Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cũng là nơi phát sinh thêm các chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Các cơ quan công quyền ở mọi cấp tự đặt ra rất nhiều loại phí khi cung cấp dịch vụ công dẫn đến tình trạng “ loạn phí và lệ phí “. Theo cục thuế Thành phố HCM căn cứ vào báo cáo của cấp dưới thì ở thành phố tồn tại 122 khoản phí và lệ phí . Ngoài các khoản của bộ, ngành, trung ương hiện nay khôngm một cư quan thống kê nào có thể công bố chính xác có bao nhiêu khoản phí và lệ phí mà người dân và doanh nghiệp phải nộp ( Thời báo kinh tế Sài Gòn 24-8-2000). Cùng với các loại lệ phí chính thức các doanh nghiệp còn phải chi thêm nhiều khoản “hoa hồng, giao dịch phí” khác cho các quan chức. Để giải quyết các vấn đề kinh doanh doanh nghiệp còn phải chi một khoản không nhỏ và biến báo tận cùng vào giá thành sản phẩm hoặc cắt giảm lợi nhuận, phúc lợi. Điều này dường như đã trở thành một nếp, một thói quen rất khó bỏ trong môi trường kinh doanh của nước ta.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm của các doanh nghiệp việt nam thời gian qua
ở phần trên chúng ta đã đề cập đến một số vấn đề về thực trạng sản xuất kinh doanh chung của các doanh nghiệp thời gian gần đây. Các chỉ tiêu về lợi nhuận, giá thành sản xuất, tiềm lực tài chính... đã nói lên được phần nào thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp hiện nay. Trong phần này chỉ tập trung nói về thực trạng tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, các hoạt động marketing nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay.
Để đánh giá sơ bộ thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, chúng ta có thể thông qua các chỉ tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp và trị giá xuất khẩu sản phẩm công nghiệp những năm gần đây.
bảng II.2:giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực và thành phần kinh tế theo giá so sánh năm 1994
đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2000(của tổng cục thống kê)
Năm
Tổng số
DN Nhà nước
DN Ngoài quốc doanh
đầu tư nước ngoài
1995
103525
52141
25451
25933
1996
118097
58166
28369
31562
1997
134420
64474
31068
38878
1998
151223
69463
33402
48358
1999
168749
73208
37027
58514
2000
195321
82101
43809
69411
Chỉ số phát triển theo giá so sánh năm 1994
1996
114,1
111,6
111,5
121,7
1997
113,8
110,8
109,5
123,2
1998
112,5
107,7
107,5
124,4
1999
111,6
105,4
110,9
121,0
2000
115,7
112,1
118,3
118,6
Tb 96-2000
113,5
109,5
111,5
121,8
Qua bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp tăng hàng năm từ năm 1995-2000 với chỉ số phát triển trung bình năm là 113,5% là khá cao. Trong khi đó số cơ sở sản xuất công nghiệp năm 1995 là 615389 doanh nghiệp năm 1999 là 618198 doanh nghiệp chứng tỏ số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng rất ít. điều này một phần nào nói lên rằng quy mô trung bình của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, doanh thu hàng năm ngày càng tăng, tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp được cải tiến dần.
Tuy nhiên tốc độ phát triển giảm dần từ năm 1996 đến năm 1999, có rất nhiều nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này giảm dần nhưng nguyên nhân chính đó là do cuộc khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực. Tuy nhên năm 2000 tốc độ tăng trưởng chung của ngành công nghiệp lại tăng cao (015,7% ), cao hơn cả mức tăng trưởng năm 1996 là 14,1%. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của công nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm từ năm 1997 đến năm 2000, điều này phần nào chứng tỏ thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được cải thiện dần, hiệu quả kinh doanh dần dần được nâng cao.
Điều đáng mừng là không những giá trị sản xuất công nghiệp tăng ở mức khá mà trị giá xuất khẩu hàng hoá tăng ở mức cao qua các năm . Các doanh nghiệp nước ta dần dần thích nghi với xu thế hội nhập, một số lớn các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư tiền của công sức để nghiên cứu thị trường ngoài nước, tìm bạn hàng nhằm thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài.Họ đã nhận thức được rằng cạnh tranh trong thời đại ngày nay là cạnh tranh mang tính toàn cầu, các doanh nghiệp không thể trông chờ mãi vào sự bảo hộ của nhà nước, họ phải tích cực chủ động tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, thiết kế kênh phân phối có hiệu quả, có chiến lược xúc tiết phù hợp và hấp dẫn...để nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ trên thị trường trong nước mà phải không ngừng chiếm lĩnh thị trường ngoài nước.
