầu tư quy hoạch phát triển sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuấ khẩu nên hàng mây tre đan chưa đáp ứng được yêui cầu cao của thị trường về chất lượng sản phẩm.
2.2.4 Thị trường xuất khẩu :
Thị trường là nơi diễn các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ, là nơi đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp. Do đó, không có thị trường doanh nghiệp không thể tồn tại. Mà công tác thị trường lại vô cùng khó khăn bởi có hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ đang tham gia cạnh tranh tìm thị trường. Song với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, việc tìm kiếm thị trường lại càng khó khăn hơn, vì thị trường của họ ở bên ngoài, thông tin không đầy đủ , kịp thời, lại khác nhau về phong tục, tập quán, thị hiếu…
Trên cơ sở hoạt động nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan đã đề ra và thực hiện các biện pháp nghiên cứu thị trường sau để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan :
+ Giới thiệu sản phẩm thông qua các thương vụ của Bộ Thương mại tại nước ngoài.
+ Thông qua các đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
+ Chào bán hàng thông qua chi nhánh ở nước ngoài
Bằng các biện pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường trên, thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan của nước ta ngày càng phát triển và mở rộng. Ban đầu, thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan của nước ta chỉ là thị trường truyền thống Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu là chủ yếu. Đến nay, thị trường xuất khẩu đã được mở rộng sang các nước Tây Âu, Châu Mỹ, Châu á.Và trong tương lai với các biện pháp hoạn thiện hơn, thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng sang các nước Châu Phi.
Bảng 4: Thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan chínhcủa nưởc ta
Đơn vị tính: Triệu USD
Thị trường
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Ba Lan
5.3
14,4
4.85
15,8
3.67
17,8
Đài Loan
2.8
7,6
5.71
18,6
4.05
19,67
Đức
2.32
6,3
0.46
1,5
0.39
1,9
Lit va
1.18
3,2
4.61
15
0.22
1,05
Mỹ
0.01
0,04
0.04
0,14
0.037
0,18
Nga
8.98
24,4
5.99
19,5
5.05
24,5
Nhật
7.58
20,6
5.31
17,3
3.11
15,1
Rumani
3.9
10,6
2.36
7,7
1.88
9,15
Nước khác
4.73
12,86
1.37
4,46
2.19
10,65
Nguồn: Niên giám thống kê
Qua bảng số liệu ta thấy, thị trường Nga và các nước Đông Âu vẫn là thị trường xuất khẩu chính của công ty chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan. Đây là thị trường mà sức tiêu thụ khá lớn, yêu cầu về sản phẩm không cao, là một thị trường đầy tiềm năng . Thông qua thị trường này, nước ta có cơ sở, nền tảng để mở rộng quan hệ kinh tế sang các nước khác. Chính vì vậy, nước cần phải duy trì và phát triển thị trường này hơn.
Thị trường các nước Châu á cũng chiếm một tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan khá . Mà đứng đầu là Nhật Bản với mức tỷ trọng bình quân hàng năm trên 18%. Sau đó là Đài Loan và một số nước trong khối ASEAN. Quan hệ với thị trường này, xuất khẩu mây tre đan có thuận lợi về địa lý, về phong tục tập quán, nền văn hoá tương đồng nên hàng hoá mẫu mã của hàng mây tre đan dễ thích nghi với lối sống của họ.
Còn thị trường Tây Âu, là thị trường mà nhu cầu về sản phẩm mỹ nghệ khá lớn song rất khắt khe về mẫu mã, chất lượng và màu sắc của hàng hoá. Vì vậy, để phát triển mở rộng thị trường này nhất thiết ngành mây tre đan phải nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã, màu sắc .
2.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu mây tre đan trong những năm vừa qua :
2 3.1 Những thành tựu đạt được :
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình hoạt động xuất khẩu mây tre đan ta thấy:
Một là :qua mấy năm gần đây,xuất khẩu mây tre đan đã dần dần lấy lại được thị trường truyền thống không những thế mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước khác, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu tăng lên.
