Đề án Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ

MỤC LỤC

Lời mở đầu .Trang 1

I. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ trong thời gian qua .Trang 6

1.1. Thực trạng Thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa kỳ.Trang 3

1.2. Thực trạng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.Trang 8

1.3. Thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam .Trang 13

II. Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi hiệp định Thương mại có hiệu lực .Trang 20

2.1. Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ .Trang 23

2.2. Hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam .Trang 29

III. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ.Trang 31

3.1. Các biện pháp mang tính vĩ mô .Trang 38

3.2. Các biện pháp mang tính vi mô .Trang 31

3.3. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực vào thị trường Hoa Kỳ .Trang 40

IV. Các biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ Hoa Kỳ vào Việt Nam .Trang 46

V. Kết luận .Trang 49

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên chưa thu hút được sức mua cũng như đáp ứng thị hiếu của người dân Hoa Kỳ. - Công nghệ, máy móc của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Mặc dù kim ngạch chưa cao, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lại thuộc loại cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Với Việt Nam, rõ ràng thị trường Hoa Kỳ ngày càng có một vị trí quan trọng. Tổng kim ngạch hai chiều hơn 1 tỷ USD trong năm 2000 sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới, giúp giải toả bớt sức ép cũng như giúp Việt Nam đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, mặc dù chỉ xếp thứ 70 trong số 200 đối tác thương mại của mình, nhưng với vị trí chiến lược trong ASEAN và khu vực Đông á, Việt Nam luôn là một đối tác thương mại quan trọng của các nhà đầu tư, xuất khẩu Hoa Kỳ. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là trên một nền tảng pháp lý khá rõ ràng và một môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, chắc chắn Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam khắc phục những mặt yếu, tối đa hoá lợi ích dân tộc và trong thời gian ngắn nhất có thể phát huy tối đa quy mô phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam. II. Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi Hiệp định thương mại việt nam - hoa kỳ có hiệu lực Để có cái nhìn tương đối về tiềm năng xuất nhập khẩu đối với hàng hoá Việt nam sang Hoa kỳ chúng ta cần có cơ sở để xây dựng dự báo cho tương lai Ngoại thương của Việt nam trong buôn bán với Hoa Kỳ. Cơ sở đó chính là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001- 2010 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lẫn thứ IX đã đưa ra định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỷ 21 (2001-2010): “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Mục tiêu chung của Chiến lược 10 năm (2001-2010) là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là: - Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm , của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. - Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên hai lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp 16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%. - Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10-10,5%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40-41% GDP và sử dụng 23-24% lao động. Để thực hiện mục tiêu tổng quát và cụ thể của Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam, trong giai đoạn từ 2001 đến 2010, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã nêu rõ Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại trong đó có định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam mà cụ thể là: Về xuất khẩu - Tăng tổng kim ngạch xuất khẩu. Tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới, nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu. - Phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới đạt khoảng 114 tỷ USD, tăng 16%/năm, trong đó nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm là 15,9%; nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp chiếm 43% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp, tăng bình quân hàng năm 22%; nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm 16,2%. Về nhập khẩu - Bảo đảm nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu, có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh trong nước. - Phấn đấu đạt tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm khoảng 118 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm 15%, trong đó, nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng chiếm 32,6% tổng kim ngạch nhập khẩu; tăng bình quân 17,2%/năm; nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu chiếm 63,5% tăng bình quân 13,9%/năm; nhóm hàng tiêu dùng chiếm khoảng 3,9% bằng 5 năm trước. Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu thời kỳ 2001-2010: Để thực hiện Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và định hướng phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng của Đại hội Đảng IX, ngày 27 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg về Chiến lược phát triển xuất - nhập hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010. Chỉ thị khẳng định “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc toàn diện, phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu”. Chỉ thị nêu rõ: - Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 phải đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15%/năm trở lên phấn đấu cân bằng cán cân thương mại vào những năm 2009-2010 và xuất siêu vào thời kỳ sau 2010. - Giảm xuất khẩu hàng chế biến thô; tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới. - Đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mua lớn như Hoa Kỳ, Tây Âu. - Nhập khẩu tăng trưởng bình quân 14%/năm cho cả giai đoạn 2001-2010; chú trọng nhập khẩu công nghệ cao; tăng cường tiếp cận các thị trường cung ứng nguồn như Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản,v.v Cùng với định hướng chiến lược tổng quát và cụ thể trong thời kỳ 2001-2010, với việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ vào ngày 10 thang 12 năm 2001, và với những tài liệu thu thập được về phương pháp cũng như những con số dự báo về tương lai xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ, em xin được tổng hợp lại tiềm năng hai bên có thể đạt được sau khi hiệp định có hiệu lực. Phương pháp dự báo được đưa ra theo hai cách tiếp cận. Cách thứ nhất là dự báo về thị trường Hoa Kỳ nói chung với ý nghĩa là một trong những thị trường nhập khẩu mới, đầy tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam. Cách thứ hai là dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ theo nhóm mặt hàng. 2.1. Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ 2.2.1 Hoa Kỳ - Thị trường xuất khẩu mới đầy tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, qua đó Chính phủ Hoa Kỳ sẽ phải ngay lập tức và vô điều kiện dành cho hàng hoá của Việt Nam hưởng Quy chế Tối huệ quốc (tức là được đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Hoa Kỳ đã dành cho hàng hoá tương tự của bất kỳ nước thứ ba nào khác), Quy chế Đối xử Quốc gia và loại bỏ tất cả các hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu giấy phép và kiểm soát nhập khẩu đối với hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu sang thị Hoa Kỳ. Ngoài ra Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ còn quy định rằng: Chính phủ Hoa Kỳ sẽ xem xét khả năng dành cho Việt Nam Chế độ Ưu đãi Thuế quan Phổ cập. Như vậy là căn cứ vào thực trạng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian qua; căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 trình bày ở trên, đặc biệt, căn cứ vào chính sách, chế độ, qui chế điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước đã được thoả thuận trong Hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, có thể dự đoán rằng, riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch hàng hoá Việt Nam xuất sang thị trường này sẽ tăng 15% hàng năm trong 3 năm đầu (sau khi Hiệp định có hiệu lực) và 18% cho 3 năm tiếp theo và vẫn giữ ở vị trí tăng lên 15% cho đến hết năm 2010. 