Bảng II.3: Trị giá xuất khẩu hàng công nghiệp từ năm 1995 đến năm2000
đơn vị: triệu USD
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000(sơ bộ)
CN nặng và KS
1377,7
2085,0
2574,0
2609,0
3576,0
5100
CN nhẹ , TTCN
1549,8
2101,0
3372,4
3427,6
4190,0
4900
Tổng số
2927,5
4146,0
5946,4
6036,6
7766,0
10000
Nguồn: tổng cục thống kê
Tuy nhiên nhìn chung chất lượng hàng hoá dịch vụ thấp ,giá thành cao nên thiếu sức cạnh tranh.Theo kết quả điều tra của toàn bộ công nghiệp thì đến giữa năm 1998 nghành công nghiệp mới có 26,9% sô doanh nghiệp dành được ưu thế chiếm lĩnh thị trường trong nước ;58,8% số doanh nghiệp chiếm lĩnh được trường nhưng chưa vững chắc ;14,3% số doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh nggay trên thị trường trong nước .Cũng tại thời điểm điêu tra trên,chỉ có 23,8% số doanh nghiệp đã có hàng hoá xuất khẩu, 13,7% số doanh nghiệp có triển vọng sẽ xuất khẩu, còn lại 62,5% số doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng xuất khẩu
Tờ diễn đàn kinh tế thế giới mới đây quan sát và đánh giá sức cạnh tranh của 59 nền kinh tế. Trong danh sách xếp hạng này sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta đứng thứ 53.
Bảng II.4: tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp phân theo khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu năm 1998
Nguồn: Tổng cục thống kê
đơn vị:(%)
Toàn ngành công nghiệp
Chia ra
Khai thac
Chế biến
sx,ppđiện,khí,ga
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
a,khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước
-giành ưu thế
-chưa vững chắc
-không có khả năng cạnh tranh
26,9
58,8
14,3
28,9
59,2
11,9
26,3
59,2
24,3
85,2
13,6
2,5
b,khả năng xuất khẩu
-đã xuất khẩu
-triển vọng sẽ xk
-không có khả năng xk
23,8
13,7
62,5
15,9
14,4
69,7
24,3
13,8
61,9
2,5
1,2
96,3
Hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc rất lớn vào mức độ mà doanh nghiệp tiếp cận được với thực tiễn quốc tế trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù có nhiều chuẩn mực hoạt động trong các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam, những khám phá về saugiường như thích hợp với một số lớn các doanh nghiệp cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp trong khu vực tư nhân .
Các doanh nghiệp trên thế giới thành công là do đã không ngừng cố gắng cải thiện tình hình của mình qua việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, áp dụng các quy trình công nghệ mới, có các biện pháp về chất lượng ...các biện pháp đó được các doanh nghiệp sử dụng liên tục, vì có như vậy doanh nghiệp mới có sản phẩm có chất lượng cao nhất, chi phí sản xuất thấp,tỷ lệ phế liệu thấp và mức độ thoả mãn khách hàng cao hơn đối thủ cạnh tranh nhằm tồn tại và thu được lợi nhuận thoả đáng trong triển vọng dài hạn.
Theo quan điểm của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng khả năng cạnh tranh và năng suất của họ thấp là do máy móc lạc hậu và thiếu vốn để đầu tư vào thiết bị mới. Tuy nhiên máy móc thiết bị lạc hậu không phải là trở ngại chính đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả là những đơn vị có kỹ năng trong việc tìm kiếm các phương thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm mới và tốt hơn, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường dịch vụ phục vụ khách hàng và thực hiện các hoạt động marketing có hiệu quả. Máy móc hiện đại gần như luôn có hiệu quả xét trên góc độ kỹ thuật, nhưng để có hiệu quả trên góc độ kinh tế thì phải xét tới chi phí của nó. Chắc chắn máy móc hiện đại là cần thiết trong nhiều trường hợp, nhưng thiết bị mới không phải là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận trong phần lớn các trường hợp và nó sẽ chỉ góp phần nhỏ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả tiêu thụ nếu không quản lý có hiệu lực, kỹ năng tiếp thị nhạy cảm, đào tạo có chất lượng và một cơ cấu kích thích tốt.