Hai là: Xuất khẩu đã hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước , thực hiện đúng chính sách pháp luật của Nhà nước và cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân .
Ba là: Xuất khẩu mây tre đan đã năng động, sáng tạo, đa dạng hoá các mặt hàng và phần nào đã đáp ứng được nhu cầu về hàng hoá có tiêu chuẩn cao.
Bốn là:Xuất khẩu mây tre đan đã tổ chức liên doanh xây dựng đầu tư thành công các nhà máy sản xuất tại Việt Nam .
Năm là: Xuất khẩu hàng mây tre đan, tạo được uy tín lâu dài trên thị trường thế giới, thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước đến đặt hàng tạo ra cơ sở để phát triển xuất khẩu hàng mây tre đan.
Sáu là: Khôi phục được và phát triển làng nghề truyền thống trong đất nước như làng nghề mây tre đan.
Bảy là:Đồng thời nhờ sự phát triển công tác xuất khẩu đã đem lại việc làm cho hàng nghìn lao động nhàn rỗi ở các làng nghề, tạo điều kiện phát triển kinh tế của đất nước .
Tám là:Về công tác quản lý : Ngành mây tre đan đã tiến hành cắt giảm lực lượng quản lý , tăng cường lực lượng kinh doanh xuất khẩu thông qua việc tăng thêm cán bộ nhân viên cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
2 3.2 Những vấn đề tồn tại:
Thứ nhất là: Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu mây tre đan còn thấp và chưa có tính chiến lược lâu dài.
Thứ hai là: Hiệu quả chưa cao, lợi nhuận còn thấp tốc độ chu chuyển vốn chưa cao.
Thứ ba là : Hoạt động marketing chưa được tiến hành tốt, còn nhiều hạn chế và lúng túng, hình thức còn manh mún nhất thời và phân bổ rải rác trong các bộ phận. Còn mang tính thụ động chờ khách hàng, chưa giải quyết được khâu trung gian trong thị trường xuất khẩu hàng hoá . Chính vì vậy, các hoạt động xuất khẩu chưa được khuyếch trương, tính hệ thống chưa được phát huy, làm mất nhiều cơ hội .
Thứ tư là : Các đơn vị sản xuất trực tiếp chưa có nhiều nên chưa tận dụng hết nguồn lao động dư thừa trong nhân dân .
Thứ năm là :Chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của đất nước và chưa tích cực đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu của đất nước .
2.3.3 Những nguyên nhân tồn tại :
Xuất khâu mây tre chưa có các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu mây tre đan để tạo ra các mặt hàng có số lượng lớn, đảm bảo chất lượng và chủ động được nguồn hàng xuất khẩu, bởi các làng nghề sản xuất hàng mây tre đan quy mô nhỏ và phân tán không đồng đều. Mà xuất khẩu chủ yếu là khai thác, thu mua gom hàng hoá từ các làng nghề trong đất nước .
Các làng nghề sản xuất hàng mây tre đan không được đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nguyên liệu có chất lượng cao để tạo ra các sản phẩm mây tre đan đủ tiêu chuẩn xuất khẩu .
Cơ chế chính sách của Nhà nước luôn có sự thay đổi nên ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng mây tre đan. Các thành phần kinh tế đều tham gia xuất khẩu trực tiếp gây lên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Xuất khẩu mây tre đan cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề huy động nguồn vốn kinh doanh. Đó là vấn đề muôn thủa mà ngành chưa tìm ra lối thoát. Vì vậy, mà tốc độ huy động nguồn hàng có chất lượng của ngành còn thấp.
Về lao động, lực lượng cán bộ làm công tác xuất khẩu còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu hàng mây tre đan.
Cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ, công tác thị trường còn yếu kém, thị trường truyền thống chưa ổn định.
Công tác phát triển xúc tác tiến thương mại chưa được đầu tư đúng mức nên thị trường hàng xuất khẩu chưa thực sự được mở rộng.