2.2.2. Dự báo tiềm năng xuất khẩu theo nhóm mặt hàng Nhóm mặt hàng hải sản Hoa Kỳ là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới và cũng là nước nhập khẩu hải sản lớn thứ 2 thế giới, sau Nhật Bản. Hàng năm, Hoa Kỳ phải nhập khẩu trung bình một lượng hải sản giá trị khoảng 2,5 tỷ USD từ các nước châu á và cho đến năm 1996 thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1,14% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ từ các nước châu á và 0,42% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ từ các nước trên thế giới. Vì thế, có thể khẳng định rằng đây là thị trường vô cùng rộng lớn và đầy triển vọng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Việt Nam. Mặt hàng nhập khẩu chính của Hoa Kỳ là tôm các loại trong khi đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Dự báo, Việt Nam có thể xuất khẩu 600 triệu USD hải sản vào Hoa Kỳ năm 2010, tăng 7 lần so với năm 1998, 6 lần so với năm 2000 và gần bằng mức xuất khẩu của Thái Lan hiện nay. Nhóm hàng nông sản Nhóm hàng này do thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu cao và mức thuế nhập khẩu bằng 0 hoặc rất thấp, nên hàng Việt Nam đã vào gần đúng vị trí so với khả năng của mình, nên trong thời kỳ 2001-2010 sẽ tiếp tục tăng vọt như mấy năm vừa qua. Ngoài ra, các mặt hàng này còn phụ thuộc nhiều vào sản lượng, thời tiết và giá ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, định hướng xuất khẩu của nhóm các mặt hàng này bình quân có thể tăng 15%/năm và tới năm 2010 dự kiến tăng hơn gấp đôi năm 2000, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng hơn 350 triệu USD. - Cà phê: Tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với các loại cà phê năm 1992 là 1.612 tỷ USD; năm 1997 là 3,726 tỷ USD và năm 1998 giảm xuống 3.237 USD. Dự kiến trong 10 năm tới, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ sẽ tăng khoảng 10%/năm (Báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ). Trong 10 năm tới (đến 2010) xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ có những tăng giảm bất thường do thị trường cà phê thế giới thường có những biến động. Nếu giá cả, chất lượng cạnh tranh tốt thì ta có thể tăng được xuất khẩu vào Hoa Kỳ tương ứng với mức tăng nhu cầu thị trường, ít nhất với mức tăng bình quân (10-15%/năm), đạt khoảng 350 triệu USD vào năm 2010. Tuy nhiên, do thị trường Hoa Kỳ chủ yếu tiêu thụ cà phê ARABICA nên nếu chương trình trồng cà phê ở miền Bắc thành công thì xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng sẽ tăng nhiều hơn nhờ loại cà phê này. - Hạt tiêu: Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu số lượng lớn hạt tiêu chưa xay và đã xay (năm 1992 nhập trên 112 triệu USD, năm 1998 nhập trên 302 triệu USD, tăng 170 lần so với năm 1992 và 17% so với năm 1997). Mặt hàng này Việt Nam thâm nhập vào Hoa Kỳ chậm hơn cà phê, nhưng từ những năm tới, khả năng tăng xuát khẩu mặt hàng này sẽ cao vì Trung Quốc, Tây Ban Nha, những nước hiện đang đứng trên Việt Nam về xuất khẩu mặt hàng này, lại không có nhiều hạt tiêu như Việt Nam. - Chè các loại: Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu các loại chè xanh và đen, trung bình 130 triệu USD/năm (từ 1992-1997), riêng 1998 nhập 170 triệu USD. Giai đoạn 2000-2010, Việt Nam có thể tăng đều đặn 20%/năm nếu tăng được xuất khẩu trực tiếp và có thể đạt 3 triệu USD vào năm 2010. Nếu như có sự đầu tư bao tiêu sản phẩm của các công ty Hoa Kỳ, có thể đạt 6 triệu USD. - Gạo: Nhiều khách hàng Hoa Kỳ mua gạo Việt Nam để xuất khẩu sang châu Phi theo các chương trình viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ. Trước khi có NTR, thuế nhập khẩu đối với gạo là 0,055 USD sau khi có NTR là 0,021 USD/kg. Mức thuế như vậy là thấp và thị trường nhập khẩu gạo của Hoa Kỳ là rộng mở đối với Việt Nam. Nhóm mặt hàng khoáng sản - Dầu mỏ: Hoa Kỳ là nước có kỹ thuật về khai thác cũng như lọc dầu tiên tiến nhất trên thế giới nhưng cũng là nước nhập khẩu dầu khí lớn nhất thế giới. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô vào thị trường Hoa Kỳ từ năm 1998 và giá trị xuất khẩu năm 1999 là 83,8 triệu USD. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là việc chưa có khách hàng truyền thống là các nhà máy lọc dầu lớn của Hoa Kỳ cũng là một nguyên nhân làm cho trong 6 tháng đầu năm 1999, Việt Nam không bán được một tấn dầu thô nào cho thị trường này. Năm tập đoàn công nghiệp dầu mỏ hàng đầu thế giới hiện nay là SHELL và BP (Anh), ESSON và MOBIL (Hoa Kỳ), ELT-EQUITANIE (Pháp) đều đang có mặt tại Việt Nam và làm ăn rất thành công chứng tỏ sức mạnh về tiềm năng sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Việt Nam rất lớn nên đã thu hút được các công ty hàng đầu thế giới. Chắc chắn rằng, trong một vài năm tới Hoa Kỳ sẽ nằm trong số bạn hàng lớn về dầu thô, bởi vì, đó là một trong số những dự án nghiên cứu của công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam khi thị trường nội