Đề án Các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG CHÍNH

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP. 3

I. Khái quát chung về doanh nghiệp. 3

1.1. Khái niệm doanh nghiệp. 3

1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp. 4

II. Mô hình doanh nghiệp. 5

2.1. Khái niệm mô hình doanh nghiệp. 5

2.2. Phân loại các mô hình doanh nghiệp. 5

2.3. Vai trò của các mô hình doanh nghiệp. 9

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY. 11

I. Thực trạng chung của các doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2007. 11

2.1.1. Môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2007. 11

2.1.2. Đánh giá năng lực doanh nghiệp Việt Nam. 12

2.1.3. Lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. 15

II. Thực trạng của từng mô hình doanh nghiệp cụ thể. 17

2.2.1. Mô hình DNNN. 17

2.2.2. Mô hình hợp tác xã (HTX). 18

2.2.3. Mô hình Doanh nghiệp tư nhân (DNTN). 19

2.2.4. Mô hình công ty hợp danh. 21

2.2.5. Mô hình công ty TNHH. 21

2.2.6. Mô hình Công ty cổ phần. 22

2.2.7. DN có vốn đầu tư nước ngoài. 22

2.2.8. Ưu điểm, hạn chế của các mô hình. 23

PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP. 26

3.1. Quan điểm, đường nối của Đảng và Nhà Nước cho việc phát triển các loại hình doanh nghiệp. 26

3.2. Đối với nhà nước. 28

3.3. Đối với các doanh nghiệp. 29

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết bị công cộng ( đường bộ, đường sắt…) hoặc ngược lại, nó góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng địa phương v.v… Doanh nghiệp tác động tới cuộc sống của người dân địa phương thông qua việc tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người lao động và đóng góp những khoản thuế, doanh nghiệp tham gia một cách tích cực vào đời sống kinh tế của một thành phố hoặc một vùng. Doanh nghiệp làm ô nhiễm môi trường nếu nó không có ý thức hoặc ý thức cộng đồng trước xã hội. Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Ở các nước TBCN, các doanh nghiệp khi có quy mô bao trùm nền kinh tế quốc dân, thì chủ của các doanh nghiệp này còn có vai trò khống chế và chi phối đường hướng quản lý của đất nước. Có thể nói các doanh nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hóa các vấn đề xã hội. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY. I. Thực trạng chung của các doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2007. Trước khi nghiên cứu thực trạng của từng mô hình doanh nghiệp chúng ta sẽ tìm hiều một cách tổng quan về thực trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam 2007, năng lực doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Cụ thể như sau: 2.1.1. Môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2007. Năm 2007,  tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam tăng 8,48%, cao hơn năm 2006 (8,17%) và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 21,9% so với năm 2006 tương đương 48,56 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra là 17,4%. Tuy nhiên, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,68 tỷ USD, tăng 39,6% so với năm 2006, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21,7 tỷ USD, tăng 31,6% so với năm 2006. Nhập siêu cả năm 2007 là 14,12 tỷ USD, với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 29%, gấp 2,7 lần so với năm 2006. Đây là mức nhập siêu cao nhất trong nhiều năm qua. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới từ 1/1/2007 tính đến hết ngày 31/12/2007 của cả nước là 58.916 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 489.181.802 triệu đồng. Tại thời điểm 1/7//2007 trên cả nước có 183.920 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp và cơ quan đoàn thể, hiệp hội và 3.751.158 cơ sở sản xuất kinh doanh  cá thể. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục: ước tính vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm của các dự án cũ bổ sung cả năm 2007 đạt 21,3 tỷ USD, tăng 77% so với năm 2006, là mức cao nhất từ trước đến nay. Quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước năm qua diễn ra chậm chạp, chỉ hoàn thành khoảng 28% kế hoạch. Kết quả của Kiểm toán Nhà nước năm 2006 chỉ ra một số yếu kém đối với các doanh nghiệp nhà nước như đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất thiếu tính toán quy hoạch, kế hoạch, hiệu quả đầu tư thấp, sử dụng máy móc thiết bị, tài sản cố định kém hiệu quả. Khá nhiều doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ kéo dài. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, mức độ thuận lợi kinh doanh của Việt Nam được xếp hạng tiến xa so với năm trước. Việt Nam lọt vào nhóm 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 2007-2009. Ngoài ra Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cũng tiếp tục được cải thiện. Qua điều tra Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI), nhìn chung, môi trường kinh doanh  ở Việt Nam năm 2007 đã có những thay đổi tích cực so với thời điểm một năm trước đó. Tuy nhiên, xu hướng thay đổi của các chỉ số thành phần cho thấy các lĩnh vực liên quan đến môi trường kinh doanh cấp tỉnh chưa được cải thiện một cách đồng đều. 2.1.2. Đánh giá năng lực doanh nghiệp Việt Nam. Việc phân tích năng lực doanh nghiệp đã được thực hiện trên 6 ngành kinh tế tiêu biểu của năm 2007. Cơ sở để lựa chọn là những ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất của yếu tố lao động và thị trường lao động đồng thời cũng đóng vai trò là động lực cho phát triển kinh tế. Các ngành được lựa chọn là: (1) Sản xuất thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; (2) Dệt may; ( 3) Xây dựng; ( 4) Du lịch; (5) Dịch vụ ngân hàng, hoạt động của các quỹ và chứng khoán; ( 6) Bảo hiểm . Dữ liệu được sử dụng trong phân tích đánh giá là “Cơ sở dữ liệu tổng điều tra doanh nghiệp (2000-2006)” do Tổng cục Thống kê thực hiện hàng năm. - Từ góc độ lao động: Cùng với xu hướng tăng của cơ hội kinh doanh, tất cả các ngành được nghiên cứu đều có nhu cầu ngày càng tăng về lao động việc làm, tuy nhiên ở các mức độ rất  khác nhau. Là những ngành sử dụng nhiều lao động, các ngành xây dựng, dệt may và sản xuất thực phẩm vẫn sẽ thu hút một lượng lớn lao động cho ngành mình. Nhu cầu lao động có tay nghề cao của những ngành này nhỏ hơn một cách tương đối so với các ngành còn lại, vì vậy trong những năm tới, khả năng đáp ứng về nguồn cung lao động của thị trường Việt Nam là có thể. Lao động trong các ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ thường có tay nghề cao hơn do phải đáp ứng được yêu cầu công nghệ cao và tốc độ thay đổi công nghệ nhanh trong những ngành này. Vì vậy, năng suất lao động trong các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này thường cao hơn các ngành khác. Một trong những động lực có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch là sử dụng lao động có tri thức cao. Tuy nhiên, có lẽ do thiếu hụt lao động có trình độ làm trong ngành này nên mặc dù có rất nhiều cơ hội phát triển, ngành du lịch vẫn chưa tạo được nhiều bứt phá như dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm trong những năm vừa qua. - Từ góc độ tài chính: Các doanh nghiệp trong 6 ngành được phân tích đều có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn. Mặc dù có quy mô nhỏ nhưng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp nhỏ tốt hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Tính thanh khoản của hàng hóa tồn kho trong các doanh nghiệp nhỏ cũng thường rất tốt và cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Phân tích các chỉ số nợ cho thấy các doanh nghiệp ngày càng lệ thuộc vào các khoản vay để phát triển sản xuất kinh doanh (không chỉ tăng lên về mức độ vay nợ, tần suất vay nợ của các doanh nghiệp cũng tăng lên theo thời gian). Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, các ngân hàng đang cho vay nợ nhiều hơn mức cho phép. Với việc không thỏa mãn tiêu chuẩn về tổng số nợ trên vốn tự có, các doanh nghiệp đã để lộ điểm yếu của mình. Lạm phát ở Việt Nam đang ở mức rất cao cùng với ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Ở mức độ vĩ mô, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vì thế cũng sẽ chậm lại. - Từ góc độ công nghệ: Do nhu cầu về trình độ công nghệ cao nên doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ (dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, du lịch) có mức đầu tư vào tài sản cố định cao hơn là các ngành sản xuất. Không chỉ thế, tốc độ đổi mới công nghệ trong những ngành này rất cao, trong khi ở các ngành sản xuất thực phẩm, dệt may và xây dựng tốc độ đầu tư của doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất và thay đổi công nghệ giảm dần theo thời gian. Hiện tại, nguồn tài chính cho các hoạt động R&D và đổi mới công nghệ chiếm chủ yếu từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Tỷ lệ vốn nhà nước cho các hoạt động R&D và hoạt động đổi mới công nghệ còn rất thấp và chủ yếu tập trung vào khu vực doanh nghiệp lớn là khu vực tập trung nhiều các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Điều này có ngụ ý về mặt chính sách cho các hoạt động đổi mới công nghệ. Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ cần quan tâm tới việc dành và phân bổ nguồn vốn này sao cho có hiệu quả và tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ có nguồn lực về con người cho các hoạt động đổi mới công nghệ cao nhất. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học ở những ngành này vì thế cũng rất cao. Tỷ lệ này cho thấy các ngành dịch vụ, đứng đầu là ngành dịch vụ ngân hàng có nhu cầu lớn đối với lao động có trình độ cao. - Từ góc độ tiếp cận thị trường: Việc tăng lên của xu hướng sử dụng Internet để tiếp cận thị trường và trong các giao dịch điện tử là một tín hiệu tốt, nhất là trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay. Với chi phí không quá cao cho việc thực hiện sử dụng công nghệ tin học và kết nối Internet, số liệu phân tích cũng cho chúng ta thấy các doanh nghiệp nhỏ năng động hơn các doanh nghiệp lớn trong việc tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Việt Nam có một lợi thế cạnh tranh lớn mang lại từ thế mạnh du lịch của Việt Nam, tuy nhiên dường như họ chưa khai thác được hết tiềm năng này. Việc các doanh nghiệp trong ngành du lịch thể hiện khả năng tiếp cận thị trường cao nhất thông qua Internet mang lại nhiều hứa hẹn về sự phát triển của thị trường du lịch Việt Nam trong tương lai. 2.1.3. Lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, theo kết quả điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp năm 2006, cả nước có 45,6 triệu lao động (tăng 1,03% so với năm 2005), trong đó lao động trong độ tuổi lao động (từ 15-55 đối với nữ, 15-60 đối với nam) chiếm 94,2%, lao động nhóm tuổi từ 15-34 chiếm 45,46%. Nhìn chung lao động Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn, lao động thành thị chỉ chiếm 25,37%.  Một trong những điểm bất cập rõ nhất là cấu trúc lao động, cơ cấu lực lượng lao động đã qua đào tạo. Giai đoạn 2004-2007 đánh dấu sự nở rộ của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặc dù cam kết đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây đã đạt những kết quả vô cùng khích lệ, tuy nhiên kết quả này đạt được chủ yếu từ việc niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được nâng cao. Số liệu về vốn FDI thực hiện cho thấy những tín hiệu đáng ngại về khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam. Khoảng cách giữa vốn FDI cam kết và vốn thực hiện không ngừng doãng ra. Tốc độ tăng của vốn FDI thực hiện vì vậy thấp hơn rất nhiều tốc độ tăng của vốn cam kết. Ngay cả trong giai đoạn nở rộ của vốn FDI cam kết 2004-2006, tốc độ này chỉ đạt được 8% (2004), 16% (2005) và 20% (2006). Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến khả năng hấp thụ thấp vốn FDI đó là hiện trạng phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Trong khi vốn FDI và dòng vốn đầu tư trong nước tập trung chủ yếu vào các  ngành sản xuất, kinh doanh bất động sản và các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, du lịch v.v.. thì vốn đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục lại rất hạn chế . Hiện tại, khả năng đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp FDI thuộc các ngành có nhu cầu lao động cao (như dệt may, sản xuất thủy sản) là khá khó khăn đối với các vùng kinh tế mà tại đó lượng vốn FDI chiếm đa số, nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề và trình độ cao đang có xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó, có rất nhiều tín hiệu về sự dịch chuyển mạnh lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI ở khu vực Đông Nam Bộ và nhất là lao động có trình độ cao ra khỏi các doanh nghiệp FDI (có thể để giữ các vị trí cao trong khu vực tư nhân). Trong khi đó lượng lao động bổ sung từ các khu vực khác vào lại rất thấp do khác biệt về văn hóa và nơi cư trú. Với những cố gắng của Chính phủ về việc xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, Việt Nam đang đứng trong Top 10 của bảng xếp hạng mức thu hút đầu tư nước ngoài. Với tốc độ cam kết vốn FDI hiện nay, nếu không có những chuẩn bị về nguồn lực lao động và có chính sách kinh tế hợp lý khuyến khích dịch chuyển lao động có tay nghề thì vị thế của Việt Nam dưới con mắt các nhà đầu tư nước ngoài rất dễ bị ảnh hưởng. Như vậy, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiềm ẩn một số bất ổn do quá trình hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, độ mở của nền kinh tế lớn với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu tương đương khoảng 170% GDP. Tăng lương và nhiều sản phẩm dịch vụ đầu vào khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ bị hạn chế.  Bên cạnh đó là tình trạng  “bong bóng” của thị trường bất động sản,,thiên tai, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm... Trong bối cảnh đó, việc nâng cao chất lượng điều hành kinh tế vĩ mô và việc tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ là tiền đề quan trọng cho quá trình tăng trưởng có chất lượng ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. II. Thực trạng của từng mô hình doanh nghiệp cụ thể. Xuất phát từ tình hình hoạt động của nền kinh tế Việt Nam và các vấn đề thuận lợi, khó khăn về lao động, vốn, công nghệ mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải chúng ta thấy được thực trạng của từng mô hình doanh nghiệp cụ thể như sau. 2.2.1. Mô hình DNNN. Theo số liệu thống kê, đến nay cả nước còn gần 3.000 doanh nghiệp nhà nước các loại, đang nắm giữ 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, 70% tổng vốn vay các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước... Thế nhưng, hàng năm khối doanh nghiệp nhà nước mới chỉ đóng góp 40% thu nhập trong GDP của cả nước. Nhận xét về DNNN, hầu hết các ý kiến đều thừa nhận rằng có tiềm lực lớn, được ưu đãi nhiều, đầu tư lớn từ phía Nhà nước nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, năng lực cạnh tranh kém. Qua quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN, đến nay cả nước còn 1.720 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, gồm: 7 tập đoàn kinh tế, 86 tổng công ty nhà nước và 1.099 công ty nhà nước độc lập. Ngoài ra, có 4 ngân hàng thương mại nhà nước; đã có 6 tổng công ty nhà nước và 1 ngân hàng thương mại nhà nước hoàn thành cổ phần hóa, Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Trong các tập đoàn, tổng công ty, Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ ở 524 doanh nghiệp thành viên; giữ trên 50% vốn điều lệ ở 738 doanh nghiệp thành viên và dưới 50% vốn điều lệ ở 672 doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Có thể nói khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Đảng và Nhà nước xác định là đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Trong nhiều năm qua chúng ta đã dồn vốn, tập trung để cổ phần hoá, nâng cao hiệu lực sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế lớn, các tổng công ty nhà nước. Nhưng chúng ta chưa đạt được điều này, thậm chí nếu so sánh thì hiệu quả đầu tư ở nhiều DNNN là thấp nhất. Báo cáo của Ủy ban Kinh tế cho thấy rằng, rất khó kiểm soát và đánh giá hoạt động đầu tư, khó đánh giá về khả năng trả nợ, vay của các DNNN. Đây là một thách thức. Chính phủ đã đề ra giải pháp là sang năm 2009, phải tập trung để có thể kiện toàn, nâng cao chất lượng và đánh giá toàn diện hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Nếu làm tốt việc này thì chắc chắn sẽ hạn chế việc lạm phát và nâng cao hiệu quả cho nền kinh tế… DNNN của nước ta giống như một anh chàng công tử con quan được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo nên béo tốt, to cao vạm vỡ và muốn gì được nấy. Nói chung là đứng nhất về vị thế và ưu đãi, nhưng hiệu quả hoạt động thì yếu kém, đóng góp cho GDP thấp nhất, lại có nhiều động thái gây ồn ào dư luận nhất.  Một loạt DNNN trực thuộc các Tổng công ty làm ăn không hiệu quả, đồng vốn bị thất thoát, trong cơ cấu cũng như trong cơ chế của các Tổng công ty nhà nước bộc lộ nhiều bất cập, đã và đang cần sự trợ giúp đắc lực của nhà nước để tồn tại bởi không có khả năng tự bươn chải. Đã đến lúc cần cuộc “Giải phẫu” mạnh đối với mô hình Tổng công ty nhà nước. 2.2.2. Mô hình hợp tác xã (HTX). - Theo số liệu thống kê mới nhất ngày 7/11/2008 Việt Nam hiện có 17900 HTX đang hoạt động, trong đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm đa số với 8553 HTX, còn lại thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp, xây dựng, giao thông vận tải và tín dụng. - Các HTX đang tạo việc làm cho hơn 10.5 triệu lao động là nông dân và hơn 3.5 triệu lao động ở các tổ hợp tác với mức thu nhập bình quân năm 2000 được 4.2 trđ/ 1 xã viên lên 7.5 trđ/ 1 xã viên/năm vào năm 2007. Tuy các HTX chưa mang lại thu nhập cao cho xã viên, nhưng con số nói trên cũng cho thấy mô hình này đã giải quyết được việc làm và tạo thu nhập cho hơn 14 triệu người trên tổng số 42 triệu người lao động trên toàn quốc. Có thể nói trong những năm qua mô hình HTX đã hỗ trợ nhân dân vươn lên làm giàu, xoá đói, giảm nghèo và tạo dựng bộ mặt nông thôn mới. - Tốc độ phát triển HTX trong phạm vi cả nước không nhanh nhưng trong những năm gần đây nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu, bổ sung, huy động thêm vốn, góp vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đi vào hoạt động. Nếu như tổng nguồn vốn của các HTX năm 2001-2002 chỉ có 300 tỷ đồng, thì đến nay tăng lên gần 700 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình hoạt động của các HTX về sau này. 2.2.3. Mô hình Doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Với việc thi hành Luật Doanh nghiệp và hàng loạt các biện pháp cải cách khác, môi trường kinh doanh ở nước ta trong mấy năm gần đây đã có những cải thiện quan trọng theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh của người dân trên nguyên tắc doanh nghiệp và người dân được tự do kinh doanh tất cả những lĩnh vực mà luật pháp không cấm, khuyến khích người dân làm ăn, kinh doanh làm giàu cho mình và cho đất nước, khuyến khích mọi doanh nghiệp tham gia các ngành xuất khẩu, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa... DNTN đã nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước trên các mặt: tạo công ăn việc làm, tăng vốn đầu tư phát triển, mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy phát triển các thị trường, đổi