Đề án Các giải pháp và phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta

 MỤC LỤC

 Trang

Lời nói đầu 1

Phần I: Những vân đề chung về kinh tế trang trại 3

I. Tổng quan về kinh tế trang trại. 3

1. Vị trí và vai trò của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. 3

2. Khái quát quá trình hình thành hình thức kinh tế trang trại 5

II. Điều kiện, phân loại và vai trò của kinh tế trang trại 11

1. Điều kiện hình thành kinh tế trang trại 11

2. Các loại hình trang trại 12

3. Vai trò tích cực của kinh tế trang trại 14

 

Phần II: Các vấn đề còn tồn tại của kinh tế trang trại ở nước ta 15

I. Đặc điểm và sự xuất hiện kinh tế trang trại ở nước ta 15

1. Đặc điểm nông nghiệp nước ta 15

2. Sự xuất hiện kinh tế trang trại ở nước ta 15

II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta 18

1. Quy mô kinh doanh. 18

2. Vốn và nguồn vốn. 21

III. Tổ chức quản lý kinh tế trang trại () 23

1. Quản lý ruộng đất 23

2. Quản lý vốn 24

3. Quản lý điều hành sản xuất kinh doanh 25

 

Phần III: Các giải pháp và phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta 27

I. Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại () 27

1. Khó khăn chung của trang trại nước ta 27

2. Các giải pháp 28

II. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta 31

1. Phương hướng chung và các vấn đề liên quan 31

 