Chương 3
một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mây tre đan trong những năm sắp tới
3.1 Các quan điểm và định hướng về xuất khẩu ở việt nam từ nay đến năm 2010.
3.1.1 Những quan điểm cơ bản đổi mới chính sách ngoại thương và đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam.
Trong thời đại ngày nay cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang phát triển như vũ bão với tốc độ nhanh trên tất cả các lĩnh vực. Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Một quốc gia không thể tách rời khỏi sự vận động của nền kinh tế thế giới mà nó ảnh hưởng và cũng đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của nền kinh tế nước khác. Chính vì vậy, ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia. Hoà nhập với xu thế này, trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc định ra một cách nhanh chóng chiến lược phát triển kinh tế, trong đó ngoại thương được đặc biệt coi trọng là một vấn đề thời sự cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. Chiến lược kinh tế của Việt Nam hướng vào việc không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động ngoại thương nhằm khai thác tối đa có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ và vốn trên thê giới để phát triển kinh tế trong nước thông qua con đường xuất nhập khẩu.
Việc xác lập một hệ thống quan điểm cơ bản về đổi mới và phát triển xuất khẩu theo đường lối mở cửa kinh tế do các Đại hội VI,VII, VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là rất cần thiết, nhằm làm cơ sở thống nhất cho việc hoạch định và thực thi thành công các mục tiêu, chính sách của hoạt động xuất khẩu.
Theo phương hướng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 đã khẳng định “phát huy lợi thế tương đối, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và đời sống, hướng mạnh về xuất khẩu”, “mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế, các công ty và các tư nhân nước ngoài, trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi” và phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu của Việt Nam đã được thể chế hoá trong pháp luật của Nhà nước. Có thể tóm tắt những điểm cơ bản sau:
Đẩy mạnh xuất khẩu, bao gồm xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhập khẩu, về ngoại tệ cần thiết cho nền kinh tế quốc dân.
Phấn đấu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, mở rộng quy mô xuất khẩu, đa dạng hoá hàng hoá xuất khẩu, thu hẹp chênh lệc giữa xuất khẩu và nhập khẩu, góp phần cải thiện cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế.
Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất các sản phẩm hướng về xuất khẩu.
Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu phù hợp với cơ chế thị trường trên cơ sở gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, mở rộng giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và nước ngoài.
Mở rộng quyền hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đi đôi với sự quản lý thống nhất của Nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương bằng luật pháp và đòn bảy kinh tế.
Chính sách ngoại thương đã và đang hình thành ở nước ta hoàn toàn xuất pháp từ đường lối xây dựng và phát triển đất nước của Nhà nước Việt Nam, đồng thời có tính đến xu hướng phát triển của thị trường thế giới, khả năng phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước và tổ chức trên thế giới.
Trong những năm tới sự phát triển kinh tế ở nước ta cần hường về xuất khẩu, coi đây là nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế. Theo kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển đã đạt được sự phát triển kinh tế cao, đặc biệt là các nước công nghiệp mới, thì việc lựa chọn chiến lược hường về xuất khẩu là một trong những bí quyết quyết định sự thành công trong nhịp độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Để thực hiện vững chắc chiến lược “hướng về xuất khẩu” đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng cơ cấu lại nền kinh tế để hoà nhập và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Muốn đứng vững và thắng lợi trong cạnh tranh, cần phải biết khai thác, phát huy tối đa và có hiệu quả các nguồn lực trong nước, phát huy lợi thế so sánh của nước ta với nước khác.
Việc cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân được tiến hành trên cơ sở chuyển dần các sản phẩm nguyên liệu thô sang tập trung sức phát triển nhanh chóng công nghiệp chế biến để xuất khẩu. Trong tương lai, nên xuất khẩu sản phẩm tinh là chính, không nên xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu và bán thành phẩm, vì khi đó hoạt động xuất khẩu bất lợi cả về lợi thế địa vị độc quyền và giá cả, lợi nhuận. Vì vậy, cần tìm kiếm một cơ cấu ngành hàng và mặt hàng chủ lực để xuất khẩu sao cho vừa đáp ứng những yêu cầu của thị trường thế giới trước mắt cũng như lâu dài, đồng thời có thể khai thác và phát huy tối đa lợi thế so sánh của đất nước và dần dần đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
3.1.2Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu phải căn cứ vào lợi thế so sánh của nước ta so với các nước trên thế giới, phải mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội; nhu cầu của thế giới về loại hàng hoá đó cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu phải phù hợp với bước đi của nước ta từng giai đoạn 1996 - 2000, 2001 - 2010 và 2011 - 2020.