Nhiều doanh nghiệp quốc tế thành công luôn cố gắng cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng bằng cách thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, phát triển các sản phẩm mới nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng và phân phối sản phẩm. Các nhà quản lý của các doanh nghiệp nước ta phần lớn chưa nhận thức được tầm quan trong của việc tập trung vào khách hàng và tiếp thị sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp gần như hoàn toàn thụ động trong việc tiếp cận với thị trường và định hướng khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp còn hiếm khi chủ động tìm kiếm khách hàng mới, nắm bắt và tham gia vào các tiếp thị năng động trong nước hay quốc tế, hoặc thử nghiệm các sản phẩm mới. Doanh nghiệp thường dựa vào khách hàng mới để tiếp cận và tìm kiếm hoạt động kinh doanh mới. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp tiếp tục sản xuất các sản phẩm với giá trị gia tăng thấp, những sản phẩm đến lượt nó lại phải chịu ảnh hưởng của những người bán hàng quốc tế hùng mạnh. Nếu kiểu cách tiếp cận này còn tiếp diễn, các doanh nghiệp Việt Nam rất dễ bị bế tắc trong vòng sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, phạm vi cải tiến bó hẹp.
Về vấn đề chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam thừa nhận chất lượng nói chung là thấp và cũng cho rằng nguyên nhân chính của chất lượng thấp là do công nghệ cũ kỹ và thiếu máy móc hiện đại. Mặc dù trong một số trường hợp, đây có thể là một trong số nguyên nhân dẫn đến chất lượng xấu, nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy chất lượng cao còn phụ thuộc vào khả năng quản lý. Nếu nguyên liêu và các đầu vào khác có chất lượng thấp, người quản lý có thể tìm đến các nhà cung cấp tốt hơn. Nếu quy trình sản xuất dẫn đến chất lượng thấp, nhà quản lý có trách nhiệm tổ chức và xây dựng lại quy trình sản xuất. Một số nghiên cứu quốc tế cho thấy, tăng năng suất và chất lượng có thể đạt được lên tới 40% trong nhiều trường hợp chỉ bằng cách xây dựng lại quy trình sản xuất với sự trợ giúp của các cố vấn chuyên nghiệp có kinh nghiệm quốc tế. Phần lớn nguồn gốc dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp phát sinh cả trườc, trong và sau giai đoạn sản xuất. Một số hoạt động có thể thực hiện để đạt được chất lượng sản phẩm cao hơn, ví dụ các hoạt động ngăn ngừa, đào tạo và áp dụng các hệ thống quả lý chất lượng. Hệ thống quản lý này nhằm mục đích đạt được chất lượng tốt nhất do chế tác sản phẩm và loại trừ các khuyết tật trong quá trình sản xuất là các nguyên nhân dẫn đến chất lượng xấu.
Có một lý do phải nhấn mạnh về máy móc và thiết bị sản xuất ở Việt Nam, về yếu kém trong tiếp thị, chất lượng sản phẩm và hướng tới khách hàng. Một số trở ngại chính đối với việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam là từ bên ngoài như môi trường kinh doanh manh mún và kém phát triển, một cơ cấu kích thích bị bóp méo, sự hỗ trợ và bảo hộ của chính phủ đối với nhiều doanh nghiệp và sức ép cạnh tranh hạn chế. Tuy vậy còn một số trở ngại là từ chính bên trong và các nhà quản lý hoàn toàn có thể giải quyết được.
Mặc dù nâng cao năng suất và cạnh tranh trong thời gian trước mắt là bước đầu tiên đảm bảo tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, nhưng như thế vẫn chưa đủ, doanh nghiệp cần có chiến lược. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam nếu có thì chỉ là chiến lược để tồn tại trong ngắn hạn hoặc là chưa có chiến lược riêng phát triển doanh nghiệp. ý tưởng chuẩn bị một chiến lược kinh doanh thực sự gặp phải thái độ hoài nghi từ một vài doanh nghiệp. Nhiều công ty cảm thấy tầm nhìn là quá ngắn, thị trường (trong nước và quốc tế ) quá bất ổn định, tài chính dài hạn dành cho chiến lược đầu tư không có và chiến lược khó thực hiện do ảnh hưởng lớn của chính phủ vào thị trường và những thay đổi về chính sách thường xuyên tác động đến điều kiện tiến hành kinh doanh.
Thái độ này là dễ hiểu, vì thực tế ở nước ta, các doanh nghiệp thường không mấy xem xét đến chiến lược. Những thay đổi mạnh mẽ và ý tưởng mới thường bị phản đối vì các phương thức kinh doanh truyền thống vẫn hoạt động khá tốt, các thói quen cũ thường là cố hữu, bắt rễ sâu trong các tổ chức ở nước ta .
Tuy vậy, cả ở Việt Nam và một số nước có thể so sánh khác, các doanh nghiệp thành công đầu tiên là vì đã thay đổi cách thức kinh doanh cũ, chuyển dịch mục tiêu và mở rộng khả năng tiêu thụ của mình cả ở trong nước và quốc tế.
ở nước ta, nhiều doanh nghiệp đặt cơ sở cho các hoạt động của mình trên mức lương thấp và sử dụng nhiều phương pháp không có hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp băt chước các mẫu thiết kế và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nước ngoài, không đầu tư vào nghiên cứu triển khai, tiếp thị hay đào tạo. Thay vào đó nhiều công ty coi chính phủ như một tác nhân quan trọng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm của họ và nỗ lực tìm kiếm ngày càng nhiều ưu tiên, giấy phép, hạn ngạch, trợ cấp và bảo hộ càng tốt. Nếu một doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu thông thường nó lệ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài về mẫu mã thiết kế, linh kiện, quy trình công nghệ và các kênh phân phối và tiếp thị. Kết quả là phần lớn các sản phẩm đều sử dụng nhiều lao động và dựa vào tài nguyên thiên nhiên, và chủ yếu được xuất tới các thị trường phát triển.
Điều này là dễ hiểu vì thực tế các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn trong “thời kỳ chuyển đổi” và phương thức kinh doanh theo định hướng thị trường, chất lượng và khách hàng hãy còn chưa nổi trội. Nhiều doanh nghiệp quen với chức năng chỉ như một đơn vị sản xuất và sự chuyển đổi các doanh nghiệp này để trở thành các công ty phát triển hoàn toàn theo định hướng lợi nhuận phải mất nhiều thời gian. Mặc dù vậy, 15 năm đã trôi qua kể từ khi tiến trình đổi mới được bắt đầu thì đây là thời điểm muộn màng đối với nhiều doanh nghiệp trong việc thay đổi mục tiêu chiến lược và chuyể trọng tâm từ lợi thế so sánh dựa trên giá lao động rẻ hay tài nguyên thiên nhiên dồi dào sang lợi thế cạnh tranh mạnh hơn dựa trên yếu tố chi phí thấp cũng như nhiều sản phẩm và quy trình độc đáo hơn.
Doanh nghiệp cần nổ lực tạo ra vị thế cạnh tranh khác biệt và mang tính dài hạn. Sự cần thiết xác định chiến lược nhằm chọn lựa phương thức mà doanh nghiệp phân phối giá trị gia tăng đến khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp dựa trên giá trị là những đơn vị tạo ra và cung cấp giá trị gia tăng của các sản phẩm và dịch vụ, cho phép chúng cạnh tranh trên nhiều phương diện hơn là chi phí hay là giá cả. Các cấu thành của giá trị gia tăng có thể bắt nguồn từ khả năng phát triển sản phẩm, thiết kế sản phẩm, chất lượng sản phẩm cao, tiếp thị thích hợp hoặc các dịch vụ chuẩn mực cao dành cho khách hàng.
