Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ VÀ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ 3
I.1. Khái niệm về đầu tư và chi tiêu đầu tư: 3
I.1.1 Khái niệm về đầu tư: 3
I.1.1.1 Khái niệm: 3
I.1.1.2 Phân loại đầu tư: 3
I.1.2. Khái niệm về chi tiêu đầu tư và kích cầu đầu tư: 4
I.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư 5
I.2.1. Lợi nhuận kỳ vọng 5
I.2.2. Lãi suất tiền vay thực tế 6
I.2.3. Tốc độ phát triển của sản lượng quốc dân: 9
I.2.4. Lợi nhuận thực tế 10
I.2.5. Chu kỳ kinh doanh 12
I.2.6. Vai trò của đầu tư Nhà nước 14
I.2.7. Môi trường đầu tư 15
I.2.8. Rủi ro đầu tư: 16
I.2.9. Công nghệ và đổi mới 17
I.3. Kích cầu đầu tư 19
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2007 21
II.1.Một vài nét về thực trạng kinh tế nói chung và kích cầu đầu tư nói riêng ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay 21
II.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 21
II.1.2. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế 25
II.1.3. Huy động vốn đầu tư và phát triển 25
II.1.4. Sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 27
II.2. Đánh giá về tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam 27
II.2.1. Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân 27
II.2.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 36
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 39
III.1. Một số định hướng về hoạt động đầu tư và kích cầu đầu tư năm 2008 của Việt Nam 39
III.2. Đề xuất giải pháp kích cầu đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn tới 40
III.2.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức mạnh của nền kinh tế 40
III.2.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị-văn hoá-xã hội cho hoạt động đầu tư 43
III.2.2.1.Môi trường pháp lý 43
III.2.2.2. Môi trường kinh tế 45
III.2.2.3. Môi trường chính trị - văn hoá – xã hội 46
KẾT LUẬN 48
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3057 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các dự án sử dụng vốn Nhà nước hay chồng chéo, rắc rối trong quy định quản lý các dự án tư nhân…
Có rất nhiều biện pháp được sử dụng để kích cầu đầu tư cho một quốc gia như là chính sách thuế, chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng, chính sách thu hút đầu tư của nhà nước, các cơ chế chính sách và pháp luật liên quan đến đầu tư, khuyến khích đầu tư hợp lý theo chủ trương của nhà nước… nhưng xét cho cùng, các biện pháp kích cầu đầu tư chính là cải thiện các nhân tố tác động đến chi tiêu đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn vốn. Có những biện pháp kích cầu cụ thể và thích hợp sẽ làm tăng lượng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và cải thiện mức sống của nhân dân. Đầu tư tăng sẽ làm tổng cung tăng, kích cầu tiêu dùng. Đầu tư vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. Vốn đầu tư đựoc sử dụng hiệu quả sẽ có tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu theo ngành, vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế. Như vậy, kích cầu đầu tư có tác dụng rất quan trọng ở mỗi quốc gia và mang tính tất yếu trong chién lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2007
II.1.Một vài nét về thực trạng kinh tế nói chung và kích cầu đầu tư nói riêng ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
II.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Năm 2007 đánh dấu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua với 8,44%, tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 ngay trong năm 2008. Đóng góp vào tăng trưởng chủ yếu là khu vực dịch vụ (6,76%), kế đến là khu vực công nghiệp - xây dựng (5,41%) và khu vực nông nghiệp (0,03%). Điều này chứng tỏ Chương trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đã phát huy tác dụng tích cực, nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đặc biệt là đối với các thành phố lớn như Hà Nội, tp.HCM. Trong đó, khu vực dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng, biểu hiện qua xu hướng tốc độ tăng dần và có mức tăng cao nhất so với các khu vực kinh tế khác (năm 2004, khu vực dịch vụ đóng góp 5,83%; năm 2005, đóng góp 6,17% và năm 2006 là 6,76%). Trong các thành phần kinh tế, kinh tế Nhà nước tăng 9,1%; kinh tế dân doanh tăng 14,6%; có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,1%.
