Đề án Biện pháp vượt rào cản thương mại để đẩy mạnh hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập WTO

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC ÁP DỤNG RÀO CẢN THƯƠNG MẠI 4

1.1 Các khái niệm: 4

1.1.1. Thương mại quốc tế: 4

1.1.2. Rào cản trong thương mại quốc tế. 4

1.2. Phân loại rào cản thương mại quốc tế. 4

1.2.1. Hàng rào thuế quan: 4

1.2.2. Hàng rào phi thuế quan. 5

1.3 Ưu và nhược điểm khi sử dụng các rào cản phi thuế quan. 6

1.3.1 Ưu điểm: 6

1.3.1.1. Phong phú về hình thức: 6

1.3.1.2. Đáp ứng nhiều mục tiêu: 6

1.3.1.3. Nhiều rào cant thương mại chưa bị cam kết buộc cắt giảm hay loại bỏ. 7

1.3.2. Nhược điểm. 7

1.3.2.1. Không rõ ràng và khó dự đoán. 7

1.3.2.2. Khó khăn tốn kém trong quản lý. 8

1.3.2.3. Làm cho tín hiệu thị trường kém trung thực. 8

1.4. Tình hình áp dụng các rào cản thương mại đối với các hàng hóa nói chung. 10

1.4.1. Rào cản thuế quan: 10

1.4.1.1.Khái niệm: 10

1.4.1.2 Phân loại: 10

1.4.1.3 Tác động của thuế quan. 10

1.4.2. Các rào cản phi thuế quan 12

1.4.2.1. Hạn chế định lượng (quota) 12

1.4.2.2. Thủ tục hải quan. 12

1.4.2.3. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. 13

1.4.2.4. Chính sách chống bán phá giá. 15

1.5 Kinh nghiệm của một số nước trong việc áp dụng rào cản thương mại. 16

1.5.1. Thực tiễn áp dụng rào cản phi thuế quan của Nhật Bản. 16

1.5.1.1. Hạn chế định lượng. 16

1.5.1.2. Hạn ngạch thuế quan. 17

1.5.1.3. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện ( Voluntary Export Restraint _ VER). 18

1.5.1.4. Giấy phép nhập khẩu. 18

1.5.1.5. Các biện pháp mang tính hành chính – kỹ thuật. 19

1.5.2. Thực tiễn áp dụng hàng rào phi thuế quan của Thái Lan. 19

1.5.2.1. Các biện pháp quản lý định lượng. 19

1.5.2.2. Cấp phép nhập khẩu. 19

1.5.2.3. Chống bán phá giá và thuế đối kháng 19

1.5.2.4. Trợ cấp. 20

1.5.2.5. Thủ tục hải quan. 20

1.5.3. Thực tiễn áp dụng biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc. 20

1.5.3.1. Các biện pháp hạn chế định lượng 20

1.5.3.2. Trợ cấp. 21

1.5.3.3. Chính sách chống bán phá giá. 21

1.5.3.4. Các biện pháp kiểm định và kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu. 21

1.5.3.5. Xác định trị giá tính thuế hải quan. 21

PHẦN 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM 23

2.1. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ. 23

2.1.1. Những nguyên tắc cần biết trước khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. 23

2.1.2.Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu. 26

2.1.3 Nhu cầu đối với hàng dệt may. 27

2.1.4 Những vấn đề quan tâm của nhà nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ. 29

2.2 Thực trạng áp dụng hàng rào thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu. 30

2.3. Thực trạng áp dụng hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu. 31

2.3.1 Hạn ngạch. 31

2.3.2 Các quy định của hải quan Mỹ. 32

2.3.2.1 Những yêu cầu về nhập khẩu. 32

2.3.2.2 Quy định về cấp Visa đối với mặt hàng dệt may. 33

2.3.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật. 34

2.3.3.1 Quy định về nhãn mác, xuất xứ. 34

2.3.3.2 Tiêu chuẩn xanh - sạch (Greentrade Barrier) 34

2.3.3.3 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA 8000). 35

2.3.3.4 Tiêu chuẩn trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu (WRAP). 36

2.3.4. Chính sách chống bán phá giá. 37

2.4. Đánh giá về thực trạng áp dụng rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. 38