Kết luận 34

Danh mục liệu tham khảo 35

danh mục liệu tham khảo 35

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Các giải pháp và phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à: 2.1. Theo cách thức tổ chức - Trang trại gia đình: là một hình thức thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay, là kiểu trang trại do một gia đình tổ chức hoạt động độc lập và có tư cách pháp nhân. Trong hình thức này người chủ gia đình (chủ trang trại) thường là người đứng ra tổ chức và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. - Trang trại liên doanh: là hình thức nhiều trang trại gia đình liên doanh lại với nhau nhằm tạo ra một hình thức trang trại lớn để có thể huy động vốn liếng và khả năng sản xuất để có thể cạnh tranh với các trang trại khác có quy mô lớn cùng ngành, đồng thời lại có thể được hưởng các chính sách của nhà nước cho các trang trại có quy mô lớn trong phát triển. Tuy liên doanh với nhau nhưng quyền trong tự chủ kinh doanh điều hành sản xuất ở các trang trại thành viên vẫn không đổi, nó vẫn bảo đảm quyền lợi và quyền quyết định của các chủ trang trại thành viên. - Trang trại hợp doanh: là loại hình trang trại được tổ chức như công ty cổ phần. Loại này thường có quy mô rất lớn và khả năng chuyên môn hoá rất cao. Lao động trong loại trang trại này thường là lao động làm thuê; tuy nhiên loại hình trang trại này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và chỉ có ở một số nước phát triển. 2.2. Theo cách thức điều hành trang trại - Trang trại mà người chủ là những nông dân thực thụ, gắn liền lao động trực tiếp với sự quản lý hoạt động của trang trại. Loại trang trại này gắn liền với hộ gia đình nông nghiệp, hoạt động gắn bó với tập quán và đặc thù của địa phương, làng, xã. - Trang trại mà người chủ không sống ở trang trại mà sống tại thành phố nhưng vẫn điều hành trực tiếp các hoạt động của trang trại thông qua việc tham gia lao động thường xuyên hay định kỳ tại các trang trại của mình. Loại hình trang trại này thường xuất hiện ở các vùng nông thôn xung quanh các thành phố hay thị trấn. - Trang trại mà người chủ sống và làm việc tại nơi khác, thuê người quản lý trang trại, thực hiện như là đầu tư tư bản vào lĩnh vực nông nghiệp. Thông thường loại trang trại này có quy mô khá lớn và hoạt động quản lý rất chuyên nghiệp. 2.3. Theo cơ cấu sản xuất - Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: kết hợp trồng trọt - chăn nuôi, nông nghiệp - lâm nghiệp … cũng có khi trang trại nông nghiệp thuần tuý nhưng kết hợp nhiều loại cây trồng nhằm hỗ trợ cho sản phẩm chính kinh doanh của trang trại mình. - Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: chỉ sản xuất kinh doanh một hay loại một nhóm loại sản phẩm chuyên môn hoá hẹp. Ngoài ra trang trại còn có thể phân loại theo mức độ sở hữu tư liệu sản xuất như: sở hữu toàn bộ hay một phần tư liệu sản xuất; hay phân loại theo cơ cấu thu nhập như: thu nhập thuần tuý nông nghiệp hay thu nhập ngoài nông nghiệp … Tóm lại mỗi cách phân loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tuỳ theo nhu cầu nghiên cứu mà chúng ta có thể lấy một hay nhiều tiêu thức để phân tích làm nổi bật vấn đề chứ không nên áp đặt một thước đo cố định để đánh giá toàn bộ các trang trại hiện nay. 3. Vai trò tích cực của kinh tế trang trại Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với những đặc điểm của nông nghiệp, chính điều này đã làm cho loại hình tổ chức sản xuất này có ưu thế hơn các hình thức tổ chức kinh tế khác trong nông nghiệp. Qua bước đầu hình thành với thức lực còn yếu, chưa có cơ chế chính sách rõ ràng nhưng kinh tế trang trại cũng có những tác dụng tích cực khá rõ nét như; + Thứ nhất: Góp phần đáng kể vào việc phát huy nội lực qua khai thác một bộ phận tiềm năng về đất đai, lao động và vốn trong dân cư ở nông thôn để đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá với khối lượng và giá trị tương đối lớn cho thị trường nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ hải sản … Bước đầu các trang trại đã huy đông được hơn 1000 tỷ đồng vốn đầu tư và trên 20 vạn lao động; đó là những con số không phải nhỏ. + Thứ hai: Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tập trung chuyên canh, sản xuất hàng hoá; làm tiền đề cho phát triển công nghiệp chế biến nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ hải sản; đưa công nghiệp và các hoạt động dịch vụ vào nông thôn; thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao hơn. Sự chuyển dịch đó cũng góp phần cải thiện môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế nạn du canh du cư phá rừng bừa bãi, thúc đẩy việc lấn biển, mở mang diện tích canh tác … +Thứ ba: Tạo thêm việc làm cho một số lao động dư thừa ở nông thôn; qua đó xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống văn hoá ở những vùng hẻo lánh thiếu ánh sáng văn minh, dân trí và ý thức dân chủ được nâng lên, tiếp cận dần với lối sống công nghiệp, giảm khoảng cách giầu nghèo giữa thành thị – nông thôn, giữa miền xuôi – vùng cao; Từ đó hình thành các khu dân cư, đô thị mới. + Thứ tư: Do phải cạnh tranh trên thị trường nên nảy sinh nhu cầu hợp tác, liên doanh các trang trại với nhau, với các đơn vị thuộc kinh tế nhà nước; cùng nhau giải quyết các nhu cầu về cơ sở hạ tầng chung và phúc lợi xã hội (như cầu đường, thuỷ lợi giáo dục …) Nhu cầu đó thúc đẩy sự hình thành các hợp tác xã kiểu mới, các hiệp hội công – nông nghiệp, các câu lạc bộ chủ trang trại … Qua đó nhà nước có thể có những chính sách đầu tư trợ giúp có hiệu quả hơn. phần II: Các vấn đề còn tồn tại của kinh tế trang trại ở nước ta I. Đặc điểm và sự xuất hiện kinh tế trang trại ở nước ta 1. Đặc điểm nông nghiệp nước ta - Nước ta là một nước nông nghiệp, nguồn sống chính của cư dân ở nông thôn dựa vào nông nghiệp nhưng nông thôn nước ta còn nghèo, canh tác còn lạc hậu, công cụ thủ công vẫn còn phổ biến. Ruộng đất manh mún chưa tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ mới. Chính sách “hạn điền”, “thuế sử dụng đất” đang là yếu tố hạn chế quá trình tích tụ ruộng đất. - Nền nông nghiệp bước vào giai đoạn CNH – HĐH với xuất phát điểm thấp, dấu ấn độc canh còn mang nặng ở nhiều vùng, nguồn lực của kinh tế hộ ở nông thôn còn thấp kém. - Trình độ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn còn quá thấp, cơ cấu nông thôn chuyển dịch chậm. - Chiến lược thị trường đối với hàng nông sản chưa được quan tâm đúng mức làm cho cho các hộ nông dân làm kinh doanh chịu nhiều thiệt thòi. - Mức sống và thu nhập của nông dân còn thấp, sự phân hoá giầu nghèo trong nông thôn đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp, có chiều hướng ngày càng cách xa so với dân cư thành thị. Do đó, để thúc đẩy nông nghiệp phát triển lên một giai đoạn mới, nâng cao năng lực sản xuất hàng hoá, làm cho các hộ nông dân thích ứng được với kinh tế thị trường đòi hỏi ngoài việc tìm cách giải quyết tốt những trở ngại, mâu thuẫn thì cần phải có các chính sách, biện pháp từ phía nhà nước để tạo nên sức mạnh mới trong điều kiện mới là nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Sức mạnh đó là tiền đề của những thành công trong giữ nước cũng như xây dựng hoà bình vì nông thôn là yếu tố quan trọng góp phần ổn định tình hình kinh tế – xã hội cả nước. 2. Sự xuất hiện kinh tế trang trại ở nước ta Với đặc điểm của nông nghiệp cước ta, sau hơn 10 năm thực