Chuyển đổi nhanh cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng; từng bước thực hiện tự do hoá thương mại, phát triển thị trường trong nước nhiều thành phàn, thực hiện thị trường mở; khuyến khích các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Nhu cầu của thế về loại hàng hoá Việt Nam xuất khẩu đang tăng, các nước đều có cơ hội tăng nhu cầu thông qua các giải pháp tổ chức thị trường và tiếp thị.
Chuyển đổi nhanh cơ cấu hàng xuất khẩu từ thô và sơ chế sang chế biến sâu. Trước đây ta xuất nguyên liệu thô, các nước nhập nguyên liệu thô của ta về chế biến sâu để sử dụng trong nước và tái xuất nay ta tổ chức chế biến để xuất sản phẩm chế biến.
Thực hiện nguyên tắc “có đi có lại” trong kinh doanh thương mại do tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề ra; tạo nên mối quan hệ gắn bó giữ thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu, phấn đấu từng bước cân bằng xuất khẩu với từng nước và cân bằng tổng xuất - tổng nhập. Ta sử dụng lao động rẻ có thể sản xuất ra sản phẩm có giá cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường của nước khác.
Thực hiện chiến lược “công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu” để tạo ra nhiều hàng hoá đạt chất lượng quốc tế có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, hoạt động nhập khẩu cũng phải thực hiện tốt chiến lược này. Công nghệ nhập khẩu là công nghệ hiện đại đồng bộ của những nước kinh tế phát triển, công nghệ nguồn (Mỹ, Nhật bản, EU, Canada...) giảm đến mức tối đa nhập khẩu công nghệ trung gian và công nghệ đã qua sử dụng.
Bảng 5- Những căn cứ để định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu đến năm 2000, 2010, và 2020.
TT
Tên nhóm hàng hoá và dịch vụ
Nhu cầu trong nước
Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu làm căn cứ đầu tư
A
B
C
D
1
Lương thực, cây công nghiệp, rau quả và thuỷ sản
Nhu cầu đến năm 2020.
- Lương thực: 30 - 35 triệu tấn.
- Rau quả: 30 - 40 triệu tấn.
- Thuỷ sản: 1,8 - 2 triệu tấn
- Xuất khẩu 3 triệu tấn gạo, nông sản chế biến và rau quả 5 - 8 tỷ USD/năm
- Có khả năng xuất khẩu thuỷ sản chế biến 2,5 - 3 tỷ USD/năm
2
Hàng công nghiệp nhẹ:
- Hàng dệt - may mặc.
- Hàng giầy dép và sản phẩm da.
- Hàng tiểu thủ công nghiệp.
Đến năm 2020 nhu cầu hàng chục triệu sản phẩm may mặc, hàng chục triệu đôi giày và hàng triệu sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm.
- Hàng dệt - may mặc 30%. 2000: 3 tỷ USD, 2010: 5 tỷ USD; 2020: 10 tỷ USD.
- Hàng giày dép và các sản phẩm da: 40% 2000: 1,5 tỷ USD, 2010: 3 tỷ USD, 2020: 5 tỷ USD.
- Hàng tiểu thủ công nghiệp: 10%
- 2000: 10 triệu USD; 2010: 30 triệu USD.
3
Các ngành dịch vụ chủ yếu:
- dịch vụ quảng cáo
- dịch vụ xuất nhập khẩu.
- dịch vụ phần mềm và sản xuất phần mềm.