PHẦN 3. THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA. 40

3.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. 40

3.1.1. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường Hoa Kỳ. 40

3.2 Các biện pháp vượt qua rào cản. 43

3.2.1. Thuế quan: 43

3.2.2. Phi thuế quan 43

3.2.2.1. Hạn ngạch 43

3.2.2.2. Thủ tục hải quan 43

3.2.2.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật. 44

3.2.2.4. Chính sách chống bán phá giá 45

3.3. Đánh giá biện pháp vượt rào. 47

3.3.1. Những thàng công. 47

3.3. Những tồn tại. 48

PHẦN 4. GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO. 51

4.1. Giải pháp từ phía Nhà nước. 51

4.1.1. Đối với các hàng rào thuế quan. 51

 4.1.2. Đối với các hàng rào phi thuế. 52

4.1.2.1.Nhà nước cần đặt ra hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệt may. 52

4.1.2.2. Các thủ tục Hải quan. 52

4.1.2.3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật 53

4.1.2.4 Chính sách chống bán phá giá. 55

4.2 Giải pháp của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) 56

4.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp dệt may. 57

4.3.1. Đối với các rào cản thuế quan 57

4.3.2. Đối với các rào cản phi thuế. 57

4.3.2.1. Hạn ngạch 57

4.3.2.2. Các thủ tục Hải quan. 58

4.3.2.3. Đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật. 59

4.3.2.4. Đối với chính sách chống bán phá giá. 60

KẾT LUẬN. 62

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Biện pháp vượt rào cản thương mại để đẩy mạnh hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người Mỹ trước tiên là doanh nhân, sau đó mới là bạn. Vì vậy, nhiều người tại Mỹ đã trở thành mối quan hệ bạn bè sau khi họ đã làm ăn với nhau. Người Mỹ thích giải quyết xong các hợp đồng làm ăn rồi sau đó mới tìm hiểu những người trong cuộc xem họ thế nào. Điều này ngược với nền văn hóa phương Đông. Chính vì thế, các doanh nghiệp châu Á cần phải nghiên cứu cung cách mà người Mỹ mua hàng trên Internet, một phương thức rất lạnh lùng. Nhưng từ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng đặc điểm này để có thể bán hàng hoá cho họ bằng cách mà họ ưa thích, chứ không phải theo cách của mình. Đừng xem thường tính nguyên tắc khi kinh doanh tại Mỹ. Người Mỹ đòi hỏi những hợp đồng chính xác bằng văn bản. Họ cần có khuôn khổ pháp lý để hoàn tất các cuộc thương lượng. Bởi vậy, các doanh nghiệp phải chuẩn bị trước các cam kết bằng văn bản trước khi đi đến ký kết thoả thuận. 2.1.2.Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu. Hoa Kỳ có số dân là 281 triệu người, 143 triệu là nữ chiếm 50,9% và 138 triệu là nam chiếm 49,1% dân số. Người dân Hoa Kỳ rất ưa chộng mua sắm hàng dệt may, tính trung bình mỗi người tiêu thụ 54 bộ quần áo mỗi năm. Người tiêu dùng Hoa Kỳ thích sử dụng các sản phẩm dệt may như: sợi nhân tạo, len dạ, hàng tơ lụa, cotton… Người dân Hoa Kỳ có thói quen mua bất cứ thứ hàng hóa gì đang được bán giảm giá, họ rất hiếm khi mua hàng hóa chưa được chiết khấu, chính vì vậy mà hầu như tất cả các cửa hàng bán hàng dệt may lúc nào cũng có những sản phẩm hạ giá. Thị trường Hoa Kỳ có hàng trăm nhãn hiệu dệt may nổi tiếng và gần như mọi nhãn hiệu dệt may nổi tiếng trên khắp thế giới đều tồn tại ở thị trương này. Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ có rất nhiều loại cửa hàng kinh doanh hàng dệt may theo đủ mọi phương thức khác nhau như: bán giá bình dân,chiết khấu, khuyến mãi… nhằm thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Trẻn thực tế, mọi chủng loại sản phẩm dệt may dù chất lượng cao hay trung bình đều có thể bán được trên thị trường Hoa Kỳ vì tầng lớp dân cư nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hóa. Riêng đối với các nước đang phát trieenrtrong đó có Việt Nam kkhi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ cần lấy giá làm yếu tố quan trọng, mẫu mã không cần quá cầu kỳ nhưng sản phẩm cần đa dạng và hợp thị hiếu của người dân nơi đây. Nhu cầu đối với hàng dệt may. Hàng năm thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may rất lớn,gần như là chiếm đa số lượng hàng tiêu thụ trên thị trương và có xu hướng ngày càng tăng. Nếu trong năm 1997 lượng hàng nhập khẩu chiếm 72% trên thị trường thì đến năm 2001 đã chiếm 88% và đến nay là trên 90% tổng lượng hàng dệt may trên thị trường này. Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu hành dệt may của Hoa Kỳ (Đơn vị : tỷ USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 KN 71,7 70,3 77,3 82,9 89,5 95,7 112,6 195 (nguồn: Hiệp hội dệt may giày da Hoa Kỳ và bộ thương mại Hoa Kỳ) Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu tất cả chủng loại dệt may của các nước trên thế giới kể cả những nước không có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Theo thống kê của bộ thương mại Hoa Kỳ, trong năm 2005 có các quốc gia dưới đây là những nước chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Hoa Kỳ. Bảng 2.2: Các nước xuất khẩu chính hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. (triệu USD) Stt 2001 2002 2003 2004 2005 1 Trung Quốc 6.536 8.744 11.609 14.558 22.405 2 Mêxico 8.945 8.619 7.291 7.793 7.246 3 Ấn Độ 2.633 1.933 3.212 3.633 4.617 4 Hồng Kông 4.403 4.032 3.818 3.959 3.607 5 Indonexia 2.553 2.329 2.376 2.620 3.081 6 Việt Nam 49 952 2.484 2.720 2.881 7 Pa-ki-xtan 1.924 1.983 2.215 2.546 2.904 8 Băngladet 2.205 1.990 1.939 2.066 2.457 9 Canada 3.162 3.199 3.118 3.086 2.844 10 Honduras 2.348 2.444 2.507 2.678 2.629 11 Thái lan 2.441 2.042 2.040 2.198 2.124 12 Philippin 2.248 2.042 2.306 1.938 1.921 13 Nước khác 30.792 30.655 32.104 33.516 30.489 Tổng cộng 70.240 72.183 77.434 83.310 89.205 (Nguồn: Tạp chí thương mại số tháng 3/2006) Sản phẩm dệt may của những quốc gia này chủ yếu là những sản phẩm thông thường giá rẻ, hợp thời trang phục vụ cho đại chúng người tiêu dùng bao gồm mọi chủng loại hàng dệt may phù hợp mọi lứa tuổi. Năm 2007, Việt Nam là nước thứ 47 trong những quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ, với kim ngạch xuất khẩu: 44,6 triệu, chiếm 0,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ và thị phần của các chủng loại sản phẩm dệt may Việt Nam còn nhỏ bé. Nhưng đến năm 2003, Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 8 vào thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu tăng 2.484 triệu USD; 2004: 2.720 triệu USD; 2005: 2.881 triệu USD, Sang năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ là 3044 triệu USD và tiếp tục tăng đến năm 2007: 7.800 triệu USD, và dự kiến trong năm 2008 là 9,5 tỷ USD. Trong năm 2007 vừa qua, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước là 48 tỷ USD, thì ngành dệt may đạt 7800 tỷ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với thành tích xuất khẩu này, ngành dệt may đã vươn lên là một trong những mặt hàng đứng đầu trong danh mục mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đưa Việt Nam đứng trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Những kết quả này cần được phát huy mạnh mẽ hơn trong năm 2008. 2.1.4 Những vấn đề quan tâm của nhà nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ. Những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ trước khi quyết định nhập khẩu hàng dệt may của một số nước xuất khẩu nào đó, họ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề: Vị trí của quốc gia: Nước xuất khẩu đã là thành viên của WTO hay chưa, hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may được Hoa Kỳ cấp là bao nhiêu, các trương trình ưu đãi thuế quan mà Hoa Kỳ giành cho quốc gia này, chất lượng giá thành sản phẩm, khả năng giao hàng đúng hạn, sự ổn định giá cả sản phẩm quốc gia đó, năng lực tài chính, trình độ công nghệ, các vấn đề liên quan đến đạo đức sản xuất, lao động, môi trường… Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu: các quốc gia có nguồn nguyên phụ liệu dồi dào sẽ có khả năng thắng lợi trong cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ tại Hoa Kỳ, do họ luôn chủ động về mặt nguyên liệu phục vụ cho sản xuất lớn hàng xuất khẩu, đáp ứng thời gian giao hàng nhanh. Sự sáp nhập theo ngành dọc của doanh nghiệp tại nước xuất khẩu: Các nhà nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ cũng đặc biệt quan tâm đến việc xáp nhập theo ngành dọc của doanh nghiệp dệt may tại nước xuất khẩu bởi lẽ sự xáp nhập từ khâu sản xuất nguyên liệu đến sản xuất sản phẩm giúp đảm bảo tính thống nhất về quy cách, chất lượng của sản phẩm xuất khẩu. Thực trạng áp dụng hàng rào thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu. Theo hiệp định song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thỏa thuận dành cho nhau ngay lập tức và không điều kiện quy chế tối huệ quốc (MFN) theo quy định chung của GATT/WTO. Như vậy ngay sau ngày 10/12/2001, khi hiệp định có hiệu lực hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởng mức thuế MFN, thấp hơn nhiều so với mức thuế trung bình trên 50% áp dụng trước đây. Thời hạn của hiệp định: Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2003 đến ngày 31/12/2004: Nếu các bên không chấm dứt hiệp định hoặc đàm phán lại hiệp định trước ngày 01/12/2004 hoặc trước ngày 01/12 của các năm sau đó cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO thì hiệp định này tự động có hiệu lực thêm một năm nữa. Hoa Kỳ vừa hoàn thành đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) năm 2008 để tạo ra một môi trường đảm bảo an toàn sản phẩm tiêu dùng được sản xuất và nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau trên thế giới vào thị trường này. Theo đạo luật mới có hiệu lực từ ngày 12/11/2008 này, hàng hoá xuất khẩu cần có giấy chứng nhận hợp chuẩn tổng quát với mỗi chuyến hàng. Vấn đề là đạo luật này mở rộng đáng kể những yêu cầu so với trước, vì thế doanh nghiệp Việt Nam phải rất lưu ý khi đưa hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ. Với CPSIA, phía Hoa Kỳ đã mở rộng đáng kể yêu cầu tự chứng nhận hiện hành, còn trước CPSIA, những sản phẩm tiêu dùng chịu tiêu chuẩn an toàn theo Đạo luật an toàn sản phẩm tiêu dùng. Nay các sản phẩm tiêu dùng phải phải chịu tiêu chuẩn an toàn theo các đạo luật khác nữa như Đạo luật các chất gây hại liên bang, vải sợi dễ cháy, bao bì ngăn ngừa nhiễm độc, an toàn hồ bơi và và hồ nước mát xa, ngăn ngừa phòng xăng cho trẻ em, an toàn tủ lạnh. 2.3. Thực trạng áp dụng hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu. 2.3.1 Hạn ngạch. Tháng 4 năm 2003, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký Hiệp định Dệt may. Hiệp định Dệt may này giúp các nhà sản xuất dệt may trong nước của Hoa Kỳ bằng việc đưa Việt Nam tham gia vào hệ thống hạn ngạch dệt may toàn cầu và giúp các nhà nhập khẩu của chúng ta bằng việc đảm bảo sự chắc chắn và tránh khả năng không dự đoán trước những hạn chế phát sinh đơn phương, ngẫu nhiên và thường xuyên. Hiệp định này còn có một điều khoản về lao động. Cả hai bên đều tái khẳng định cam kết với tư cách là thành viên của ILO và cũng thể hiện sự ủng hộ của họ đối với việc thực hiện các quy tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như một cách để cải thiện điều kiện lao động trong ngành dệt may. Hiệp định này cũng yêu cầu xem xét những tiến bộ đạt được trong mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc trong ngành dệt may thông qua các cuộc tham vấn giữa Bộ Lao động Hoa Kỳ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội của Việt Nam. Trong năm 2003, hạn ngạch của Việt Nam sẽ được xác định theo các mức khác nhau. Các mức hạn ngạch này sẽ được tăng thêm 7% mỗi năm(2% đối với các sản phẩm từ dêt). Điều chỉnh linh hoạt hạn ngạch: Hạn ngạch được diều chỉnh (tăng lên) không quá 6% một năm (bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác giảm xuống để tổng hạn ngạch không thay đổi). Các hạn ngạch cụ thể cũng có thể được điều chỉnh hàng năm bằng cách mượn trước ( vay một phần hạn ngạch của năm tiếp