hiện và đổi mới đường lối đã xuất hiện nhiều thành phần kinh tế mới trong nông nghiệp, đặc biệt là sự xuất hiện của mô hình kinh tế trang trại. Có thể đưa ra các tác nhân quan trọng dẫn đến việc hình thành và phát triển mô hình kinh tế này ở nước ta trong thời gian qua gồm: + Chỉ thị 100 / CT – TW của BCHTW khoá IV ban hành vào đầu năm 1981 với nội dung chủ yếu là khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động: “ Tổ chức tốt việc giao ruộng đất cho đội ngũ sản xuất, cho nhóm và người lao động, sử dụng để thực hiện sản lượng khoán, tránh để đồng ruộng bị chia cắt manh mún gây trở ngại cho việc sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ”. Điều đó có ý nghĩa rất quyết định trong việc xác định quyền tự chủ về sức lao động của nhóm và hộ nông dân. + Nghị quyết 10 – NQ / TW của Bộ chính trị (tháng 4 – 1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã xác định rõ: “ Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể, tư nhân trong quá trình đi lên XHCN… Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế này phát triển: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng khai thác thuỷ - hải sản, chế biến kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và mở mang ngành nghề ở nông thôn. Mọi hành vi xâm phạm các quyền nói trên đều phải xử lý theo pháp luật, các định kiến hẹp hòi đối với kinh tế cá thể, tư nhân phải được xoá bỏ ”. + Nghị quyết TW 5 khoá VIII (tháng 6 – 1993) và sau đó là Luật đất đai (tháng 9 – 1993) đã chủ trương: “ Các hộ tư nhân đầu tư phát triển các cây giống, cây con; khai thác đất trống đồi núi trọc ở các vùng trung du, miền núi, bãi bồi, ven biển; nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, ra khơi đánh bắt cá; xây dựng các nông - lâm - ngư trại với quy mô thích hợp ”. Tức là đã trao thêm cho các tổ chúc kinh tế, cá nhân - người lao động và hộ nông dân; trách nhiệm và quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được hoạt động một cách thông thoáng hơn. + Nghị quyết TW khoá VIII (tháng 12 – 1997) cũng đã khẳng định: “ Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau (Nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những ở những nơi có nhiều ruộng đất; khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích này ”. Bên cạnh đó tại Hôi nghị lần thứ 6 (kỳ1) BCHTW khoá VIII vừa qua Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trong bài phát biểu bế mạc hội nghị đã nói: “ Đổi mới chính sách và tháo gỡ các ách tắc để thực hiện sự giải phóng sức sản xuất ở nông thôn và thu hút các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững; khuyến khích thật mạnh việc khai thác, đưa vào sử dụng đất trống đồi núi trọc và đất còn hoang hoá; đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, tăng sức mua và phát triển ổn định thị trường nông thôn ”. (. Phạm Quang Lê: “ Kinh tế trang trại đột phá mới trong phát triển nông nghiệp ”. Tạp chí NCKT: Viện kinh tế học – TT KHXH và Nhân Văn Quốc Gia. Số 12- 1999, trang 29 ) Từ đây, các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp đã hoàn toàn tự chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh đối với sức lao động, vốn, đất đai, tư liệu sản xuất nông nghiệp khác … giá trị sản lượng sản xuất nông nghiệp tăng rõ rệt hàng năm, đời sống nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi đáng mừng, (điều này được thể hiện qua biểu 1). Biểu 1: Giá trị sản xuất nông nghiệp Đơn vị:Tỷ đồng Năm Tổng số Các ngành Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 20666.5 16393.5 3701.0 572.0 1991 41892.6 33345.0 7500.3 1047.3 1992 49061.1 37539.9 10152.4 1368.8 1993 53929.2 40818.2 11553.2 1557.8 1994 64876.8 49920.7 13112.9 