địa không tiêu dùng hết. Dự báo đến năm 2010, xuất khẩu dầu thô và khí tự nhiên Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 200 triệu USD. - Khí đốt: Nói chung, xuất khẩu khí đốt của Việt Nam còn nhỏ bé so với khả năng nhập khẩu khí đốt của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với khả năng khai thác khí đốt trong việc phát triển các dự án nhiệt điện, Việt Nam rất có khả năng tăng xuất khẩu mặt hàng khí đốt vào Hoa Kỳ lên tới 100 triệu USD vào năm 2010. - Than đá: Là nước xuất khẩu lớn về than đá nhưng Hoa Kỳ cũng nhập khẩu một lượng lớn than đá do hàng nhập khẩu có thể rẻ hơn hàng nội địa. Tuy nhiên có một lợi thế là than đá Việt Nam rất phù hợp hơn cho ngành công nghiệp luyện thép mà ngành luyện thép Hoa Kỳ đang phải giảm sản xuất do giá thành cao, cộng với các vấn đề về môi trường nên xuất khẩu than của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ bị hạn chế trong thời gian tới. Một số nhóm mặt hàng khác Là nước có nền công nghiệp lớn nhất thế giới và có nhiều loại rau quả với số lượng lớn, nhưng Hoa Kỳ cũng là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới. Đề án phát triển rau quả của Việt Nam ở các vùng trong cả nước nhằm thoả mãn nhu cầu về rau quả trong cả nước, cũng như những cố gắng tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi và chế biến lên 1 tỷ USD năm 2010 sẽ tạo ra khả năng lớn trong việc xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ. - Nhóm thực phẩm chế biến từ thịt và tôm, cá: Hoa Kỳ là một nước nhập khẩu nhiều các sản phẩm chế biến từ thịt, cá, tôm. Trong nhóm hàng này, Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu tôm chế biến. Những năm gần đây, thị trường Hoa Kỳ có mức tăng nhập khẩu đối với mặt hàng này từ khoảng 20-30%/năm, do đó nếu Việt Nam đầu tư để sản xuất với chất lượng tốt thì có thể đạt được mức tăng 30%/năm và tới năm 2010 có thể đạt 50 triệu USD và có thể vươn lên đứng thứ hai (sau Thái Lan) trong số các nước xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ. - Hàng gốm sứ: Việt Nam có lợi thế là ngành nghề thủ công truyền thống, có mẫu, mã đẹp và giá nhân công rẻ. Sau khi Hiệp định Thương mại song phương có hiệu lực thì một số mặt hàng gốm sứ như chậu cảnh, voi gốm, v.v có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ tới hàng chục triệu USD/năm, dự báo sẽ khoảngđạt 300 triệu USD vào năm 2010. - Cao su và sản phẩm cao su: Đây là nhóm mặt hàng có nhu cầu rất lớn ở Hoa Kỳ, do các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp ô tô phát triển mạnh. Trong khi đó, Việt Nam là nước Đông Nam A có thể mạnh về trồng cao su thiên nhiên. Trong tương lai, nếu Nhà nước có chương trình đầu tư hoặc thu hút đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su, thì đến năm 2010, việc xuất khẩu vào thị trưòng này dự báo mỗi năm đạt khoảng từ 150-200 triệu USD giá trị sản phẩm cao su các loại, là điều một dự báo có cơ sở. - Hàng dệt may: Theo thống kê, hàng năm Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng may mặc. Theo tình hình hiện tại, dự đoán sau khi có NTR Việt Nam có thể xuất khẩu ngay vào Hoa Kỳ và kim ngạch có thể đạt 1 tỷ USD ngay từ năm đầu nếu chúng ta chuẩn bị tốt. Nếu giữ được thị trường này cho hàng dệt may thì khả năng thâm nhập thị trường Hoa Kỳ từ nay đến năm 2010 sẽ là một điều thuận lợi cho ngành may mặc Việt Nam đạt tới con số 1,5 tỷ USD. Kết luận: Như đã phân tích ở trên, dự báo về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong thời kỳ 2000-2010 được đưa ra trên cơ sở là hàng hoá Việt Nam được hưởng NTR từ cuối năm 2001 và quan hệ hai nước sẽ được tăng cường hơn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các dự đoán trên còn dựa trên cơ sở sau đây: - Những năm 2000-2005 là thời kỳ chuyển hướng thị trường và thay đổi cơ cấu kinh tế, nên sẽ có tăng trưởng đột biến trong tổng giá trị xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ, đặc biệt là các mặt hàng giày, dép, may mặc, máy móc, điện tử, đồ chơi, nông sản chế biến. Thời kỳ này, chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà ta đang có ưu thế về thủ công và lao đông rẻ như: giày, dép, may mặc, thủ công mỹ nghệ truyền thống và bước đầu phát triển máy móc và hàng chế biến cao chuẩn bị cho thời kỳ tiếp theo. - Thời kỳ 2005-2010 xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ tăng chậm nhưng phải tăng gấp đôi trong 5 năm. Hàng nguyên liệu thô và nông sản thô tăng chậm hơn hay giữ nguyên thị phần. Đến năm 2010 thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu của Hoa Kỳ cố gắng chiếm 0,96%, đây là một chỉ tiêu tương đối cao. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có thể đạt được quy mô trên khi đẩy mạnh được quá trình công nghiệp hoá, thu hút đầu tư của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. - Nhập khẩu của Hoa Kỳ trong thập kỷ qua đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm và dự kiến trong thập kỷ tới sẽ vẫn đạt được nhịp độ như thế. Các nền kinh tế khác, kể cả Việt Nam cũng được hưởng chung thành quả này. Vì vậy chúng ta hy vọng Hoa Kỳ trong thời gian tới vẫn giữ được mức độ tăng trưởng. 2.2. Dự báo hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam Sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, dự báo chung là nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Hoa Kỳ sẽ tăng liên tục ở mức 14%/năm cho cả thời kỳ 2001-2010, cùng với sự tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, định hướng nhập khẩu của Việt Nam là chỉ chú trọng nhập khẩu công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu của các ngành chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản đồng thời hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được. Ngoài ra, tăng cường nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật nhằm đáp ứng mục tiêu: đổi mới, hiện đại hoá thiết bị, công nghệ và đảm bảo nguồn vật tư, nguyên liệu cho các ngành kinh tế chủ chốt, góp phần ổn định thị trường, ổn định nền kinh tế và đời sống xã hội. Với tầm nhìn chiến lược đó, có thể dự báo một số nhóm mặt hàng chủ yếu nhập khẩu từ Hoa Kỳ. 2.2.1. Dự báo một số nhóm mặt hàng nhập khẩu Hàng máy móc thiết bị, phương tiên vận tải, thiết bị y tế và các loại máy móc chuyên dụng khác Đây vẫn là mặt hàng ưu tiên nhập khẩu của Việt Nam, hàng năm chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Căn cứ vào nhu cầu trong nước và chủ trương đổi mới công nghệ, có thể thấy kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này từ Hoa Kỳ sẽ rất cao, đặc biệt là các loại máy phục vụ sản xuất, các thiết bị vô tuyến điện, viễn thông trong thời gian tới. Kim ngạch nhập khẩu nhóm máy móc phương tiện vận tải sẽ tăng vọt nếu ta tiếp tục ký các hợp đồng nhập khẩu máy bay với Hoa Kỳ. Ngoài ra, việc tăng cường đầu tư và thực hiện các cam kết đầu tư đã có thể tạo điều kiện hơn nữa cho việc nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ Hoa Kỳ. Hàng tiêu dùng Hàng tiêu dùng Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua chủ yếu là của các công ty Hoa Kỳ ở Châu á sản xuất, chứ không phải là hàng hoá được sản xuất trên đát Mỹ. Vì thế, một trong các xu hướng trong những năm tới sẽ là nhập khẩu hàng tiêu dùng Mỹ từ Mỹ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chủ trương hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng (dưới 20% tổng kim ngạch hàng nhập khẩu) nên thời gian tới, xuất khẩu tại chỗ của các công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ là xu hướng chính trong việc nhập khẩu hàng tiêu dùng của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Phân bón Đây là một mặt hàng nhập khẩu quan trọng đối với một nền kinh tế nông nghiệp như nước ta, khi mà hầu hết toàn bộ lượng phân đạm tiêu thụ trong nước (92%) phải nhập khẩu. Trong những năm tới, nhập khẩu phân bón vẫn là nguồn cung cấp chính. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm được nguồn cung cấp khá ốn định từ thị trường Hoa Kỳ, vì thế mặt hàng này sẽ giữ vững và tăng mạnh kim ngạch nhập khẩu trong thời gian tới. Bông sợi Hoa Kỳ là nước có sản lượng bông lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 23% tổng sản lượng thế giới. Hoa Kỳ cũng là nước xuất khẩu bông lớn nhất thế giới, còn Việt Nam thì nhu cầu bông ngày càng tăng do sự tăng trưởng mạnh của nganh dệt may. Vì vậy, trong thời gian tới, Hoa Kỳ là một thị trường cung cấp bông đầy triển vọng đối với Việt Nam. Trong những năm tới khi hưởng NTR và GSP của Hoa Kỳ, hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ thoả mãn các điều kiện về xuất xứ nguyên liệu do Luật pháp Hoa Kỳ quy định, chắc chắn sẽ thúc đẩy nguồn hàng bông sợi nhập từ Hoa Kỳ. 2.2.2. Kết luận Cùng với thực trạng và triển vọng hoạt động nhập khẩu giữa hai nước như đã phân tích ở trên, nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ sẽ tăng nhanh chóng, dự đoán