Khu vực dịch vụ
Tiếp tục tăng cao 13,7% so với cùng kỳ. Các ngành dịch vụ cao cấp, các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung nhưng quy mô vẫn còn nhỏ so với tiềm năng, chưa thực sự giữ vai trò thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển.
+ Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 131.902 tỷ đồng, tăng 22,5% (cùng kỳ tăng 21,1%). Trong đó các ngành thương nghiệp, du lịch lữ hành đều tăng từ 20% trở lên. Đặc biệt ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng trên 80% trên tổng mức hàng hóa bán lẻ có mức tăng 23% cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2005 là 17,3%. Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 14,1% (cùng kỳ tăng 11,3%).
+ Xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng trưởng, nhưng mức tăng thấp hơn so cùng kỳ. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 13,695 tỷ USD, tăng 12,5% (cùng kỳ tăng 23,7%). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,454 tỷ USD, tăng 13,5% (cùng kỳ tăng 15%). Kim ngạch nhập khẩu đạt 6,621 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ.
+ Tổng doanh thu du lịch đạt 16.200 tỷ đồng, tăng 23% (cùng kỳ tăng 20,8%). Sự kiện hội nghị APEC lần thứ 14 tổ chức tại Việt Nam cũng là một trong những yếu tố thu hút lượng khách du lịch đến thành phố vào những tháng cuối năm. Lượng khác đến thành phố năm 2006 đạt 2,35 triệu lượt người, tăng 17,5% so cùng kỳ.
+ Các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục phát triển. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng 277.911 tỷ đồng, tăng 47,1% (cùng kỳ tăng 25.6%). Tổng dư nợ tín dụng 22.336 tỷ đồng, tăng 28,8% (cùng kỳ tăng 28,6%). Nhìn chung vốn huy động qua ngân hàng tăng cao do Nhà nước điều hành việc thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp; mặt khác dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ngày càng có chất lượng và mạng lưới hệ thống hoạt động của các tồ chức tín dụng ngày càng được mở rộng.
+ Về thị trường chứng khoán, đã có 69 loại cổ phiếu, 1 chứng chỉ quỹ và 386 loại trái phiếu với tổng khối lượng niêm yết là 1,2 tỷ cổ phiếu được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Hiện có 52 công ty niêm yết và một quỹ đầu tư chứng khoán tham gia niêm yết cổ phiếu với tổng số vốn niêm yết trên 5.237 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index ngày 31/12/2006 đạt 751,77 điểm, tăng 444,27 điểm so với thời điểm đầu năm.
+ Về dịch vụ vận tải, nhờ tăng cường số lượng và chủng loại phương tiện vận tải nên tiếp tục phát tiển. Vận chuyển hàng hóa 37,819 triệu tấn, tăng 1,0% so cùng kỳ. Lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng trên địa bàn thành phố 42,826 triệu tấn, tăng 15,2% so cùng kỳ. Vận chuyển hành khách công cộng 306 triệu lượt hành khách, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm (kế hoạch là 300 triệu lượt hành khách). Đặc biệt số lượng hành khách sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng ngày tăng, trong những tháng cuối năm, bình quân 1 triệu lượt /ngày.
+ Bưu chính - Viễn thông tiếp tục tăng trưởng cao, đến nay đã có 1,430 trạm thu phát sống BTS. Tổng số máy điện thoại trên địa bàn gấn 4,9 triệu máy (trong đó khoản 1,29 triệu máy cố định và 3,61 triệu máy di động), bình quân đạt 22 máy điện thoại cố định/100 dân. Toàn thành phố có gần 200.000 thuê bao băng thông rộng ADSL và hơn 4.000 đại lý Internet công cộng, 700.000 thuê bao Internet. Hiện đang triển khai cổng đầu tư giao dịch doanh nghiệp theo lãnh vực và ngành nghề dự kiến với sự tham gia của 7 cơ quan quản lý nhà nước và 1.700 doanh nghiệp.