1843.2 1995 85507.6 66793.8 16168.2 2545.6 1996 92006.2 71589.4 17791.8 2625.0 1997 98852.3 76858.3 19287.0 2707.0 1998 113269.2 90077.9 20365.2 2826.1 Sơ bộ 1999 121731.5 96644.6 22177.7 2909.2 Cơ cấu (%) 1990 100.0 79.3 17.9 2.8 1991 100.0 79.6 17.9 2.5 1992 100.0 76.5 20.7 2.8 1993 100.0 75.7 21.4 2.9 1994 100.0 77.0 20.2 2.8 1995 100.0 78.1 18.9 3.0 1996 100.0 77.8 19.3 2.9 1997 100.0 77.8 19.5 2.7 1998 100.0 79.5 18.0 2.5 Sơ bộ 1999 100.0 79.4 18.2 2.4 Nguồn: Niên giám thống kê 1999, trang 35 – NXB Thống Kê, HN 2000 II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta Có thể thấy kinh tế trang trại phát triển ở nước ta hiện nay đã có được những thành công đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được xem xét để kinh tế trang trại có thể phát huy được những sức mạnh đáng có của nó. Do phạm vi của đề tài hẹp nên nội dung của phần này chỉ tập trung phân tích hai vấn đề nổi cộm còn tồn tại của kinh tế trang trại và cũng là nguyện vọng của các chủ trang trại hiện nay là vấn đề về vốn và quy mô kinh doanh. 1. Quy mô kinh doanh. Chúng ta đều biết quá trình hình thành và phát triển của kinh tế trang trại gắn với việc tích tụ tập trung các yếu tố sản xuất cho nên quy mô kinh doanh của trang trại chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố kinh doanh và phương hướng kinh doanh. 1.1. Yếu tố kinh doanh Bên cạnh đó trong hệ thống các biện pháp và chính sách của nước ta đối với nông nghiệp, trọng tâm của vấn đề là người nông dân. Nếu họ thiếu chủ động, không được giao quyền tự chủ, không có động lực sản xuất thì tất cả hệ thống các biện pháp khác đều kém hiệu quả, mà phát huy quyền tự chủ của nông dân nói chung và các chủ trang trại nói riêng ở khâu cơ bản nhất chính là ruộng đất. Thực tế đã chứng minh, quyền sử dụng ruộng đất với quyền sở hữu các tư liệu sản xuất khác là nguồn gốc tạo ra động lực mới thúc đẩy, khuyến khích mọi tầng lớp cư dân có năng lực nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường đứng ra để thành lập trang trại. Cho nên trong các yếu tố kinh doanh của các trang trại thì ruộng đất đóng vai trò khá quan trọng. Cũng theo quy luật của thị trường, thì để nông nghiệp đi theo hướng sản xuất hàng hoá thì các yếu tố đầu vào và đầu ra tất yếu đều là hàng hoá. Từ đây, vấn đề được đặt ra là: Ruộng đất là yếu tố đầu vào quan trọng nhất có được coi là hàng hoá như các yếu tố khác không (hàng hoá đặc biệt) ? Quan niệm về thị trường ruộng đất ở nước ta có được đặt ra hay không nếu có đặt ra thì đặt ra như thế nào ? Đất đai trong chế độ nước ta là tài sản quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, đó là một lực lượng sản xuất đặc biệt được tạo ra từ chính sách của Nhà nước và lao động trí tuệ kết tinh trong quá trình quản lý. Sự luân chuyển sử dụng đất đai mà Luật đất đai năm 1993 cho phép thực chất là sự trao đổi giá trị hàng hoá vì mục tiêu khai thác hiệu quả hơn giá trị đất đai. Nên chăng đã đến lúc cần công khai hoá dần thị trường đất đai như bao thị trường hàng hoá khác. Nhưng cũng cần phải thấy rằng vì nó là loại hàng hoá đặc biệt nên thị trường đất đai cần sự hướng dẫn, kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ của Nhà nước để có sự tích tụ đất đai cho việc hình thành kinh tế trang trại một cách nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy luật và đạt được hiệu quả cao. Một thực trạng hiện nay là hầu hết các hộ nông dân không có ruộng, thiếu ruộng, ít có năng lực sản xuất kinh doanh, nhưng nếu chia đều ruộng đất cho các hộ nông dân thì không thể đảm bảo mức thu nhập khá cho các hộ, không thể có sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ làm cản trở sự phát triển của kinh tế trang