Các công ty xuất khẩu Việt Nam thường có ít hoặc không có nhãn hiệu quốc tế riêng, thường phải dựa nhiều vào khách hàng và các đối tác chính để có đầu vào, thiết kế, quy trình công nghệ, tiếp thị và phân phối. Thách thức đối với các doanh nghiệp nước ta là làm sao tạo dựng được biểu trưng nhãn hiệu của riêng mình, giao dịch trực tiếp với khách hàng và kiểm soát các kênh phân phối quốc tế. Các doanh nghiệp nước ta sẽ không thể cải tiến sản phẩm, thu nhiều lợi nhuận hoặc cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững nếu nó không kiểm soát được kênh phân phối và tiếp cận trực tiếp với các khách hàng nước ngoài. Nếu không các doanh nghiệp này sẽ chậm trễ trong việc nắm bắt các xu hướng thị trường và những trung gian buôn bán sẽ là những kẻ chiếm phần lớn lợi nhuận.
III. nguyên nhân dẫn đến hiệu qủa tiêu thụ sản phẩm thấp ở các doanh nghiệp hiện nay
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thấp ở các doanh nghiệp hiện nay. Nhưng những nguyên nhân chủ yếu đó là: tiềm lực tài chính, trình độ máy móc thiết bị yếu kém, các doanh nghiệp chưa có tầm nhìn quốc tế, kỹ năng cạnh tranh quốc tế yếu kém, môi trường kinh doanh của nước ta thiếu tính cạnh tranh. Trong phần tổng quan chung về tình hình sản xuất kinh doanh chúng ta đã đề cập đến tiềm lực tài chính và trình độ máy móc thiết bị của các doanh nghiệp hiện nay. Cho nên trong phần này chúng ta chỉ bàn về những nguyên nhân còn lại.
1. Môi trường kinh doanh của nước ta thiếu tính cạnh tranh
Chi phí kinh doanh tại thị trường nước ta khá cao so với các nước trong khu vực và thường bao gồm cả những chi phí bất hợp lý được gọi là giao dịch phí, tiêu cực phí.
a,giá cung cấp các dịch vụ kết cấu hạ tầng quá cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, hạ thấp khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
Giá dịch vụ viễn thông, giá cước điện thoại quốc tế cao gấp khoảng hai lần so với giá trung bình quốc tế. Điều này làm tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp đang cố gắng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Các chi phí dịch vụ viễn thông cao ở nước ta một phần là do trình độ quản lý của tổng công ty bưu chính viễn thông (VNPT). Mặc dù VNPT có mạng viễn thông rất hiện đại nhưng số nhân viên tính trên một 1000 máy điện thoại
Của nước ta cao gấp 6 lần Philippin và 7 lần so với Singapore
Giá điện dùng cho kinh doanh cao gấp 2 lần so với Thượng Hải và Băng cốc, gấp 5 lần so với Jakarta
Thuế thu nhập tại nước ta ( mức cao nhất là 50% ) cao nhất khu vực trên cả Thượng Hải
Bảng II.5 So sánh chi phí đầu tư tại một số Thành phố lớn ở Châu á (tháng 12-1999)
Hà Nội
TP HCM
Thượng Hải
Singo-pore
Băng koc
Kualar-lumpur
Jakar-ta
Mani-la
Phí thuê phòng/tháng
23
16
24
42
13
17
19
28
Phí thuê nhà cho đại điện nước ngoái/ tháng
1850
1800
1500
2285
1720
920
2000
1970
Phí điện thoạI quốc tế (3 phút gọi sang Nhật)