trong thời gian tới có thể đạt 400-600 triệu USD mỗi năm trong các năm trước mắt. Với việc Việt Nam được hưởng NTR và EXIMBANK khai thông tài trợ cho các công ty Hoa Kỳ kinh doanh với Việt Nam ... thì nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chắc chắn sẽ chiếm phần lớn hơn nhiều trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, cụ thể lấy mốc năm 2000 (khi mà nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chỉ chiếm 2,4% tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam) cứ tăng đầu bình quân là 14% một năm thì rõ ràng Hoa Kỳ sẽ là thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam. III. các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang Hoa Kỳ 3.1. Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô 3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo ra sự phù hợp với những quy định của luật pháp Hoa Kỳ và Hiệp định Thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ có rất nhiều quy định đặc thù và cùng với tính hiệu lực pháp lý, Hiệp định sẽ tạo nên rất nhiều điểm khác biệt so với những quy định của luật pháp trong nước. Đó là, những khác biệt nằm trong các quy định của Hiệp định về chính sách thuế, về các khoản lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu, về cạnh tranh, về thương mại nhà nước, về giải quyết tranh chấp, v.v. Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ là thị trường đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng hàng hoá, xuất xứ, về giá cả và về thị hiếu khách hàng. Để thực hiện những qui định trong hiệp định cũng như khai thác thuận lợi sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ, trước mắt, cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Để làm được điều này, cần thực hiện ngay các công việc sau đây: -Tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản (luật hoặc dưới luật) đã lỗi thời, bất cập và không mang lại hiệu quả. Đây là công việc phức tạp, tốn kém, đòi hỏi phải có sự đầu tư của Nhà nước về kinh phí cũng như về nguồn nhân lực. Cùng với việc đầu tư, việc phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành hữu quan cũng là công việc đặc biệt quan trọng. Hiện nay, Bộ Tư Pháp được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan để rà soát, đối chiếu, so sánh các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Mỹ với các văn bản hiện hành. Tuy nhiên, công việc này không phải chỉ làm trong một vài tháng mà phải làm trong một vài năm, trước mắt là làm ngay trong 2 năm đầu, kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Làm được điều này cũng chính là đẩy nhanh tiến trình Việt Nam gia nhập WTO. - Sửa đổi Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 cho phù hợp với tình hình mới, hoàn thiện Quy chế thương nhân và bổ sung các quy định về chính sách quản lý xuất khẩu rõ ràng, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Đảng, cũng như phù hợp với Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. - Khẩn trương soạn thảo và ban hành luật cạnh tranh và chống độc quyền nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng - Ban hành mới và sửa đổi các luật thuế xuất khẩu, phù hợp với lịch trình cắt giảm thuế đối với hàng hoá theo quy định của Hiệp định Thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ. Một trong những biện pháp tích cực nhất để thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong Hiệp định là Chính phủ Việt Nam phải bảo đảm cho hàng hoá của Hoa Kỳ xuất sang Việt Nam, được hưởng MFN và NT. Để thực thi nghĩa vụ này, Dự thảo Pháp lệnh về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử Quốc gia đã được soạn thảo. Tuy nhiên, thời gian qua, các công việc liên quan nhằm sớm ban hành pháp lệnh này còn được triển khai chậm, ở phạm vi hẹp. Vì vậy cần phải tích cực hơn nữa trong việc xây dựng, thảo luận và thông qua Pháp lệnh về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử Quốc gia vì đây là những nghĩa vụ cơ bản mà phía Việt Nam phải thực hiện khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. 3.1.2. Tích cực chuẩn bị thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết trong Hiệp định Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, Chính phủ Việt Nam sẽ phải thực hiện mọi cam kết như: Cho Hoa Kỳ hưởng MFN, NT mở cửa thị trường dịch vụ, v.v. Đây là những nghĩa vụ rất nặng nề. Do đó, C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 184.doc
Tài liệu liên quan