trại do vậy, trong quá trình phát triển trang trại tập trung hoá ruộng đất là một xu hướng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển nông nghiệp - nông thôn, thể hiện quá trình phân công lại lao động và sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhưng ở nước ta, trong giai đoạn hiện nay nếu việc tập trung hoá ruộng đất diễn ra nhanh chóng, sự tác động tiêu cực mạnh mẽ theo hướng tự phát của cơ chế thị trường trong quá trình tập trung hoá ruộng đất vào một số hộ thì sẽ đưa đến tình trạng các hộ nông dân vì hoàn cảnh khó khăn quẫn bách mà buộc phải bán đất, mất đất đi đến chỗ thất nghiệp, bần cùng hoá. Ngược lại, nếu quá trình này diễn ra nhanh thì sự phân hoá giầu nghèo sẽ trở nên nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng phân hoá giai cấp trong nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy, việc tập trung ruộng đất phải phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, với quá trình CNH - HĐH và phân công lại lao động xã hội tạo điều kiện cho các hình thức kinh tế mới trong nông nghiệp - nông thôn phát triển. Mặt khác, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông, lâm và thuỷ sản. Do đó, để phát triển kinh tế trang trại trước hết phải dựa vào đất đai nhất là những cây trồng, vật nuôi cần một lượng diện tích đất đủ lớn để sản xuất ra một lượng sản phẩm hàng nhất định. Nguồn đất bình quân trong nông nghiệp của nước ta được thể hiện ở biểu 2 Biểu 2: Nguồn đất bình quân năm Đơn vị: Ha Tiêu chí Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Tổng số I. Đất đã được giao 2.9218 1.4781 0.3229 4.7229 II. Đất chưa được giao 0.9828 0.4292 0.4398 1.8518 Đất nhận thầu của HTX và của chính quyền 0.1713 0.0265 0.3847 0.5826 2. Thuê tư nhân 0.0192 0.0013 0.0018 0.0223 3. Nhận chuyển nhượng 0.3294 0.0136 0.0139 0.3569 4. Nhận cầm cố 0.0034 0.0011 0.0000 0.0045 5. Tự khai hoang 0.2644 0.0607 0.0080 0.3332 - Bãi bồi 0.0743 0.0024 0.0071 0.0838 - Đất chống đồi trọc 0.1549 0.0338 0.0003 0.1890 -Rừng 0.0328 0.0240 0.0001 0.0569 - Khác 0.0024 0.0005 0.0005 0.0034 6. Thầu của nông lâm trường 0.1596 0.1661 0.0250 0.3507 7. Nhận khoán của chủ dự án 0.0284 0.1485 0.0008 0.1777 8. Nguốn khác 0.0071 0.0113 0.0056 0.0242 Tổng số đất 3.9046 1.9073 0.7627 6.5747 Nguồn:Nguyễn Thế Nhã:“ Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta”. Tạp chí NCKT: Viện kinh tế học – TT KHXH và Nhân Văn Quốc Gia. Số 10 - 1999, trang 17. Trong số 3.004 trang trại điều tra, quỹ đất bình quân một trang trại là 6,36 ha quỹ đất bình quân các trang trại giữa các tỉnh có sự chênh lệch đáng kể: Nghệ An là tỉnh có quỹ đất bình quân lớn nhất: 12,69 ha; Yên Bái: 10,17 ha và Đồng Nai bình quân một trang trại chỉ có 2,75 ha. Nguồn gốc các loại đất đai để phát triển kinh tế trang trại rất đa dạng trong tổng đất bình quân một trang trại. Tính bình quân đất đã được giao chiếm 74,83%, đất lâm nghiệp chiếm 77,5% và đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 42,34%. Diện tích đất của trang trại chưa được giao chiếm 28,17%, trong đó diện tích đất các trang trại nhận thầu của hợp tác xã và chính quyền địa phương chiếm 31,46% nhận chuyển nhượng đất chiếm 19,27%, tự khai hoang chiếm 18,9% nhận khoán của chủ dự án chiếm 9,59%... 