theo) hoặc chuyển tiếp (sử dụng phần hạn ngạch chưa dùng đến của năm trước), mặc dù vậy không có hạn ngạch nào được điều chỉnh quá 11% một năm bằng cách sử dụng những điều chỉnh linh hoạt nêu trên. Phần mượn sẽ chiếm không quá 8% đối với các mặt hàng Cat 338/339 và 347/348, và chiếm không quá 6% cho tất cả các sản phẩm khác. Đảm bảo thực thi: Mỗi bên đồng ý cung cấp những thông tin mà bên kia cho là cần thiết để thực thi hiệp định và cung cấp những số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa liên quan. Các bên thỏa thuận những biện pháp cần thiết để điều tra và trừng phạt hành vi gian lận và hợp tác toàn diện với nhau để xử lý vấn đề gian lận. Các bên thỏa thuận tạo điều kiện cho các chuyến thăm nhà máy để xác minh những tuyên bố về sản xuất, và Việt Nam đồng ý ngừng cấp visa cho công ty ngăn chặn việc tiếp cập của các cơ quan hải quan. Nếu Việt Nam phát hiện hành vi gian lận, Việt Nam sẽ điều tra và thông báo cho chính phủ Hoa Kỳ. sau khi tiến hành tham vấn, nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về hành vi gian lận hoặc chứng minh được khả năng lớn là gian lận đã xẩy ra, thì Hoa Kỳ có thể khấu trừ vào phần hạn ngạch của Việt Nam một phần không vượt quá số lượng hàng hóa gian lận. Nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về nhiều vụ gian lận sảy ra trong vòng 12 tháng, thì Hoa Kỳ có thể “phạt gấp ba lần” vào hạn ngạch dệt may tương ứng của Việt Nam. Cơ chế tham vấn. Nếu Hoa Kỳ cho rằng nhập khẩu các hàng có xuất xứ Việt Nam không thuộc diện bị áp dụng hạn ngạch, cụ thể theo hiệp định này việc gây rối loạn thị trường dệt may Hoa Kỳ và đe dọa cản trở thương mại giữa các bên, thì chính phủ Hoa Kỳ có thể yếu cầu tham vấn với chính phủ Việt Nam nhằm giảm nhẹ hoặc tránh sự rối loạn tình hình thị trường như vậy. Tính chính xác của hạn ngạch: Các bên ghi nhận rằng mức hạn ngạch được dựa trên số liệu về nhập khẩu. Hoa Kỳ có thể điều chỉnh các mức hạn ngạch cụ thể để phản ánh chính xác tình hình thương mại. 2.3.2 Các quy định của hải quan Mỹ. 2.3.2.1 Những yêu cầu về nhập khẩu. Ngoài những thủ tục thông thường như: điền tờ khai hải quan, kê khai trị giá hàng hóa để tính thuế, người nhập khẩu phải xác định xem hàng hóa của mình thuộc mã số nào trong biểu thuế của Mỹ (HTSUS), thì người nhập khẩu phải trả trước mức thuế dự kiến cũng như các chi phí thông quan. Tuy nhiên hải quan sẽ là người quyết định cuối cùng về mức thuế phải trả. Ngoài ra nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đảm bảo hàng hóa của mình phải đáp ứng được các yêu cầu bắt buộc như: yêu cầu về ký mã hiệu, các quy định về an toàn và ký mã hiệu hàng… và tất cả các yêu cầu này phải được bết và hoàn thành trước khi hàng đến Mỹ. Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu phi có tem, mark, mã theo quy định tại "Texxtile Fiber Products Identification Act", trừ khi được miễn trừ theo như điều khoản 12 của luật này: - Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phần sợi lớn hơn 5% trong sản phẩm, các thành phần sợi nhỏ hơn 5% được ghi là "các sợi khác". - Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Federal Trade Commission (FTC) cấp, của một hoặc nhiều người bán các sản phẩm sợi này. Tên nhãn hiệu đã được đăng ký tại Mỹ có thể được ghi trên nhãn mark, nếu nhãn mark này được gửi đến FTC. - Tên của nước nơi đã gia công hoặc sản xuất. Chính vì những quy định khắt khe này nên các doanh nghiệp Việt Nam đôi khi vì thiếu hiểu biết, hay ít cập nhật thông tin hoặc do đơn đặt hàng của các đối tác Hoa Kỳ không yêu cầu rõ ràng về mẫu mã, bao gói của sản phẩm, dẫn đến hàng loạt các sản phẩm dệt may của Việt Nam bị hải quan Mỹ trả về. Và người chịu mọi thiệt thòi ở đây không ai khác chính là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đây cũng là những hiện tượng thường thấy khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm nói chung và hàng dệt may nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ. Để