+ So với tháng 12 năm 2005, chỉ số tiêu dùng tăng 6,45% (cùng kỳ tăng 8,77%). Giá lương thực tăng 15,78% (cùng kỳ tăng 5,13%), thực phẩm tăng 8,59% (cùng kỳ tăng 15,91%). Chỉ số giá USD so với đồng Việt Nam tăng 1,17% (cùng kỳ tăng 0,83%). Giá vàng trong năm tiếp tục biến động ,mạnh theo chiều hướng tăng dù có lúc sụt giảm, do chịu tác động của giá vàng trên thị trường thế giới; tính chung cả năm, chỉ số giá vàng tăng 30,06%..
Khu vực công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng 13,5% (cùng kỳ tăng 14,7%). Có 18/27 ngành sản xuất tăng, 14 ngành tăng cao hơn so mức tăng bình quân chung như dệt may (17,1%), hóa chất (22,6%), cao su plastic (21,4%), cơ khí chế tạo (17,6%), chế biến gỗ (16,8%).
Tuy nhiên nhiều ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn của thành phố gặp nhiều khó khăn như ngành thực phẩm, da giầy bị thu hẹp thị trường xuất khẩu vì mức áp thuế cao; các vụ kiện bán phá giá; các tiêu chuẩn về nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; một số ngành cơ khí như lắp ráp ô tô giảm mạnh do tiêu thụ trong nước giảm; riêng ngành thép không cạch tranh nổi về giá cả với hàng nhập từ Trung Quốc.
Tính theo thành phấn kinh tế, giá trị sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất, 20,9% so cùng kỳ, trong đó các ngành thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giầy, hóa chất, cơ khí có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực trong nước. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp Trung ương tăng 3,8% so cùng kỳ (trong đó doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chiếm 64,9% tăng 4,3%); doanh nghiệp địa phương tăng 16,6% (trong đó doanh nghiệp Nhà nước tăng 1,4%; doanh nghiệp dân doanh tăng 18,1%).
Đến nay, thành phố đã công nhận 25 sản phẩm của 19 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó có nhiều sản phẩm có giá trị và giá trị gia tăng cao như đồ gỗ trang trí nội thất (Savimex), nữ trang công nghiệp (SJC), xe buýt và xe chuyên dụng (Samco); bước đầu đã xác định được một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của thành phố, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng sản lượng, mở rộng thị trường, đầu tư phát triển thương hiệu, quan tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, áp dụng các quy trình quản lý sản xuất, quản lý chất lượng hiện đại, đầu tư công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đáng quan tâm là các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, chất lượng cao đã có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp, phản ánh xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp bắt đầu đúng hướng.
Công trình khu Công nghệ cao:
Đã xây dựng đề án phát triển khu công nghệ cao giao đoạn 2006 - 2010; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể Khu công nghệ cao thành phố để làm cơ sở đầu tư xây dựng giai đoạn II; xây dựng Quy chế Khu Bảo thuế và thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm Khu Công nghệ cao; đang hoàn chỉnh Quy chế tổ chức, hoạt động của Vườn ươm công nghệ cao; triển khai xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và Chương trình đẩy mạnh vận động thu hút đầu tư vào khu Công nghệ cao.
Tính đến nay, tổng vốn đầu tư thực hiện trên 2.500 tỷ đồng. Giai đoạn 1 đã phủ kín 300ha; trong năm 2006 đã cấp phép đầu tư mới cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.040 triệu USD và 709,3 tỷ đồng. Trong Khu hiện đã có 1 nhà máy đi vào hoạt động, 2 nhà máy chuẩn bị hoạt động (Nidec Sankyo, Sonin VN) và 2 nhà máy đang chuẩn bị khởi công. Đang tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng giai đoạn 2, đã thu hồi 572,61 ha đất. Hiện có 30 dự án đang chờ giao đất để quyết định đầu tư (với tổng vốn ước khoảng 1,072 tỷ USD). Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng và thu hồi đất còn chậm, ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong Khu.
Khu vực nông nghiệp:
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 3,7% (cùng kỳ tăng 2,7%), trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 66,7% tăng 2,6% so cùng kỳ (chăn nuôi tăng 7,7%, thủy sản tăng 6,6%, trồng trọt giảm 2,8%).
Trong năm đã gieo trồng 38.200 ha lúa, sản lượng thu hoạch 135.700 tấn; gieo trồng 9.200 ha rau các loại; diện tích trồng hoa, cây kiểng đạt 1.000 ha. Gần cuối năm, xuất hiện bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa mùa trên địa bàn thành phố, nhưng nhờ có sự chỉ đạo kiên quyết và tích cực thông qua việc tăng cường chính sách hỗ trợ, triển khai các biện pháp phòng trị cấp bách nên đã kịp thời ngăn chặn tình hình sâu, bệnh hại lây lan. Đã triển khai ứng dụng chương trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, chứng nhận xuất xứ nông sản phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu.
Tình hình chăn nuôi phát triển bình thường, thành phố tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, tiêm phòng vắc-xin, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển giai súc và gia cầm vào thành phố; tổng đàn heo đạt trên 364.000 con; bò sữa trên 59.000 con. Tổng sản lượng khai thác thủy sản 56.768 tấn các loại, tăng 6,6% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng nuôi trồng 35.422 tấn, tăng 11,5% so cùng kỳ; sản lượng đánh bắt 21.346 tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ.
II.1.2. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
Chính phủ đã thông qua Đề án và đang triển khai thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thành phố giai đoạn 2006 -2010. Thành phố HCM cũng đã chuẩn bị xong đề án thành lập Trung tâm Thông tin kinh tế thành phố để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp định hướng thị trường, chiến lượt sản phẩm và chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, thành phố đã cùng các Bộ - Ngành Trung ương và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tham gia góp ý về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cung cấp nước sạch và xử lý nước thải, rác thải, xây dựng tổng kho trung chuyển trên toàn Vùng.
Hiện nay đang triển khai xây dựng cơ chế, chính sách, phương án, tài chính và quy hoạch chi tiết dự án Khu đô thị cảng Hiệp Phước; nghiên cứu đề án thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy các ứng dụng sáng tạo kỹ thuật. Thành phố cũng đã giao các ngành chức năng đề xuất về phương thức đầu tư cụ thể đối với Khu Y tế kỹ thuật cao tại quận Bình Tân và chuẩn bị thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Viện - trường đào tạo cán bộ y tế tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi.
II.1.3. Huy động vốn đầu tư và phát triển
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố đạt 66.978 tỷ đồng, tăng 16,8% (cùng kỳ tăng 11,3%). Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 54.947 tỷ đồng, tăng 17,8% (cùng kỳ tăng 11,6%).
+ Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 13.752 doanh nghiệp dân doanh với số vốn đăng ký 33.347 tỷ đồng; tăng 23% về số lượng doanh nghiệp và tăng 14% về vốn đăng ký so với cùng kỳ, vốn đăng ký bình quân 2,2 tỷ đồng/doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký chủ yếu là thương mại dịch vụ (chiếm trên 70%), công nghiệp (15%), còn lại là các ngành khác. Ngoài ra, có 19.833 doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; 819 doanh nghiệp và 944 chi nhánh, văn phòng đại diện giải thể; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 43 doanh nghiệp.
+ Về nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA), từ đầu năm đến nay đã giải ngân 1.493 tỷ đồng, tăng 76,1% so với cùng kỳ. Tính chung tổng mức đầu tư các dự án ODA (cả phần vốn ngân sách đối ứng) đạt 1.901,66 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA thực hiện chậm so với kế hoạch do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn; việc tái cơ cấu lại dự án cải thiện môi trường thành phố, điều chỉnh lại các cấu phần dự án cũng dẫn đến tiến độ giải ngân chưa cao. Trong tình hình hiện nay, giá dự thầu thấp nhất của một số dự án lớn hơn giá dự toán gói thầu được duyệt dẫn đến việc phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu, kéo theo làm chậm tiến độ giải ngân dự án. Ngoài ra, các dự án sử dụng vốn ODA luôn gặp khó khăn trong việc hài hòa về quy trình thủ tục giữa nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam.