8.52
8.52
4.3
2.23
3.11
2.61
2.59
3.78
Tiền điện dùng cho kinh doanh/kwh
0.07
0.07
0.035
0.05
0.03
0.06
0.0177
0.09
Vận chuyển contener 40ft từ nhà máy đến cảng gần nhất của Nhật
1825
1375
880
670
1466
895
1252
994
Giá xăng dầu 1 lít
0.31
0.31
0.3
0.74
0.34
0.29
0.138
0.35
Thuế thu nhập cá nhân (mức cao nhất)
50%
50%
45%
29%
37%
29%
30%
33%
Nguồn : TETRO trích từ :Tạp chí phát triển kinh tế 10-2000
b- Mặc dù có giá cao nhưng chất lượng kết cấu hạ tầng ở nước ta lại ở mức thấp nhất khu vực. Chỉ số chất lượng đường của Việt Nam khá thấp, chỉ có khoảng 30% có chiều rộng trên 10 mét. Đến nay vẫn còn trên 40% quốc lộ và 70% tỉnh lộ vẫn cồn có mặt bằng đất, trên hệ thống quốc lộ vẫn còn gần 1000 cây cầu yếu với chiều dài 45000 met. Hiện nay vẫn còn gần 600 xã chưa có đư\ờng ô tô tới trung tâm xã. Theo bộ giao thông vận tải, các dịch vụ liên quan đến Contener và đại lý tầu biển cùng các hoạt động cung ứng xuất nhập khâủ đều chưa có hiệu quả và không có tính cạnh tranh quốc tế. Hiện nay Việt Nam mới có 51% số gia đình được cấp điện.Chỉ có 2.9% số xã ở tỉnh Lai Châu có điện, ở Cao Bằng khá hơn với 7.1% và Lào Cai là 9.9%. Theo Tổng cục bưu điện đến năm 2000 vẫn còn có 19% số xã chưa có điện thoại( Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn 6-7-2000)
Bảng II.6 So sánh kết cấu hạ tầng của các nước ASEAN
Nước
Sân bay
Cảng biển
Giao thông
Điện lực
Viễn thông
Bình quân
Singapore
4.9
4.9
4.6
4.4
4.7
4.7
Brunây
3.3
3
3.3
3.6
3.5
3.3
Malaisia
3.1
3.1
2.7
2.6
3.2
2.9
Thái Lan
3.1
2.5
1.6
2.7
3
2.6
Philippin
2.3
2.4
1.9
2.2
2.7
2.3
Indonexia
3
2.4
2.3
2.6
2.7
2.6
Việt Nam
1.9
2
1.9
1.9
2.2
2
Mianmar
1.6
1.5
1.6
1.4
1.4
1.5
Nguồn : Tạp chí phát triển kinh tế 5-2000.
c- Việt Nam đang mất dần lợi thế về phí nhân công
Nguồn nhân công dồi dào và rẻ lâu nay là lơại thế số một của Việt Nam. Theo báo cáo “ các luồng FDI vào các nước thu nhập thầp “ của ODI thì tăng trưởng của FDI vào nước ta trong nửa đầu thập niên 90 là do chi phí lao động thấp. Thế nhưng ưu thế giá nhân công rẻ ở nước ta đang mất dần. Chẳng hạn trong năm 1999 tiền lương công nhân dẹt may ở Quảng Châu Trung Quốc là 45USD/ tháng, ở Trung Hoa Lục Địa 22USD/ tháng và ở Indonesia25USD/ tháng. Trong khi đó tiền lương công nhân dệt may các tỉnh phía Nam ở nước ta vào khóảng 60-80 USD/ tháng ( Thời báo kinh tế Sài Gòn 2-3-2000). Tiền lương của ngành cơ khí Việt Nam cao hơn 25% so với Trung Quốc trong 5 năm gần đây cao hơn Indonesia hiện nay trong khi năng suất lao động lại thấp hơn. Theo tổ chức xúc tiến thương mại Nhật (TETRO). Lương trả cho một người công nhân lao động giản đơn ở các công ty Nhật tại Thành phố HCM cao hơn 75% so với Jakarta (Indonesia )( Nguồn : Thời báo kinh tế Sài Gòn 1-6-2000). Như vậy trong giai đoạn tới các doanh nghiệp nước ta không thể dựa vào lợi thế lao động rẻ để có thể tiếp tục nhận được thêm các đơn đặt hàng gia công.