1.2. Phương hướng kinh doanh Về phương hướng kinh doanh của các trang trại nếu tính bình quân diện tích đất kinh doanh, các trang trại kinh doanh lâm nghiệp thường cao hơn quy mô bình quân diện tích của trang trại kinh doanh nông nghiệp. Trong thực tế trên cơ sở đất được giao, vốn tự có và vốn vay kết hợp với sức lao động của gia đình hoặc có thể thuê thêm lao động, các chủ trang trại đã lựa chọn hướng kinh doanh sản xuất hàng hoá chính kết hợp phát triển tổng hợp theo phương châm “ lấy ngắn nuôi dài ” khai thác tổng hợp các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, sớm đưa các trang trại vào định hình sản xuất. Trong số các trang trại điều tra, hướng hoạt động chủ yếu được tập trung vào các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản với các loại hình sản xuất kinh doanh chính, bao gồm : nhóm trang trại sản xuất cây hàng năm (lúa, mía) cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu...) trong lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng thực hiện nông lâm kết hợp và thuỷ sản chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ven biển và thuỷ sản nội đồng (biểu 3) Trong số 1588 trang trại có hướng sản xuất kinh doanh chính là cây công nghiệp lâu năm được phân bố tương đối đều về số lượng giữa 3 vùng lớn xong đáng chú ý là vùng Tây Nguyên và Duyên Hải miền Trung, số trang trại này chiếm tỷ lệ lớn: 86,95% tổng số trang trại của vùng. Bên cạnh đó là số lượng các trang trại kinh doanh chăn nuôi chưa nhiều trong số 266 trang trại thì có 50 trang trại kinh doanh đại gia súc, có tới 145 trang trại chăn nuôi lợn. Có thể thấy sự phân bố về hướng và số lượng không đều, chỉ tập trung vào một số vùng. 2. Vốn và nguồn vốn. Nhiều trang trại ở nước ta được hình thành qua một quá trình tích luỹ chứ không phải ngay từ đầu đã có một nguồn vốn đủ lớn để hoạt động kinh doanh. Vốn là yếu tố quan trọng, để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có vốn, trong đó các chủ trang trại phải tích tụ một lượng vốn tự có nhất định. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết, nếu không nói là điều kiện quyết định bởi lẽ có vốn thì mới có thể thuê đất đai, sức lao động và các điều kiện để phát triển kinh tế trang trại Vốn sản xuất kinh doanh của trang trại cũng bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là ruộng đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị được tạo ra do nguồn vốn tự có hay vốn vay. Vốn lưu động là tiền mua các loại vật tư sản xuất và các chi phí sản xuất của trang trại. Vốn của kinh tế trang trại thường lưu chuyển trên thị trường thông qua ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, thương mại.Vốn vay tín dụng của các chủ trang trại phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm doanh số và tỷ trọng lớn. ở Mỹ, vốn vay dài hạn của chủ trang trại bằng 22,3% tổng giá trị tài sản của trang trại và gấp 6 lần thu nhập thuần tuý của các trang trại. ở nước ta có chủ trang trại chủ yếu là sử dụng nguồn vốn tự có, việc huy động nguồn vốn ngoài nông nghiệp và nông thôn phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế trang trại bắt đầu được thực hiện nhưng chưa được bao nhiêu. Nguyên nhân chính là vì mới dừng lại ở chủ trương chung, chưa có những biện pháp, chính sách đồng bộ để huy động các nguồn vốn của các tầng lớp cư dân trong nước kể cả các nguồn vốn đấu tư từ nước ngoài. biểu 3: Số lượng trang trại phân theo hướng sản xuất kinh doanh chính ở 3 vùng lớn ở nước ta Đơn vị: Trang trại Nhóm trang trại theo các hướng kinh doanh Tổng số Phân theo 3 vùng lớn Các tỉnh miền Bắc Tây Nguyên và Duyên Hải miền Trung Nam Bộ 1. Cây hàng năm 421 218 1 202 2. Cây CN lâu năm 1588 452 593 543 3. Cây ăn quả 344 238 29 77 4. Chăn nuôi đại gia súc 50 16 - 34 5. Chăn nuôi lợn 145 14 - 131 6. Chăn nuôi gia cầm 71 25 6 40 7. Lâm nghiệp 121 109 - 12 8. Thuỷ sản 280 173 46 61 9. Hướng kinh doanh khác 24 7 7 10 Tổng số 3044 1252 682 1110 Nguồn:Nguyễn Thế Nhã: “Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta”.Tạp chí NCKT: Viện kinh tế học – TT KHXH và Nhân Văn Quốc Gia.Số 257 – Tháng 10 / 1999, trang 22. Nguồn vốn tự có