- Dịch vụ du lịch
- Dịch vụ tài chính
Bình quân hàng năm có 5 - 10 triệu khách du lịch trong nước đi nghỉ mát và tham quan, có hàng chục triệu tấn hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Có khả năng thu hút 5 - 10 triệu khách du lịch quốc tế/năm.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước ta từ 20 - 30% năm.
- Làm dịch vụ xuất khẩu và dịch vụ phần mềm cho các nước.
- Làm dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
4
Nhóm hàng điện tử - tin học - bưu chính viễn thông.
- Máy tính điện tử.
- Thiết bị điện tử
- Hàng tiêu dùng điện tử.
- Đồ chơi điện tử.
- Thiết bị viễn thông.
Nhu cầu bình quân hàng năm:
- Máy tính điện tử: 100.000 chiếc.
- Ti vi: 300.000 chiếc.
Đồ chơi điện tử: 100.000 chiếc.
- Máy điện thoại: 30 - 33 chiếc/100 dân (mục tiêu năm 2010)
- Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử - tin học: 20%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng dịch vụ 14%/năm
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng điện tử - tin học bình quân 50%/năm.
Nguồn: Chuyên đề nghiên cứu kinh tế - Viện kinh tế thế giới 1999.
3.1.3. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn 1996 - 2000 và 2000 - 2010.
Để từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2000 với mục tiêu tổng quát là phấn đấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khi đó phải tăng gấp 2 lần so với năm 1990. Có nghĩa là đến năm 2000, GDP/đầu người của Việt Nam cũng phải đạt ít nhất là 400 USD, gấp 2 lần so với 200 USD của năm 1990. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và khả năng phát triển, Đại hội VIII đã xác định rằng để đạt được như vậy, trong kế hoạch 5 năm (1996 - 2000). GDP của Việt Nam phải có mức tăng bình quân hàng năm khoảng 9 - 10%. Để góp phần tích cực thực hiện mục tiêu tổng quát này, riêng trong lĩnh vực ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sẽ phải đạt mức bình quân khoảng 28%, nâng mức kim ngạch xuất khẩu trên đầu người năm 2000 lên trên 200 USD. Và do đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ở năm 2000 cũng phải tăng lên ít nhất 7 - 8 lần so với năm 1990, hoặc gấp 3,2 - 3,7 lần so với năm 1995, nghĩa là sẽ phải đạt khoảng 17 - 20 tỷ USD.
Hai phương án tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2000 và 2010 được Bộ Thương mại và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng nhiều nhà khoa học, quản lý, hoạch định chiến lược, chính sách kinh tế đối ngoại trình Đại hội VIII như sau:
Phương án I: Phương án có mức tăng trưởng xuất khẩu 24,5%/năm.
Năm
Dân số
(triệu người)
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu là 24,5%/năm
Kim ngạch (triệu USD)
Bình quân
(USD/người)
1998
78,8
10.200
130
1999
80,3
12.600
156
2000
81,8
15.200
186
1996-2000
57.800
2000 -2010
518.360
2010
92,4
105.533
1.142
Nguồn: Bộ Thương mại.
Phương án I là phương án xây dựng từ yêu cầu thực tiễn là phấn đấu hoàn thành và vượt mục tiêu đã được Đại hội VIII đề ra ở mức trung bình, từ nay đến năm 2010 sẽ có mức tăng GDP bình quân hàng năm khoảng 9%. Theo phương án này thì 5 năm 1996 - 2000 sẽ đạt khoảng 57,8 tỷ USD, tăng gấp 3,4 lần và kim ngạch xuất khẩu tại năm 2000 sẽ phạt đạt mức 15,2 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 1995; và do đó tốc độ bình quân tăng xuất khẩu 5 năm 1996 - 2000 sẽ phải đạt khoảng 24,5%.
Hoàn thành phương án này, thời điểm năm 2000, Việt Nam sẽ phải đạt kinh ngạch xuất khẩu đầu người khoảng 170 - 190 USD, và như vậy, Việt Nam sẽ được xếp vào danh sách những nước có nền ngoại thương tương đối phát triển.
Phương án II - Phương án có mức tăng trưởng xuấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35212.doc