có thể xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó bởi vì có thể chỉ do không đáp ứng được một yêu cầu nhất định, hàng nhập khẩu sẽ bị từ chối thâm nhập vào thị trường này. 2.3.2.2 Quy định về cấp Visa đối với mặt hàng dệt may. Mặt hàng dệt may Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thì một điều kiện quan trọng là sản phẩm này phải được cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ cấp Visa cho mặt hàng này – đây được coi như giấy thông hành cho cho sản phẩm dệt may Việt Nam khi thâm nhập sang thị trường này. Việc cấp visa cho hàng dệt may dùng để kiểm soát việc nhập khẩu hàng dệt và các sản phẩm dệt từ quốc gia khác vào Hoa Kỳ hoặc để ngăn cấm việc nhập lậu mặt hàng này vào Hoa Kỳ. Một visa hàng dệt có thể có hạn ngạch hoặc không có hạn ngạch, và hàng dệt có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần một visa, điều này phụ thuộc vào xuất xứ nước xuất khẩu. Trong trường hợp visa có sự sai sót trong khai báo về chủng loại, số lượng mẫu mã, hoặc lô hàng đó khi nhập khẩu không có visa thì lô hàng đố sẽ bị giữ lại cho đến khi nhà xuất khẩu cung cấp lại visa theo đúng quy định sau khi đã được các nhà nhập khẩu thông báo về việc sai sót visa. Bên cạnh hình thức Visa thông thường, cục Hải quan Hoa Kỳ còn xây dựng hệ thống Visa điện tử “ELVIS”. Hệ thống này quy định về việc chuyển các thông tin Visa điện tử liên quan đến hàng dệt may của một quốc gia nào đó đến cục Hải quan Hoa Kỳ để tránh Visa gian lận. Hiện nay có Hồng Kông, Bangladesh, Philipines, Indonesia, Singapore, Thailan, Hàn Quốc, Malaysia, Campuchia… đã có ELVIS với Hoa Kỳ. 2.3..3. Tiêu chuẩn kỹ thuật. Quy định về nhãn mác, xuất xứ. Luật Hải quan Hoa Kỳ quy định mọi hàng hóa xuất khẩu , được sản xuất tại nước ngoài khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ phải được ghi rõ ở bên ngoài sản phẩm một nhãn hàng bằng tiếng Anh. Nhãn hàng bao gồm chữ hoặc biểu tượng hoặc là sụ kết hợp của nhiều yếu tố khác thể hiện nguồn gốc của một sản phẩm. Nhãn hàng phải được ghi đầy đủ, rõ ràng ở vị trí dễ thấy và phải bền như chính tuổi thọ của sản phẩm sao cho người tiêu dùng cuối cùng có thể biết được tên nước, địa điểm sản xuất… Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ, nếu hàng hóa không ghi nhãn xuất xứ đúng quy định, người xuất khẩu sẽ phải chịu một khoản thuế ghi chú (Marking Duty) tương đương với 10% giá trị lô hàng đó trừ khi hàng hóa đó được tái xuất hoặc bị phá hủy hay phải đánh dấu đúng lại dưới sự giám sát của Hải quan Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn xanh - sạch (Greentrade Barrier) Thực chất, tiêu chuẩn Greentrade Barrier - tiêu chuẩn thương mại “xanh”, cũng chính là một rào cản thương mại xanh. Rào cản thương mại xanh được áp dụng đối với hàng may mặc là đòi hỏi các sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, bắt buộc các nhà xuất khẩu phải tuân thủ. Như vậy trong cuộc cạnh tranh quyết liệt này, sau khi hạn ngạch dệt may được rỡ bỏ và một số tiêu chuẩn được các thị trường EU, Mỹ, Nhật... áp dụng, thì rào cản thương mại “xanh” là một thách thức, trở ngại lớn đối với tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường nói trên. Đối với quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm giảm tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng cho 1 đơn vị sản phẩm, loại bỏ tối đa các vật liệu độc hại, giảm lượng và mức độ độc hại của tất cả các dòng thải trước khi ra khỏi quá trình. Đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn tập trung làm giảm các tác động tới môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm kể từ khi khai thác nguyên liệu thô đến khi thải bỏ cuối cùng. sản xuất sạch hơn yêu cầu từng bước cải tiến công nghệ hiện có và dần thay thế bằng những công nghệ tốt và công nghệ sạch. Từ những năm 80 trở lại đây, “sản xuất sạch hơn” được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới với mục đích giảm phát thải vào môi trường tại nguồn trong các quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận chủ động, theo hướng “dự đoán và phòng ngừa” ô nhiễm từ chất thải phát sinh trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. 