+ Về chương trình cho vay kích cầu thông qua đầu tư, đã thông qua cho vay 44 dự án, tổng vốn đầu tư 1.313,8 tỷ đồng, phần vốn được ngân sách hỗ trợ lãi vay 582,1 tỷ đồng. Đến nay có 254 dự án đã ký hợp đồng tín dụng và đang giải ngân với giá trị hợp đồng 3.824 tỷ đồng; số vốn được giải ngân là 2.912 tỷ đồng, đạt 76% giá trị hợp đồng; ngân sách nhà nước đã cấp bù lãi vay là 235 tỷ đồng. Trong đó, năm 2006 cấp bù lãi vay 40 tỷ đồng.
+ Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng cao, tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 2,234 tỷ USD, tăng gấp 2,32 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ, cao nhất trong vòng 10 năm gần đây, trong đó có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao như dự án đầu tư xây dựng nhà máy Mega của tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư sau khi điều chỉnh là 1,04 tỷ USD. Có 251 dự án được cấp phép với tổng vốn 1,520 tỷ USD, tăng gấp 2,5 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Ngoài ra, có 117 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng 713,2 triệu USD, tăng 2,1 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Đầu tư ra nước ngoài có 5 dự án với tổng vốn đầu tư là 53,2 triệu USD.
+ Đến nay, tổng số văn phòng đại diện các đơn vị kinh tế nước ngoài trên địa bàn thành phố được cấp phép hoạt động là 2.549 văn phòng thuộc 56 nước và vùng lãnh thổ.
II.1.4. Sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Đến nay đã tiến hành sắp xếp 49 doanh nghiệp, trong đó có 23 doanh nghiệp đã có quyết định cổ phần hóa; sáp nhập 2 doanh nghiệp; chuyển sang Công ty TNHH một thành viên 14 doanh nghiệp, chuyển sang đơn vị sự nghiệp 4 doanh nghiệp; phá sản 3 doanh nghiệp; đã chuyển 1 Tổng Công ty và thành lập 1 Tổng Công ty khác hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tính đến nay, đã có quyết định cổ phần hóa 253 doanh nghiệp.
Về cơ bản tình hình thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam đã ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế trong và ngoài nước, nó mang tính tích cực cao và đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với những nền kinh tế phát triển trên thế giới trong thời khắc hội nhập WTO
II.2. Đánh giá về tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam
II.2.1. Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân
Môi trường đầu tư được cải thiện
Theo nghĩa chung nhất, môi truờng đầu tư là tổng hoà các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư. Môi trường đầu tư đóng vai trò như một chất xúc tác ban đầu cho việc lựa chọn quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư, vì vậy môi trường đầu tư có một vị trí vô cùng quan trọng. Sự cải thiện môi trường đầu tư có tác động tích cực đến nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn đầu tư và tăng chi tiêu toàn xã hội.Cải thiện môi trường đầu tư góp phần làm tăng lợi nhuận kì vọng và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư.