của các trang trại chiếm 91,03%, trong đó ở Đắc Lắc chiếm tới 96% ở Gia Lai, Lâm Đồng chiếm 93% Lượng vốn vay của các trang trại nhìn chung chiếm tỷ trọng nhỏ – gần 9% tổng lượng vốn bình quân của các trang trại. Do đó, hiện nay vấn đề tín dụng đã và đang trở thành bức thiết cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp nông dân mà đặc biệt là nông dân nghèo, nông dân ở vùng sâu, vùng xa hoạt động kinh tế trang trại có quy mô lớn. Thực tế nguồn tín dụng cho nông dân vay hiện nay rất hạn hẹp, có đến 50% số hộ cần được vay vốn nhưng chưa được vay, số vốn cho vay trung hạn và dài hạn còn quá ít (chỉ chiếm 8,9% tổng số vốn cho vay, nhât là ở những vùng kinh tế trang trại phát triển. Từ đây vấn đề được đặt ra là: để mở rộng tín dụng trong nông thôn, nhất là trong nền kinh tế thị trường phải tạo điều kiện cho các trang trại tích luỹ thu nhập thặng dư của mình không phải bằng thóc hay bằng vàng như trước mà bằng các tài khoản ngân hàng. Qua đó, chúng ta thấy rằng tín dụng phải phục vụ trực tiếp phát triển nông thôn chứ không chỉ đóng khung trong nông nghiệp nhất là những vùng trung bình ruộng đất thấp, nông dân cần hoạt động rộng rãi không chỉ trong nông nghiệp mà cả phi nông nghiệp để đạt mức thu nhập cao hơn. Đó cũng chính là hình ảnh tương lai của các trang trại nước ta; tỷ trọng các khoản thu nhập trong nông nghiệp ngày càng giảm xuống trong khi tỷ trọng các khoản phi nông nghiệp ngày càng tăng; điều này tạo điều kiện cho các trang trại có khả năng chuyên môn hoá lĩnh vực kinh doanh của mình, đó là lợi thế giúp cho các chủ trang trại giảm bớt nhu cầu về tín dụng ngân hàng. III. Tổ chức quản lý kinh tế trang trại (.Nguyễn Điền: “ Tổ chức quản lý kinh tế trang trại trên thế giới và Việt Nam ”. Tạp chí NCKT: Viện kinh tế học – TT KHXH và Nhân Văn Quốc Gia. Số 4 –1999 trang 37 ) Xuất phát từ mục tiêu hoạt động kinh tế của các trang trại là sản xuất nông sản hàng hoá có quy mô lớn, chất lượng cao … vì vậy quản lý hoạt động kinh doanh của kinh tế trang trại trên thực tế có ý nghĩa quan trọng, cũng có thể coi là quản lý một doanh nghiệp do nó mang những đặc điểm của một doanh nghiệp sản xuất: xử lý các yếu tố đầu vào, đầu ra thế nào để tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường nông nghiệp về khối lượng, chất lượng và giá thành sản phẩm. Để tạo ra được những nông sản hàng hoá có chất lượng cao, giá thành hạ có khả năng cạnh tranh được trên thị trường thì phải tổ chức quản lý có hiệu quả các tư liệu sản xuất, lao động và vốn đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển. 1. Quản lý ruộng đất Thị trường ruộng đất của kinh tế trang trại thông qua việc mua bán, thuê mướn, thế chấp ruộng đất tạo ra sự chuyển dịch về ruộng đất nông nghiệp trong sản xuất. Thuê mướn ruộng đất là hình thức phổ biến trong kinh tế trang trại trên thế giới. ở Pháp 70% số trang trại có ruộng đất riêng để tự canh còn 30% số trang trại phải thuê ruộng (lĩnh canh) thêm một phần hay toàn bộ ruộng đất canh tác. ở Mỹ 58% số trang trại có đủ ruộng đất tự canh, 31% số trang trại phải lĩnh canh ruộng đất một phần và 11% số trang trại phải lĩnh canh hoàn toàn. Đặc biệt ở Mỹ loại trang trại có thuê ruộng đất một phần hoặc toàn phần có quy mô ruộng đất bình quân nhiều hơn loại trang trại có ruộng đất riêng để tự canh là 1,2- 1,7 lần. Việc thuê mướn đất đai ở các nước không có mức hạn điền về sử dụng đất, trang trại nào muốn thuê bao nhiêu cũng được và chỉ có một số nước có mức hạn điền về sở hữu ruộng đất trong đó có nước ta. Ruộng đất ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân, các chủ trang trại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35171.doc
Tài liệu liên quan