2.3.3.3 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA 8000). Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội là một bộ tiêu chuẩn được áp dụng cho tất cả các ngành sản xuất, nên đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu, tiêu chuẩn này cũng bao gồm các nội dung sau: + Không được sử dụng hoặc khuyến khích sử dụng lao động là trẻ em đưới 15 tuổi, hoặc thấp nhất là 14 tuổi ( nếu luật quy định) + Không có bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào và không được yêu cầu đặt cọc hay bắt cam kết bằng văn bản khi tuyển dụng lao động. + Không phân biệt đối xử về chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, sự ốm yếu, tàn tật, giới tính, sự tham gia chính trị, hoặc tuổi tác… Hệ thống quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn phải có sự cam kết của công ty về trách nhiệm xã hội và điều kện lao động, hình thành một cơ chế thực thi kiểm soát sự đòi hỏi trên trong suốt quá trình. Chứng nhận SA 8000 chỉ cấp cho một cơ sở sản xuất (không phải toàn công ty) và có giá trị trong vòng 3 năm. Việc thanh tra giám sát sẽ được tiến hành 6 tháng một lần. 2.3.3.4 Tiêu chuẩn trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu (WRAP). Đây là chứng nhận trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu (Worldwide Responsible Apparel Production) theo nguyên tắc tự nguyện, được một tổ chức đánh giá độc lập giám sát, do ban chứng nhận WRAP cấp giấy chứng nhận. WRAP được hội viên của Hiệp hội may Hoa Kỳ (AAMA) sau này khi hợp nhất với hiệp hội giầy và thời trang Hoa Kỳ đổi tên thành hiệp hội Giầy – May Hoa Kỳ (AAFA) cam kết thực hiện. Năm 1998 AAFA đã áp dụng tiêu chuẩn này với các nội dung sau: Tuân thủ luật và các nội quy lao động: yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ luật pháp và nội quy ở tất cả các nơi mà họ có quan hệ làm ăn thương mại. Doanh nghiệp luôn phải nắm bát và cập nhật những thông tin vầ luật quốc tế, luật địa phương, và nội quy liên quan đến WRAP ( lương, giờ làm việc, tuổi lao động tối thiểu, tự do hội đoàn…) và phải thực hiện tốt các quy định này. Cấm lao động cưỡng bức: tức là doanh nghiệp không được sử dụng lao động cưỡng bức, ràng buộc lao động, để cho người lao động được tự do làm việc, được hưởng lương trực tiếp. Cấm quấy nhiễu và lạm dụng: để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một môi trường làm việc tự do, thoải mái, không có sự trừng phạt, cưỡng bức người lao động. Cấm lao động trẻ em: doanh nghiệp không được sử dụng lao động dưới 15 tuổi và cần tuân thủ đúng pháp luật đối với trẻ từ 15 -:- 18 tuổi. Thu nhập và phúc lợi: doanh nghiệp phải trả lương theo luật pháp quy định, tức là ngoài khoản lương chính thì còn thêm các khoản trợ cấp, phụ cấp và các phúc lợi khác. Giờ làm việc: doanh nghiệp cần quy định rõ số giờ làm việc trong một ngày, trong mọt tuần, nhất thiết phải có ít nhất một ngày nghỉ trong tuần. Cấm phân biệt đối xử: doanh nghiệp không được có thái độ phân biệt đối xử với người lao động theo phong tục, tôn giáo, giới tính… An toàn sức khỏe: doanh nghiệp cần có biện pháp đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động. Tự do hội đoàn: Doanh nghiệp thừa nhận và tôn trọng quyền hợp pháp của cá nhân người lao động về tụ do hội đoàn. Môi trường: doanh nghiệp pahir tuân thủ các nguyên tắc, quy định môi trường nơi họ đang sản xuất, có biện pháp phòng và kiểm tra môi trường… WRAP có những tiêu chuẩn cũng giống như SA 8000, tuy nhiên phạm vi ảnh hưởng của hệ thống tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may và thời trang sang thị trường Hoa Kỳ. 2.3.4. Chính sách chống bán phá giá. Hiện nay biện pháp chống bán phá giá đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đặc biệt khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, bởi vì Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá hết sức khắt khe. Nếu sản phẩm nào bị coi là bán phá giá thì bên phía Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp trừng phạt như: Áp đặt thuế nhập khẩu, thực hiện biện pháp xuất khẩu tự ngyện, trừng phạt xuất khẩu… Tại Hoa Kỳ, việc xác định bán phá giá được tính trên cơ sở so sánh mức giá bán tại Hoa Kỳ với mức giá bản sản phẩm giống hệt hoặc tương tự tại thị trường bên bị cáo hoặc nước thứ ba. Nếu trong trường hợp không thể so sánh bằng cách trên, thì giá bán hàng hóa được tính bằng cách so sánh chi phí sản xuất hàng hóa đó (gồm: Chi phí nguyên vật liêu, lao động, yếu tố đầu vào…) cộng thêm chi phí quản lý nếu cao hơn giá bán ở Hoa Kỳ thì hàng đó được coi là phá giá. Mặc dù vụ kiện xảy ra ở thị trường Hoa Kỳ không nhiều như ở EU nhưng đây là thị trường quan trọng và lớn của doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy để hiểu và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ là cần thiết, nhất là qui trình giải quyết vụ kiện của các cơ quan liên quan Hoa Kỳ. Hai cơ quan Hoa Kỳ có vai trò quan trọng trong vụ kiện liên quan đến bán phá giá là Bộ Thương mại (DOC) và Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC). DOC là cơ quan chịu trách nhiệm về việc ra quyết định bắt đầu vụ kiện và tính mức phá giá, trong khi ITC là cơ quan độc lập với sáu ủy viên bao gồm ba người của Đảng Dân chủ và ba của Đảng Cộng hòa chịu trách nhiệm xác định mức thiệt hại của ngành công nghiệp nội địa có bị thiệt hại bởi hàng nhập khẩu được xem là bán phá giá. Hai cơ quan trên sẽ tiến hành điều tra khi vụ kiện được khởi tố bởi các doanh nghiệp địa phương. Theo thông tin của Bộ Thương mại, vào ngày 17/1/2007 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa kỳ (DOC) đã một lần nữa thông báo về việc tiếp tục lấy ý kiến bình luận vòng 2 của các bên liên quan về việc áp dụng Chương trình giám sát hàng dệt may Nhập khẩu từ Việt Nam. Động thái này được các nhà quan sát coi là cam kết của chính quyền Tổng thống Bush đối với các Thượng Nghị sĩ của các bang có ngành công nghiệp dệt may phát triển, mục đích nhằm bảo đảm kiểm soát mức tăng trưởng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhiều chuyên gia luật trong nước và quốc tế đã cảnh báo về khả năng DOC sẽ tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng dệt may của Việt Nam, bất chấp việc này có thể đi ngược lại tinh thần của các quy định và luật lệ quốc tế. Đánh giá về thực trạng áp dụng rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Thực tế các công cụ thuế quan và phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của nước nhập khẩu vô hình chung đã trở thành rào cản thương mại đối với nước xuất khẩu. Các rào cản thương mại mà Hoa Kỳ áp dụng bao gồm những biện pháp hạn chế sự nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường kiểm soát hoạt động xuất khẩu của một quốc gia… Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hóa và toàn cầu hóa, các rào cản thuế quan dần bị thu hẹp để mong muốn đạt đến một “thế giới phẳng”, thay vào đó các rào cản phi thuế quan lại ngày càng phát triển theo chiều sâu. Có nghĩa là các rào cản liên quan đến tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, bảo đảm các vấn đề an sinh xã hội thì ngày càng được sử dụng rỗng rãi. Những rào cản này được dựng lên trên cơ sở định tính mà thường không có một công thức cụ thể nào để tính toán, nhưng tác động của nó thật không nhỏ chút nào. Mặc dù đi ngược với quy định của WTO “ Đối xử không phân biệt vô điều kiện và ngay lập tức” cho tất cả các thành viên của WTO và vi phạm quy chế tối huệ quốc (MFN) của WTO đối với hàng dệt may Việt Nam, chính quyền Bush đã đề xuất việc thiết lập một chương trình giám sát chống bán phá giá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Chính q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33447.doc
Tài liệu liên quan