d- Hệ thống dịch vụ công
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cũng là nơi phát sinh thêm các chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Các cơ quan công quyền ở mọi cấp tự đặt ra rất nhiều loại phí khi cung cấp dịch vụ công dẫn đến tình trạng “ loạn phí và lệ phí “. Theo cục thuế Thành phố HCM căn cứ vào báo cáo của cấp dưới thì ở thành phố tồn tại 122 khoản phí và lệ phí . Ngoài các khoản của bộ, ngành, trung ương hiện nay khôngm một cư quan thống kê nào có thể công bố chính xác có bao nhiêu khoản phí và lệ phí mà người dân và doanh nghiệp phải nộp ( Thời báo kinh tế Sài Gòn 24-8-2000). Cùng với các loại lệ phí chính thức các doanh nghiệp còn phải chi thêm nhiều khoản “hoa hồng, giao dịch phí” khác cho các quan chức. Để giải quyết các vấn đề kinh doanh doanh nghiệp còn phải chi một khoản không nhỏ và biến báo tận cùng vào giá thành sản phẩm hoặc cắt giảm lợi nhuận, phúc lợi. Điều này dường như đã trở thành một nếp, một thói quen rất khó bỏ trong môi trường kinh doanh của nước ta.
2- Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tầm nhìn quốc tế
Mặc dù sản phẩm của Việt Nam đã ra tới thị trường quốc tế nhưng sự tồn tại hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế gần như chưa đáng kể. Các doanh nghiệp nước ta vẫn chủ yếu đóng vai trò gia công, xuất khẩu dựa vào thương hiệu nước ngoài( đặc biệt là các mặt hàng dệt may )
Theo điều tra của Econet (Nguồn: Kinh tế Việt Nam và thế giới, 18-6-2000 ),hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khối quốc doanh trả lời họ không quan tâm đến thị trường nước ngoài. Vấn đề xuất khẩu thuộc các tổng công ty hoặc hiệp hội. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều trả lời họ không đủ điều kiện tiếp cận thị trường xuất khẩu.
Cũng theo đIều tra này thì các nhà sản xuất nước ta, đặc biệt các giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ rất tự ti khi so sánh hàng hoá của mình với hàng hoá của các nhà sản xuất trên thế giới. Họ cho rằng hàng hoá của mình chứa đựng hàm lượng về công nghệ và mỹ quan rất thấp. Quan trọng hơn nữa là họ không hề có chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm hướng tới thị trường nước ngoài. Đây là một tâm lý rất bất lợi trong quá trình hội nhập .
Hầu hết các doanh nghiệp đều nắm bắt rất sơ sài các thông tin chính thức, đáng tin cậy để hiểu biết thị trường nước ngoài.
Các kỹ năng cạnh trạnh quốc tế của các doanh nghiệp còn rất yếu kém
Các kỹ năng này tập trung vào tạo lập và phát triển uy tín của doanh nghiêp,phát triển kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp,xây dựng và chiến lược đổi mới sản phẩm liên tục , các chiến lược marketting quốc tế khôn khéo
Tuy nhiên phần lớn doan nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh ,mà phương thức kinh doanh chủ yếu nhằm vào mục tiêu ngắn hạn. Không hiếm doanh nghiệp hầu như không hoặc hoàn toàn không đầu tư cho nghiên cứu và phát triển , tiếp thị , đào tạo và huấn luyện. Nhiều doanh nghiệp không tự chủ về kiểu dáng công nghiêp, không tổ chức tiếp thị cả trong nước và nước ngoài . Thực tế đã chứng minh rằng, cạnh tranh quốc tế chỉ có hiệu quả bền vững nếu doanh nghiệp cố gắng vươn tới và đạt được chuẩn mực kinh doanh quốc tế. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp nước ta quan tâm đến việc củng cố “Mối quan hệ ” hơn là nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường .
NgoàI những nguyên nhân trên còn có nhiều nguyên nhân khác như : sự hỗ trợ và bảo họ của chính phủ đối với các doanh nghiệp và sức ép cạnh tranh hạn chế ;trình độ của các nhà quản lý và tay nghề của công nhân thấp hiểu biết về thị trường , công tác marketting của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; phần lớn các doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển lâu dài, việc sắp xếp các DNNN , cổ phần hoá một số DNNN triển khai khá chậm chạp và hầu như chưa đạt mục đích….
Chương iii
Một số biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.
I-Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
1-Đường lối phát triển kinh tế chung.
Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nếu ra đường lối kinh tế chung của nước ta là:
Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc tự chủ,đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững,tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá,từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 –2010 nhằm: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ,kết cấu hạ tầng,tièm lực kinh tế,quốc phòng an ninh được tăng cường thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đưọc hình thành về cơ bản,vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp xuống còn khoảng 50%.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lựoc 10 nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35218.doc