Về môi trường đầu tư của Việt Nam hiện nay, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
Môi trường đầu tư Việt Nam được coi là hấp dẫn, an toàn, có lợi thế lâu dài trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo công bố Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) đã đánh giá mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh của Việt Nam ở vị trí 91/178 quốc gia được xếp hạng trong năm nay. Trong 10 chỉ số ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà Báo cáo mới đây xem xét thì năm 2008, Việt Nam có 5 chỉ số tăng, 1 chỉ số giữ nguyên và 4 chỉ số giảm. Trong đó, 2 lĩnh vực quan trọng là bảo vệ nhà đầu tư và tiếp cận Tín dụng của Việt Nam đã được Báo cáo ghi nhận là cải cách nhanh khi ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, trong đó quy định những hoạt động chính của các công ty phải có sự tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là thông tin về giao dịch của các bên có liên quan.Việt Nam có môi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư, Việt Nam cũng có lợi thế về vị trí địa lý vì nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động, đã tham gia Hiệp định CEPT/AFTA và chương trình thu hoạch sớm (EHP) của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc. Việt Nam cũng từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường, duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao. Có nguồn nhân lực dồi dào, có trí thức và tương đối trẻ. Với số dân 80 triệu, đứng thứ 13 trên thế giới, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng về thị trường lao động và thị trường hàng hoá… Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước có nhiều ưu đãi, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả.
Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm qua, môi trường đầu tư ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng hấp dẫn, an toàn và bình đẳng cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là khi Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 2005, cùng với sự ra đời của Luật đầu tư 2005, đã mở ra một sân chơi chung với tất cả các chủ đầu tư, không phân biệt nguồn vốn chủ sở hữu, thành phần kinh tế, không phân biệt chủ đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo ra một khuôn khổ pháp lý thông thoáng cho các chủ đầu tư. Cụ thể là: các nhà đầu tư được phép đầu tư trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, được quyền chủ động lựa chọn các hình thức đầu tư, địa điểm, đối tác đầu tư, quy mô dự án, được trực tiếp tuyển dụng lao động, được khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phép mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai, chính phủ đảm bảo cân đối ngoại tệ cho các giao dịch quan trọng, bỏ khống chế lãi suất trần với các khoản vay về ngoại tệ và các khoản vay nước ngoài. Nhiều điều luật cụ thể được ban hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư và đối phó với các khó khăn về kinh tế. Hệ thống pháp luật đuợc cải cách theo hướng hợp lý hơn, tiến tới pháp lý chung và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. . Trong năm 2005, Quốc hội đã thông qua nhiều bộ luật quan trọng, trong đó phải kể đến luật đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực vào ngày 1/7/2006. Nhờ đó, hệ thống luật pháp, chính sách không ngừng được cải thiện theo hướng minh bạch, rõ ràng, có lợi cho nhà đầu tư.
Thực hiện kích cầu thông qua các dự án quốc gia
Một biện pháp hiệu quả nhằm kích cầu đầu tư đó là thông qua hệ số nhân tổng cầu khi đó Chính phủ và các cơ quan chức năng thực hiện hành vi chi tiêu của mình thông qua các dự án qua các dự án quốc gia, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng góp phần tăng GDP trên cả nước.
Với tiêu chí đó nhà nước đã xây dựng chương trình kích cầu đầu tư, chương trình kích cầu tiêu dùng bao gồm một loạt các chương trình và hoạt động: Chương trình kiên cố hóa hệ thống kênh tưới thủy lợi liên huyện, liên xã; chương trình kiên cố hóa hệ thống kênh tưới thủy lợi liên thôn và nội đồng; chương trình nâng cấp mặt bằng đường giao thông nông thôn; chương trình khuyến khích xây dựng nhà ở khu vực đô thị và vùng khó khăn bão lụt; chương trình phát triển hệ thống điện; khuyến khích dân cư hoặc các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở hạ tầng với quy mô thích hợp; triển khai chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm.
Các chương trình này không những thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư mà còn cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất và kĩ thuật nước ta.