mới kinh tế và hành chính. DNTN của chúng ta có tới 95% thuộc quy mô nhỏ và vừa (theo tiêu chí của nước ta là có dưới 300 lao động và/hoặc dưới 10 tỉ đồng vốn), trong đó khoảng 50% thuộc quy mô nhỏ hoặc cực nhỏ (dưới 100 lao động và/hoặc dưới 5 tỉ đồng vốn). Cái yếu của DNTN ở nước ta thể hiện rõ nhất ở năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhìn chung còn thấp so với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp các nước xung quanh.... Hầu hết các DNTN ở nước ta đều thiếu những nguồn lực cơ bản cần thiết cho họ: nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lý, nhân lực có chất lượng, thị trường, thông tin... và cả mối quan hệ với các đối tác quan trọng. Bản thân họ không thể có đủ nguồn lực, lại gặp khó khăn rất lớn trong việc tiếp cận với các nguồn lực có sẵn ở bên ngoài doanh nghiệp, kể cả những nguồn đã được Nhà nước cam kết hỗ trợ, ưu đãi hoặc giành quyền bình đẳng khi tiếp cận. Tình trạng thiếu nguồn lực của DNTN bị kéo dài đã hạn chế rất lớn sự phát triển của họ. Tuy trong thời gian qua, DNTN đạt tốc độ phát triển nhanh trên một số lĩnh vực, nhưng điều đó cũng do điểm xuất phát của họ rất thấp. Nếu tính tới hàm lượng tăng trưởng, DNTN khó sánh được với DNNN, còn tính cả về hàm lượng và chất lượng, họ khó sánh được với FDI, nhất là trong phát triển công nghiệp và các lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn. Do vậy, DNTN vừa khó cạnh tranh, vừa khó là đối tác bình đẳng với DNNN, FDI và doanh nghiệp các nước khác. Cho tới nay, số DNTN trưởng thành, đạt quy mô kinh tế hiệu quả còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong DNTN ở nước ta. Ngay trong số DNTN đã trưởng thành cũng không ít doanh nghiệp đang lúng túng về chiến lược và nguồn lực để tiếp tục phát triển trong thời gian tới. DNTN cũng chưa thiết lập được sự liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nhau trong từng ngành, giữa các ngành liên quan, hoặc trong từng vùng để tạo thế mạnh của tính hệ thống và hiệu quả của sự phối hợp. Từng DNTN mới chỉ dựa vào sức mình là chính, chưa khai thác, sử dụng được sức mạnh của sự liên kết vốn rất cần thiết, nhất là đối với các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa. Thực tế đây cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp Việt Nam, với những mạng lưới kinh doanh chưa được hình thành đầy đủ, thiếu những doanh nghiệp thật mạnh có khả năng làm trụ cột, đầu đàn tạo sự liên kết, hợp tác vững chắc để nhân thêm sức mạnh trong cạnh tranh quốc tế. 2.2.4. Mô hình công ty hợp danh. Trong tất cả các mô hình doanh nghiệp ở nước ta chỉ riêng có mô hình công ty hợp danh là hoạt động gần như không hiệu quả, số lượng các CTHD có xu hướng ngày càng giảm. Với tình hình hoạt động như vậy mô hình CTHD thực sự đóng góp không lớn vào nền kinh tế quốc dân. Một trong số những nguyên nhân cơ bản khiến cho các CTHD hoạt động kém hiệu quả như vậy là do một số vấn đề chưa được cụ thể hoá trong quy định của Luật Doanh nghiệp 2005: + Các CTHD không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà chỉ có thể lựa chọn một trong bốn ngành nghề để kinh doanh theo quy định là: Dịch vụ kế toán và kiểm toán, dịch vụ thiết kế xây dựng công trình xây dựng, dịch vụ khám và điều trị bệnh, dịch vụ pháp lý. + Theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định cho việc chuyển đổi từ hình thức pháp lý Cty hợp danh sang loại hình Cty TNHH. Do vậy, nếu thực hiện việc chuyển đổi bằng cách giải thể Cty TNHH để thành lập Cty hợp danh sẽ thiệt hại trước hết đến "thương hiệu" của Cty TNHH đã hoạt động từ trước đến nay. Chính những sự bất cập trong quy định của pháp luật trong thời gian qua đã làm cho các CTHD hoạt động không hiệu quả. Cần phải có một quy định cụ thể nhằm duy trì và phát triển tốt hơn mô hình này. 2.2.5. Mô hình công ty TNHH. Trong một vài năm gần đây mô hình công ty TNHH phát triển trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và trở lên quen thuộc với rất nhiều người dân Việt Nam. Điều này cho thấy mô hình công ty TNHH đang phát triển rất nhanh và hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội như: tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động ở vùng nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, làm giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, do các công ty TNHH đại đa số là đặt ở khu vực nông thôn (lợi dụng những chính sách ưu tiên của chính quyền địa phương, dễ dàng tìm kiếm nhân công với mức tiền công rẻ hơn nhiều . . .), đối với các công ty làm về sản xuất, chế biến. Nên thường xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường: không khí, nguồn nước. .An toàn về mặt sức khoẻ của người lao động còn chưa được quan tâm đúng mức. 2.2.6. Mô hình Công ty cổ phần. Với sự mới mẻ về hình thức huy động vốn so với các cách huy động vốn truyền thống. Trong những năm qua các công ty cổ phần đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Xu hướng gia tăng về số lượng, hiệu quả hoạt động thể hiện ở DTT tăng mạnh chứng tỏ rằng mô hình công ty cổ phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Tính linh động, linh hoạt của việc huy động vốn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cổ phần ngày càng phát triển. 2.2.7. DN có vốn đầu tư nước ngoài. Thể hiện kinh nghiệm và trình độ quản lý của mình các DN có vốn đầu tư nước ngoài với số lượng rất khiêm tốn trong thời gian qua nhưng lại hoạt động vô cùng hiệu quả. Theo thống kê mới nhất ngày 31/12/2006 thì các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 9.25% GDP cả nước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD. Như vậy, mặc dù số lượng không nhiều song do các DN có vốn đầu tư nước ngoài làm ăn có hiệu quả hơn các DN trong nước rất nhiều. Điều này càng chứng tỏ vai trò quan trọng của việc liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài. Nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm làm việc, lợi dụng nguồn vốn của các nước tư bản giúp cho hoạt động của các DN trong nước ngày càng có hiệu quả hơn. Đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước. 2.2.8. Ưu điểm, hạn chế của các mô hình. a. Mô hình DNNN: + Ưu điểm: Các DNNN được hưởng rất nhiều lợi thế so với các loại hình DN khác như: Hầu hết các DNNN đều có tiềm lực lớn, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ phía nhà nước ( quy hoạch đất đai, vốn đầu tư…) và đầu tư từ phía nhà nước. + Hạn chế: Hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí rất thấp và năng lực cạnh tranh kém. b. Mô hình HTX: +Ưu điểm: Được Đảng và nhà nước ta tạo điều kiện như: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và có chính sách ưu đãi, giúp đỡ kinh tế HTX phát triển tốt. + Hạn chế: Các HTX hiện còn gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, đội ngũ cán bộ giỏi, thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế, khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn, mặt bằng sản xuất… c. mô hình DNTN: + Ưu điểm: Tính linh động, linh hoạt, tự chủ của chủ DNTN trong việc quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế. + Hạn chế: DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty. - DNTN chưa có khả năng giữ được thị phần trong nước, sản phẩm chưa đuổi kịp sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh. - Các DNTN đang gặp khó khăn trong vấn đề nhân lực: 63% DNTN gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng người tài, 55% gặp vấn đề với việc sử dụng và giữ chân người tài. Các DNTN đang đứng trong tình trạng chảy máu chất xám trầm trọng. Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Chỉ hơn 50% chủ DNTN có trình độ trên cấp 3. d. Công ty hợp danh: +Ưu điểm: Dễ dàng sá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21365.doc
Tài liệu liên quan