Trong những năm gần đây, nhà nước đã có kế hoạch xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng các khu nhà ở phục vụ tái định cư di dân, ví dụ như: Khu nhà ở tái định cư Nam Trung Yên, khu đô thị tái định cư Trung Hoà-Nhân Chính, nhà ở tái định cư GPMB kè cứng hóa hai bờ sông Hồng tại Đầm Diêm, Thanh Trì, …
Hà Nội hiện có 23 khu nhà tập thể cũ đã xuống cấp, hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo phục vụ đời sống người dân, song công tác cải tạo, sửa chữa khá chậm chạp do vốn ngân sách đầu tư hạn chế. Các dự án cải tạo chung cư cũ cũng được tiến hành trên nguyên tắc xã hội hoá, huy động vốn của nhiều thành phần kinh tế. Cụ thể bao gồm các dự án: đầu tư cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội, đầu tư cải tạo khu Văn Chương, Q. Đống Đa, Hà Nội, nhà ở cao tầng Ngọc Khánh … Các dự án xây dựng khu đô thị mới khác như: khu đô thị Đâm Trâu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Q.Hoàng Mai, HN…
Vùng đồng bằng sông Hồng hiện có khoảng 55 hệ thống thủy nông, thủy lợi vừa và nhỏ đã đảm bảo tưới cho 765.000 ha. Các công trình phần lớn được thiết kế với tần suất đảm bảo tưới: 75% tiêu: 10% mưa nội đồng và 20% mực nước ngòai sông. Qua nhiều năm hoạt động, hệ thống CTTL đã góp hiệu quả to lớn trong phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn cung nước sinh hoạt, công nghiệp, tiêu ước cho các khu dân cư, cải thiện môi trường sinh thái. Tuy nhiên, hệ thống cũng đã bộc lộ những tồn tại, bất cập cần sớm được khắc phục như: hệ thống sông, ngòi tạo nguồn, cửa lấy nước, các kênh trục và kênh mương nội đồng bị bồi lấp do không được nạo vét định kỳ, khả năng chuyển tải nước bị suy giảm; hệ thống thuỷ lợi xuống cấp; kênh mương của một số hệ thống thuỷ lợi chưa được kiên cố hoá, gây lãng phí nước, tốn diện tích đất. Để duy trì và phát huy khả năng của hệ thống thuỷ lợi, năm 2006, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng chương trình nâng cấp, sửa chữa hệ thống CTTL CTTL ở ĐBSH. Chương trình gồm có: Cải tạo và nâng cấp các hệ thống CTTL hiện có, tăng diện tích lấy phù sa, cải tạo đất, mở rộng diện tích cây trồng đối với các khu vực chưa có CTTL, hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển, xây dựng mới các công trình tiêu thoát, các công trình tạo nguồn và tiếp nguồn theo qui hoạch, điều chỉnh hệ thống kênh trục theo sự phát triển công nghiệp và đô thị và quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong vùng…
Ngoài ra, trong mấy năm gần đây, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được Nhà nước quan tâm đầu tư và phục vụ kịp thời cho sản xuất và đời sống ở một số vùng. Ngày nay, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng ưu tiên cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tầng cơ sở và lĩnh vực xã hội. Do cơ sở hạ tầng của các tỉnh miền núi kém phát triển nên sản xuất nông nghiệp nhiều nơi vẫn trong tình trạng tự cấp, tự túc, đời sống nông dân khó khăn. Hiện tại, vẫn còn 240 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm, 55 xã chưa có trạm xá xã, nhiều nơi vẫn còn tình trạng học ca 3, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch mới chỉ đạt 54%... Việc ban hành một cơ chế quản lý để khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (kể cả trong nước và nước ngoài) đầu tư xây dựng và kinh doanh các cơ sở hạ tầng nông thôn là hết sức cần thiết và kịp thời. Vì vậy, Chính phủ đã có công văn số 1975/CP-NN, ngày 29/12/2004 giao Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kĩ thuật cơ sỏ hạ tầng nông thôn. Đối với những cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ dân sinh: Nhà tiếp tục thực hiện các chính sách đã ban hành như: Thông tư số 79/2001/TT-BTC, ngày 28/9/2001 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn; Thông tư số 84/2002/TT-BTC, ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính, hướng dẫn những vấn đề về tài chính khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 72/2000/TT-BTC, ngày 19/7/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương; Thông tư số 67/2003/TT-BTC, ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính, hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ. Về hỗ trợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24693.doc